Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013

doc25 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
“ Vua tàu thuỷ ” Bạch Thái Bưởi 
I . Mục tiêu
 1. Biết đọc bài văn với giọngkể chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; *HS khá giỏi trả lời thêm CH3 SGK).
*GDKNS: - Tự nhận thức bản thân.
II. Đồ dùng dạy học 
 Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra: Gọi 3 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ bài trước. 
 2. Dạỵ bài mới 
 - Giới thiệu bài và quan sát tranh minh hoạ 
HĐ1:Luyện đọc `
 - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ .
 - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn .
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 - 2 HS đọc cả bài .
 - GV đọc diễn cảm cả bài .
 HĐ2: Tìm hiểu bài 
 - Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?(mồ côi cha, theo mẹ quẩy gánh hàng rong ...)
 - Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? (anh làm thư kí, ...)
 - Những chi tiết nào cho biết anh là một người có chí?(có lúc mất trắng tay .....)
 - Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? (những tàu của người hoa độc chiếm ....)
 - Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ? ( Ông khơi dậy lòng tự hào dân tộc ở người Việt,....)
 - Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế ? 
 - Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ? (nhờ ý chí vươn lên ,...)
HĐ3 : Đọc diễn cảm 
 - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. 
 - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 – 2:
 Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
 Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư ký cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu anh đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,... Có lúc mất trắng tay, anh vẫn không nản chí.
 + GV đọc mẫu .
 + HS luyện đọc theo cặp. 
 + HS thi đọc. GV theo dõi uốn nắn .
 3. Củng cố, dặn dò: 
 ? Qua câu chuyện giúp em hiểu được điều gì? 
 - Nhận xét tiết học .
 ----------------------------------------------------------------------
Toán
Nhân một số với một tổng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
 - Vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm.
 - HS làm được bài 1, bài 2a. 1 ý, b. 1 ý. Bài 3
II. đồ dùng dạy- học: 
III. Hoạt động dạy - học:
 1.Bài cũ : HS lên bảng làm: Điền dấu = 
 7 845 dm2 78 dm2 45 dm2
 17 456 cm2.1 m2 7 dm2 56 cm2
 - GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
 HĐ1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
 - GV viết lên bảng: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
 - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên 
 - Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?
 - GV nêu: Vậy ta có: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
 HĐ2: Quy tắc một số nhân với một tổng.
 - GV chỉ vào biểu thức và nêu : 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 x (3 + 5) có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng (3 + 5)
 - Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng : 4 x 3 + 4 x 5. GV nêu và kết luận như SGK 
 HĐ3: Thực hành.
 Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - GV kẻ ở bảng lớp, gọi HS lên làm.
 - GV nhận xét chữa bài.
 - Yêu cầu HS tự làm bài tập trong vở bài tập.
 - Gọi HS trình bày cách làm và kết quả bài 1.
 Bài 2: Tính bằng hai cách.
 HS làm theo mẫu ở SGK.
 Đổi vở nhận xét bài của bạn.
 Bài 3. Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức.
 HS làm và rút ra được: ( 3+ 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
 HS phát biểu: Muốn nhân một tổng với một số ta lấy lần lượt từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. 
3. Củng cố, dăn dò: - Nhận xét giờ học. 
-------------------------------------------------------------------
Khoa học
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
 I. mục tiêu: 
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
II. đồ dùng dạy- học: 
 - Hình trang 48,49/SGK
III. Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: GV nêu câu hỏi: Mây được hình thành như thế nào?Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
 - GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu, ghi mục bài.
HĐ 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Các nhóm quan sát hình và thảo luận câu hỏi sau:
 + Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?( Nước, mây)
 + Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì? ( vòng tuần hoàn của nước)
 + Hãy mô tả lại hiện tượng đó?
- Gọi một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Ai có thể viết tên vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước?
- GV nhận xét, kết luận .
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết trang 47
HĐ2: Em vẽ “Sơ đồ vong tuần hoàn của nước trong tự nhiên”
- Thảo luận theo cặp đôi.
- HS quan sát minh hoạ và thực hiện yêu cầu.
- GV theo dõi, giúp đỡ các cặp.
	Mây Mây
 Hơi nước	mưa
 Nước
GV nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay. 
HĐ3: Trò chơi “ Đóng vai”
- GV nêu tình huống: Em nhìn thấy một phụ nữ đang vội vứt túi rác xuống con mương cạnh nhà để đi làm. Em sẽ nói gì với bác?
- Từng nhóm lên đóng vai.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng tốt.
3.Củng cố, dặn dò: - GVnhận xét giờ học - Dặn về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. 
--------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2011
Toán
Nhân một số với một hiệu
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
 - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
 - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
 - HS làm được BT 1, 3, 4. 
II. đồ dùng dạy- học: 
III. Hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ - Gọi HS viết công thức và nêu quy tắc Nhân một số với một tổng.
 - GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: 
 - Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
 HĐ1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 
 - GV viết lên bảng hai biểu thức :
 3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5
 - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên- HS tính và nêu kết quả.
 - Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?
 - GV nêu: Ta có 3 x (7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5
 HĐ2: Quy tắc một số nhân với một hiệu
 - GV chỉ vào biểu thức và nêu như SGK.
 - GV hỏi: Vậy khi thực hiện phép nhân một số với một hiệu, chúng ta có thể làm thế nào?
 - GV kết luận và rút ra công thức : Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân lần lượt số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
a x (b – c) = a x b - a x c
 - Yêu cầu HS nêu quy tắc 
HĐ3: Thực hành.
Bài 1: GV kẻ BT1 ở bảng - HS nối tiếp nêu kết quả
 - GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: - HS đọc bài và nêu yêu cầu của BT.
 - GV bao quát lớp và hướng dẫn HS yếu làm bài.
 - 1 HS lên chữa bài.
Cửa hàng có tất cả số trứng là:
175 x 40 = 7 000( quả)
Cửa hàng đã bán số trứng là:
175 x 10 = 1 750 ( quả)
Cửa hàng còn lại số quả trứng là:
7 000 - 1 750 = 5 250 ( quả)
Đ/S: 5 250 ( quả)
Bài 4: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
 - HS làm bài và rút ra nhân một hiệu với một số.
 - HS tự làm. Sau đó gọi chữa bài.
 - GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại quy tắc.
 - Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
---------------------------------------------------------------------------
Địa lí
 Đồng bằng Bắc Bộ
 I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của ĐB Bắc Bộ.
 + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.
 + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
 + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
 - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) Địa lý tự nhiên Việt Nam
 - Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng và sông Thái Bình.
 - HS khá giỏi: 
 + Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.
 + Nêu được tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.
 - Có ý thức tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ, bảo vệ đê điều, kênh mương.
II. đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Lược đồ trống Việt Nam . 
III. Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: 
 - Trung du Bắc Bộ có địa hình như thế nào?
 - Tại sao cần phải bảo vệ rừng trung du Bắc Bộ?
 - Em hãy nêu những biện pháp bảo vệ rừng?
 - Nhận xét, ghi điểm
 2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài.
HĐ1: Vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ.
 - GV treo bản đồ Việt Nam, chỉ bản đồ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ.
 - GV cho HS lên bảng chỉ.
 - GV phát lược đồ câm yêu cầu HS dựa vào kí hiệu xác định và tô màu đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ đó.
 - GV nhận xét kết luận.
HĐ2: Sự hình thành, diện tích, địa hình đồng bằng Bắc Bộ.
 - GV nêu câu hỏi:
 + Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên, hình thành như thế nào? (do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên)
 + Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta? Diện tích là bao nhiêu? (lớn thứ hai nước ta)
 + Địa hình đồng bằng Bắc Bộ như thế nào? ( có hình dạng tam giác, có đỉnh là Việt Trì và Cạnh đáy là đường bờ biển).
 - HS đọc câu hỏi thảo luận theo cặp để trả lời.
 - GV nhận xét, kết luận:
HĐ 3 : Tìm hiểu hệ thống sông ngòi đồng bằng Bắc Bộ.
 - GV treo bản đồ, lược đồ đồng bằng Bắc Bộ yêu cầu HS quan sát ghi vào vở nháp tên những con sông của đồng bằng Bắc Bộ mà HS quan sát được. Sau đó tổ chức trò chơi: thi đua kể tên các con sông lớn.
 - GV nhận xét, kết luận.
HĐ 4 : Hệ thống đê ngăn lũ ở đồng bằng Bắc Bộ. 
 - GV cho HS làm việc theo cặp trả lời các câu hỏi giáo viên ghi trên bảng. 
 - GV chốt ý chính .
 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - GV cho HS làm BT ở VBT.
Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực 
I. Mục tiêu
 - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả câu tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT4). 
II. Đồ dùng dạy học : VBT
III. Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra : GV yêu cầu HS tìm ví dụ về tính từ và đặt câu với từ đó .
2.Dạỵ bài mới 
 - Giới thiệu bài
HĐ1:Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1:- HS đọc thầm yêu cầu của bài. 
 - Từng cặp HS trao đổi , làm bài vào vở .
 - HS các nhóm trình bày. Cả lớp chữa bài . 
 + Chí có nghĩa là rất, hết sức: chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
 + Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí. 
 Bài 2:- HS đọc yêu cầu của bài tập . 
 - HS suy nghĩ làm bài vào vở.
 - HS lên bảng chữa bài .
 - Cả lớp và GV nhận xét: dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực
 Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập ,làm bài vào vở . 
 - HS trình bày. GVchữa bài. 
 + Thứ tự đúng cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng .
 Bài 4:- HS đọc thầm yêu cầu của bài .
 - GV giúp HS hiểu nghĩa của từng câu tục ngữ. 
 - Từng cặp HS trao đổi .
 - HS các nhóm trình bày. Cả lớp chữa bài 
3. Củng cố dặn dò:- GV nhận xét tiết học. 
 - Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ. 
----------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Chùa thời Lý 
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS có thể 
 Biết được nhữn biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý
 + Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
 + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
 + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 + Chùa là công trình kiến trúc đẹp vì vậy giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ các ngôi chùa.
 + HS khá giỏi mô tả được ngôi chùa mà HS biết.
II. Đồ DùNG DAY - học:
 - Các hình trong Sgk.
III. Hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: - Yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi cuối bài9 .
 - GV nhận xét chung.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: Đạo Phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác. 
 - GV gọi HS đọc từ Đạo Phậtthịnh đạt.
Hỏi: + Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lí như thế nào?( Từ rất sớm, đạo phật dạy con người ta yêu cái thiện,)
+ Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật? ,( có lối sống và cách nghĩ giống người VN ta)
- GV tổng kết nội dung HĐ1.
HĐ2 Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lí
- GV yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận:
+Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lí đạo Phật rất thịnh đạt?( đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo phật rất đông, chùa mọc lên khắp nơi,)
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời: 
+ Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân ta như thế nào?( chùa là nơi tu hành của các nhà sư, dùng để tế lễ, )
HĐ4:Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời Lí
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh đã sưu tầm.
- Yêu cầu các nhóm thuyết minh về các tranh ảnh. Tư liệu của mình. 
- GV tổ chức các nhóm trình bày trước lớp.
- GV tổng kết, khen ngợi.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV hỏi: - Những ngôi chùa thời Lí còn lại đến nay có giá trị gì với văn hoá dân tộc ta?
+ Em biết gì về sự khác nhau giữa đình và chùa?
- Dặn HS về học thuộc bài và chuẩn bị bài tiết sau.
----------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh. 
 - HS hoàn thành bài 1(dòng 1). Bài 2 a, b (dòng 1). Bài 4 (chỉ tính chu vi). 
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng làm bài tập 3 
 - GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới: 
 - Giới thiệu bài : 
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: - GV nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
 a. 135 x (20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3105
 427 x (10 + 8) = 427 x 10 + 427 x 8 = 4270 + 3416 = 7686
 b. 
 - GV nhận xét. 
 Bài 2: Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì?
 - GV viết biểu thức: 134 x 4 x 5
 - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức trên bằng cách thuận tiện nhất? (theo mẫu)
 - GV nhận xét, chữa bài.
 134 x 4 x 5 = 134 x ( 4 x 5 ) = 134 x 20 = 2680
 - GV cho HS thực hiện tương tự các phần còn lại.
 Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề toán.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS lên làm ở bảng
Chiều rộng của sân là:
180 : 2 = 90 ( m)
Chu vi sân vận độnglà:
(180 + 90 ) x 2 = 540 ( m)
Đ/S: 540 m
 - GV nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên tổng kết giờ học.
 - Dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài.
--------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Vẽ trứng
I Mục tiêu
 1. Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần) 
 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài .
II. Đồ dùng dạy học 
 Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
 1.Kiểm tra 
 - HS đọc bài “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi và nêu nội dung của bài .
 2. Dạỵ bài mới 
 - Giới thiệu bài 
 HĐ1: Luyện đọc `
 - GV chia đoạn 
 + Đoạn 1:Từ đầu đến của các bạn tôi. 
 + Đoạn 2: phần còn lại .
 - HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, lưu ý đọc đúng tên riêng nước ngoài : Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi ,Vê-rô-ki-ô.
 - HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ .
 - HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn .
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 - 2 HS đọc cả bài. 
 - GV đọc diễn cảm cả bài .
 HĐ2: Tìm hiểu bài 
 - Vì sao trong những ngày đầu học vẽ cậu Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán ? (..vì suốt ngày cậu chỉ vẽ trứng )
 - Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì ?(để biết cách quan sát một cách tỉ mỉ ...)
 - Lê-ô-nác -đô đã thành đạt như thế nào ? (trở thành nhà danh hoạ kiết xuất ....)
 - Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác -đô trở thành hoạ sĩ nổi tiếng ? 
 - Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? (Sự khổ công luyện tập )
 HĐ3: Đọc diễn cảm 
 - 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài. 
 - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1. 
 + GV đọc mẫu. 
 + HS luyện đọc theo cặp .
 + HS thi đọc . GV theo dõi uốn nắn .
 3. Củng cố, dặn dò 
 - Nêu nội dung của bài ? (Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành hoạ sĩ thiên tài) 
 - Nhận xét tiết học .
--------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
 Kết bài trong bài văn kể chuyện 
I. Mục tiêu
 - Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong văn kể chuyện (mục I và BT1, BT2 mục III).
 - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3, mục III)
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra 
- GV yêu cầu HS đọc mở bài theo cách gián tiếp câu chuyện Hai bàn tay tiết trước. 
2. Dạỵ bài mới 
 - Giới thiệu bài 
HĐ1:Phần nhận xét
Bài 1-2:
 - HS đọc nội dung bài tập 1 -2.
 - Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều tìm phần kết bài của chuyện :Thế rồi vua mở khoa thi....nước Nam ta . 
 Bài 3:
 - HS đọc nội dung bài tập.
 - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến, thêm vào cuối truyện Ông Trạng thả diều một lời đánh giá. 
 - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến .GV nhận xét .
 Bài 4:
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS suy nghĩ so sánh hai cách kết bài. GV nhận xét, kết luận như SGK.
 HĐ2: Phần ghi nhớ - HS đọc thầm phần ghi nhớ .
 HĐ3: Phần luyện tập 
 Bài 1:
 - 5 HS nối tiếp đọc bài tập. 
 - Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào vở .
 - HS trình bày.GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 + Kết bài mở rộng : ý b, c, d, e.
 + Kết bài không mở rộng: ý a.
 Bài 2: 
 - HS đọc yêu cầu của bài. 
 - Cả lớp mở SGK tìm kết bài của truyện Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca suy nghĩ trả lời .
 - HS phát biểu, Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
 Bài 3: 
 - HS đọc yêu cầu của bài suy nghĩ làm bài.
 - GV hướng dẫn HS cách làm bài.
 - HS làm bài rồi nối tiếp trình bày. GV nhận xét. 
 3.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ
---------------------------------------------------------------------
Buổi 2
Chính tả
Nghe- viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực 
I. Mục tiêu 
 - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Người chiến sĩ giàu nghị lực . 
 - Luyện viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn : tr/ch, ươn/ương. bài 2a/b, hoặc BT do GV chọn.
II.Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra: 
 - GV yêu cầu HS đọc thuộc 4 câu thơ ở tiết chính tả trước. 
2. Dạỵ bài mới 
 - Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết 
 - GV đọc bài chính tả –HS theo dõi SGK .
 - Nội dung của bài là gì?
 - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết , chú ý những từ ngữ viết sai: triển lãm, giải thưởng 
 - GV nhắc HS cách trình bày bài . 
 - HS gấp SGK, GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết .
 - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát lại bài .
 - GV chấm chữa bài –HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau .
 - GV nhận xét chung. 
 HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu bài tập .
 - HS đọc thầm đoạn văn rồi làm bài vào vở. 
 - HS trình bày bài. Cả lớp và GV chốt lời giải đúng .
 a. Trung Quốc –chín mươi tuổi – hai trái núi – chắn ngang – chê cười – chết – cháu – chắt – truyền nhau – chẳng thể – trời - trái núi.
 3. Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét tiết học. 
-----------------------------------------------------------------------
Luyện Toán:
 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG, MỘT HIỆU. 
I. Mục tiêu 
-Luyện hs làm thành thạo nhõn một số với một tổng, một số nhõn với một hiệu
-Luyện hs nhõn với số cú hai chữ số, vận dụng vào cỏc dạng toỏn khỏc
-Rốn tớnh cẩn thận, chớnh xỏc trong làm toỏn
II.Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Củng cố kiến thức
 - Gọi 3hs lên bảng làm bài tập sau
12 x ( 10 + 6) 6 x 38 + 6 x 32 27 x ( 9 - 5) 
 - Nhận xét yêu cầu hs nhắc lại quy tắc
HĐ2 : Thực hành
 - Hướng dẫn hs làm bài tập ở vở thực hành trang/81
Bài 1:HS biết cách nhõn một số với một tổng
 Thực hiện phộp tớnh theo mẫu:
Mẫu : 5 x (2 + 8 ) = 5 x 10
 = 50
-Yờu cầu hs tự làm vào vở
- Gọi 4 hs lờn bảng làm bài 
-Yờu cầu hs nhận xột, chữa bài
-Hóy nờu cỏch nhõn một số với một tổng ?
Bài 2: Tính theo mẫu
GV hướng dẫn mẫu – Đại diện hs các tổ thi đua giữa 
Mẫu : 3 x 5 +11 x 5 = 15 + 55
 = 70
Bài 3: Luyện nhõn một số với một hiệu
-Gọi 4 hs lờn bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
-HS nhận xột bài làm trờn bảng .
-Nêu cách nhân một số nhân với một hiệu
Bài 4: HS khá,giỏi làm thêm bài sau
Cửa hàng cú 72 thựng nước mắm, mỗi thựng đựng 50 chai. Sỏng nay cửa hàng vừa bỏn đi 45 thựng và lại nhập thờm 12 thựng . Hỏi lỳc này cửa hàng cú bao nhiờu chai nước mắm ?
 ( hóy giải bài toỏn trờn theo hai cỏch )
 - Hướng dẫn thờm cho những hs làm bài chậm. Gọi 2 hs khỏc trỡnh độ lờn bảng làm, lớp làm bài vào vở
 - Chấm một số bài, nhận xột
3. Củng cố, dặn dũ:
 - Nhận xột giờ học
 -Dặn hs về nhà học bài, làm cỏc bài tập cựng dạng
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC: ễNG TRẠNG thả diều
I. mục tiêu
-Luyện đọc to, rừ ràng , trụi chảy bài tập đọc ễng trạng thả diều
-Luyện đọc diễn cảm bài tập đọc
II.Các hoạt động dạy học :
HĐ1 : Giới thiệu bài 
HĐ2: Luyện đọc:
* Luyện đọc đỳng:
-Gọi hs đọc toàn bài
-Chia bài thành 2 đoạn, yờu cầu hs hoạt động nhúm, luyện đọc trong nhúm
-Gọi một số hs đọc trung bỡnh đọc, gv nhận xột hướng dẫn cụ thể cho từng hs 
-Nhận xột, tuyờn dương động viờn hs đọc cú tiến bộ
-Gọi 1 hs đọc toàn bài
*Luyện đọc diễn cảm:
-Toàn bài chỳng ta nờn đọc với giọng như thế nào?
-Nhận xột
-Hướng dẫn hs đọc diễn cảm:
Toàn bài nờn đọc với giọng kể chuyện: chậm rói, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoỏi.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: rất ham thả diều, bộ tớ, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, thuộc bài, như ai, lưng trõu , ngún tay, mảnh gạch, vỏ trứng, cỏnh diều, tiếng sỏo, bay cao, vi vỳt, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất
-Yờu cầu hs luyện đọc cỏ nhõn diễn cảm toàn bài 
-Gọi hs đọc bài, sửa lỗi , hướng dẫn đọc cho hs
-Nhận xột, tuyờn dương
3.Nhận xột, dặn dũ:
-Nhận xột giờ học.
-Dặn hs đọc lại toàn bài
----------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2011
.Toán
Nhân với số có hai chữ số
 I. mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Biết cách nhân với số có hai chữ số.
 - Vận dụng được vào giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
 - HS hoàn thành được Bài 1 (a, b, c). Bài 3. 
II. đồ dùng dạy- học: 
 - Thước thẳng và giấy có kẻ ô vuông 1cm x 1cm . 
III. Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 tiết 58. 
 - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
 2.Bài mới: Giới thiêu, ghi mục bài.
 HĐ1: Phép nhân 36 x 23
 - GV viết lên bảng phép tính 36 x 23, yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
 - Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu 
x
* Hướng dẫn đặt tính và tính: 36
 23
 108
 72
 828
 - GV nêu cách đặt tính đúng sau đó hướng dẫn HS thực hiện phép nhân.
 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 36 x 23.
 - GV yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân.
 HĐ2: Luyện tập
 Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - GV cho HS làm bài vào vở. Gọi HS lên chữa bài. HS còn lại đổi vở nhận xét bài của bạn.
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 
 Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. Bài tập y/c chúng ta làm gì?
 - Cho HS làm bài thay lần lượt giá trị a vào biểu thức 45 x a. 
 - GV nhận xét, chữa bài.
 Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài
 - GV nêu cầu hỏi hướng dẫn và cho HS tự làm bài tập
 - 1 HS lên chữa bài:
25 quyển vở có tất cả số trang là:
48 x 25 = 1 200 ( trang)
Đ/S: 1 200 trang
 - GV nhận xét cho điểm.
 3. Củng cố, dặn dò: - GVnhận xét tiết học. 
---------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
 Tính từ (Tiếp )
I. Mục tiêu
 - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (nội dung ghi nhớ). 
 - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III). 
II. Đồ dùng dạy học : VBT
III. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra 
 - GV yêu cầu HS làm lại bài tập 3- 4 của tiết trước . 
B. Dạỵ bài mới 
 1. Giới thiệu bài 
 2. Phần nhận xét 
 Bài 1:
 - HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp đọc thầm lại .
 - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng

File đính kèm:

  • docTUAN 12.doc
Đề thi liên quan