Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2012-2013

doc19 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ 2 ngày 26 tháng 3 năm 2012
Tập đọc
Ôn tập (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, tương đối lưa loát về bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đàu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận biết được một số nhân vật trong văn bản tự sự
HS khá, giỏi đọc tương đối lưa loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút) 
II. Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng BT2 để HS điền.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách TV4, tập 2.
III. hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài:
- Hỏi HS: Từ đầu học kì II tới nay, các em đã được học những chủ điểm nào?
- GV ghi lên bảng lớp tên các chủ điểm, giới thiệu nội dung mà các em được ôn tập trong 9 tuần đầu của HKII.
HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL: ( khoảng 1/3 số HS)
- Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu
- GV đặt câu hỏi theo nội dung bài cho từng em, HS TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định.
- Những HS chưa đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để KT lại tiết sau.
HĐ2: Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm
- GV nhắc HS lưu ý: Chỉ tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm đó. HS làm bài vào VBT.
- GV phát phiếu cho các nhóm.. 
- Các nhóm làm bài trên phiếu.
- Nghe hiệu lệnh của GV các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp.
- Các nhóm nhận xét bài làm của nhóm bạn. Sau khi các nhóm nhận xét và bổ sung, GV hướng dẫn cả lớp chốt lại kết quả đúng.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS xem lại 3 kiểu câu kể đã học để chuẩn bị cho bài ôn tập sau:
Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?
-------------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I. mục tiêu:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
III. Hoạt động dạy- học:
 - GV tổ chức cho HS làm lần lượt từng BT trong VBT:
Bài 1: HS quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong SGK. Sau đó lần lượt đối chiếu các câu a), b), c) với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật.
Từ đó xác định được câu nào là phát biểu đúng, câu nào sai rồi chọn chữ tương ứng.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Gọi một số HS trả lời, cả lớp nhận xét, kết luận.
Bài2: Tiến hành tương tự như bài 1
Bài3: 
- HS lần lượt tính diện tích của từng hình.
- So sánh số đo diệnu tích của các hình (với đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông) và chọn số đo lớn nhất.Một số HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét và chữa bài.
* Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS.
-------------------------------------------------------------------------
Khoa học:
ôn tập: Vật chất và năng lượng (tiết 1)
I. mục tiêu:
Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
II. đồ dùng dạy- học:
- Tất cả các đồ dùng đã chuẩn bị tà những tiết trước để làm thí nghiệm..
- Một số tranh, ảnh của các tiết học trước; bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động1: Các kiến thức khoa học cơ bản.
- GV lần lượt cho HS trả lới các câu hỏi trong SGK.
- Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1,2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.( 2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào VBT).
- Gọi HS nhận xét, chữa bài. GV chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ và trả lời.( Cả lớp thảo luận nhóm 2).
- Các nhóm trả lời, bổ sung cho nhau, GV kết luận.
- Câu hỏi 4, 5, 6 tiến hành tương tự như câu hỏi 3.
Hoạt động 2: Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”.
- GV chuẩn bị sẵn câu hỏi vào phiếu: Ví dụ:
Nêu thí nghiệm để chứng tỏ:
Nhóm 1: 
 + Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định.
 + Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
 + Nguồn nước đã bị ô nhiễm.
Nhóm 2: 
 + Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
 + Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
Nhóm 3: 
 + Sự lan truyền âm thanh;
 +Ta chỉ nhìn thấy mọi vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt;
 + Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Nhóm 4: 
 + Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
 + Không khí là chất cách nhiệt.
- Yêu cầu các nhóm lên bốc thăm và về chỗ suy nghĩ trong 3 phút sau đó lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét , kết luận.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên chỉ vào bảng và trình bày sự trao đổi chất ở động vật.
* Củng cố, dặn dò:GV nhận xét chung tiết học; dặn HS tiết sau tiếp tục ôn tập.
---------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 27 tháng 3 năm 2012
Toán
Giới thiệu tỉ số
I. mục tiêu:
- Biết lập tỉ số hai đại lượng cùng loại.
II. Hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5
- GV nêu ví dụ: Có 5 xe tải và 7 xe khách. Vẽ sơ đồ như SGK.
- Giới thiệu tỉ số:
 + Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay . Đọc là : “Năm chia bảy”, hay “Năm phần bảy”. Tỉ só này cho biết: số xe tải bằng số xe khách.
 + Tỉ số của số xe khách và số xe tải là 7 : 5 hay 7/5. Đọc là “Bảy phần năm”.
Tỉ số này cho biết: số xe khách bằng 7/5 số xe tải.
HĐ1: Giới thiệu tỉ số a : b ( b khác 0).
- Yêu cầu HS lập các tỉ số của 2 số: 5 và 7; 3 và 6. 
- Sau đó lập tỉ số của a và b (b khác 0) là a : b hay. 
- GV lưu ý HS cách viết tỉ số của hai số: không kèm theo tên đơn vị.
HĐ2: Thực hành.
Bài1: HS nêu đề bài, nêu cách làm rồi tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. 
GV chữa bài.
Bài3: Cho HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
Một số HS rồi nêu kết quả. Cả lớp nhận xét và chữa bài.
* Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Ôn tập (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ trên 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài văn miêu tả.
- Biết đặt câu theo các kiểu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu
HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 85 chữ/15 phút); hiểu nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ởBT1.
- 3 tờ giấy khổ to để 3 HS làm BT2.
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập
HĐ1: Nghe- viết chính tả.(Hoa giấy).
- GV đọc đoạn văn Hoa giấy. HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc HS chú ý các hiện tượng chính tả, cách trình bày đoạn văn.
- Yêu cầu HS nêu nội dung đoạn văn.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu ngắn cho HS viết.
- Chấm bài, nhận xét, chữa lỗi.
HĐ2: Đặt câu:
Bài tập : 
- HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi. GV hỏi:
Bài tập yêu cầu chúng ta đặt các câu văn theo các kiểu nào?
- HS làm bài vào VBT (3 HS làm bài trên phiếu, mỗi em một ý).
- Nhận xét, chữa bài.
* Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa được kiểm tra chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
--------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
nghĩa quân tây sơn tiến ra thăng long ( Năm 1786).
I. Mục tiêu:
- Nắm được đoi nét về nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
 + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
 + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở dầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại của chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đàu cho việc thống nhất đất nước.
HS khá, giỏi:
Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long: Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay...
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn.
- Gợi ý kịch bản: Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS đứng dậy trình bày những nội dung chính cần ghi nhớ ở tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
 GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long.
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai:
- Yêu cầu HS đọc trong SGK sau đó kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. Yêu cầu HS cho biết:
 + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì?
 + Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
 + Cuộc tiến quân ra Bắc của Tây Sơn diễn ra như thế nào?
- Cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn “quân Tây Sơn”.
- Yêu cầu HS đóng vai theo nhóm sau đó lên trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- GV kết luận chung.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Hai HS đọc mục tóm tắt bài học.
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
---------------------------------------------------------------------------
.Thứ 4 ngày 28 tháng 3 năm 2012
Đạo đức
Cô xuyến dạy
-------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
I. mục tiêu:
- Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. 
II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Giới thiệu bài toán 1.
- GV nêu bài toán. Hướng dẫn HS phân tích đề toán, vẽ sơ đồ đoạn thẳng : số bé được biểu thị là 3 phần bằng nhau, số lớn được biểu thị là 5 phần như thế.
- GV hướng dẫn HS giải theo các bước:
 + Tìm tổng số phần bằng nhau: 3 + 5 = 8 (phần)
 + Tìm giá trị một phần: 96 : 8 = 12
 + Tìm số bé: 12 x 3 = 36
 + Tìm số lớn: 12 x 5 = 60 (hoặc 96 – 36 = 60).
- Khi trình bày bài giải có thể gộp bước 2 và bước 3 là 96 : 8 x 3 = 36 
HĐ2: Bài toán 2: 
- GV nêu bài toán. Phân tích đề toán. Vẽ sơ đồ đoạn thẳng (như SGK).
- Hướng dẫn HS giải tương tự như bài toán 1.
HĐ3: Thực hành.
Bài 1:- GV yêu cầu HS nêu các bước giải, sau đó tự làm.( Một HS làm trên bảng phụ).
- Nhận xét, chữa bài. 
- Lưu ý HS : Nếu không vẽ sơ đồ thì có thể diễn đạt bằng lời.
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS.
----------------------------------------------------------------------
Tậpđọc
Ôn tập (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe- viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong sách TV4, tập2 (như tiết 1)..
- Phiếu ghi sẵn nội chính của 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL: (khoảng 1/3 số HS)
Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định.
HĐ2: Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính.
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nắm yêu cầu.
- HS tìm 6 bài TĐ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
- HS suy nghĩ, phát biểu về nội dung chính của từng bài. GV nhận xét, dán phiếu ghi
sẵn nội dung chính của mỗi bài TĐ lên bảng, chốt lại ý kiến đúng.
- 1 HS đọc lại nội dung bảng tổng kết.
HĐ3: Nghe- viết ( Cô Tấm của mẹ)
- GV đọc bài thơ CôTấm của mẹ, HS theo dõi trong SGK.
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc HS chú ý cách trình bày, những từ ngữ mình dễ viết sai.
- Yêu cầu HS cho biết: Bài thơ nói điều gì?
- HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết. Sau đó chấm, chữa bài.
* Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chuẩn bị cho tiết ôn tập sau
--------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Ôn tập (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2); Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm bài tập 1, 2; bảng phụ viết nội dung BT3a,b,c theo hàng ngang.
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài:
GV nêu nội dung của tiết học.
Bài tập 1, 2: Một HS nêu yêu cầu bài tập.
 Ghi lại các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trongt tiết MRVT thuộc 3 chủ điểm vừa nêu trên.
- Một HS đọc yêu cầu BT 1, 2. HS theo dõi trong SGK.
- GV phát phiếu cho từng nhóm, mỗi nhóm thực hiện một chủ điểm.
- Đại diện nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm cao cho nhóm làm bài tốt nhất.
Bài tập 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
- HS đọc yêu cầu của BT3.
- HS làm bài vào VBT. ( 3 HS làm bài trên bảng phụ).
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa có điểm kiểm tra hoặc điểm kiểm tra đọc chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. 
-----------------------------------------------------------------------------
Buổi 2
Chính tả
Ôn tập (Tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
- Một số phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT2.
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập
1. Kiểm tra tập đọc và HTL: (Số còn lại)
Kiểm tra những em còn lại: HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm.
2. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nắm yêu cầu.
- HS làm bài vào phiếu theo nhóm. 
- Đại diện nhóm thi trình bày kết quả làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm làm bài tốt nhất.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà tiếp tục xem lại các tiết học về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
Luyện Toỏn 
Chữa bài kiểm tra định kì lần 3
-----------------------------------------------------------------------------
Viết cam kết
Tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 29 tháng 3 năm 2012
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. hoạt động dạy và học:
GV tổ chức cho HS làm bài tập.
Bài 1: - Một HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Yêu cầu HS nêu các bước giải .
- HS tự làm bài. ( 1 HS làm trên bảng phụ). GV cùng cả lớp kiểm tra, nhận xét
Bài 2: GV cho HS nêu cách làm, sau đó HS tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
Bài 3: GV cho HS tự làm bài vào vở rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu các bước giải:
 + Tính nửa chu vi hình chữ nhật.
 + Vẽ sơ đồ.
 + Tìm chiều rộng, chiều dài.
- HS tự làm bài, GV theo dõi chung; HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Ôn tập (Tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
- Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đàu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đã đọc đã học, trong đó có thể sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3).
HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, có thể sử dung 3 kiểu câu kể đã học (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân biệt 3 kiểu câu kể (BT1); bảng phụ viết sẵn lời giải BT1. Một tờ phiếu viết đoạn văn ở BT2.
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung cần ôn tập trong tiết học.
* Hướng dẫn ôn tập.
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT
- GV nhắc HS xem lại các tiết LTVC: Câu kể Ai làm gì?; Câu kể Ai thế nào?; Câu kể Ai là gì? để lập bảng phân biệt đúng.
- GV phát phiếu cho các nhóm làm bài; Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. GV treo bảng phụ ghi lời giải, mời 1 HS đọc lại.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV gợi ý: Các em lần lượt đọc từng câu,xem mỗi câu thuộc kiểu câu gì, tác dụng. 
- HS làm việc cá nhân rồi phát biểu ý kiến. GV dán tờ giấy đã viết đoạn văn lên bảng, mời 1 HS có lời giải đúng trình bày kết quả, chốt lại lời giải.
Bài tập 3:- GV nêu yêu cầu bài tập, nhắc HS khi làm bài cần sử dụng các loại câu kể theo yêu cầu của đề ra.
- HS viết đoạn văn sau đó nói tiếp nhau đọc trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết họcDặn HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8 và chuẩn bị cho tiết kiểm tra sau.
----------------------------------------------------------------------------
Địa lí
người dân và hoạt động sản xuất ở 
đồng bằng duyên hải miền Trung.
I. Mục tiêu:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
HS khá, giỏi: Giải thích vì sao ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa mì và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam; Lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung; bản đồ dân cư VN
-Tranh, ảnh như SGK; các tranh, ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT. 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra:
- 2 HS lên bảng: Đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung và chỉ trên lược đồ.
- 2 HS: Nêu đặc điểm của ĐBDH miền Trung. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài, ghi mục bài.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc.
 * Làm việc theo cặp 
GV giới thiệu: ĐB DHMT tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc.
- Yêu cầu từng cặp HS quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh:
 + So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền trung so với ở vùng núi Trường Sơn.
 + So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận: Dân cư ở vùng ĐB DHMT khá đông đúc và phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố.
- Yêu cầu HS đọc sách và cho biết: Người dân ở ĐB DHMT là người dân tộc nào?
- GV giới thiệu thêm cho HS biết.
- Yêu cầu các cặp quan sát hình 1, 2 nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân
*Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 3 đến hình 8 trong SGK và đọc ghi chú ở các hình. (6 HS đọc lần lượt trước lớp).
- Dựa vào các hình ảnh đó hãy cho biết, người dân ở đây có những ngành nghề gì?
- Yêu cầu HS kể tên một số loại cây được trồng ở đây; một số loại con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐB DHMT; một số loài thuỷ sản được nuôi ở ĐB DHMT.
- GV nhấn mạnh: Nghề làm muối là một nghề rất đặc trưng của ngời dân ở ĐB DHMT, nghề này rất vất vả)
HĐ3: Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở ĐB DHMT
- Yêu cầu một số HS nhắc lại các nghề chính ở ĐB DHMT.(trồng trọt, chăn nuôi.
đánh bắt thuỷ sản, làm muối).
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6: đọc bảng gợi ý trong SGK giải thích vì sao đồng bằng DHMT lại có các hoạt động sản xuất đó.
- Các nhóm lên trình bày trước lớp (1 HS viết lên bảng GV kẻ sẵn, 1 HS trình bày trước lớp) mỗi nhóm một nội dung.
Tên hoạt động sản xuất
Một số điều kiện cần thiết để sản xuất
Trồng lúa
Trồng mía, lạc
Làm muối
Nuôi, đánh bắt thuỷ sản
- GV nhấn mạnh: Mặc dù thiên nhiên ở đây thường gây bão lụt và khí hậu có phần khắc nghiệt, người dân ở ĐBDHMT vẫn biết tận dụng khai thác các điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển các ngành nghề phù hợp cho đời sống của mình và còn phục vụ các vùng khác, cũng như phục vụ xuất khẩu.
3. Củng cố, dặn dò :
- 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. GV nhận xét tiết học; 
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về ĐB DHMT.
----------------------------------------------------------------------------------
Buổi 2
Luyện Toán
Chữa bài kiểm tra định kì lần 3
----------------------------------------------------------------------------------
Luyện Luyện từ và câu
Chữa bài kiểm tra định kì lần 3
-----------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Trồng và chăm sóc bồn hoa
Kể chuyện
Kiểm tra (Tiết 7)
Kiểm tra đọc- hiểu, luyện từ và câu
KTĐK giữa HKII được tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của Sở vào ngày 15/ 3/ 2007. ở tiết học này, GV tổ chức cho HS tự làm BT ở VBT TV4 (trang). Sau đó, GV chấm và chữa bài.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Đạo đức
Tôn trọng luật giao thông (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng luật giao thông và vi phạm luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số biển báo giao thông cơ bản, biển báo có học sinh qua đờng.
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài - trao đổi thông tin
- Cho HS trình bày kết quả thu thập và ghi chép đợc trong tuần.
- Cho HS nhận xét an toàn giao thông nớc ta hiện nay.
* Trả lời câu hỏi
- HS đọc sách - GV nêu câu hỏi
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
3. Củng cố - dặn dò:
- GV cho học sinh hệ thống lại toàn bài - chơi trò chơi.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 6 ngày 26 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
Kiểm tra giữa kỳ II (Tiết 8 )
I. Mục tiêu :
-Kiểm tra lại các kiến thức mà học sinh đã họcvề miêu tả đồ vật ,cách trình bày bài 
văn miêu tả đồ vật .
-Thông qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đầu năm 
lại nay .
II. Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Giáo viên chép đề bài lên bảng 
- Đề bài: Em hãy tả đồ vật mà em thích
Hoạt động 2:GV nhắc nhỡ HS trớc khi làm bài
- Đọc kĩ đề bài trớc khi làm ,nắm yêu cầu đề bài
- Nhắc nhỡ cách trình bày bài văn miêu tả ( bố cục, thứ tự tả ,trình bày câu ,
đoạn văn cho phù hợp ) Chú ý rèn chữ viết trong khi làm bài .
Hoạt động 3: Học sinh làm bài
- GV theo dõi nhắc nhỡ trật tự cả lớp	 
Hoạt động 4: Thu bài chấm 
Hoạt động 5: Nhận xét tiết kiểm tra .
Dặn chuẩn bị tiết học sau và ôn tập để tham gia khảo sát tốt
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
GV tổ chức cho HS làm bài tập.
Bài 1: 
- Một HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Yêu cầu HS nêu các bước giải .
- HS tự làm bài. ( 1 HS làm trên bảng phụ). GV cùng cả lớp kiểm tra, nhận xét
Bài 3: GV cho HS tự làm bài vào vở rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Các bước giải: Xác định tỉ số; Vẽ sơ đồ; Tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm hai số.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
ôn tập vật chất và năng lượng (tiếp theo).
I. Mục tiêu: 
Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
 Sưu tầm tranh, ảnh về việc sử dụng nước,âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 3: Triển lãm
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày tranh, ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học.
- Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về tranh, ảnh của nhóm.
- GV thống nhất với ban giám khảo về tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.( mỗi nhóm một bạn tham gia làm giám khảo).
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong từng nhóm trình bày. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi.
- Ban giám khảo đánh giá. HS trong nhóm đưa ra nhận xét riêng của mình. 
- GV là người nhận xét, đánh giá cuối cùng.
*Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị cho bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thể dục
Môn tự chọn - trò chơi “Dẫn bóng”
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi, đỡ chuyển cầu bằng mu bàn chân.
- Bước đầu biết cách chơi và thực hiện cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích ném bóng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. Biết

File đính kèm:

  • docT28.doc