Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Thứ 2 ngày 5 tháng 12 năm 2011 Tập đọc Cánh diều tuổi thơ I. Mục tiêu : - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi SGK). Ii. đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ nội dung bài đọc Iii.Hoạt động dạy học Bài cũ: HS đọc bài tập đọc “ Chú Đất Nung” và nêu nội dung bài học. B.Bài mới . 1. Giới thiệu bài : Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài, kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải - HS luyện đọc theo cặp . Hai HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm . b) Tìm hiểu bài - Một HS đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn một và trả lời câu hỏi: - Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? ( cánh diều mềm mại như cánh bướm,) - Trò chơi thả diều mang lại cho trẻ nhỏ những niềm vui sướng như thế nào? ( các bạn hò hét nhau thả diều thi,..) - Trò chơi thả dièu mang lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào? ( nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ,) - Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? ( cánh diều khơi gợi những niềm mơ ước đẹp của tuổi thơ) c) Luyện đọc diễn cảm Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn. Cả lớp luyện đọc thi đọc diễn cảm 1 đoạn 3: Củng cố , dặn dò : - Nêu nội dung bài văn ? ( Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ) - GV nhận xét giờ học . -------------------------------------------------------------------- Toán chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 I. mục tiêu - Thực hiện được phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - HS hoàn thành được BT1. 2(a). 3(a). ii. hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - Gọi hs lên bảng làm bài 1,2 tiết trứơc - Nhận xét , ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập - Học sinh cần được ôn tập một số nội dung sau: a. Chia nhẩm cho 10, 100, 1000 Ví dụ: 320 : 10 = 32 3200 : 100 = 32 32000 : 1000 = 32 b. Quy tắc chia một số cho một tích. Ví dụ: 60 :(10 x 2 ) = 60 : 10 : 2 = 6 : 2 = 3 HĐ2:Tìm hiểu ví dụ Ví dụ 1:320 :40 Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng Tiến hành theo các bước chia một số cho một tích 320 : 40 = 320 : ( 10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 Nêu nhận xét : 320 : 4 = 32 : 4 Có thể cùng xoá một chữ số 0 tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như bình thường Học sinh đặt tính 320 : 40 vào bảng con. Cho học sinh tính kết quả. GV kiểm tra. Ví dụ 2: 32000 : 400 Trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia Tiến hành theo các bước chia một số cho một tích 32000 : 400 = 32000 : ( 100 x 4) = 32000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 Nêu nhận xét : 32000 : 400 = 320 : 4 Có thể cùng xoá hai chữ số 0 tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như bình thường Học sinh đặt tính 32000 : 400 Cho HS rút ra ghi nhớ. HĐ3: Thực hành Bài 1: Gọi học sinh lên bảng làm. a. Số bị chia và số chia sẽ không còn chữ số 0 420 : 60 = 42 : 6 = 7 b. Số chia sẽ không còn chữ số 0 (Sau khi xoá chữ số 0) 85 000 : 500 = 850 : 5 = 170 Bài 2(a): HS làm bài sau đó chữa a) x x 40 = 25 600 x = 25 600 : 40 x = 640 Bài 3(a): HS làm bài, sau đó chữa - Tìm mỗi toa xe chở được mấy tấn hàng? - Tìm số toa xe chở được hết 30 tấn hàng? * Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------- Khoa học tiết kiệm nước I. Mục tiêu : - Thực hiện tiết kiệm nước. Ii. đồ dùng dạy học - Hình trong SGK. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - Em hãy nêu một số cách để bảo vệ nguồn nước? 2. Bài mới . HĐ1:Tìm hiểu tại sao lại tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước 1. Làm việc theo cặp : - HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong sgk. - Nêu lí do tại sao phải tiết kiệm nước 2. Làm việc cả lớp - Gọi học sinh trình bày kết quả làm việc theo cặp Kết luận: sgk HĐ2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước: - Gv động viên khuyến khích cấc em vẽ Bước 1: Tổ chức hướng dẫn GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm + Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước + Thảo luận để tìm ý cho tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. + Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh để nói lên cần tiết kiệm nước Bước 3: Thực hành Bước 3: Trình bày và đánh giá sản phẩm 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------------- Thứ 3 ngày 6 tháng 12 năm 2011 Toán Chia cho số có hai chữ số I. Mục tiêu - Biết dặt tính và thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư) - HS hoàn thành được BT 1, 2. II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: GV kiểm tra bài ở nhà của HS. 2. Bài mới . HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới. * Trường hợp chia hết: 672 : 21 =? Cho HS tự thực hiện ở bảng con. a. Đặt tính 672 21 63 32 42 42 0 b. Học sinh nêu cách chia. * Trường hợp chia có dư 779 : 18 a. Đặt tính và tính: 779 18 72 43 59 54 5 GV: Cần giúp học sinh tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn: 77 : 18 = ? Có thể làm tròn số: 80 : 20 = 4 HĐ2: Thực hành: Bài 1: Cho học sinh tự đặt tính rồi tính ( Cho học sinh làm rồi sau đó chữa bài) Bài 2: Cho HS đọc đề bài, suy nghĩ. Học sinh làm bài vào vở Bài giải Số bộ bàn ghế xếp vào một phòng là: 240 :15 = 16 ( bộ) Đáp số: 16 bộ bàn ghế 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------------- Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng bắc bộ (Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,... - Dựa vào hình ảnh, mô tả cảnh chợ phiên. HS khá, giỏi: + Biết khi nào một làng trở thành làng nghề. + Biết quy trình sản xuất đồ gốm. Ii. Hoạt động dạy học HĐ1 :Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống *Làm việc theo nhóm Bước 1: HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, sgk và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau: - Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (nhiều hay ít nghề; trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công) - Khi nào một làng trở thành làng nghề, - Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết - Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? Bước 2: Học sinh nhóm trình bày kết quả thảo luận * Làm việc cá nhân Học sinh quan sát các hình vẽ về sản phẩm gốm Bát Tràng và trả lời câu hỏi – Học sinh trình bày kết quả quan sát tranh trong SGK GV: Nguyên liệu cần thiết là một loại đất đặc biệt (sét cao lanh). Không phải ở đâu củng có. Để tạo ra một sản phẩm gốm, người thợ thủ công phải tiến hành nhiều công việc theo một trình tự nhất định: Nhào nhuyễn đất, để tạo dáng, phơi, vẽ hoa, tráng men, đưa vào lò nung, lấy sản phẩm từ lò nung ra. HĐ2: Chợ phiên *Làm việc theo nhóm Bước 1: - Các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi sau đây. - Chợ phiên ở đồng bằng Băc Bộ có đặc điểm gì? (Hoạt động mua bán, ngày họp chợ ,hàng hoá bán ở chợ) Mô tả về chợ theo tranh, ảnh Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? Bước 2: - Học sinh trao đổi kết quả trước lớp.GV giúp học học sinh hoàn thiện câu trả lời. GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân. Cả lớp và GV nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: đồ chơi – trò chơi I. Mục tiêu Biết tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4). II. hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - Nêu phần ghi nhớ của bài luyện từ và câu ở tiết trước (làm lại BT2) 2. Bài mới . * Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học. HĐ1: Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài. - Cả lớp quan sát kĩ từng tranh, nói đúng, nói đủ tên đồ chơi ứng với mỗi trò chơi trong mỗi bức tranh. Học sinh trình bày bài trước lớp: - GV nhận xét bổ sung Bài 2: Học sinh tự làm vào vở Đồ chơi: Bóng, quả cầu, kiếm, cờ tướng, Trò chơi: Đá bóng, đá cầu, đấu kiếm Bài 3: Học sinh suy nghĩ và làm bài tập vào vở Sau đó làm miệng trước lớp HĐ2: Chấm chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học ------------------------------------------------------------------------------ Lịch sử Nhà trần và việc đắp đê I. Mục tiêu Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân ân cả nước được mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự trông coi mình việc đắp đê. II. đồ dùng dạy học: - Tranh cảnh đắp để dưới thời Trần III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra: - Nhà Trần đã có những việc làm gì để cũng cố, xây dựng đất nước? 2. Bài mới . HĐ1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta *Làm việc cả lớp - GV yêu cầu học sinh đọc đoạn 1. - GV đặt vấn đề cho học sinh thảo luận: + Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xất nông nghiệp nhưng cũng gây nhiều khó khăn gì? + Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lũ lụt mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin. Kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển song cũng có khi gây lũ lụt làm ảnh hưởng tói sản xuất nông nghiệp. HĐ2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt * Làm việc cả lớp - Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần? - Kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ: mọi người đề phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. HĐ3: Kết quả dắp đê của nhà Trần Thảo luận nhóm - Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công việc đắp đê? (Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được đắp, nông nghiệp phát triển) 3. Củng cố,dặn dò: - ở địa phương em đã làm gì để chống lũ lụt? (Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều) ---------------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 7 tháng 12 năm 2011 Toán Chia cho số có hai chữ số ( tiếp) I. mục tiêu - Thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư) - HS hoàn thành được BT 1, BT3(a). II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - GV kiểm tra bài tập 12 ở tiết trước. - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới. HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới. * Trường hợp chia hết: 8192 : 64 = ? a) Đặt tính 8192 64__ b) Tính từ trái sang phải 64_ 128 - Qua 3 lần chia 179 - Chú ý: Giúp học sinh ước 125_ lượng tìm thương ở mỗi lần chia. 512 Chẳng hạn: 512_ 179 : 64 = ? có thể ước lượng 0 17 : 6 = 2 (dư 5) 512 : 64 = ? có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3) * Trường hợp chia có dư 1154 : 64 = ? Tiến hành tương tự như ví dụ trên. HĐ2: Thực hành Bài 1: Học sinh đặt tính rồi tính - Gọi học sinh lên bảng làm bài. Bài 3(a): Cho học sinh nhắc lại quy tắc tìm 1 số chưa biết; tìm số chia chưa biết. Sau đó hướng dẫn học sinh làm bài và chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------------- Tập đọc Tuổi ngựa I. Mục tiêu : - Biết đọc với giong vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ trong bài. Diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài ở khổ 2,3 miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi ngựa. - Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài). HS khá, giỏi thực hiện được câu hỏi 5 (SGK) Ii. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - Gọi hs đọc bài Cánh diều tuổi thơ và TLCH nội dung bài - Nhận xét , ghi điểm 2. Bài mới: * Giới thiệu bài .Hôm nay các em sẽ học bài thơ Tuổi Ngựa HĐ1:Luyện đọc - HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. Đọc 2 -3 lượt. Gv kết hợp sữa lỗi phát âm cách đọc giúp hiểu từ “đại ngàn” - Học sinh luyện đọc theo cặp - 1-2 em đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài. HĐ2: Tìm hiểu bài - Bạn nhỏ tuổi gì ? - Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào? - Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu? Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 3 - Điều gì hấp dẫn Ngựa Con trên những cánh đồng hoa? Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 4 -Trong khổ thơ này, “ngựa con ” nhắn nhủ mẹ điều gì? -Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này em sẽ vẽ như thế nào? HĐ3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ - 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ - Hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc mỗi đoạn. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2. (nhấn giọng các từ :bao nhiêu, xanh, hồng, đen hút, mang về, trăm miền) 3. Củng cố, dặn dò: Hỏi: Nêu nhận xét của em về tính cách của cậu bé tuổi ngựa trong bài thơ ? ( Cậu bé giàu mơ ước, giàu trí tưởng tượng . Cậu bé yêu mẹ, đi đâu cũng tìm đường về với mẹ) - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn luện tập miêu tả đồ vật I. mục tiêu - Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vảitò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1). - Luyện được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2). II-hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Hỏi: Thế nào là văn miêu tả? Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật? - 1 HS đọc mở bài và kết bài của bài tả cái trống. 2. Bài mới . * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1:Học đọc kĩ yêu cầu của bài tập 1. - Đọc thầm bài: “chiếc xe đạp của chú Tư” suy nghĩ và trả lời các câu hỏi. a)Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài “chiếc xe đạp của chú Tư” + Mở bài: (Trong làng tôi .chiếc xe đạp của chú): Giới thiệu chiếc xe đạp (đồ vạt được tả). (Mở bài trực tiếp). + Thân bài: (ở xóm vườnnó đá đó): Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp. + Kết bài: (Câu cuối: Đám con nít cười rộxe của mình): nêu kết thúc của bài (niềm vui của đám con nít và chù Tư bên chiếc xe) (Kết bài tự nhiên). b) ở phần thân bài, chiếc xe được miêu tả theo trình tự: + Tả bao quát chiếc xe: xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng. + Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật: xe mặc vàng c)Tác giả quan sát chiếc xe bằng giác quan nào? Bằng mắt nhìn: xe màu vàng, hai cái vành áng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc. Bằng tai: Khi ngừng đạp, xe ro ro kêu thật êm tai. d)Những lời kể xen lẫn lời tả trong bài: “Chú gắnxe của mình” Lời kể xen lẫn miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quý chiếc xe và hãnh diện vì nó. Bài 2: HS đọc đề và tự làm bài. Giáo viên hướng dẫn: a.Mở bài: - Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp: (Là chiếc áo gì ) b. Thân bài: + Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, màu) + Tả từng bộ phận. c. Kết bài: Tình cảm của em đối với chiếc áo. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhậ xét giờ học. ------------------------------------------------------------------- Buổi 2 Chiều thứ 4 ngày 7 tháng 12 năm 2011 Chính tả cánh diều tuổi thơ I. Mục tiêu : - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT(2) a/b. II. đồ dùng dạy học Một vài đồ dùng phục vụ cho trò chơi III. hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: 2HS thi nhau viết tiếng hoặc từ bắt đầu bằng âm s/x 2. Bài mới : * Giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn hs nghe-viết - GV đọc bài chính tả : “ Cánh diều tuổi thơ” - HS đọc thầm bài văn GV nhắc các em những từ thường viết sai ,cách trình bày: Tên bài, những đoạn xuống dòng) - GV đọc bài cho hs viết - Chấm một số bài ,chữa lỗi HĐ2: HS làm bài tập - HS làm bài tập 2b: HS đọc thầm đoạn văn ,suy nghĩ làm bài tập vào vở Thanh hỏi: Đồ chơi: Ô tô cứu hoả, tàu hoả, tàu thuỷ, nhảy ngựa, nhảy dây, điện tử, thả diều, thả chim, dung dăng dung dẻ.. Thanh ngã: Ngựa gỗ, bày cỗ, diễn kịch Tả đồ chơi: - Tôi muốn tả cho các bạn biết ô tô cứu hoả mẹ mới mua cho tôi. Các bạn xem này, ô tô cứu hoả trông thật oách, toàn thân màu đỏ thẫm, các bánh xe màu nâu đen, còi cứu hoả màu vàng 3. Củng cố ,dặn dò: GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------- Luyện Toán chia cho số có hai chữ số I. mục tiêu - Củng cố về: + Chia hai số có tận cùng là các cữ số 0 + Chia cho số có hai chữ số. + Giải bài toán có lời văn thông qua hình thức làm bài tập. II. Hoạt động dạy học HĐ1: Lý thuyết - Nêu quy tắc chia hai số có chữ số tận cùng là 0. - Một số học sinh nêu lại quy tắc. HĐ2: Thực hành *Hướng dẫn hs trung bình, yếu bài ở vở thực hànhtrang 104 Bài1: Tính - THi đua thi tiếp sức giữa các tổ a. 480 : 60 = 3200 : 800 = b. 3500 : 70 = 81000 : 900 =. - GV hướng dẫn học sinh làm bài. - Bài 1 Gọi 4 học sinh nối tiếp nêu kết quả của các phép tính. - GV gọi học sinh nhận xét. Bài2: Đặt tính rồi tính (làm bài cá nhân) a. 448 : 32 b. 297 : 27 c. 5867 : 17 - Yêu cầu HS biết đặt tính - Gọi 2 - 3 học sinh nêu cách thực hiện phép tính. Bài 4: Bác Lan hái được 375 quả xoài. Bác cho xoài vào các túi, mỗi túi 25 quả. Hỏi bác Lan có bao nhiêu túi xoài? - Gọi 1 học sinh đọc đề. Bài toán cho gì? Yêu cầu tìm gì? Gọi 1 học sinh làm vào bảng phụ. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét. * Bài tập dành cho HSKG Bài 1: Tính bằng cách hợp lí - GV hướng dẫn cách làm a.678 x 34 + 678 - 678 x 25 = 678 x (34 + 1 – 25) = 678 x 10 = 6780 b. (34 x 5 + 35 + 35 x 4 ) x ( 36 x 234 - 72 x 117 ) = Bài 2: Cách đây 3 năm tổng số tuổi của hai mẹ con là 39 tuổi .Hiện nay mẹ hơn con 25 tuổi. Hỏi hiên nay mẹ bao nhiêu tuổi ? Con bao nhiêu tuổi ? - Gọi hs đọc bài toán và xác định dạng toán.Sau đó tự làm bài vào vở - Gọi học sinh chữa bài. * Củng cố: GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------------- Luyện Tiếng Việt Luyện văn miêu tả I. mục tiêu - Luyện kỉ năng viết văn miêu tả đồ vật của học sinh. ii. Hoạt động dạy học. HĐ1: GV ra đề Đề ra : Hãy viết bài văn miêu tả đồ vật gần gũi với cuộc sống hằng ngày với em. - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu học sinh xác định yêu cầu đề bài. * GV gợi ý khi viết văn miêu tả cần chú ý cách trình bày. - Lưu ý miêu tả từ bao quát đến chi tiết, cụ thể.( Hình dáng, kích thước, màu sắc, bộ phận, lợi ích của đồ vật) - GV đọc mẫu một số bài văn miêu tả, yêu cầu học sinh nhận xét bài văn. HĐ2: Học sinh làm bài - Học sinh làm bài . - GV theo dõi, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn. - Thu bài. * Củng cố: GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 8 tháng 12 năm 2011 Toán luyện tập I. mục tiêu - Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số (chia hết, chia có dư). - HS hoàn thành được BT 1, BT2 (b). ii. Hoạt động dạy học. 1.Kiểm tra: - Gọi hai HS lên đặt tính và tính: 4674:82 5781:47 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Cho HS lên bảng đặt và tính. Bài 2 (b): Cho HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức không có dấu ngoặc đơn, sau đó hs làm bài rồi chữa . b) 4237 x 18 - 34578 8064: 64 x 37 = 76266 - 24574 = 126 x 37 = 41688 = 4662 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét và đánh giá giờ học. ---------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi I. Mục tiêu: - Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND ghi nhớ). - Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2, mục III). *KNS : Giao tiếp : Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Cho 1 em làm bài tập 1, 2 (tiết Mở rộng vốn từ: đồ chơi, trò chơi). - Cho 1 em làm bài tập 3. 2. Bài mới . * Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học. HĐ1: Nhận xét: Bài 1: Cho học sinh tự làm, suy nghĩ và tự làm bài. + Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì? + Từ ngữ thể hiện thái độ: Lời gọi: Mẹ ơi. Bài 2: Hc tự đọc bài, thảo luận nhóm để đặt câu đúng. a) Với cô giáo (thầy giáo). Ví dụ: Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ ? Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ ? Thưa cô, cô có thích ca sĩ Mĩ Linh không ạ ? Thưa thầy , những lúc nhàn rỗi , thầy thường thích xem phim hay đọc báo ạ ? b) Với bạn bè: Ví dụ: Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không? Bạn có thích trò chơi điện tử không? Bạn có thích thả diều không? Bạn thích xem phin hơn hay nghe nhạc hơn ? Bài 3: HS tự đọc đề và trả lời câu hỏi: Để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác. VD : Thưa cô , sao lúc nào cô cũng mặc chiếc áo xanh này ạ ? Sao bạn cứ đeo mãi chiếc cặp rách này thế nhỉ ? HĐ2: Ghi nhớ: Cho học sinh đọc 4-5 lần. HĐ3: Luyện tập: Bài 1: Cho học sinh làm vào vở và chữa bài. Đoạn a) + Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy- trò. + Thầy Rỏ-nê hỏi Lu-i rất trìu mến, ân cần chứng tỏ thầy rất yêu học sinh. + Lu-i-Paxtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo. Đoạn b) + Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sỹ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị bắt. + Tên sỹ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày. + Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu cắm ghét, khinh bỉ tên xâm lược. Bài 2; HS làm bài tập vào vở. - Các em tự hỏi: là câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ cụ già của các bạn 3. Củng cố, dặn dò: - Một, hai học sinh nêu nội dung cần ghi nhớ của bài học. - Nhắc học sinh lưu ý khi đặt câu hỏi để thể hiện rõ là người lịch sự, có văn hoá. ------------------------------------------------------------------------ Đạo đức Cô xuyến dạy ------------------------------------------------------------------------ Buổi 2 Luyện toán Luyện chia cho số có hai chữ số I. Mục tiêu: - Củng cố dạng chia cho số có hai chữ số. II: Hoạt động dạy học HĐ1: Thực hành - Nêu cách đặt tính của phép chia? Bài 1: Đặt tính rồi tính - Mời đại diện 3hs của 3 tổ lên thi đua làm – Lớp làm nháp a. 8586 : 27 b. 52255 : 45 c. 85 996 : 35 - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính - HS và GV nhận xét . Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức. a. ( 21336 + 782 ) : 49 b. 1464 x 12 : 61 - Trong một biểu thức có phép tính +, -, x, : và dấu ngoặc ta làm thế nào? - Cả lớp làm bài, 2 học sinh lên bảng làm bài. Bài 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 2538 m2, chiều dài 54m. Tính chu vi mảnh đất đó? - HS thảo luận nhóm làm bài vào vở - Mời đại diện 1 nhóm lên chữa bài *Bài tập HSKG Bài 4: Biết chu vi hình chữ nhật là 482m, Chiều dài hơn chiều rộng 13m. Tính diện tích hình chữ nhật? - GV hướng dẫn HS đi tìm nữa chu vi hình chữ nhật - Từ đó HS nhận biết bài toán thuộc dạng toán tổng, hiệu và tự làm bài . - Gọi 1 học sinh làm vào bảng phụ – Nhận xét chữa bài * Củng cố: GV nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------------------- Luyện Luyện từ và câu Mở rộng vống từ :Trò chơi -đồ chơi I. Mục tiêu: - Củng cố về : Mở rộng vống từ :Trò chơi -đồ chơi thông qua hình thức làm bài tập II: Hoạt động dạy học *GV cho HS làm các bài tập sau Bài 1:Xếp các trò chơi dưới đây vào hai nhóm : - Trò chơi học tập và Trò chơi giải trí Bịt mắt bắt dê; Điền ô chữ ; Ghép lời vào tranh ; Rước đèn ông sao ; Kéo co ; Ghép tiếng tạo từ ; Đọc thơ truyền điện ; Nhảy dây , đá cầu ; Nghe đọc đoạn , đoán tên bài ; Tìm nhanh đọc đúng ; đoán từ thả thơ ;Thả diều ; Hái hoa luyện đọc Bài làm Nhóm 1 : Trò chơi học tập Điền ô chữ ; Ghép lời vào tranh ; Ghép tiếng tạo từ ; Đọc thơ truyền điện ; Nghe đọc đoạn , đoán tên bài ; Tìm nhanh đọc đúng ; đoán từ thả thơ ; Hái hoa luyện đọc Nhóm 2 : Trò chơi giải trí các trò chơi còn lại Bài 2: Các câu dưới đây nói về những đồ chơi , trò chơi nào ? Quả gì không ở cây nào Không chân không cánh bay cao, chạy dài. (Là gì ? )Quả bóng b)Mọi đêm quen ở trên trời Vui Trung thu , bạn rước tôi đi cùng (Là cái gì ?)đèn ông sao c)Khi thế thủ , khi tấn công Có sông , có nước mà không có đò . Ngựa kia đi lại tự do Đôi vôi thì chỉ quanh co giữ nhà . ( Là trò chơi gì ?)chơi cờ tướng Bài 3 : V
File đính kèm:
- tuan 15 a.doc