Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Yến

doc24 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Yến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG – Tuần 11
Thứ – ngµy
Môn học
Bài học
Thứ hai
31-10
Tập đọc
Ông Trạng thả diều
Toán
Nhân với 10, 100, 1000, ... Chia cho 10, 100, 1000, ...
 Mĩ thuật
Thường thức Mĩ thuật
Thứ ba
1-11
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Luyện từ và câu
Luyện tập về động từ
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân
Thứ tư
2-11
Toán
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
 Thứ năm
3-11
Tập đọc
Có chí thì nên
Toán
Đề – xi – mét vuông
Khoa học
Ba thể của nước
Thứ sáu
4-11
Luyện từ và câu
Tính từ
Toán
Mét vuông
Chính tả
Nhớ – viết: Nếu chúng mình có phép lạ
Khoa học
Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
 Thứ hai ngày 31 tháng10năm 2011
 Tập đọc: Ông Trạng thả diều
I. Mục tiêu:
-Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.(trả lời được CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy- học
 Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
1. Giới thiệu bài
-Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?
-Em hãy quan sát tranh , cho biết tên chủ điểm nói lên điều gì?
-Cho HS xem tranh để giới thiệu bài
-Ghi đề bài lên bảng
2. Luyện đọc:
-Gọi 1 HS đọc mẫu
-Phân đoạn
+Đoạn 1:Vào đời vua.để chơi
+Đoạn 2: Lên 6 tuổi..chơi diều
+Đoạn 3: Sau vìhọc trò của thầy
+Đoạn 4: Đoạn còn lạ
-Cho HS luyện đọc đoạn 
+Lần1- Rút từ khó: thả diều, mảnh gạch vỡ
+Lần2-Giải thích từ:trạng, kinh ngạc
- Luyện đọc câu văn dài:
*Thầy phải kinh ngạc..đến đó / vàchơi diều.
-Có chí thì nên.
-Nói lên những con người có nghi lực, ý chí thì thành công
-1HS giỏi đọc.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn.
- 4HS đọc nối tiếp - Luỵên đọc từ khó.
- 4HS đọc nối tiếp 
-Vài HS đọc câu văn dài
*Đã học thìnhư ai nhưng / sách của chú..Còn đèn là / vỏ trứng.vào trong.
-Luyện đọc theo nhóm
-Cho hs đọc toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài
-Đoạn 1,2: Y/c hs đọc thầm TLCH:
- Cậu bé ham thích trò chơi gì?
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
-Đoạn 3: Y/c hs đọc thầm TLCH:
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
-Đoạn 4: Y/c hs đọc thầm TLCH:
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Câu tục ngữ , thành ngữ nào nói đúng nói đúng ý nghĩa câu chuyện này?
-Vì sao ông đỗ trạng nguyên?
-Nội dung của bài là gì?
4. Luỵên đọc diễn cảm
-Cho hs đọc nối tiếp đoạn.
-Chúng ta sẽ luyện đọc diễn cảm đoạn: Thầy phải kinh ngạcthả đom đóm vào trong
-HD cách đọc:-Đọc chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi
-Đọc mẫu
-Y/c hs đọc theo nhóm
-Thi đọc trước lớp
GV nhận xét
5.Củng cố -Dặn dò
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Gd HS chăm chỉ, chịu khó học tập noi theo tấm gương của Nguyễn Hiền
-Nhận xét giờ học
- 1 HS đọc toàn bài.
-Lắng nghe gv đọc mẫu.
-Thả diều
-Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc bài 20 trang trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
HS tr¶ lêi
--Vì cậu đỗ trạng nguyên lúc 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều
-Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng, nhưng điều câu chuyện muốn khuyên ta là “Có chí thì nên”. Cây tục ngữ b là đúng nhất
-Vì ông chịu khó học tập lại có trí nhớ lạ thường
- Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
-4hs đọc nối tiếp
-Theo dõi GV đọc mẫu
-Cho nhóm, cá nhân lên đọc thi
-Lớp nhận xét
-Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí , quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn
Toán : Nhân với 10, 100 , 1000, Chia cho 10, 100, 1000,
I Mục tiêu :
 Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với10, 100, 1000 ,. Và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000
II Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ :
Gọi hs nêu tính chất giao hoán của phép nhân 
và viết công thức .
B. Bài mới :
1 Giới thiệu bài :
-Học sinh thực hiện ( Hằng....)
- HS nghe. 
2. Hướng dẫn hs nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 
a) Nhân một số với 10 
- Ghi bảng : 35 x 10 = ?, goi. học sinh đọc
- Dựa vào tính chất giao hoán cho biết biểu thức 
 35 x 10 bằng biểu thức nào ?
- Ghi bảng 35x 10 = 10 x 35
 = 1 chục x 35= 35 chục = 350
Vậy 35 x 10 = 350 
- Cho hs nhận xét thừa số 35 với tích 350 và rút ra kết luận 
- Nêu vấn đề: Khi nhân một số với 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào ?
b) Chia số tròn chục cho 10:
-Cho hoc sinh trao đổi ý kiến về mối quan hệ giữa 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = ? 
-- Cho hs nhận xét về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 
- Vậy khi chia một số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
- Cho hs thực hành một số ví dụ.
3 Hướng dẫn hs nhân một số với 100, 1000, .. hoặc chia số tròn trăm cho 10, 100, 1000,..
Hướng dẫn hs tương tự như trên
4. Thực hành :
Bài 1 :1a cột 1;2 ; 1b cột 1;2
- Gọi hs lần lượt trả lời các phép tính ở phần a, phần b, cho hs nhận xét các câu trả lời 
Bài 2 (3 dòng đầu) :
Bµi luyÖn thªm( HS kh¸ giái):
 Khi chia mét sè trßn triÖu cho 10 000, b¹n Hïng cã kÕt qu¶ lµ mét sè cã 3 ch÷ sè vµ cã ch÷ sè hµng chôc lµ 2, b¹n Hµ cã kÕt qu¶ lµ sè trßn tr¨m. B¹n nµo lµm ®óng? H·y gi¶i thÝch t¹i sao.
- biểu thức 35 x10 = 10 x 35
- Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết vào bên phải số 35 một chữ số 0
- Ta chỉ việc viết một chữ số 0 vào bên phải số đó
- HS trao đổi và nhận ra 350 : 10 = 35.
-Thương chính là số bị chia bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó .
-Ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
- Hs nhận xét các câu trả lời của bạn
- Hs làm bài vào vở, 1 hs làm bảng , sau đó đổi vở chấm chéo 
HS làm bài.
 Mĩ thuật: BÀI 11 - THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH CỦA HOẠ SĨ
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS làm quen, biết được nội dung các bức tranh thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc; biết sơ lược về chất liệu và kỹ thuật làm tranh.
Kỹ năng: tập phân tích tranh qua cách chọn đề tài, bố cục, cách thể hiện hình ảnh và màu sắc. nêu cảm nhận về tranh.
Thái độ: Yêu thích vẻ đẹp của tranh hoạ sĩ phản ánh về đất nước, con ngườiViệt Nam.
II. Chuẩn bị.
GV: - 4 tranh TTMT và tranh in trong SGK, Vở tập vẽ.
	- Phiếu thảo luận.
HS : SGK, Vở tập vẽ. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung 
Giáo viên
Học sinh
GT bài
HĐ1:Giới thiệu tranh 
* Tranh Về nông thôn sản xuất của 
-Đề tài : lao động sản xuất.
- Bố cục chặt chẽ.
in trong SGK và Vở tập vẽ
hoạ sĩ Ngô Minh Cầu.
Gợi ý HS tìm hiểu tranh.
* Tranh Gội đầu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
( hình thức gợi ý tương tự)
* Tranh Chợ đầu làng của hoạ sĩ Triệu Khắc Lễ.
* Tranh Phong cảnh miền núi của hoạ sĩ Lê Huy Hoà.
- Hình ảnh chính: vợ chồng chú bộ đội và con bò.
- Các hình ảnh khác cho thấy một làng quê no ấm, đang đôi mới.
- Màu vàng cam là chủ đạo, các lớp đậm nhạt hài hoà, rất hợp với màu tường gạch tươi, màu rơm rạ mới, ... trong cảnh thanh bình.
- Chất liệu: tranh lụa, tạo được cách vẽ nhẹ nhàng, gợi cảm.
==========
- Đề tài : sinh hoạt.
- Bố cục: chặt chẽ, vững chãi mà rất uyển chuyển.
- Hình ảnh đơn giản. Cô gái là hình ảnh chính; các hình ảnh khác (chậu thau, ghế tre, khóm hồng) tạo nên sự thơ mộng.
- Màu sắc nhẹ nhàng, sinh động.
- Chất liệu : Khắc gỗ màu.
==========
- Đề tài: sinh hoạt.
- Bố cục cân đối, vững chắc.
- Hình ảnh chính: những con người mua và bán hàng.
- Hình ảnh phụ là cái cổng làng, cây cổ thụ , ...
- Màu sắc: Màu xanh lục là chủ đạo, kết hợp với các màu trắng, lam, nâu đỏ tạo sự hài hoà, các mảng màu đậm nhạt hợp lí tạo sự sinh động, thanh thoát của tranh.
- Chất liệu: bột màu, trong sáng.
==========
- Đề tài : phong cảnh.
- Bố cục: chặt chẽ, cân đối.
- Hình ảnh chính: ngôi nhà sàn, cổng nhà và tường rào cây chiếm gần hết mặt tranh.
- Các hình ảnh khác: người, cây, con ngựa, đồi núi, ... tạo nên sự cân đối, gợi cảnh hùng vĩ, thơ mộng.
- Màu chủ đạo là: đỏ nâu, lam nhạt và đen với các mảng đậm nhạt tạo cảm giác mềm mại, sinh động trong không gian thoáng đãng, nên thơ.
HĐ2: Xem 4 tranh TTMT
- Phiếu thảo luận, chia 4 nhóm / 4 tranh 
+ Đề tài, nội dung tranh?
 + Các hình ảnh chính, phụ?
 + Bố cục ?
 + Màu sắc chủ đạo, cách vẽ màu, chất liệu?
 + Nêu cảm nhận về tranh và liên hệ với cách vẽ em đã học?
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- Tổ chức lớp nêu nhận xét hoạt động của các cá nhân, nhóm.
- Tham gia nhận xét.
- Thấy được cách vẽ tranh của hoạ sĩ.
- Biểu dương bạn tích cực xây dựng bài.
Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: 
 Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ
I/ Mục tiêu:
Nắm được một số từ bổ ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (1,2,3) trong SGK.
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ viết sẵn bài tập.
III/ Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Động từ là gì? Cho ví dụ..
-GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu- Ghi đề lên bảng
2.Luyện tập
Bài1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
- Yêu cầu HS gạch chân động từ
- Từ sắp bổ sung ý nghĩa gì cho động từ nµo? Nó cho biết điều gì?
- Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ nµo? Nó gợi cho em biết điều gì?
Những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ rất quan trọng. Nó cho biết sự việc đó sắp diễn ra, đang diễn ra hay đã hoàn thành rồi.
-Yêu cầu HS đặt câu.
GV nhận xét tuyên dương.
Bài 2:
-Gọi HS đọc bài 2
-Yêu cầu HS trao đổi và làm bài.Mỗi chỗ chấm chỉ điền 1 từ 
-GV kết luận: 
Bài 3:
-Gọi HS đọc bài 3 
-Yêu cầu HS tự làm bài 
-Gọi HS trả lời.
-GV nhận xét.
Gọi HS đọc lại câu chuyện
+Tại sao thay từ đã làm việc bằng từ đang ?
+Tại sao bỏ từ đang? 
+Tại sao bỏ từ sẽ ?hoặc thay nó bằng từ đang
+Truyện đáng cười ở điểm nào ?
- Cho vài HS đọc lại truyện
3 Củng cố, dặn dò :
- Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ?
Nhận xét , dặn dò bài sau.
- 1 HS trả lời ( HuyÒn...)
-1 HS đọc 
-1 HS lên bảng.Lớp làm vào vở nháp:đến, trút.
+Từ sắp bổ sung ý chỉ thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ gần tới lúc diễn ra.
+Từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ trút. Nó gợi cho em biết những sự việc được hoàn thành rồi.
-HS phát biểu.
-2 HS nối tiếp nhau đọc từng phần
HS thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm lên dán phiếu học tập
HS nhận xét bài làm
HS trả lời.
-1 HS đọc.
-HS làm vào vở nháp.
HS tr¶ lêi
HS tr¶ lêi
 Toán : Tính chất kết hợp của phép nhân
I.Mục tiêu :
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân .
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
II. Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ có kẻ sẵn bảng số có nội dung :
a
b
c
(a x b ) x c
a x ( b x c )
3
4
5
5
2
3
4
6
2
III Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ :
- Phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân và viết công thức của nó.
- Nhận xét.
B Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
 - Ghi đề bài lên bảng
2. Giới thiệu tính chất kết hợp:
1) Tính và so sánh giá tri của hai biểu thức 
( 2 x 3) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
-Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức
+Em hãy nhận xét bài làm của bạn ?
+Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này ?
- GV ghi (2 x 3 ) x 4 = 2 x ( 3 x 4 )
- Nếu xem 2là a , 3 là b ,4 là c, hai biểu thức 
(2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 ) có dạng là những biểu thức chứa chữ nào ?
- Nêu : Khi a = 2, b = 3 , c = 4 , hai biểu thức 
( a x b) x c ; a x ( b x c ) có giá trị bằng nhau và bằng 24. Còn các trường hợp khác của a, b, c, thì giá trị của chúng như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài tập 2:
- Treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn, giới thiệu bảng và nêu yêu cầu của bài tập.
- Cường A...
- Hs nghe.
- Hai hs làm bảng, cả lớp làm vở nháp 
- Hs nhận xét 
- Giá trị của hai biểu thứcnày bằng nhau
- Có dạng là (a x b ) x c và a x ( b x c )
- Hs theo dõi
- Trong các trường hợp, hai biểu thức đều có giá trị bằng nhau.
- HS tổ1, tổ 2 tính giá trị của biểu thức thứ nhất .tổ 3, tổ 4 tính giá trị của biểu thức thứ hai
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức khi a= 3, 
 b= 4, c = 5.
Tương tự cho các trường hợp còn lại
-Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trong ba trường hợp trên? 
- Nêu và viết ( a x b ) x c = a x ( b x c )
- (a x b ) x c là một tích nhân với một số
a x( bx c ) là một số nhân với một tích.
- Yêu cầu HS phát biểu thành lời
-Ghi nội dung lên bảng 
- Dựa vào tính chất này có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c bằng hai cách như sau :Gv ghi bảng: a x b x c = (a x b) x c = a x ( b x c)
3.Luyện tập :
Bài 1 (a): Gọi HS đọc yêu cầu:
- Đề yêu cầu ta điều gì? 
-Ghi bảng 2 x 5 x 4 = ? nêu “ Dựa vào tính chất kết hợp ta có thể tính giá tri biểu thức này bằng những cách nào?, HS nêu, GV ghi bảng
Cách 1:2 x 5 x 4= (2 x 5 ) x 4 = 10x 4 = 40 
Cách 2 : = 2 x( 5 x 4 )= 2 x 20 = 40
- Yêu cầu HS làm bài 1a 
 Bài2. (a)
- Hs thực hiện yêu cầu vào vở nháp,2hs làm bảng
- Hs nhận xét.
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau
- Giá trị của 2 biểu thức luôn bằng nhau
- Hs xung phong trả lời.
- Hs theo dõi .
- 1 em đọc yêu cầu đề.
- Tính bằng hai cách và nêu cách tính
- Hai hs làm bảng, cả lớp làm vở
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Ghi biểu thức 13 x 5 x 2 lên bảng,y/c HS tính giá trị biểu thức theo hai cách
- Lưu ý HS vận dụng tính chát giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính sao cho thuận tiệnnhất 
- Gv nhận xét
Bài luyện thêm:( HS khá giỏi)
Một thùng đựng 100 hộp bút chì màu, mỗi hộp có 6 bút chì. Hỏi 9 thùng như thế có bao nhiêu bút chì màu?
4. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài
-Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS tính
13 x 5 x 2 = ( 13 x 5 ) x 2 = 65 x 2= 130
13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2) = 13 x 10= 130
- Cáchthứ hai- vì khi tính theo cách này ta có bước thứ hai là nhân một số với 10,ta thực hiện dễ dàng hơn
- Hs làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhómtrình bày và giải thích cách làm
HS gi¶i b»ng 2 c¸ch
 Tập làm văn: Luỵên tập trao đổi ý kiến với người thân
I. Muc tiêu :
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra..
*GDKNS: Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tíchcực; giao tiếp; thể hiện sự cảm thông.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh thực hành đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm 1 môn năng khiếu
- Học sinh thực hiện (Ly...., Trang....)
B. Bài mới
1- Hướng dẫn học sinh thùc hiÖn
a. HD phân tích
1 học sinh đọc đề bài
-Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai?
- Người thân trong gia đình, bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em
- Trao đổi với nội dung gì?
- Với người có ý chí, nghị lực vươn lên
-Khi trao đổi cần chú ý điều gì? 
- Chú ý nội dung truyện
b. Hướng dẫn tiến hành trao đổi
- Gọi 1 học sinh đọc gợi ý 
+Gọi học sinh đọc tên truyện đã chuẩn bị
- Kể tên truyện, nhân vật mình đã chọn 
+Gọi học sinh nói nhân vật mình chọn
- Gọi học sinh đọc gợi ý 2
+Gọi hs làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi
- Gọi HS đọc gợi ý 3
+ Người nói chuyện với em là ai?
+ Em xưng hô như thế nào?
+ Em chủ động gợi chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện
C, Thực hành trao đổi
- Nguyễn Hiền, Lê-ô-nác-đôđaVin-xi, Cao Bá Quát.
.+ Hoàn cảnh sống của nhân vật
+ Nghị lực vượt khó + Sự thành đạt
+ là bố/ anh/ em
+ Gọi bố xưng con hoặc gọi anh xưng em
- Trao đổi trong nhóm
- 2 học sinh đã chọn nhau cùng trao đổi
- Giáo viên đi giúp đỡ từng cặp học sinh khó khăn 
- Trao đổi trước lớp
-Một vài cặp tiến hành trao đổi trước lớp
- Viết nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng
+ Nội dung trao đổi đúng chưa? Có hấp dẫn không?
+ Các vai trò trao đổi đã đúng và rõ ràng chưa
+ Thái độ ra sao? Các cử chỉ động tác, nét mặt ra sao?
- Học sinh nhận xét từng cặp trao đổi 
- Nhận xét theo tiêu chí đã nêu
- Nhận xét chung, cho điểm
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết hoc, dặn HS chuẩn bị bài sau
.
 Thư tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
 Toán Nhân với số tận cùng là chữ số 0
 I, Mục tiêu : -Biết cách nhân với số tận cùng là chữ số 0, vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II, Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra kiến thức về các tính chất của phép nhân.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu :
- Nêu mục tiêu bài học – Ghi đề bài lên bảng
2.Hướng dẫn nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Ghi bảng 1324 x 20 = ?
- Dẫn dắt hs dựa vào tính chất kết hợp của phép nhân để có : 1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10 ) 
 = (1324 x 2 ) x10 
 = 2648 x 10 
 = 26480
- yêu cầu hs nhận xét 2648 là tích của 1324 và số nào ? 
- Vậy khi nhân 1324 với 20 ta chỉ việc thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0bên phải tích 1324 x2
- Yêu cầu hs đặt tính và tính 
 1324 .Viết chữ số 0 vào hàng đơn vị của tích 
 x 20 . 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 vào bên trái 0
 264 80 . 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 vào bên trái 8.
 . 2 nhân 3 bằng 6,viết6 vào bên trái 4
 . 2nhân 1 bằng 2, viết 2 vào bên trái 6
3.Nhân các số có tận cùng là chữ số 0
- Ghi bảng 230 x 70
- Có thể nhân 230 với 70 như thế nào ?
- Hướng dẫn hs tương tự như trên .
230 x 70 = 23 x10 x 7 x 10 = ( 23 x 7 )x (10x10)
 = (23x 7) x 100 
 = 161 x 100
 Vậy khi nhân 230 với 70 ta viết thêm 2 chữ số 0 vào tích 23 x 7 .Ta có 230 x 70 = 16100
Từ đó có cách đặt tính và tính :
Cường B...
- HS theo dõi 
- tích của 1324 x 2
HS thùc hiÖn
- hs nhắc lại cách nhân1324với 20
- Hs theo dõi .
 230 . Viết 2 chữ số 0 vào hàng đơn vị và hàng 
 x 70 chục của tích .
16100 . 7 nhân 3bằng 21, viết 1vào bên trái 0,nhớ2
 .7 nhân 2 bằng 14,thêm 2 bằng 16, viết 16 vào bên trái1 .
- Gọi hs nhắc lại cách nhân 230với 70 .
- Cho hs thự hiện một vài phép tính .
3. Thực hành :
- hs nhắc lại .
Bài 1:
-Gọi hs phát biểu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số o .
- Yêu cầu hs làm bài tập vào vở , gọi hs cách làm và kết quả 
Bài 2 :gọi hs phát biểu cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0.
-yêu cầu hs làm bài 
-Gọi hs nêu cách làm và kết quả 
- hs làm bài vào vở 
- hs làm bài 
Bµi luyÖn thªm( HS kh¸ giái)
Mét giê cã 60 phót, mçi phót cã 60 gi©y. Hái 3 giê 15 phót cã bao nhiªu gi©y?
3. Củng cố -Dặn dò
 Tổng kết giờ học , tuyên dương hs học tốt .
-Dặn hs CBB: Đề-xi mét . 
HS gi¶i theo 2 c¸ch
Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết sẵn mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện "Rùa và Thỏ"
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống 
- Học sinh thực hiện ( Hằng...., Chi...)
B. Bài mới
1. GT: nêu mục đích, yêu cầu
2. Tìm hiểu ví dụ
- Em biết gì qua bức tranh này?
- Đây là câu chuyện "Rùa và Thỏ"
- Bài 1, 2 
+ Gọi 2 học sinh nối nhau đọc truyện
+Tìm đoạn mở bài trong truyện 
- Học sinh tiếp nối
- HS 1: "Trời mùa ..... đường đó"
 -HS 2: "Rùa không .... trước nó"
+ MB: "Trời .... tập chạy"
+Gọi học sinh đọc đoạn mở bài tìm được
- Bài 3:
+ Gọi học sinh đọc nội dung: Trao đổi nhóm. Treo bảng phụ ghi sẵn 2 MB (BT2 & BT3)
- Gọi học sinh phát biểu và bổ sung
- Cách MB BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ.
- Cách MB thứ 1: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là MB trực tiếp 
- Cách MB thứ 2: là gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình định kể.
- Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
- Học sinh trả lời
3. Ghi nhớ
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
4. Luyện tập
- Bài 1
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp
Cách a: MB trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện)
- Lớp đọc thầm 
Cách b, c, d: MB gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể)
- Y/c 2 HS kể, mỗi HS một cách
- 2 học sinh kể mở đầu câu chuyện
- Bài 2:
- Y/c HS đọc nội dung BT2
- Lớp đọc thầm 
- Câu chuyện "Hai bàn tay"mở bài theo cách nào?
+ Truyện mở bài theo cách trực tiếp - kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện
- Bài 3: 
-Nhắc nhở HS có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của các bác Lê
- Học sinh trao đổi, viết lời mở bài gián tiếp
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm BT3 vào vở 
 Thứ năm ngày 3 tháng11năm 2011
 Tập đọc:	 Có chí thì nên	
I Mục tiêu:
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. (trả lời được các CH trong SGK).
*GDKNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; đặt mục tiêu.
II Đồ dùng dạy học:.
-Bảng phụ ghi:
Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công
Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn
 ..
Khuyên người ta kgông nên nản lòng khi gặp khó khăn
III Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A.KTBC:§äc bµi ¤ng Tr¹ng th¶ diÒu vµ nªu néi dung chÝnh
B Dạy bài mới:
-HS đọc và TLCH ( Dũng...)
1.Giới thiệu bài:Treo tranh minh hoạ và hỏi tranh vẽ gì?
-GV chốt nội dung tranh và giới thiệu vào bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/Luyện đọc:
-HS đọc nối tiếp 2,3 lượt từng câu tục ngữ
-GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
 - Ai ơi / đã quyết thi hành
 Đã đan / thì lận tròn vành mới thôi!
 - Người có chí / thì nên
 Nhà có nền / thì vững
-Yêu cầu đọc theo cặp
-HS đọc toàn bài
-HS đọc chú giải
-GV đọc mẫu
b/Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu đọc thầm và TLCH 1 theo nhóm 4
- Phát phiếu cho 2 nhóm HS
-GV và HS nhận xét
-Gọi HS đọc CH 2.
-Theo em ,HS phải rèn luyện ý chí gì?
- Các câu tục ngữ khuyên điều gì?
- Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay.
c/Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
-Tổ chức theo nhóm 4
-Gọi HS đọc
-Tổ chức thi đọc cả bài
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm 
3. Củng cố - dặn dò:
-Em hiểu các câu tục ngữ trong bài muốn nói điều gì?
-GV nhận xét tiết học -Dặn học thuộc lòng 7 câu tục ngữ
-Nhìn tranh và trả lời
- 7 HS đọc nối tiếp bài
- 2HS cùng bàn luyện đọc
-1 HS đọc toàn bài
-1 HS đọc chú giải
-HS lắng nghe
-HS đọc thầm , trao đổi
1-Có công mài. kim
4-.Người có chí thì nên
2- Ai ơi đã quyết..
5- Hãy lo bền chí.
3-Thua keo này,bày keo khác..
6- Chớ thấy sóng cả.
7-Thất bại là mẹ thành 
- HS trả lời
- Ý chí vượt khó vươn lên trong học tập,cuộc sống, vượt qua khó khăn của gia đình ,bản thân.
-Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.
-2HS nhắc lại nội dung.
-HS luyện đọc theo nhóm 4
-HS xung phong đọc bài
-5HS thi đọc 
-HS trả lời để củng cố bài học
 Khoa học : Ba thể của nước 
I. Mục tiêu : 
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
III. Các hoạt động dạy học :
H Đ của GV
H Đ của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu các tính chất của nước ?
HS lên bảng trả lời câu hỏi.( Tráng....)
-Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài : 
- Lắng nghe.
2.2 HĐ 1 Tìm hiểu nước chuyển ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
- Hoạt động cả lớp.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2 ?
2. Hình vẽ số 1 và 2 cho thấy nước ỏ thể nào ?
3. Hãy lấy một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét.
- Khi dùng khăn ướt lau bảng em thấy mặt bảng ướt, có nước nhưng chỉ một lúc sau mặt bảng lại khô ngay.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo định hướng.
- Tiến hành hoạt động trong nhóm.
- Chia nhóm HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm.
- Chia nhóm và nhận dụng cụ.
+ Đổ nước nóng vào cốc yêu cầu HS quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra ?
+ Khi đổ nước nóng vào cốc ta thấy có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên.
+ Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra ?
+ Quan sát mặt đĩa, ta thấy có rất nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa. Đó là do hơi nước ngưng tụ lại thành nước.
+ Qua hai hiện tượng trên em có nhận xét gì?
+ Qua hai hiện tượng trên em thấy nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng.
+ Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí
+ Các hiện tượng : nồi cơm sôi, cốc nước nóng, sương mù, mặt ao, hồ dưới trời nắng
2.3 HĐ 2 : Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Tiến hành hoạt động trong nhóm.
- Y/c HS đọc thí nghiệm, quan sát hình vẽ 
- Quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi.
1. Nước lúc đầu trong khay ở thể gì ?
- Nước trong khay lúc đầu ở thể lỏng.
2. Nước trong khay đã biến thành thể gì ?
- Nước trong khay đã thành cục (thể rắn).
3. Hiện tượng đó gọi là gì ?
- Hiện tượng đó gọi là đông đặc.
4. Nêu nhận xét về hiện tượng này ?
- Nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn ở nhiệt

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc