Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy

doc33 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013
TẬP ĐỌC
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực kẻ yếu. Phát hiện được lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; biết nhận xét về một nhân vật.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc lưu loát toàn bài, biết thay đổi giọng đọc phù hợp với đặc điểm nhân vật, nêu được cảm xúc của mình về các nhân vật trong truyện
- Giáo dục HS biết an ủi, thông cảm, chia sẻ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn, biết bênh vực những em nhỏ; biết phản đối sự áp bức, bất công.
KNS : 1 Thể hiện sự thông cảm 
 2 Xác định giá trị: (Nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống).
 3.Tự nhận thức về bản thân: (Biết giúp đỡ những người yếu đuối khó khăn hoạn nạn. )
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK ( HĐ 1)
III. Hoạt động dạy học:
HĐ 1. Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài đọc.
Giới thiệu 5 chủ điểm SGK Tiếng Việt 4 tập 1.
YC HS nêu tên 5 chủ điểm 
- Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thân
YC HS quan sát tranh bài đọc
Hai nhân vật trong bức tranh là ai, ở tác phẩm nào?
- Tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Tô Hoài viết từ năm 1941 được đông đảo các bạn thiếu nhi yêu thích. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là 1 trong đoạn trích của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký.
HĐ 2. Hướng dẫn luyện đọc
+ Bài có thể chia làm mấy đoạn?
- YC HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV sửa đọc cho HS ( sửa phát âm), giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó 
- Em hiểu thế nào là ngắn chùn chùn? 
HS luyện đọc theo cặp bàn
1-2 học sinh đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài 
Rèn KN đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng...
HĐ 3. Tìm hiểu bài 
Đoạn 1: 
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
Đoạn 1 ý nói gì?
Ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. 
Đoạn 2:
+ Những chi tiết nào cho thấy chị Nhà trò rất yếu ớt ?
Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhì thấy qua con mắt của nhân vật nào?
Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi Nhà Trò?
 KNS: Thể hiện sự cảm thông.
Đoạn 2 ý nói lên điều gì?
ý 2: Hình ảnh chị Nhà Trò yếu ớt.
Đoạn 3: 
+ Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe doạ ntn? 
Đoạn này là lời kể của ai?
Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
ý 3: Hình ảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị nhện ức hiếp.
Đoạn 4: 
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Nêu ý chính đoạn 4?
ý 4: Tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn
KNS :Xác định giá trị
Trong chuyện này, hai nhân vật đã được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả?
+ Chuyện ca ngợi nhân vật nào? Nhân vật đó có tấm lòng như thế nào?
KNS: Tự nhận thức về bản thân
Em học được gì ở Dế Mèn?
Nêu những việc làm của em thể hiện điều đó?
Giáo dục HS luôn có tấm lòng nghĩa hiệp. Biết an ủi, thông cảm, chia sẻ khi người khác gặp khó khăn. 
HĐ 4. Đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm toàn bài theo nhóm 4
YC các nhóm thi đọc trước lớp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn: "Năm trước........ kẻ yếu".
Rèn KN đọc diễn cảm, đọc đúng giọng điệu từng nhân vật.
- HS mở phần mục lục SGK.
- 2 HS đọc tên 5 chủ điểm.
( Thương người như thể thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ; Có chí thì nên; Tiếng sao diều)
- quan sát tranh
- Dế Mèn, Nhà Trò; Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm Dế Mèn phưu kí của tác giả Tô Hoài
+ 4 đoạn:
Đ1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện).
Đ2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò).
Đ3: Năm dòng tiếp theo (lời Nhà Trò).
Đ4: Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn).
- HS đọc nối tiếp đoạn (2 - 3lượt). 
* ngắn đến mức tối đa 
- HS luyện đọc theo cặp. 
* 1- 2 Hs đọc toàn bài. 
- Hs đọc thầm đoạn 1.
+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò ngồi gục đầu khóc bên tảng đá cuội. 
* Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. 
- Hs đọc thầm đoạn 2.
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột.Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- Dế Mèn
+ ai ngại, thông cảm
* Hình ảnh chị Nhà Trò yếu ớt.
- Hs đọc đoạn 3.
+ Trước đây, mẹ Nhà Trò đã vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
- Nhà Trò
* Hình ảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị nhện ức hiếp.
- Hs đọc thầm đoạn 4.
+ Lời nói: Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây, đứa độc ác không thể cậy khoẻ bắt nạt kể yếu.
* Cử chỉ, hành động: phản ứng mạnh mẽ: xoè cả hai càng ra; hành động bảo vệ, che chở: dắt chị đi. 
* Tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn
* Nhân hóa.
* Chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. 
* Tấm lòng nghĩa hiệp, giúp đỡ bạn, an ủi người khác....)
- HS liên hệ ( khi bạn chưa có bút, em động viên an ủi bạn, cho bạn mượn bút; / )
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn. 
* Nêu giọng đọc ( giọng kể của Nhà Trò đáng thương; giọng Dế Mèn thì ái ngại với Nhà Trò,...) 
- Hs thi đọc diễn cảm. ( HS thi đọc nối tiếp từng đoạn)
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn 3,4 
(đọc phân vai đoạn 3, 4) 
* HS đọc lưu loát, thể hiện giọng điệu từng nhân vật.
- Bình chọn bạn có giọng đọc hay
IV. Củng cố, dặn dò 
- Em thích nhân vật nào trong truyện? 
( * Em thích hình ảnh Dế Mèn xòe hai càng động viên Nhà Trò. Hình ảnh này cho thấy Dế Mèn thật dũng cảm, khỏe mạnh, luôn bênh vực kẻ yếu. )
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của chuyện, tìm đọc tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí.
ÂM NHẠC
Đ/c GV chuyên dạy
TOÁN
 Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu:
- HS biết đọc, viết các số đến 100 000, biết phân tích cấu tạo số. Hoàn thiện được bài1; 2; bài 3 viết được 2 số; b) dòng 1.
- Rèn KN đọc, viết số đến 100 000. KN phân tích cấu tạo số.
- Giáo dục học sinh tính tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng: BP bài 2 ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy học
HĐ 1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng 
a, Gv viết số, gọi HSđọc
83251;83001; 80201; 80001 
b, Mối quan hệ giữa hai hàng liền kề
+ Các chữ số giữa hai hàng liền kề có mối quan hệ với nhau như thế nào?
c, Các số tròn chục tròn trăm tròn nghìn:
+ Em hãy nêu ví dụ về các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn ?
HĐ 2. Thực hành 
Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.
 0 10000 ... 30000 ... ... ...
Các số trên tia số là những số gì?
Hai số liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Phần b khác phần a ở điểm nào?
Hai số liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Chữa bài, nhận xét.
Chốt: - xác định được quy luật viết.
 - Có thể dùng cách đếm thêm hoặc tìm số liền trước hoặc liền sau của một số.
Bài 2: Gv treo bảng kẻ sẵn (BP)
Bài YC gì?
GV viết số: 91907
YC HS làm cặp đôi
Cách đọc số, cách viết số
Bài 3
Bài YC gì?
- YC làm vở. 
Phần b có gì khác so với phần a?
Rèn KN cách tách số dựa vào cấu tạo thập phân
- HS đọc số, xác định các chữ số thuộc các hàng. ( tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt; chữ số 1 thuộc hàng ĐV, chữ số 8 thuộc hàng chục nghìn,...)
1 chục = 10 đơn vị
1 trăm =10 chục 1 nghìn = 10 trăm,... 
- H.s lấy ví dụ : 
10 , 20 ,30 , 40, ... 100 , 200 , 300, ... 1000 , 2000 , 3000, ... 
- a. Viết số thích hợp vào mỗi vạch của tia số.
+ Ứng với mỗi vạch là các số tròn chục nghìn.
- hơn kém nhau 10 000 đơn vị
- H.s tự làm bài vào vở.
* HS nêu các cách viết số ( đếm thêm, tìm số liền trước hoặc liền sau của một số.)
- HS nêu YC phần b b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 36000; 37000; ...; ...; ...
 * phần b là các số tròn nghìn; phần a các số tròn chục nghìn. 
- hơn kém nhau 1000 đơn vị
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng.
36000; 37000; 38 000; 39 000; 
40 000; 41000; 42 000.
- H.s đọc đề.
- đọc, viết, phân tích số
- HS đọc số
- 1 HS phân tích ( gồm có 9 chục nghìn, 1 nghìn, 9 trăm, 0 chục; 7 ĐV)
- Làm cặp đôi ( 1 HS đọc, HS kia viết)
* HS lấy thêm VD khác rồi phân tích
a. Viết mỗi số sau thành tổng
- H.s làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng.
7000 + 300 + 50 + 1=7351
... 
- Nhận xét
* từ tổng viết thành số
 HS làm bài 
700 + 300 + 50 + 1 = 7351; .... 
IV. Củng cố, dặn dò 
- GV đưa số bất kì có 5 chữ số, YC HS đọc, phân tích
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp)
Chiều
ĐẠO ĐỨC
Trung thực trong học tập ( tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Cần nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được: Trung thực trong học tập giúp các em học tâp tiến bộ, được mọi người yêu mến. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thói quen trung thực trong học tập
- GD HS cã th¸i ®é hµnh vi trung thùc trong häc tËp. BiÕt quý träng nh÷ng ng­êi b¹n trung thùc vµ kh«ng bao che cho nh÷ng hµnh vi thiÕu trung thùc trong häc tËp.
GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân. Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập. Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập
II. Đồ dùng: Sgk , tranh sgk ( HĐ 1)
III. Hoạt động dạy & học
HĐ 1. Xử lý tình huống 
- YC HS quan sát tranh s.g.k
YC HS nêu ra các cách giải quyết của
 bạn Long?
Nếu em là bạn Long em sẽ chọn cách
 giải quyết nào? Vì sao ?
Kết luận: Cách giải quyết c là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập.
HĐ 2. Ghi nhớ: sgk 
HĐ 3. Bài tập
Bài 1 ( 4 )
- Bài yêu cầu gì?
YC HS nêu ý kiến
Kết luận: Việc làm c là trung thực.
Việc làm a, b, d là thiếu trung thực.
Ngoài ra còn biểu hiện nào thể hiện tính trung thực trong học tập?
HS nhận biết các biểu hiện của trung thực trong học tập
Bài 2 ( 4)
Bài YC gì?
- GV nêu từng ý trong bài tập.
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
- Gọi HS giải thích lí do. 
Kết luận : ý kiến đúng là b, c 
 ý kiến sai là a
Tại sao phải trung thực trong học tập?
Em đã bao giờ chưa trung thực trong học tập chưa? 
KNS : Tự ý thức về sự trung thưc trong học tập. Bình luận phê phán những hành vi không trung thực trong học tập. Làm chủ trong học tập. Tự nhận thức về bản thân
GD HS cần phải trung thực trong học tập mới giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến. Trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS
- HS quan sát tranh.
- HS đọc nội dung tình huống s.g.k.
a, Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô 
giáo xem.
b, Nói dối cô là quên ở nhà.
c, Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, 
nộp sau.
* Nhận lỗi và hứa với cô ...
- 2 Hs đọc ghi nhớ.
Việc làm nào thể hiện tính trung thực ...
- HS trình bày ý kiến
c. Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
* HS giải thích cách lựa chọn
* Trao đổi với bạn khi học nhóm; Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập; 
- Bày tỏ ý kiến của mình về các ý kiến 
theo 3 thái độ: tán thành - không
tán thành, phân vân.
- HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình 
* giải thích lí do sự lựa chọn.
* HS nêu (Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến. Trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS)
- liên hệ ( có/ chưa)
IV. Củng cố, dặn dò
- Nêu biểu hiện của trung thực trong học tập?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Trung thực trong học tập ( tiết 1)
TOÁN TĂNG
Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết đọc, viết số đến 100 000, bước đầu biết lập số từ các số cho trước.
- Rèn KN đọc, viết , phân tích cấu tạo số
- GD HS tính chính xác, khoa học
II. Đồ dùng: BP bài 2, 3 ( HĐ 2)
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1. Củng cố kiến thức
YC HS đọc, viết số có 5 chữ số
Nêu cách đọc, viết số có 5 chữ số?
Củng cố cách đọc, viết số có 5 chữ số
HĐ 2. Thự hành
Bài 1. Đọc các số sau: 73524; 43567; 44001; 29909
Bài YC gì?
YC HS đọc số theo cặp
Rèn KN đọc số có 5 chữ số
Từ các số ở bài 1 hãy viết số đó thành tổng? 
Rèn KN phân tích các sô thành tổng
Bài 2 (BP). Viết số, biết số gồm
a) 6 chục nghìn, 0 nghìn, 3 trăm, 2 chục và 9 đơn vị 
b) 2 chục nghìn , 1 đơn vị
c) 3 nghìn , 2 trăm, 8 chục và 5 đơn vị.
Bài YC gì?
YC HS đọc số theo cặp
YC HS nêu giá trị của chữ số 2 trong các số vừa viết ở bài 2?
Rèn KN viết số có 5 chữ số
Bài 3(BP). Viết và đọc:
a, Số bé nhất có ba chữ số.
b, Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
c, Số lớn nhất có ba chữ số giống nhau.
d, Số chẵn lớn nhất có ba chữ số.
e, Số lẻ nhỏ nhất nhất có ba chữ số .
YC thảo luận cặp
- HS nêu ý kiến
Rèn KN đọc, viết số theo yêu cầu.
- HS tự lấy VD số có 5 chữ số, đọc và viết số đó
* Đọc từ trái sang phải, theo hàng, lớp; 
- Đọc các số
- HS đọc, vài học sinh đọc trước lớp
* HS lấy thêm ví dụ khác (54775; 70194; 13257; 15206; )
- HS làm (73524 = 70000 + 3000 + 500 + 20 + 4; )
- Viết các số
- HS làm bài, vài học sinh đọc trước lớp
* Hỏi đáp cách viết ( viết từ trái sang phải theo theo trình tự các hàng từ hàng cao đến hàng đơn vị, hàng nào không có thì thêm 0 ).
- HS nêu ( 60329 chữ số 2 có giá trị là 20; )
- thảo luận cặp bàn
- HS nêu ý kiến
* Nêu cách viết, đọc số
( 100; 987; 999; 998; 101)
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nêu số có 5 chữ số bất kì? Phân tích số đó thành mấy chục, mấy trăm, đơn vị, ?
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 000.
KHOA HỌC
Con người cần gì để sống?
I. Mục tiêu
- Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình. Kể được những điều kiện về tinh thần cần sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông giải trí 
- GDHS ăn uống điều độ, hợp lí ; GD ý thức bảo vệ môi trường, các công trình công cộng ; quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.
II. Đồ dùng: Hình vẽ trong SGK trang 4, 5; phiếu học tập ( HĐ 2).
III. Hoạt động dạy & học
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu cấu trúc sgk, các chủ điểm. 
2. Bài mới:
HĐ 1. Con người cần gì để sống ?
Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
Cách tiến hành:
 Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước:
- Chia lớp thánh các nhóm 4.
-Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “Con người cần những gì để duy trì sự sống ?”. Sau đó ghi câu trả lời vào giấy.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
 Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất.
 - Em có cảm giác thế nào ? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không ?
Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút.
Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào ?
 GDHS ăn uống điều độ, đủ chất.
- Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sau ?
 GDHS yêu quý người thân, bạn bè.
Để sống và phát triển con người cần:
 - Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại, 
 - Những điều kiện tinh thần văn hoá xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí, 
 HĐ 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. 
Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần.
 Cách tiến hành:
 Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK.
- Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình ?
- Để biết con người và các sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống của mình các em cùng thảo luận và điền vào phiếu.
 Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm 4 , phát biểu cho từng nhóm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập.
- HS nhận nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận.
- Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 Ví dụ:
+ Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, giường, xe cộ, ti vi, 
+ Con người cần được đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc, 
+ Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong: gia đình, bạn bè, làng xóm, 
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.
Làm theo yêu cầu của GV.
- Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa.
- HS Lắng nghe.
- Em cảm thấy đói khác và mệt.
- Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS quan sát.
- HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một nội dung của hình: Con người cần: ăn, uống, thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui chơi, chơi thể thao, 
- Nhận nhóm, nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm.
-1 HS đọc yêu cầu trong phiếu.
Phiếu học tập
Hãy đánh dấu X vào các cột tương ứng với những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
STT
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
Động vật
Thực vật
1
Không khí
x
x
x
2
Nước
x
x
x
3
Anh sáng
x
x
x
4
Thức ăn (phù hợp với từng đối tượng)
x
x
x
5
Nhà ở 
x
6
Trường học 
x
7
Tình cảm gia đình 
x
8
Tình cảm bạn bè 
x
9
Phương tiện giao thông 
x
10
Quần áo 
x
11
Phương tiện để vui chơi, giải trí 
x
12
Bệnh viện 
x
13
Sách, báo 
x
 - YC 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành vào bảng.
 - YC các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành phiếu.
 Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ?
 - Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống ?
 GV kết luận: Ngoài những yếu tố mà cả động vật và thực vật đều cần như: Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, 
- Thực trạng môi trường không khí, nước của chúng ta ntn?
- Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường không khí, nước bị ô nhiễm?
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó?
GD HS cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.
- dán phiếu
- nhận xét
- Con người cần: Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống.
- Con người cần: Nhà ở, trường học, bệnh viện, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, phương tiện giao thông, quần áo, các phương tiện để vui chơi, giải trí, 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nêu thực tế ( MT nước, không khí, ô nhiễm.)
- vứt rác bừa bãi,
- dọn vệ sinh, vứt rác đúng nới quy định, trồng nhiều cây xanh, hạn chế thải khí thải ra môi trường, ...
3. Củng cố dặn dò
- Để sống và phát triển con người cần những điều kiện nào?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người.
Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013
Sáng nghỉ: Đ/c Lý dạy
Chiều	Luyện chữ
Bài 1: Âm thanh thành phố
I. Mục tiêu:
- Học sinh luyện viết theo 2 kiểu chữ: đứng và nghiêng.
- Rèn kĩ năng viết cho HS theo 2 kiểu chữ: chữ đứng và chữ nghiêng.
- GDHS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị: Vở luyện viết 4 ( HĐ 2)
III. Các hoạt động dạy- học: 
 HĐ1: Hướng dẫn viết
- GV đọc đoạn văn
- Nêu nội dung đoạn văn?
- Qua đoạn viết em biết được điều gì về thành phố?
- Đoạn văn có chữ nào viết hoa?
- Trong đoạn văn có những từ nào khó viết?
- GV đọc cho HS viết từ khó
GV nhắc lại cách trình bày đoạn văn; lưu ý viết một số từ khó .
HĐ2: Luyện viết.
a, Viết chữ đứng
Khi viết cần lưu ý điều gì?
Nhắc lại tư thế ngồi viết.
- YC HS nhìn viết bài.
- Đọc soát lỗi
b, Viết chữ nghiêng.
- Tiến hành tương tự như cho HS viết chữ thẳng, lưu ý HS viết chữ nghiêng cho đúng.
- GV theo dõi giúp đỡ HS nếu cần 
Rèn KN viết chữ đẹp, đúng kĩ thuật, trình bày sạch đẹp. 
HĐ 3. Chấm bài 
- GV chấm chữa bài, n/xét
- Tuyên dương bạn viết đẹp, đúng kĩ thuật
- HS đọc lại.
- Đoạn văn nói về sự náo nhiệt của thành phố nhờ có các âm thanh buổi sáng.
* Cuộc sống ở thành phố vô cùng náo nhiệt.
- Hải, các chữ đầu câu
- náo nhiệt, lanh canh, lách cách, bận rộn, thùng nước, loảng xoảng
- HS luyện viết từ khó
- Viết chữ đứng, tránh viết ngửa, căn cứ dòng kẻ thẳng.
- HS luyện viết
* HS viết chữ đẹp, đúng mẫu
- HS soát lỗi chính tả
- HS luyện viết
III. Củng cố, dặn dò
- Em còn biết thêm điều gì về âm thanh của thành phố? Hãy nêu những âm thanh quen thuộc ở quê hương em?
GDHS tình yêu quê hương, đất nước của mình.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Bài 2: Cánh diều tuổi thơ
TIẾNG VIỆT TĂNG
Luyện tập: Cấu tạo của tiếng
I. Mục tiêu :
- Củng cố, bồi dưỡng kiến thức cho hs về cấu tạo của tiếng.
- Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo của tiếng; nhận biết được những tiếng không đủ 3 bộ phận
- Giáo dục lòng yêu quý Tiếng Việt.
II. Đồ dùng: bảng phụ bài 1,2 ,3 (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy học
 HĐ1 : Củng cố lí thuyết
Tiếng thường gồm những bộ phận nào? Lấy vd.
- Bộ phận nào có thể thiếu, bộ phận nào không thể thiếu?
 Lấy vd.
- TV có bao nhiêu thanh? Thanh nào không được ghi bằng dấu? 
+ Chốt: Tiếng gồm âm đầu, vần, thanh. Tiếng nào cũng có vần và thanh, có tiếng không có âm đầu. Tiếng Việt có 6 thanh. Thanh ngang không được đánh dấu; các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.
 HĐ 2 : Luyện tập
Bài 1(BP). Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu ca dao sau :
 Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Bài YC gì?
YC HS làm bài?
Rèn KN phân tích cấu tạo của tiếng
Bài 2 (BP). Trong khổ thơ dưới đây những tiếng nào không có đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh?
 A uôm ếch nói ao chuôm
Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh
 Âu âu, chó nói đêm thanh
Tẻtegà nói sáng banh ra rồi.
Bài YC gì?
YC làm cặp đôi
- KL:Bộ phận âm đầu có thể thiếu, vần và thanh không thể thiếu
Bài 3 (BP). Những chữ nào được nói đến trong câu đố sau:
 Bỏ đuôi thì để mẹ kho
Bỏ đầu để bé mặc cho ấm người
 Chắp vào đủ cả đầu đuôi
Thành tên con vật hay chui bắt gà.
Bài YC gì?
YC HS giải câu đố
- Chốt lời giải đúng: cá, áo, cáo
YC HS tìm câu đố khác
- vần, thanh, âm đầu ( hoan, toàn, )
- vần không thể thiếu; âm đầu có thể thiếu
* oanh, doanh,
- 6 thanh, thanh ngang
- HS đọc, nêu yc
- phân tích cấu tạo của tiếng
- HS làm cá nhân vào vở, 2 em lên bảng
* NX, phân tích cấu tạo của tiếng; giải thích.
- HS đọc bài trên bảng phụ
- tìm những tiếng nào không có đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh
- HS trao đổi nhóm đôi làm bài
- HS trình bày (a, uôm, ếch, ao, âu, âu)
* HS nêu khuyết bộ phận nào
- HS đọc bài
- giải câu đố
- HS giải câu đố 
* giải thích
* Để nguyên màu của bóng đêm
Thêm huyền soi sáng cho em học bài.
( đen, đèn )
IV. Củng cố, dặn dò:
- HS lấy vd tiếng và phân tích cấu tạo?
- NX tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập cấu tạo của tiếng.
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA Lí
Môn lịch sử và địa lí
I. Mục tiêu:
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. Môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
- Rèn KN quan sát sự vật, hiện tượng lịch sử và địa lý. Thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử và địa lý.
- GD HS ham học hỏi, tìm hiểu để biết về hiện tượng xung quanh, con người thiên nhiên.
II. Đồ dùng: 
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam; Bản đồ hành chính Việt Nam ( HĐ 1)
III. Hoạt động dạy & học
1. Mở đầu :
- GV giới thiệu chương trình học, giới thiệu s.g.k môn Lịch sử và Địa lý lớp 4.
2. Bài mới : 
HĐ 1. Vị trí, hình dáng của nước ta
- Gv treo bản đồ địa lí VN, giới thiệu vị trí của nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. 
- Giới hạn: phần đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó.
+ Hình dáng của nước ta ?
+ Nước ta giáp với nước nào ?
- Gv treo bản đồ hành chính VN
+ Em đang sống ở đâu, nơi đó thuộc phía nào của Tổ quốc, em hãy chỉ vị trí nơi đó trên bản đồ? 
HĐ 2. Sinh hoạt của các dân tộc.
- Nước ta gồm bao nhiêu dân tộc ?
Kể tên một số dân tộc em biết?
Nơi em đang sinh sống thuộc dân tộc nào?
- Mỗi dân tộc có những đặc điểm gì riêng biệt ?
Địa phương nơi em đang sinh sống có phong tục gì?
Kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có chung một Tổ quốc, một lịch sử .
+ Để Tổ quốc tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hàng ngàn năm dựng nướcvà giữ nước. Em có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó ?
HĐ 3. Cách học môn Địa lý và Lịch sử 
+ Để học tốt môn Lịch sử và Địa lý các em cần phải làm gì ?
- HS quan sát .
+ Phần đất liền có hìmh chữ S .
+ Phía bắc giáp với Trung Quốc, Phía tây giáp với Lào, Cam pu chia. Phía đông, nam là vùng biển rộng lớn
- HS xác định vị trí và giới hạn của nước ta trên bản đồ.
- HS xác định nơi mình sống trên bản đồ hành chính (Tỉnh Hải Dương).
- 54 dân tộc
- Ê – đê, Nùng, Tày,
- Kinh
- Phong tục tập quán riêng, tiếng nói riêng .
- HS liên hệ ( ngày tết gói bánh trưng,)
– HS chú ý nghe
* VD: An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Hai Bà Trưng đánh giặc,...
* Quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử, mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và thảo luận

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 1.doc