Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Yến

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Yến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG – Tuần 24
Thứ - ngày
Môn học
Bài học
Thứ hai
20-2
Tập đọc
Vẽ về cuộc sống an toàn
Toán
Luyện tập
Kĩ thuậtt
Chăm sóc rau hoa
Thứ tư
22-2
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
Luyện từ & câu
Câu kể : Ai là gì?
Toán
Phép trừ phân số( tiếp)
Địa lí
Thành phố Cần Thơ
Thứ năm
23-3
Tập đọc
Đoàn thuyền đánh cá
Toán
Luyện tập
TLV
Luyện tập miêu tả cây cối
Khoa học
Ánh s¸ng cÇn cho sù sèng
Thứ sáu
24-3
Luyện từ & câu
Vị ngữ trong câu kể: Ai là gì?
Toán
Luyện tập chung
Chính tả
Nghe - viết: Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Khoa học
Ánh s¸ng cÇn cho sù sèng(tiÕp)
 Thứ 2 ngày 20 tháng 2 năm 2012
TẬP ĐỌC :
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy, đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xep). Biết đọc đúng một bản tin – giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Nắm được nội dung chính của bản tin : cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc đúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc thuộc lòng bài “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ ”, trả lời các câu hỏi SGK.
3. Bài mới: gtb
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a). Hướng dẫn luyện đọc 
- GV ghi bảng: UNICEF. 
- GV giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo Trợ Nhi Đồng của Liên Hợp Quốc
- GV : 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin. Vì vây, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc vào bản tin.
- Cho 2 HS đọc 6 dòng mở đầu. 
- Cho từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. Đọc 2-3 lượt.
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ, giúp các em hiểu các từ mới và khó trong bài.
- Hướng dẫn HS cách đọc: ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu văn khá dài.
- Cho HS luyện đọc theo cặp, 
- Cho 2 HS đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu 
b). Tìm hiểu bài
+ CH1: Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?(Em muốn sống an toàn)
+ CH2: Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?(Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gởi về Ban Tổ Chức.)
+ CH3: Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi 
+ CH4: Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em 
+ CH5: Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì ? 
c). Luyện đọc diễn cảm.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn văn trong bản tin. 
- GV hướng dẫn các em có giọng đọc đúng với một bản thông báo tin vui: nhanh gọn, rõ ràng.
- GV đọc mẫu bản tin đoạn : “ Được phát động . Kiên Giang.”
-Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn tin.
I. Luyện đọc
- UNICEF
- 50 000 
- UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên tiền phong/ vừa tổng kết  với chủ đề / “ Em”
- Các họa sĩ  nai nạn/ mà còn hội họa / sáng tạo đến bất ngờ.
II. Tìm hiểu bài
- Chủ đề: Em muốn sống an toàn 
- Thiếu nhi hưởng ứng rất sôi nổi 
- Nhận thức tốt
- Được ban giám khảo đánh giá cao 
* Tóm tắt (dòng in đậm)
- Gây ấn tượng
- tóm tắt ngắn gọn
III. Luyện đọc diễn cảm
“Được phát động từ  Kiên Giang” 
4. Tổng kết - Củng cố : Khái quát ND bài
5. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
 - Yêu cầu HS về nhà luyện đọc tiếp bản tin.
 TOÁN LUYỆN TẬP 
I - MỤC TIÊU :
 - Thực hiện được phép cộng 2 phân số, cộng một số tự nhiên vớiphân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu
Tổ chức cho HS tự làm bài.
Gọi một số em trình bày kết quả
GV chốt lại cách cộng số tự nhiên với phân số.
Bài 2(HSKG)
Gọi HS đọc yêu cầu
GV hướng dẫn cách làm
Gọi một số em trình bày kết quả.
Hướng dẫn HS hình thành tính chất kết hợp của phép cộng phân số.
Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu.
Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
Tổ chức ho HS làm bài
Chấmchữa bài.
2 em đọc
HS làm bài
Một số em trình bày kết quả
2 em đọc yêu cầu
HS làm bài
Trình bày kết quả
2 em ®äc 
Tãm t¾t bµi to¸n
Mét sè em nh¾c l¹i
Lµm bµi
Ch÷a bµi
-GV nhận xét kết quả bài làm của HS. Dặn dò các em về nhà tự ôn tập lại các phần đã học về dấu hiệu chia hết cho 2, 3,5,9. phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh phân số 
Thứ 4 ngày 22 tháng 2 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì ?.(ND ghi nhớ)
- Nhận biết câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn(BT1, mục III). Biết đặt câu kể Ai là gì ? theo mẫu đã học để giới thiệu về một người, một người thân trong gia đình(BT2, mục III).
- HS khá, giỏi viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên : SGK, bảng phụ
2. Học sinh : Mỗi HS mang theo một tấm ảnh gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức : Lớp hát, chuẩn bị sách vở 
2. Kiểm tra bài cũ:HS đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ BT1.
 3. Bài mới: gtb 
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a). Phần nhận xét
- 4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập 1,2,3,4.
- 2 HS đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn: Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ trường Tiểu Học Thành Công. Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
- HS tự làm vào VBT rồi nêu kết quả
- GV nhận xét và sửa bài lên bảng 
- HS tìm các bộ phận trả lời các câu hỏi Ai ? là gì ?
- GV treo bảng phụ đã viết 3 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm.
- GV dặn HS gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì? 
- GV chốt lại ý đúng:	
- Cho cả lớp so sánh xác định sự khác nhau giữa kiểu câu ai là gì? Với kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai thế nào?
-Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào trong câu?
-Bộ phận vị ngữ khác nhau thế nào?
b). Phần ghi nhớ: HS đọc thầm
c). Phần luyện tập
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập và cho cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS nêu kết quả, GV nhận xét 
Bài tập 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chọn tình huống giới thiệu: về các bạn trong lớp; hoặc giới thiệu từng người thân của mình trong tấm ảnh chụp gia đình. Nhớ dùng các câu kể ai là gì trong giới thiệu
- Cho HS viết VBT
- Cho từng cặp HS giới thiệu, HS thi giới thiệu trước lớp
- GV nhận xét bình chọn bạn có đoạn giới thiệu đúng đề tài, tự nhiên ...
I. Nhận xét:
Bài tập 1,2:
+Câu 1,2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi
+Câu 3 : Nêu nhận định về bạn
Bài tập 3: 
Câu 1:Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta? – Đây là Diệu Chi , bạn mới của lớp ta.
 - Đây là ai ?
 – Đây là Diệu Chi, Bạn mới của lớp ta.
Câu 2:Ai là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công? (hoặc bạn Diệu Chi là ai?)
- Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công.
Câu 3:Ai là hoạ sĩ nhỏ? 
– Bạn ấy là hoạ sĩ nhỏ đây.
- Bạn ấy là ai?– Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
* Kết luận:
 - Ai ? Là gì ?
 Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
 Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường.
 Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
II. Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập 
Bài tập 1: 
a 1) Thì ra.. : Giới thiệu về cái máy
a 2) Đó là  : Nhận định về giá trị ..
b)  : Nhận định ( chỉ mùa vụ ngày, đêm)
c)  : Nhận định về giá trị , bao hàm cả giới thiệu về loại cây đặc biệt của miền Nam.
Bài tập 2:
VD: Tôi xin giới thiệu về các thành viên trong tổ tôi. Đây là Minh. Bạn ấy học tập rất chăm chỉ, bài toán nào dù khó mấy bạn cũng cố tìm tòi cách giải cho bằng được. Bạn kể chuyện rất hay của tổ tôi là Hoa.
 Mình xin giới thiệu về gia đình của mình. ông mình là sĩ quan quân đội. Bà mình là giáo viên hiện đang dạy ở trường.
4. Cñng cè, dÆn dß: 
- NhËn xÐt giê häc
 **************************************
 TẬP LÀM VĂN :
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU
 - Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối, HS để viết một đoạn văn(còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh(BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: bảng phụ, Tranh, ảnh cây chuối tiêu 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết trước.
2. Bài mới: gtb
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài tập 1: 
- HS đọc dàn ý bài văn miêu tả cây chuối tiêu. 
+ Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối ?
- GV nhận xét và kết luận
Bài tập 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập và nhắc nhở HS :
- Bốn đoạn văn của bạn Hồng chưa được hoàn chỉnh. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu ba chấm...
- Mỗi em cố gắng hoàn chỉnh cả bốn đoạn
- Cho cả lớp đọc thầm 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của đoạn văn và làm vào vở bài học của mình.
- HS tiếp nối nhau đọc một đoạn mà các em đã hoàn chỉnh trước lớp. Gv nhận xét và khen đoạn hay nhất.
-Tiến hành tương tự đối với các đoạn còn lại.
- Cuối giờ, GV chọn 2 bài đã viết hoàn chỉnh đọc mẫu trước lớp và chấm điểm.
Bài tập 1: 
- Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu (thuộc phần mở bài)
- Đoạn 2,3 : tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu (thuộc phần thân bài)
- Đoạn 4: Lợi ích của cây chuối tiêu (thuộc phần kết luận)
Bài tập 2: Ví dụ :
*Đoạn 1: Hè nào em cũng được về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà bà em trồng nhiều thứ cây: nào na, nào ổi, nhưng nhiều hơn cả là chuối. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở gốc vườn.
* Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiến ô xanh mát rượi. Thân cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát thành bụi. Đến gần, mới thấy rõ thân chuối như cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng của cây đã hơi khô.
* Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già, khô, bị gió đánh rách ngang, và ruc xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sắp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu lá ở trên màu xanh mát, nhạt dần. Đặc biệt nhất là buồn chuối dài lê thê, nặng chĩu với bao nhiêu nải sát nhau khiến cây như oằn xuống.
* Đoạn 4: Cây chuối dường như không bỏ thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn, lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bửa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi
3. Tổng kết - Củng cố :- Khái quát ND bài.
- Nhận xét giờ học
**********************************************
TOÁN 
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Biết cách trừ hai phân số khác mẫu số.
- Bài tập cần làm: 1 ; 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng thực hiện Tính : 
- HS dưới lớp làm nháp, nêu cách làm và tính. GV nhận xét và sửa bài cho lớp.
2. Bài mới: : gtb
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a). Hình thành phép trừ hai phân số khác mẫu số
- GV nêu ví dụ trong SGK dưới dạng bài toán. Muốn tính số đường còn lại ta làm thế nào ?
+ Muốn thực hiện được phép trừ ta làm thế nào 
- GV hướng dẫn HS quy đồng mẫu số 
- Cho cả lớp thực hiện trừ hai phân số đã quy đồng, cho HS thực hành vào vở nháp, nêu kết quả, GV nhận xét và sửa bài lên bảng lớp.
+ Trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? (Ta đưa về phép trừ phân số cùng mẫu số.)
b). Thực hành
Bài tập 1: 
- HS đoc, nêu yêu cầu BT
- Gọi hai HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở nháp 
- Nhận xét, GV chốt:
Bài tập 2: 
- HS đoc, nêu yêu cầu BT
 a : GV ghi lên bảng phép tính 
- HS thực hiện phép tính vào vở bằng cách quy đồng mẫu số, rồi tính
- GV nhận xét sửa bài cho cả lớp
-Tiến hành tương tự đối với các phép khác
-Gọi HS nêu cách làm và kết quả, cho HS nhận xét cách làm và kết quả.
Bài tập 3: 
- HS đoc, nêu yêu cầu BT
-HS nêu tóm tắt bài toán, tự làm vào vở, 1 HS lên bảng
- Gọi một số HS nêu kết quả. GV nhận xét và sửa bài lên bảng
1. Trừ hai phân số khác mẫu
VD:Bài toán :
*Quy đồng mẫu số hai phân số:
2. Thực hành
Bài tập1: Củng cố kĩ năng trừ hai phân số khác mẫu số
Bài tập 2: Củng cố kĩ năng trừ hai phân số khác mẫu số( trường hợp MSC là một trong hai MS )
Bài tập 3: Vận dụng trừ hai phân số khác MS để giải toán
 Đáp số: diện tích
4. Tổng kết - Củng cố : 
- ND bài, Nhận xét giờ học
ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. MỤC TIÊU :Học xong bài này học sinh biết:
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ :
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên bờ sông Hậu
+Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
- HS khá, giỏi: GiảI thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, xăn hoá, khoa học của đòng bằng sông Cửu Long: nhờ có vị trí địa lí thuận lợi; Cần Thơ là nơI tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ hành chính Việt Nam; Tranh, ảnh Cần Thơ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ:Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của TP. HCM ?
2. Bài mới: gtb 
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
a).Thành phố ở trung tâm ĐB sông Cửu Long 
* Hoạt động1: Làm việc theo cặp.
- HS dựa vào bản đồ, trả lời câu hỏi: Cho biết thành phố Cần Thơ giáp với tỉnh nào?
- Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ 
b). Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ Việt Nam, SGK, thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
- Trung tâm kinh tế ( kể tên các nghành công nghiệp của Cần Thơ) 
- Trung tâm văn hoá khoa học.
- Trung tâm du lịch.
+ Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long?
Bước 2: Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời.
- GV phân tích thêm về ý nghĩa địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuân lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
1. Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
- TP Cần Thơ nằm bên sông Hậu, trung tâm ĐB sông Cửu Long 
2. Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Vị trí ở trung tâm đông bằng sông Cửu Long, bên dòng sông Hậu.Đó là vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long và với các tỉnh trong nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất, nhập khẩu hàng hoá cho đồng bằng sông Cửu Long.
- Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nhất cho cả nước; đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các nghành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón phục vụ nông nghiệp.
4. Tổng kết - Củng cố : 
- Khái quát ND bài,.
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò : 
- HD về nhà, chuẩn bị giờ sau: “Ôn tập”
 **********************
 Thứ 5 ngày 23 tháng 2 năm 2012
 TOÁN LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Thực hiện được phép trừ hai phân số, trừ một số tự nhiên cho phân số, trừ một phân số cho một số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: 1 ; 2(a, b, c) ; 3	
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: bảng phụ
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức : Lớp hát, chuẩn bị sách vở 
2. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách tính và thực hiện bài toán sau:
3. Bài mới: gtb
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài tập 1: 
- HS đọc, nêu yêu cầu BT
- Cho cả lớp làm bài vào vở, sau đó đổi vở để kiểm tra.
- 1 HS lên bảng làm, nhận xét:
Bài tập 2(2d được phép giảm): 
- HS đọc, nêu yêu cầu BT
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài tập 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu BT
-GV ghi phép tính lên bảng lớp : 
-GV hỏi : Có thể thực hiện phép trừ trên như thế nào ?
-GV nêu : Viết dưới dạng hai phân số.
-Tương tự cho HS làm vào vở câu b,c
Bài tập 4(HSKG)
Bài tập 5:(HSKG) 
- HS đọc đề toán, nêu tóm tắt bài toán rồi cho HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét và sửa bài 
-GV cho HS trao đổi để tính số giờ bạn Nam ngủ trong một ngày
 1 ngày = 24 giờ
 ngày = 9 giờ
Bài tập 1: Củng cố kĩ năng trừ hai phân số
Bài tập 2: Củng cố kĩ năng trừ hai,ba phân số khác mẫu số
Bài tập 3: Củng cố kĩ năng trừ số TN cho phân số
Bài tập 5: Củng cố kĩ năng giải toán
Bài giải
Thời gian ngủ của bạn Nam trong một ngày là:
 (ngày)
 ngày = 9 giờ
Thời gian của Nam ngủ trong một ngày là 9 giờ. 
 Đáp số : ngày (( giờ)
TẬP ĐỌC :
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 HUY CẬN 
I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc thể hiện được nhịp điệu khẩn trương, tâm trạng hào hứng của những người đánh cá trên biển.
- Hiểu ND bài thơ : Ca ngợi vẽ huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Học thuộc lòng 1,2 khổ thơ yêu thích trong bài thơ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ trong SGK phóng to, ảnh minh hoạ cảnh mặt trời đang lặn xuống biển, cảnh những đoàn thuyền đang đánh cá, đang trở về hay đang ra khơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Vẽ về cuộc sống an toàn và trả lời câu hỏi 
2. Bài mới: gtb
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a). Luyện đọc
- 1 HSG đọc toàn bài
- HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ; đọc 2-3 lượt. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn HS xem ảnh, tranh minh hoạ bài thơ; giúp HS hiểu nghĩa trong bài; hướng dẫn HS biết nghỉ hơi tự nhiên, đúng nhịp trong mỗi dòng thơ nhịp 4/3 hoặc 2/5.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho 2 cặp HS đọc bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhịp nhàng, khẩn trương. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển, ca ngợi tinh thần lao động sôi nổi, hào hứng của những người đánh cá.
b). Tìm hiểu bài
+CH1: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào ? những câu thơ nào cho biết điều đó 
+CH2: Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào ? Những câu thơ nào cho biết điều đó 
+CH3: Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp của biển? 
* Nội dung thứ nhất của bài là gì ?
(*) Đọc thầm toàn bài và trả lời CH4:
+CH4: Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào ?
(+) Nêu nội dung của bài thơ ( Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp của những người lao động trên biển.)
c). Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ. GV hướng dẫn các em tìm giọng đọc của bài thơ và thể hiện biểu cảm.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong đoạn sau( bảng phụ)
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
.. tự buổi nào.”
- GV đọc mẫu, HS nghe, xác định giọng đọc, từ cần nhấn
- Cho HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ và đọc diễn cảm trong nhóm đôi 
- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ, cả bài thơ.
I. Luyện đọc
- Sập cửa , luồng sáng 
- K1: ngắt nhịp 5/3
- Gõ thuyền/ đã  sao
- Hát rằng // cá bạc lặng
- Sao mờ /kéo  sáng 
Luyện đọc theo cặp
2 cặp HS đọc bài
II.Tìm hiểu bài
1. Vẻ đẹp huy hoàng của biển
- Màu sắc :
- ánh sáng của mặt trời 
2. Ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động trên biển 
- Tiếng hát :
- Kéo lưới :
* Nội dung : Ca ngợi vẽ huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động.
III. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng 
“ Mặt trời xuống biển 
 tự buổi nào”
3. Tổng kết - Củng cố :
- Khái quát ND bài
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
 - Xem trước bài “Khuất phục tên cướp biển”.
 *******************************************
Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối
 I. MỤC TIÊU
 - Vận dụng những hiểu biết về thể loại văn miêu tả cây cối để viết một bài văn tả cây cối cho hoàn chỉnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh, ảnh cây cối 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Giới thiệu bài
Tìm hiểu đề bài:
Đề bài: Hãy tả một cây ăn quả ở khu vườn nhà em ( hoặc một khu vườn em quan sát được).
Gợi ý HS tìm hiểu đề bài.
+ Giới thiệu cây sẽ tả.
+ Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây.
+ Lợi ích của cây.
HS viết bài.
Đọc bài, nhận xét.
*Bài văn tham khảo:
 Hè nào em cũng được về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà bà em trồng nhiều thứ cây: nào na, nào ổi, nhưng nhiều hơn cả là chuối. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở gốc vườn.
 Nhìn từ xa, cây chuối như một chiến ô xanh mát rượi. Thân cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát thành bụi. Đến gần, mới thấy rõ thân chuối như cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng của cây đã hơi khô.
 Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già, khô, bị gió đánh rách ngang, và ruc xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sắp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu lá ở trên màu xanh mát, nhạt dần. Đặc biệt nhất là buồn chuối dài lê thê, nặng chĩu với bao nhiêu nải sát nhau khiến cây như oằn xuống.
 Cây chuối dường như không bỏ thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn, 
lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bửa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.
3. Tổng kết - Củng cố :- Khái quát ND bài.
- Nhận xét giờ học
 ***************************************************
 KHOA HỌC 
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
	-Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào ? có thể làm cho bóng tối của một vật thay đổi bằng cách nào ?
2. Bài mới : gtb
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
- GV cho tập chung nhóm, yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK
- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ. GV gợi ý : ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như hút nước, thoát hơi nước, hô hấp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV nhận xét và kết luận ( mục Bạn cần biết SGK
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật
- GV đặt vấn đề : Cây xanh không thể thiếu ánh sáng mặt trời nhưng có phải mọi loài cây đều càn một thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không ?
- GV nêu câu hỏi cho lớp thảo luận theo nhóm đôi
+Tại sao có một số cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng  được chiếu sáng nhiều ? một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, trong hang động ?
+Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng.
+Nêu một số ứng dung về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt.
- Đại diện nhóm báo cáo
- GV nhận xét, kết luận: hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ thu hoạch cao.
- Cho HS đọc ghi nhớ bài
1. Vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
- ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như hút nước, thoát hơi nước, hô hấp
* ánh sáng duy trì sự sống
2. Nhu cầu về ánh sáng của thực vật
- Mỗi loài cây khác nhau thì nhu cầu ánh sáng khác nhau
* Liên hệ : Trồng xen cây
3. Tổng kết - Củng cố : 
- Khái quát ND bài, Nhận xét giờ học
 ********************************************
 Thứ 6 ngày 24 tháng 2 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU
 - HS nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết VN trong câu kể Ai là gì?(ND ghi nhớ).
 - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì? bằng cách ghép hai bộ phận của câu(BT1, BT2, mụcIII), biết đặt 2, 3 câu kể Ai là gì? dựa theo 2, 3 từ ngữ cho trước(BT3, mục III). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết 4 câu văn ở phần nhận xét
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a). Phần nhận xét
- 3 HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
- GV nêu : Để tìm vị ngữ trong câu, phải xem bộ phận nào trả lời câu hỏi ai là gì? 
- HS đọc thầm các câu văn, trao đổi với bạn, lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
- GV nhận xét và sửa bài:
- HS xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được:
+Trong câu này bộ phận nào trả lời câu hỏi Ai là gì? (là cháu bác Tự)
+Bộ phận đó gọi là gì? (Vị ngữ)
-Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai là gì? (do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành).
b). Phần ghi nhớ: 
- HS đọc thầm ghi nhớ trong SGK.
c). Phần luyện tập
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
Bài tập2 :
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm VBT, nêu miệng
- GV chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tiếp nối nhau đặt câu 
- GV nhận xét và ghi kết quả bảng 
I. Nhận xét:
- Đoạn văn này có 4 câu 
- Câu có dạng ai là gì ? là : Em là cháu bác Tự
* Vị ngữ trong câu kể Ai là gì do : DT hoặc cụm DT tạo thành
II. Ghi nhớ(SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1: Xác định VN trong câu kể Ai là gì ?
Người // là Cha, là Bác, là Anh. Quê hương // là chùm khế ngọt.
Quê hương // là đường đi học.
* Từ “là”: từ nối CN với VN nằm ở VN
Bài tập 2: 
- Chim công / nghệ sĩ múa hát tài ba.
- Đại bàng/ là dũng sĩ của

File đính kèm:

  • docTuan 24.doc