Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2012-2013

doc21 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ 2 ngày 13 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
Hoa học trò
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học 
- ảnh về hoa phượng, tranh minh hoạ bài đọc.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Chợ Tết, trả lời câu hỏi: Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? Nêu nội dung của bài em vừa đọc?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
- GV cho HS xem tranh minh hoạ trong SGK, ảnh minh hoạ, giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2- 3 lượt); GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh ảnh hoa phượng; giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài; sửa lỗi về cách đọc cho HS, nhắc nhở HS chú ý đọc đúng câu hỏi thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1 (1 HS đọc to đoạn đó), TLCH: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “ hoa học trò” ?
- HS đọc thầm đoạn 2, TLCH:
 + Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
 + Nêu ý chính của đoạn 2 ?
- HS đọc đoạn còn lại, TLCH:
 + Màu hoa phượng đổi như htế nào theo thời gian?
 + Nêu ý chính của đoạn này?
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm, nêu cảm nhận của em khi học bài văn. (HS trình bày ý kiến, HS khác bổ sung, GV kết luận, ghi bảng)
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn sau:
Phượng không phải một đoá... đậu khít nhau.(theo trình tự : GV đọc mẫu, HS luyện đọc theo cặp; HS thi đọc diễn cảm trước lớp)
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài mới.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Biết so sánh hai phân số.	
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
- Tối thiểu HS làm được BT1,2 (ở đầu trang 123; BT1a,c (ở cuối trang 123; a chỉ cần tìm một chữ số
II. Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS chữa bài 3, 4 của tiết trước.
 - GV nhận xét – ghi điểm.
2.Luyện tập: GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1 (ở đầu trang 123): HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc tử số, hoặc so sánh phân số với 1.
 ;	1 < .
Bài 2 (ở đầu trang 123): Một HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm rồi chữa bài.(2 HS làm trên bảng phụ).
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài:
 Kết quả là: a) ; b) .
Bài 1 a,c (ở cuối trang 123):
- Cho HS làm bài. Khi HS chữa bài GV nêu câu hỏi để khi trả lời HS ôn tập lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
VD: c, 75 6 chia hết cho 9
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà xem lại bài.
-----------------------------------------------------------------------------
Khoa học
ánh sáng
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
 + Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa,...
 + Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế,...
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín, tấm kính, nhựa trong; tấm kính mờ, tấm ván;... 
III. Hoạt động dạy và học:
 1.Bài cũ: 
 - Hãy nêu những việc các em nên/ không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng. 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động1: Tìm hiểu các các vật tự phát ra ánh sáng và các vạt được chiếu sáng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm (dựa vào hình 1, 2 trang 90 SGK và kinh nghiệm đã có) để phân biệt vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng. Sau đó các nhóm báo cáo trước lớp. GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường lan truyền của ánh sáng.
Bước 1: Trò chơi: Dự đoán đường truyền của ánh sáng.
 Cho 3- 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau. GV hướng đén tới một trong các HS đó (chưa bật, không hướng vào mắt). Yêu cầu HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu.
Sau đó bật đèn, HS so sánh dự đoán với kết quả thu được, đưa ra giải thích của mình.
Bước 2 : Làm thí nghiệm trang 90 SGK theo nhóm, sau đó báo cáo kết quả.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
HS làm thí nghiệm trang 91 SGK (theo nhóm) . Chú ý che tối phòng học trong khi tiến hành thí nghiệm. Ghi lại kết quả vào bảng:
Các vật cho gần như toàn bộ ánh sángđi qua.
Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua
Các vật không cho ánh sáng đi qua
- Các nhóm báo cáo kết quả và nêu ví dụ ứng dụng có liên quan.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào
Bước 1: - Yêu cầu HS cho ý kiến: “Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?”
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm như trang 91 SGK. yêu cầu HS dự đoán trước sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
- Các nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung, đa ra kết luận như SGK.
Bước 2: Yêu cầu HS tìm các ví dụ về điều kiện nhìn thấy của mắt.
3.Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. 
 Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
-----------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 14 tháng 2 năm 2012
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
 - Tối thiểu HS làm được BT2 (cuối trang 123); BT3 (trang 124); BT2c,d (trang 125). 
II. hoạt động dạy học
1.Bài cũ: - Gọi HS chữa bài 2 và 3 của tiết trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2.Luyện tập: GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK vào vở:
- Khi chữa bài, GV giúp HS ôn lại nội dung cần ghi nhớ của các bài học liên quan đến từng bài tập.
Bài 2:(trang 123) Cho HS nêu bài toán. HS trình bày bài giải vào vở (một HS làm trên bảng phụ). Nhận xét, chữa bài.
 Số HS của lớp học đó là: 14 + 17 = 31 (học sinh).
a) ;	b) .
Bài 3: (trang 124)
 - Tìm các phân số (đã cho trong bài) bằng phân số 
- Yêu cầu HS rút gọn các phân số, sau đó tìm kết quả, chữa bài.
- Các phân số bằng là: và .
Bài 2: (Trang 125)
 Kết quả: c) 772906;	 d) 86.
- GV chấm một số vở.
3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Dấu gạch ngang 
I. Mục tiêu
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu lời chú thích (BT2)
 - HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu của bài tập 2 (mục III)
II. Đồ dùng dạy học
- Một tờ phiếu viết lời giải BT1 (phần Nhận xét).
- Một tờ phiếu viết lời giải BT1 (phần Luyện tập).
- Bút dạ, 3 tờ giấy trắng khổ rộng để HS làm BT2.
III. hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: GV kiểm tra:
- 1 HS làm lại BT2, 1 HS làm lại BT 2,3- tiết LTVC trước; HS2 đọc thuộc 3 thành ngữ trong BT4 của tiết trước. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập
HĐ1: Phần nhận xét.
Bài tập 1: Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK 
- HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang, phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải lên bảng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- GV cho HS nhìn phiếu lời giải, tham khảo phần ghi nhớ, trả lời trước lớp.
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
HĐ2: Phần ghi nhớ: Ba HS đọc nôi dung ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập :
Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1, tìm dấu gạch ngang trong truyện Quà tặng cha, nêu tác dụng của mỗi dấu..
- HS phát biểu ý kiến. GV dán phiếu đã viết lời giải, để HS đối chiếu kết quả
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- GVnhắc HS : Đoạn văn em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng: Đánh dấu các câu đối thoại; đánh dấu phần chú thích.
- HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp đoạn trò chuyện giữa mình với bố mẹ. Một số HS làm bài trên phiếu. 
- HS nối tiếp nhauđọc bài làm trước lớp, Cả lớp và GV kiểm tra, nhận xét. Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp. cả lớp và GV chám điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ nội dung bài học.
-------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Văn học và khoa học thời hậu lê
I. Mục tiêu:
- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):
- Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
- HS khá, giỏi: Tác phẩm: Quốc âm thi tập, Hông Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn Thực Lục.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của HS.(VBT)
- Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu.
III. hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS đứng dậy TLCH: Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì? Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS các nhóm lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê (GV cung cấp một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê).
- Dựa vào bảng thống kê, đại diện nhóm mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê.
- GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của thời Hậu Lê.
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
- Nguyễn Trãi
- Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân.
- Hội Tao Đàn
......................
- Bình Ngô đại cáo
- Các tác phẩm thơ
.......................
- Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
- Ca ngợi công đức của nhà vua.
............................
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp:
- GV tổ chức cho các nhóm lập bảng như sau:
Thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê (GV cung cấp phần nội dung, HS tự điền vào cột tác giả, công trình khoa học).
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
- Ngô Sĩ Liên
- Nguyễn Trãi
.............
- Đại Việt sử kí toàn thư.
- Lam Sơn thực lục
...............
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê.
- Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
..............
- Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại sự phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê. Yêu cầu HS nêu được các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hai HS đọc mục tóm tắt bài học. GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
-----------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 15 tháng 2 năm 2012
Đạo đức
Cô xuyến dạy
-------------------------------------------------------------------------
Toán
Phép cộng phân số
I. Mục tiêu:
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Tối thiểu HS làm được BT1,3. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mỗi HS chuẩn bị một băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30cm, chiều rộng 10cm, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: - GV gọi HS chữa bài 3 và 4 của tiết trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
 - Giới thiệu bài
HĐ1: Thực hành trên băng giấy
Yêu cầu HS lấy băng giấy, hướng dẫn HS gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau. GV nêu câu hỏi:
- Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Yêu cầu HS tô màu 3 phần rồi viết phân số biểu thị số phần vừa tô màu.
- Yêu cầu HS tô màu tiếp 2 phần nữa rồi viết phân số biểu thị số phần vừa tô màu xong.
- Yêu cầu HS cho biết chúng ta đã tô màu tất cả mấy phần? Hãy viết phân số chỉ số . 
phần băng giấy đã tô màu. ( băng giấy).
HĐ2: .Cộng hai phân số cùng mẫu số.
Ta phải thực hiện phép tính: + = ?
- Yêu cầu HS so sánh tử số của PS với tử số của các PS ; ; (5 = 2 + 3)
- Từ đó ta có phép cộng sau: + = = 
- Yêu cầu HS rút ra cách cộng hai PS cùng MS (HS phát biểu, GV kết luận).
- HS nhắc lại và thực hiện phép cộng: + = ?
3.Thực hành: GV tổ chức cho HS làm các BT trong SGK: 
Bài 1: Gọi 2 HS phát biểu cách cộng hai PS cùng MS; sau đó cho HS tự làm vào vở; một HS nói cách làm và kết quả.
a) + = 1;	b) + = 2;	c) + = ;	d) + = .
 - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.(GV lưu ý HS nên rút gọn sau khi tính).
Bài 2: Dành cho HS khá giỏi. HS tự làm rồi chữa bài.
 + = ; + = . Vậy + = + .
 - Khi chữa bài cho HS phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng hai PS.
Bài 3: Gọi một HS đọc bài toán, GV hướng dẫn giải.
 Giải: Cả hai ô tô chuyển được: + = (số gạo).
 - GV chấm một số vở.
3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
 khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.
- Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các CH trong SGK; thuộc một khổ thơ trong bài).
* KNS: Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài thơ.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra hai HS đọc bài Hoa học trò và nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ, (3 lượt)
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ khó được chú giải sau bài. Giải thích thêm: Tai là tên em bé dân tộc Tà- ôi; Ka- lủi: tên một ngọn núi phía tây Thừa Thiên Huế. Sửa lỗi cách đọc, ngắt nghỉ hơi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 + Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?
 + Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
 + Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con. Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
- HS đọc thầm lại cả bài ,suy nghĩ, nói ý nghĩa của bài thơ.
- HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, ghi bảng.
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ. 
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm. 
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 theo trình tự: GV đọc mẫu- HS luyện đọc theo cặp- thi đọc diễn cảm trước lớp; thi HTL bài thơ
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL.
-------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
 luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục tiêu
Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được một đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích.
II. Đồ dùng Dạy học: Một tờ phiếu viết lời giải BT1; VBT TV4 Tập 2.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- Một HS đọc đoạn vă tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích (BT2 tiết trước).
- Một HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn vă đọc thêm. GV nhận xét.
2. Bài mới.
 - Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 với 2 đoạn văn: Hoa sầu đâu, Quả cà chua.
- Cả lớp đọc từng đoạn văn, trao đổi với bạn, nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.
- HS phát biểu ý kiến.Cả lớp và GV nhận xét. GV dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn.
- Một HS nhìn phiếu nói lại.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích.
- Một vài HS phát biểu
- HS viết đoạn văn sau đó một số HS nối tiếp nhau đọc bài làm trước lớp. GV chấm điểm những đoạn viết hay.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học; dặn HS về nhà tập viết lại đoạn văn. Dặn HS đọc hai đoạn văn tham khảo: Hoa mai vàng, Trái vải tiến vua, nhận xét cách tả trong mỗi đoạn. 
---------------------------------------------------------------------------
Buổi 2
Chính tả
Nhớ- viết: Chợ Tết
I. Mục tiêu:
Nhớ và viết lai chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu trong bài Chợ Tết.
Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x hoặc ưc/ưt) điền vào các ô trống.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bốn tờ phiếu viết nội dung BT1.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ: Gọi 1 HS đọc cho 2 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những từ có vần ut hoặc uc. GV nhận xét chung cho cả lớp.
2.Bài mới:
 - Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ- viết:
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng 11 dòng thơ cần viết trong bài Chợ Tết.
- Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm lại để ghi nhớ 11 dòng thơ. GV nhắc HS chú ý cách trình bày thể thơ 8 chữ, những chữ đầu dòng thơ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả (lon xon, lom khom, yếm thắm, ngộ nghĩnh...).
- HS gấp SGK, nhớ lại 11 dòng thơ, tự viết bài. Viết xong, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét chung.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.(VBT)
Bài 2: HS nêu yêu cầu BT.	
- GV dán tờ phiếu đã viết sẵn truyện vui Một ngày và một năm, chỉ các ô trống, giải thích yêu cầu của BT.
- HS đọc thầm truyện vui, làm bài vào VBT.
- GV dán 4 tờ phiếu lên bảng, mời các nhóm HS lên bảng làm bài (mỗi nhóm 6 em) thi tiếp sức. Đại diện nhóm đọc kết quả; nói về tính khôi hài của truyện. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học 
 - Dặn những HS hay viết sai chính tả về nhà viết lại cho đúng 
Luyện Toán
 phép cộng phân số
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách cộng phân số, vận dụng phép trừ phân số để giải một số bài toán có lời văn.
 - Rèn kĩ năng nhẩm, kĩ năng tư duy trong các bài toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn lại phép cộng
HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số.
GV chốt lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số
Hoạt động 2: Hs làm bài tập.
Bài 1: Tính.
a) 
 - HS tự làm bài rồi nối tiếp nhau nêu kết quả. GV nhận xét.
 Kết quả: 	;	;; 	
Bài 2: Tớnh rồi rỳt gọn
 a. + + =
 b. + + + =
 - Gọi 2 HS đọc đề bài
 ? Bài cú mấy y/c, đú là những y/c nào?
 - HS tự làm bài 
 - Gọi 2 HS lờn bảng chữa
 - GV nhận xột, cho điểm
Bài 3: Qua đợt kiểm tra, lớp 4A có số học sinh cả lớp đạt điểm giỏi. Số HS đạt điểm khá kém số HS đạt điểm giỏi số HS cả lớp. Hỏi số học sinh đạt điểm khá chiếm bao nhiêu phần số HS cả lớp? 
 - Gọi 2 HS đọc đề bài
 ? Bài cho biết gì? bài toán hỏi gì, 
 - HS tự làm bài 
 - Gọi 1 HS lờn bảng chữa
 - GV nhận xột, cho điểm
Bài 4: (K- G) Cho phân số . Tìm số tự nhiên sao cho khi thêm vào tử số của phân số đã cho và giữ nguyên mẫu số thì được phân số mới bằng 
 Hướng dẫn: Có thể viết phân số . Ta có 36 = 25 + 11, do đó cần thêm 11 vào tử số của phân số để được phân số 
 Ta có 
 Vậy số tự nhiên cần thêm vào tử số là số 11.
*Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS.
---------------------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I.Mục tiêu:
- Củng cố về cách tả các bộ phận của cây cối (cây bóng mát, cây ăn quả).
- Vận dụng để viết đoạn văn tả một bộ phận của cây.
 II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hs làm bài tập.
 Bài 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu dưới:
 a). Cây bàng này thật chẳng có gì đặc biệt, Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng. Tán bàng xoè ra giống mấy cái ô nối tiếp nhau thành ba bốn tầng. Cây bàng hiền lành như một người ít nói. Đến mùa quả chín, một mùi thơm ngòn ngọt của hương bàng toat ra, lên mãi tận gác ba, gác tư.
 b) Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đục ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong gam đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài ...
 a) Đoạn văn (a) tập trung miêu tả những bộ phận nào của cây Bàng?
 Việc miêu tả ấy có khác gì với việc miêu tả những bộ phận của cây bàng đoạn văn (b) không.
 b) Đoạn văn (b) miêu tả cây bàng theo trình tự nào? Trình tự đó khác gì với trình tự miêu tả đoạn văn (a)?
Em hãy viết tiếp vào chỗ trống dưới đây để tạo thành câu tả cây bàng:
- Vỏ cây àng...............................................................................................................
 - Màu lá bàng .............................................................................................................
- Tán cây àng..............................................................................................................
 - Mùi quả chín ............................................................................................................
 - Mùa xuân .................................................................................................................
 - Mùa hè.... .................................................................................................................
 - Mùa thu... .................................................................................................................
 - Mùa đông...............................................................................................................
 - HS trao đổi theo cặp trả lờ các câu hỏi 
 - Đại diện các cặp trình bày - HS nhận xét – GV chốt lại ý đúng
Bài 2:Viết đoạn văn ngắn miêu tả một bộ phận của cây bàng.
 - HS làm bài vào vở
- HS lần lượt đọc bài của mình
- Sau mỗi bài, lớp nhận xét, GV chốt kiến thức cần lưu ý.
*Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 16 tháng 2 năm 2012
Toán
phép cộng phân số (tiếp theo)
I. mục tiêu: 
- Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
- Tối thiểu HS làm được BT1a,b,c; BT2a,b. 
II. Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: 
 - GV gọi HS chữa BT 1, 2 của tiết trước. GV nhận xét, ghi điểm.
2..Bài mới: 
 - Giới thiệu bài
HĐ1. Cộng hai phân số khác mẫu số
- GV nêu ví dụ như trong SGK và nêu câu hỏi: Để tính số phần băng giấy hai bạn đã lấy ta làm tính gì?
 Ta có thể làm tính cộng: + = ?
 - Làm cách nào để có thể cộng được hai phân số này ?
- Yêu cầu HS thảo luận để nhận biết: phải quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi thực hiện cộng hai phân số cùng mẫu số.
 - Yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số.(Một HS thực hiện trên bảng).
Quy đồng: 	 = = ;	 = = .
Cộng hai phân số cùng mẫu số: + = + = = .
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- Cho vài HS nói lại các bước tiến hành cộng hai phân số khác mẫu số; GV kết luận và nhắc lại cho HS rõ.
HĐ2. Thực hành
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1 (a,b,c): Gọi hai HS phát biểu cách cộng hai phân số khác mẫu số.
Cho HS thực Gọi HS nói lại cách làm và kết quả, HS khác nhận xét kết quả
Kết quả: a) ;	b) ;	c) ;	
Bài 2: GV viết bài tập mẫu lên bảng + 
- Yêu cầu HS nêu nhận xét MS của hai phân số (21 = 7 x 3)
- Hướng dẫn để HS chọn MSC là 21.
- HS tự làm bài vào vở sau đó trình bày kết quả, HS khác nhận xét kết quả.
 a) + = + = + = ;	b) + = = + = .
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số vừa học.
- GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS.
-----------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : cái đẹp
I. Mục tiêu
Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4)
HS khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 và đặt câu được với mỗi từ.
II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn ndung bảng ở BT1; Ba tờ giấy khổ to để HS làm BT3, 4
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- GV gọi 2HS đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ...có dùng dấu gạch ngang của tiết trước. GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT, cùng bạn trao đổi, làm bài vào VBT. 
- HS phát biểu ý kiến. GV mở bảng phụ đã kẻ bảng ở BT1, mời một HS có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ, chốt lại lời giải đúng.
- HS nhẩm thuộc các câu tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của BT2.
- Gọi một HS giỏi làm mẫu : nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 4, tìm những trường hợp có thể sử dụng 1trong 4 câu tục ngữ nói trên.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận; GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
Bài tập 3, 4:
- 2 HS đọc các yêu cầu của BT3, 4. GV nhắc HS : như VD mẫu, HS cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp. 
- GV phát giấy khổ to cho HS trao đổi theo tổ. Các em viết các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Sau đó đặt câ

File đính kèm:

  • docT23.doc