Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 6 - Trần Thị Thanh Hảo

doc24 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 6 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 6 tháng 10 năm 2008
Đạo đức
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp. 
- Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp.
2. HS biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học , chỗ chơi.
3. HS biết yêu mến những người gọn gàng, ngăn nắp.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức lớp 2, Các phiếu ghi tình huống 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống
Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp
Cách tiến hành:
1. Chia nhóm và giao nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong một tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai.
a. Em vừa ăn cơm xong, chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ
b. Nhà sắp có khách, mẹ nhắc nhở em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ..
c. Bạn được phân công xếp dọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ.
2. HS làm việc theo nhóm.
3. Các nhóm đóng vai. Các nhóm khác nhận xét.
4.GV kết luận cho từng tình huống.
Tình huống a: Em cần dọn mâm trước khi đi chơi.
Tình huống b: Em cần quét nhà xong rồi mới xem phim.
Tình huống c: Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu.
Kết luận:Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình. 
2. Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu: Kiểm tra việc thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
Cách tiến hành:
1. HS giơ tay theo 3 mức độ a, b,c.
- Mức độ a : Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học chỗ chơi.
- Mức độ b : Chỉ làm khi được nhắc nhở
- Mức độ c : Thường nhờ người khác làm hộ
2. Ghi lên bảng số liệu vừa thu được.
3. Yêu cầu HS so sánh số liệu giữa các nhóm .
4. GV khen nhóm a, các nhóm khác nhắc nhở, động viên.
5. Đánh giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp ở nhà, ở trường
3. Kết luận chung: Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho ở nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không cần mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
MẨU GIẤY VỤN (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó: sáng sủa, sạch sẽ, xì xào, sọt rác. 
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa từ: xì xào, hưởng ứng, đánh bạo, thích thú.
- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp.
II.Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ
 - Bảng phụ
III.Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài “Mục lục sách”
- Trả lời câu hỏi : Mục lục sách dùng để làm gì ? GV nhận xét , ghi điểm.
Giới thiệu bài: Tiếp tục chủ điểm “ Trường học “, trong tiết tập đọc hôm nay, các em sẽ đọc một truyện thú vị - Mẩu giấy vụn. Mời các em cùng tìm hiểu.
2. Hoạt động 2:Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS :rộng rãi, sạch sẽ, sáng sủa, lắng nghe
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- Hướng dẫn HS đọc: 
+ Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! //Thật đáng khen.
+ Các em hãy lắng nghe và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé ?/
+ Các bạn ơi ! // Hãy bỏ tôi vào sọt rác ! //
- GV giải nghĩa từ: xì xào, hưởng ứng, đánh bạo, thích thú.
c)Đọc từng đoạn trong nhóm.
d)Thi đọc giữa các nhóm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 1, 2).
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ. 7 + 5
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7+5. 
- Tự lập và học thuộc công thức 7 cộng với một số.
- Củng cố giải bài toán về nhiều hơn. Giảm bài 3
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, 12 que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm nháp. GV nhận xét, cho điểm.
Mai có: 9 bông hoa
Nga có nhiều hơn Mai: 6 bông hoa
Nga có: bông hoa?
- Giới thiệu bài : “7 cộng với một số: 7 + 5”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng dạng 7 + 5, thành lập và học thuộc công thức 7 cộng với một số.
Buớc 1: Giới thiệu
- Nêu bài toán : Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? GV nêu 7+5=?.( GV kết hợp cài que tính vào bảng)
Bước 2: Đi tìm kết quả
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép cộng 7 + 5 =..?
Bước 3: Đặt tính rồi tính
Lập bảng công thức: 7 cộng với một số.
- HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép cộng, 2 HS lên bảng lập công thức.
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét
Bài 2: HS làm trên bảng con.GV nhận xét.
Bài 3: Giảm
Bài 4: 1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số :12 tuổi )
Bài 5: HS làm bảng con .GV nhận xét
7 + 6 = 13 7 - 3 + 7 = 11
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài, học thuộc bảng 7 cộng với môt số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
MẨU GIẤY VỤN (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó: sáng sủa, sạch sẽ, xì xào, sọt rác. 
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa từ: xì xào, hưởng ứng, đánh bạo, thích thú.
- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu bài
- Câu 1: Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không ?
- Câu 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ?
- Câu 3: Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?
 Có thật đó là tiếng của mẩu giấy không ? Vì sao ?
- Câu 4: Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì ?
2. Hoạt động 2 :Luyện đọc lại
- Các nhóm phân vai thi đọc lại chuyện.
- HS thi đọc lại bài. Cả lớp, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Em có thích bạn gái trong truyện này không? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học. Đọc bài ở nhà. Xem trước tiết kể chuyện.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ba, ngày 7 tháng 10 năm 2008
Toán
47 +5
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và thực hiện phép cộng dạng 47 + 5 (cộng qua 10 có nhớ sang hàng chục).
- Củng cố giải bài toán về nhiều hơn, làm quen loại toán trắc nghiệm. Giảm bài 2
II. Chuẩn bị:
- Bảng gài, 4 bó mỗi bó 10 que tính, 12 que tính , bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 7+ 6 =, 7+4 =, 7+9=, 7+8 =
- 3 HS đọc bảng công thức 7 cộng với một số. GV nhận xét, cho điểm
 Giới thiệu bài : “47 +5”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 47 + 5
Buớc 1:Giới thiệu
- Nêu bài toán : Có 47 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? (GV kết hợp cài que tính vào bảng ) - GV nêu 47+ 5 =?
Bước 2: Đi tìm kết quả
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép cộng 47 + 5 =..?
Bước 3: Đặt tính rồi tính .
- GV huớng dẫn HS đặt tính rồi thực hiện phép tính.
 + 47 · 7 cộng 5 bằng 12, viết 2, nhớ 1.
 5 · 4 thêm 1 bằng 5, viết 5.
 52
- Chú ý: Tính từ phải sang trái.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS làm trên bảng con.GV nhận xét.
Bài 2: Giảm 
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số : 25 cm )
Bài 4: HS chọn đáp án đúng và ghi vào bảng con. GV nhận xét. ( D.9)
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài, học thuộc bảng 7 cộng với một số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
MẨU GIẤY VỤN
I. Mục đích yêu cầu:
1. Chép lại chính xác một đoạn trích của bài: “Mẩu giấy vụn”.
2. Viết đúng một số tiếng có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn: ai/ay, s/x, dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Chuẩn bị:
 Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: long lanh, non nước, nướng bánh.
- GV nhận xét cho điểm.
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chép trên bảng, 2 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Câu đầu tiên trong bài có mấy dấu phẩy? (2 dấu phẩy)
+ Tìm thêm những dấu câu khác trong bài? (chấm, hai chấm, gạch ngang, ngoặc kép, chấm than)
- GV phân tích các tiếng khó và cho HS đọc lại.
- Học sinh viết bảng con: bỗng, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác
c. Học sinh chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
d. Chấm, chữa bài :5,7 bài. GV nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài.1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp, GV nhận xét nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. mái nhà, máy cày 
b. thính tai, giơ tay 
c.chải tóc, nước chảy
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3a . 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở
- Cả lớp, GV nhận xét: xa xôi, sa xuống, phố xá, đường sá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà sửa lỗi (nếu có).
- HS chép chưa đạt về nhà chép lại.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên xã hội
TIÊU HOÁ THỨC ĂN
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nói về sự biến đổi thức ăn ở trong khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá dễ dàng.
- Hiểu được rằng chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá.
- HS có ý thức : ăn chậm nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no, không nhịn đi đại tiện.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá. Sách TNXH.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- HS kể đường đi của thức ăn thức ăn trong ống tiêu hoá. Tên các cơ quan tiêu hoá.Khởi động: Trò chơi “Chế biến thức ăn”.Giới thiệu bài: “Tiêu hoá thức ăn”
2. Hoạt động 2:Thực hành thảo luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng., dạ dày. 
- Bước 1: Làm việc theo cặp
+ Phát cho HS một miếng bánh mì. Yêu cầu nhai kĩ trong miệng. Sau đó mô tả thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác của em về vị thức ăn
+ HS thảo luận: Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ta ăn? Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV kết luận về sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. 
3. Hoạt động3: Làm việc với sách giáo khoa về việc tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già. 
- Bước 1: Làm việc theo cặp. 
+ Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được biến đổi thành gì? Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? Phần chất bã trong thức ăn được đưa đi đâu?
+ Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá?
+ Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày?
- Bước 2 : Làm việc cả lớp:Học sinh trả lời các câu hỏi trên.
- Giáo viên kết luận về sự biến đổi của thức ăn ở ruột non và ruột già.
4. Hoạt động 4: Vận dụng kíên thức đã học vào cuộc sống.
- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận:Tại sao chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ? Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy nô đùa sau khi ăn no? GV chốt ý.
5. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
MẨU GIẤY VỤN
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện. Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Biết dựng lại câu chuyện theo vai.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động1:.Kiểm tra bài cũ
- 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện: “Chiếc bút mực.” Trả lời câu hỏi. GV, cả lớp nhận xét
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
2.1. Kể chuyện theo tranh.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Kể chuyên trong nhóm: HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trước lớp. Sau mỗi lần một HS kể, cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện, giọng kể.
- Kể chuyện trước lớp:GV chỉ định hoặc các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp. Cả lớp, GV nhận xét.
2.2. Phân vai dựng lại câu chuyện
- GV nêu yêu cầu của bài: 4 HS đóng vai.
- Các nhóm tự phân vai dựng lại câu chuyện.
- Cách dựng lại câu chuyện:
+ Với lớp HS yếu: GV là người dẫn chuyện, 3 HS nói lời 3 nhân vật (có thể nhìn SGK). Sau đó từng nhóm HS dựng lại câu chuyện theo vai.
+ Với lớp khá, ngay từ lần đầu, 4 HS kể 4 câu chuyện theo 4 vai. Sau đó, từng cặp HS kể chuyện kèm theo động tác, điệu bộ. như là đóng một vở kịch nhỏ.
- Cả lớp theo dõi.GV nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe . 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
I. Mục tiêu:
- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng.
- Thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Bỏ đi đều.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường vệ sinh, an toàn.
- Còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp.
- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay.
- Trò chơi tự chọn.
2. Phần cơ bản :
- Ôn tập 5 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng.
+ Lần 1: GV vừa làm mẫu, vừa hô nhịp. 
+ Lần 2: Cán sự điều khiển, không làm mẫu. Hô hết nhịp động tác trước nêu tên động tác sau và tập luôn. Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét.
+ Từng tổ lên trình diễn dưới dạng kiểm tra thử. 
- Trò chơi; “Nhanh lên bạn ơi”
- Đi đều : bỏ
3.Phần kết thúc: 
- Cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
8’
2’
2’
2’
2’
20’
3 lần
2 x 8 nhịp
13’
7’
7’
1’
1’
2’
2’
1’
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư, ngày 8 tháng 10 năm 2008
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: MÚA VUI
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là tác giả bài hát.
II. Chuẩn bị:
- Tập hát của lớp 1, thanh phách, nhạc cụ, đàn
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 2-3 HS hát bài “Xoè hoa”, kết hợp vận động phụ hoạ. GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Dạy bài hát “Múa vui”
a) Giới thiệu bài: “Múa vui”. HS biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là tác giả bài hát.
Nhạc sĩ Lưu Hữu phước sinh năm 1921, mất năm 1989, quê ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng: Giải phóng miền Nam, Lên đàng, Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan.
b) Dạy hát
- GV cho HS nghe hát mẫu. Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu (theo lối móc xích).
- HS hát theo dãy, bàn, cá nhân.
- Cả lớp hát lại bài hát.
3. Hoạt động 3: Hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp. 
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
Cùng nhau múa xung quanh vòng.
x x x x 
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
Cùng nhau múa xung quanh vòng.
 x x 
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Dùng thanh phách đệm theo bài hát.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Tập hát ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
47 +25
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ dạng 47 + 25.
- Củng cố phép cộng đã học dạng 7 + 5, 47 + 5
- Giảm bài 4
 II. Chuẩn bị:
-Bảng gài, 6 bó mỗi bó 10 que tính, 12 que tính 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 17 + 3, 67 + 9, 17 + 4, 37 + 6
- 3 HS đọc bảng công thức 7 cộng với một số. Gv nhận xét, cho điểm
 Giới thiệu bài : “47 + 25”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 47 + 25
Buớc 1:Giới thiệu
- Nêu bài toán : Có 47 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? (GV kết hợp cài que tính vào bảng) - GV nêu 47 + 25 =?
Bước 2: Đi tìm kết quả
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép cộng 47 + 25 =..?
Bước 3: Đặt tính rồi tính .
- GV huớng dẫn HS đặt tính rồi thực hiện phép tính.Chú ý: Tính từ phải sang trái.
 + 47 · 7 cộng 5 bằng 12, viết 2, nhớ 1.
 25 · 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
 72
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS làm trên bảng con.GV nhận xét.
Bài 2: HS làm bài theo nhóm. GV nhận xét. 
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số : 45 người )
Bài 4: Giảm
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài, học thuộc bảng 7 cộng với một số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
CÂU KIỂU AI LÀ GÌ? KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH
TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câugiới thiệu. Biết đặt câu phủ định
- Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, tranh minh hoạ trong sách
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2, 3 HS kàm bài 3 ( LTVC tuần5)
- HS viết bảng con: hồ Than Thở, sông Đà
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câugiới thiệu.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.Nhắc HS chú ý đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét.
a. Ai là học sinh lớp 2 ?
b. Ai là học sinh giỏi nhất lớp?
c. Môn học em yêu thích là gì?
3. Hoạt động 3: Đặt câu phủ định
Bài 2: 
- 2, 3 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau nối các câu có nghĩa giống câu b và c.
4. Hoạt động 4: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng học tập.
Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu. HS làm bài vào giấy GV phát theo mẫu
- Cả lớp, GV nhận xét. Cả lớp làm vào vở.
( Trong tranh có 4 quyển vở[ vở để ghi bài ], 3 chiếc cặp [ cặp đựng sách, vở], 2 lọ mực [ mực để viết ], 2 bút chì [ bút chì để viết ], 1 thước kẻ [ để đo và kẻ đường thẳng ], 1 ê –ke[ đo và kẻ đường thẳng, kẻ các góc], 1 com pa [để vẽ vòng tròn]
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Nói các câu theo mẫu vừa học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thủ công
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách máy bay đuôi rời.
- Gấp được máy bay đuôi rời.
- Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu gấp máy bay đuôi rời gấp bằng giấy.
- Quy trình gấp máy bay đuôi rời.Giấy gấp thủ công, bút màu, hồ dán, kéo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Thực hành gấp máy bay đuôi rời.
- HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp máy bay đuôi rời.
- GV hệ thống lại nội dung:
- Bước 1: Cắt tờ giầy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật.
+ Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật theo đường dấu gấp ở hình 1a sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài, được hình 1b
+ Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 1b. Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được một hình vuông và một hình chữ nhật,
- Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay. 
+ Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác. Gấp đôi tiếp theo đường dấu gấp ở hình 3a để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được hình 3b.
+ Gấp theo dấu gấp ở hình 3b sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A
+ Lật mặt sau gấp như mặt trước sao cho đỉnh C trùng với đỉnh A
+ Lồng hai ngón cái vào lòng tờ giấy hình vuông mới gấp kéo sang hai bên được hình 6.
+ Gấp hai nửa cạnh đáy hình 6 vào đường dấu giữa được hình 7.
+ Gấp theo các đường dấu gấp vào đường dấu giữa như hình 8a, 8b
+ Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào lần lượr 2 góc hình vuông ở hai bên ép vào hai nếp gấp được mũi máy bay như hình 9b
+ Gấp theo đường dấu gấp ở hình 9b về phía sau được đầu và cánh máy bay.
- Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
- Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- Tổ chức cho HS thực hành gấp máy bay đuôi rời theo nhóm.
- Trang trí, trưng bày sản phẩm theo nhóm, chọn ra sản phẩm đẹp.
- Đánh giá sản phẩm của HS 
- HS thi phóng máy bay đuôi rời. Giữ trật tự, vệ sinh, an toàn khi phóng.
2. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tinh thần, thái độ, kết quả học tập.
- Dặn : mang giấy màu, kéo, giấy nháp, bút màu để học bài: Gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm, ngày 9 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó:lợp lá, lấp ló , rung động, thân thương... --Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào, thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới của em HS. 
- Hiểu nghĩa từ: lấp ló, bỡ ngỡ, vân, rung động, thân thương.
- Hiểu ý nghĩa: Bài văn tả ngôi trường mới, thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của em học sinh với ngôi trường mới, với cô giáo, bạn bè 
 II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ, Bảng phụ
III. Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
2 HS đọc bài “Mẩu giấy vụn”.Trả lời câu hỏi về nội dung bài.GV nhận xét.
Giới thiệu bài “Ngôi trường mới”: HS quan sát tranh minh hoạ
2. Hoạt động 2:Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a)Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS :lấp ló, xoan đào, rung động, trang nghiêm.
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- Hường dẫn HS đọc: Em bước vào lớp,/ vừa bỡ ngỡ/ vừa thấy quen thân.//
- GV giải nghĩa từ: lấp ló, bỡ ngỡ, vân, rung động, thân thương
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hoạt động 3:Tìm hiểu bài
- Câu 1: Tìm đoạn văn ứng với từng nội dung sau:
a. Tả ngôi trường từ xa. b. Tả lớp học. c.Tả cảm xúc của HS dưới mái trường mới.
- Câu 2 :Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường. 
- Câu 3: Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có những cái gì mới ?
- Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn học sinh với ngôi trường mới như thế nào ?
4. Hoạt động 4 :Luyện đọc lại
- HS thi đọc lại bài. Cả lớp, GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Đọc bài ở nhà Em có yêu mến mái trường của mình không ? Vì sao ?
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng : 47 + 25, 47 + 5, 7 + 5 
(cộng qua 10, có nhớ dạng tính viết)
- Giảm bài 5
 II. Chuẩn bị:
- Bảng quay, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
-2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 
 + 17 + 37 + 47 + 57 + 67
 24 36 27 18 29
- 3 HS đọc bảng công thức 7 cộng với một số. GV nhận xét, cho điểm
 Giới thiệu bài : “Luyện tập”
2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng : 47 + 25, 47 + 5, 7 + 5 (cộng qua 10, có nhớ dạng tính viết) 
Cách tiến hành: .
Bài 1: HS nhẩm miệng theo bảng quay.GV nhận xét.
7 + 3 = 10 7 + 4 = 11 7 + 5 = 12 7 + 6 = 13 
7 + 7 = 14 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16 7 + 10 = 17
5 + 7 = 12 6 + 7 = 13 8 + 7 = 15 9 + 7 = 16
Bài 2: HS làm bài trên bảng con. GV nhận xét. 
+ 37 + 47 + 24 + 67
 15 18 17	 9
 52 65 41 76
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
	Bài giải
 Số quả cả hai thúng có là :
 28 + 37 = 65 (quả)
 Đáp số : 65 quả cam 
Bài 4: 
- HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét. 
19 + 7 = 17 + 9 23 + 7 = 38 - 8
17 + 9 > 17 + 7 16 + 8 < 28 - 3
Bài 5: Giảm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Xem lại bài, học thuộc bảng 7 cộng với một số. 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập viết
CHỮ HOA: Đ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết viết chữ cái hoa Đ (theo cỡ vừa và nhỏ)
- Biết viết ứng dụng câu: “Đẹp trường đẹp lớp ” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ Đ hoa đặt trong khung chữ
- Bảng phụ : Đẹp, Đẹp trường đẹp lớp.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: D
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng, viết chữ Dân -GV nhận xét
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích,yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ Đ hoa.
- Chữ hoa Đ cao mấy ô li, rộng mấy ô li? Được viết bởi mấy nét?
- Chữ Đ được cấu tạo như chữ D, thêm một nét thẳng ngang ngắn.
- GV chỉ dẫn cách viết.
- GV viết mẫu chữ Đ hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ, kết hợp nhắc lại cách viết.
b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con: 2-3 lượt, GV nhận xét, uốn nắn.
3. Hoạt động 3:Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
a. Giới thiệu câu ứng dụng (Gv treo bảng phụ)
- Cho HS đọc :Đẹp trường đẹp lớp.
- HS hiểu nghĩa: Lời khuyên giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 b.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- Độ cao các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, cách đặt dấu thanh
- GV viết mẫu chữ Đẹp - Lưu ý cách nối nét
c. HS viết bảng con chữ Đẹp :2-3 lượt
4. Hoạt động4: HS viết vào vở
- GV nêu yêu cầu viết, HS viết vào vở
- Chấm, chữa bài:5,7 bài, rút kinh nghiệm
5. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Viết bài ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Mĩ thuật
VẼ TRANG TRÍ : MÀU SẮC,VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN.
I. Mục tiêu:
- HS sử dụng 3 màu cơ bản đã học ở lớp 1.
- Biết thêm các màu mới do các màu cơ bản pha trộn với nhau: da cam, tím, xanh lá cây.
- Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
- GV:Bảng màu cơ bản và 3 màu mới. Một số tranh ảnh có màu : đỏ, vàng, xanh lam, da cam,. tím. Tranh dân gian.
- HS :Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ
III. Các hoạt độngdạy học :
Giới thiệu bài:Vẽ trang trí: Màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn.
+ Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú. Hoa, quả, cây, đất, trời, 

File đính kèm:

  • doctuan 6.doc
Đề thi liên quan