Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013

doc18 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
 Thứ 2 ngày 2 thỏng 4 nghỉ giỗ tổ Hựng Vương
 (Bài học dạy bự vào cỏc ngày trong tuần)
 Thứ 3 ngày 3 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
đường đi sa pa
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; thêm tranh, ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra:
- GV gọi 2 HS đọc truyện Con sẻ, trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK. Nêu nội dung của bài em vừa đọc?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
 GV cho HS xem tranh minh hoạ trong SGK, ảnh minh hoạ và giới thiệu chủ điểm Khám phá thế giới sau đó giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện đọc.
- Giúp HS phân đoạn cho bài đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2- 3 lượt); GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng, giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài; 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn trong SGK, lần lượt TLCH, rồi nêu ý chính của mỗi đoạn:
 + Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy.
 + Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy. ( mỗi HS có thể nêu một chi tiết riêng các em cảm nhận được).
 + Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” ?
 + Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào?
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm, nêu nội dung chính của bài. (HS trình bày ý kiến, HS khác bổ sung, GV kết luận, ghi bảng)
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện đúng nội dung bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn sau:
Xe chúng tôi leo chênh vênh lướt thướt liễu rủ (theo trình tự: GV đọc mẫu, HS luyện đọc theo cặp; HS thi đọc diễn cảm trước lớp)
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nhẩm HTL hai đoạn văn (Từ Hôm sau chúng tôi đi Sa Pađến hết). HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 2 đoạn cuối bài, chuẩn bị bài mới.
-----------------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài.
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1 (a,b): Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Kết quả là: a) ; b) ; c) = 4; d) = 
Chú ý: Tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số.
Bài 3: 
- Cho 1 HS nêu yêu cầu.
- Gọi vài HS nêu các bước giải: 
 + Xác định tỉ số.
 + Vẽ sơ đồ.
 + Tìm tổng số phần bằng nhau; tìm mỗi số.
- HS tự làm bài vào vở (1 HS làm trên bảng phụ )
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Cho HS nêu cách làm bài:
 + Vẽ sơ đồ.
 + Tìm tổng số phần bằng nhau; tìm chiều rộng, chiều dài.
 - HS tự làm bài rồi chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà xem lại bài.
------------------------------------------------------------------------
Khoa học
 thực vật cần gì để sống
I. Mục tiêu:
 - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
*KNS : Kĩ năng làm việc theo nhúm
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 114, 115 SGK; phiếu học tập (VBT).
- Chuẩn bị theo nhóm: 5 lon sữa bò: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch; các cây đậu xanh hoặc ngô nhỏ được hướng dẫn gieo trước bài học khoảng 3 tuần; GV chuẩn bị: Một lọ thuốc đánh móng tay hoặc một ít keo trong suốt.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc các mục Quan sát trang 114 SGK để biết cách làm.
- Các nhóm làm việc; GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện một vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và TLCH: Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì?
- GV hướng dẫn HS làm phiếu để theo dõi sự phát triển của các cây đậu; khuyến khích HS tiếp tục chăm cây đậu hằng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi lại những gì quan sát được.
- Yêu cầu HS trả lời: Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào? GV kết luận .
Hoạt động 2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm.
- HS làm việc cá nhân vào phiếu (VBT). 
- Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập cá nhân, GV cho cả lớp lần lượt TLCH:
1. Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
2. Những cây khác sẽ như thế nào? Vì những lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh?
3. Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
- GV kết luận như mục Bạn cần biết trang 115 SGK.
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
--------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 4 tháng 4 năm 2012
Toán
 Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
I. Mục tiêu:
 - Biết cách giải bài toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó”
II. Hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài toán 1: 
 - GV nêu bài toán, phân tích bài toán, Vẽ sơ đồ đoạn thẳng: số bé được biểu thị là 3 phần bằng nhau, số lớn được biểu thị là 5 phần như thế.
- Hướng dẫn giải theo các bước:
 + Tìm hiệu số phần bằng nhau: 5 – 3 = 2 (phần).
 + Tìm giá trị một phần: 24 : 2 = 12
 + Tìm số bé: 12 x 3 = 36
 + Tìm số lớn: 36 + 24 = 60
GV lưu ý với HS khi trình bày bài giải có thể gộp bước 2 và bước 3 là: 24 : 2 x 3 = 36. 
HĐ2: Bài toán 2: 
- GV nêu bài toán.Hướng dẫn HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ đoạn thẳng như SGK.
- Hướng dẫn HS giải theo các bước: 
 + Tìm hiệu số phần bằng nhau: 7 – 4 = 3 (phần).
 + Tìm giá trị một phần: 12 : 3 = 4 (m).
 + Tìm chiều dài hình chữ nhật: 4 x 7 = 28 (m)
 + Tìm chiều rộng hình chữ nhật: 28 – 12 = 16 (m).
- GV lưu ý HS có thể gộp bước 2 và bước 3 là: 12 : 3 x 7 = 28 (m)
HĐ3: Thực hành:
Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài.
GV lần lượt hướng dẫn HS giải các bài tập trong SGK; 
 - HS nêu các bước giải sau đó tự làm bài; HS lên làm trên bảng phụ. 
 - Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
-------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
 mở rộng vốn từ: du lịch- thám hiểm.
I. Mục tiêu:
 Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1,BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4
II. Đồ dùng dạy học: 4 tờ giấy để HS các nhóm làm BT4.
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập 
* Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 1: HS đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng: ý b- Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
Cách tiến hành tương tự BT1. Lời giải: 
ý c: Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi....., có thể nguy hiểm.
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, TLCH.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: nghĩa của câu đó là: 
Ai đi được nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn./ Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.
Bài tập 4: 
- Một HS đọc nội dung bài tập 4.
- GV chia nhóm và phát giấy cho các nhóm trao đổi, thảo luận, chọn tên các sông đã cho để giải đố nhanh. Nhắc HS chỉ cần viết ngắn gọn.
- GV lập một tổ trọng tài : mời 2 nhóm thi trả lời nhanh: nhóm 1 đọc câu hỏi, nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết một nửa bài thơ, đổi ngược lại nhiệm vụ. Làm tương tự như thế với các nhóm sau. Cuối cùng các nhóm dán lời giải lên bảng lớp, GV cùng trọng tài chấm điểm, kết luận nhóm thắng cuộc.
* Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ (ở BT4) và câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
----------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
quang trung đại phá quân thanh (năm 1789)
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
 + Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra đánh quân Thanh.
 + ở Ngọc Hồi, Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử) quân ta thắng lợi lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn bỏ chạy về nước.
 + Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: đánh bại quan xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc
II. Đồ dùng dạy học: 
- Lược đồ trận Quang trung đại phá quân Thanh (năm 1789) phóng to.
- Vở bài tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS đứng dậy trình bày những nội dung chính cần ghi nhớ ở tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân..
- GV đưa ra các mốc thời gian:
 + Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789)
 + Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789)
 + Mờ sáng ngày mồng 5
- HS dựa vào SGK, điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn () cho phù hợp với mốc thời gian mà GV đưa ra.
- HS dựa vào SGK (kênh chữ và kênh hình) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
- HS thi thuật lại diễn biến của trận đánh trên lược đồ. GV thuật lại cho HS thấy.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS cho biết quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân thanh ( hành quân bộ từ Nam ra Bắc; tiến quân trong dịp tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa v.v)
- GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến mồng 5 Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Khuyến khích một số HS có thể thi kể một vài mẩu chuyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
3. Củng cố, dặn dò: Hai HS đọc mục tóm tắt bài học.
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
---------------------------------------------------------------------
Chiều ,Thứ 4 ngày 4 tháng 4 năm 2012
Đạo đức
Cô xuyến dạy
--------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu: 
 - Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Gọi HS lờn bảng chữa bài 1 tiết trước
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Thực hành:
 - GV tổ chức cho HS làm các BT trong SGK: 
Bài 1:- HS tự đọc bài toán.
 - Yêu cầu HS nêu các bước giải sau đó tự làm bài vào vở (1 HS làm trên bảng phụ).
- GV hướng dẫn HS chữa bài, kết luận.
Bài 2: - HS tự đọc đề bài.
 - Tiến hành tương tự như BT1.
* Củng cố, dặn dò:GV nhận xét tiết học.Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài mới..
-------------------------------------------------------------------------
Chính tả
Nghe - viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,?
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh bài tập).
II. Đồ dùng dạy học: - Bốn tờ phiếu viết nội dung BT2, BT3.
III. Hoạt động dạy và học.
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ- viết:
- GV đọc bài chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4...?Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết. GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài chính tả, cách viết các chữ số; tự viết vào nháp các tên riêng nước ngoài (A-rập, Bát-đa, ấn Độ). 
- HS nói nội dung mẩu chuyện.
- HS gấp SGK, GV đọc từng câu ngắn hoặc từng bộ phận ngắn cho HS viết.
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét chung.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.(VBT)	
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu, mời các nhóm HS làm bài. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả; Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc thầm truyện vui Trí nhớ tốt, làm bài vào VBT.
- 4 HS lên bảng làm bài trên phiếu.
- Nhận xét, chữa bài.
- GV hỏi thêm về tính khôi hài của truyện vui.
* Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS hay viết sai chính tả về nhà viết lại cho đúng và đẹp.
- Kể lại câu chuyện vui cho người thân nghe. 
------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 5 tháng 4 năm 2012
Toán
 Luyện tập
i. Mục tiêu:
- Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
- Biết nêu bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” theo sơ đồ cho trước.
II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Luyện tập
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1: HS tự đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu các bước giải sau đó tự làm bài vào vở (một HS làm trên bảng phụ).
- GV hướng dẫn HS chữa bài, kết luận.
Bài 3: 1 HS nêu bài toán. HS phân tích bài toán và nêu các bước giải:
 + Vẽ sơ đồ.
 + Tìm hiệu số phần bằng nhau.
 + Tìm số gạo mỗi loại.
- HS làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu. Sau đó gọi một số HS trình bày bài làm. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Mỗi HS tự đặt một đề toán rồi giải bài toán đó.
- GV chọn một vài bài để cả lớp phân tích, nhận xét.
* Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS;.
 Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
---------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Trăng ơitừ đâu đến?
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp ở các dòng thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra 1 HS đọc bài Đường đi Sa Pa và TLCH3 trong SGK. 1 HS đọc thuộc lòng đoạn văn có yêu cầu học thuộc, TLCH4 trong SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ (2 lượt). GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, đọc đúng các câu hỏi, nghỉ hơi dài sau dấu 3 chấm.
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ khó được chú giải sau bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 + Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
 + Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- HS đọc 4 khổ thơ tiếp theo, trả lời:
 + Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào?
- HS đọc thầm lại cả bài ,suy nghĩ, nói nội dung của bài thơ.
- HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, ghi bảng.
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ. 
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc và thể hiện biểu cảm.
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2, 3 theo trình tự: GV đọc mẫu- HS luyện đọc theo cặp- thi đọc diễn cảm trước lớp; 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ, HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Hình ảnh thơ nào là phát hiện độc đáo của tác giả khiến em thích nhất? HS trình bày ý kiến, GV chốt lại.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ, chuẩn bị cho bài sau.
-------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập về bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu: 
 - HS biết cách viết bài văn miêu tả cây cối
 - Trình bày được bài văn miêu tả cây cối
II. Đồ dùng dạy học :
III. Hoạt động dạy học :
1. KTBC : Gọi hs đọc lại bài tập làm văn tiết trước
 - GV nhận xột và cho điểm .
2. Bài mới : 
*Giới thiệu bài : - GV nờu mục tiờu tiết học .
Hướng dẫn làm bài
Đề bài : Em hãy viết một bài văn miêu tả cây cối mà em thích.
 - Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần ?
* Mở bài em cần nêu những gì ? - Giới thiệu về cây định tả: đó là cây nhà ai ? Trồng ở đâu ? Do ai trồng ? ...
* Thân bài cần tả những gì ? 
 - Tả bao quát: Nhìn từ xa 
 - Tả chi tiết: Những đặc điểm nổi bật về: cây cụ thể...
* Kết bài em cần nêu những gì ? Nêu ích lợi của cây, tình cảm của người trồng cây, người viết đối với cây đó
 - HS làm bài vào vở.
3. Củng cố- dặn dò :GV nhận xét tiết học.Dặn dò : Hoàn thành bài và chuẩn bị bài.
.-----------------------------------------------------------------
Buổi 2
Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND ghi nhớ).
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1,BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
HS khá, giỏi đặt được hai câu khiến khác nhau với hai tình huống đã cho ở BT4
*KNS :Giao tiếp ứng xử,thể hiện sự cảm thụng.
II. đồ dùng dạy- học: Một tờ phiếu ghi lời giải BT2, 3 (phần Nhận xét).
- Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT4 (phần Luyện tập).
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra:
- GV gọi 1HS nói lại nội dung cần ghi nhớ của tiết Cách đặt câu khiến.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.
HĐ1: Phần Nhận xét.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của các BT1, 2, 3, 4. 
- HS đọc thầm lại đoạn văn ở BT1, trả lời lần lượt các câu hỏi 2, 3, 4.
- HS phát biểu ý kiến, GV chốt lại lời giải đúng.
HĐ2: Phần Ghi nhớ: 
- Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị?
- Hai HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
HĐ3: Luyện tập:
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu BT1.
- GV mời 3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự (cách b và c).
Bài tập 2: Cách thực hiện tương tự như BT1. 
Lời giải: Cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó, cách c, d có tính lịch sự cao hơn.
Bài tập 3: Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến, so sánh từng cặp câu khiến về tình lịch sự, giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự. GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 4: Một HS đọc yêu cầu của BT4.
- GV: với mỗi tình huống, có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự.
- HS làm bài, 3 HS làm bài trên phiếu.
- HS tiếp nối nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt. GV nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài trên phiếu.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Nhắc HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ
---------------------------------------------------------------------------
Địa lí
người dân và hoạt động sản xuất ở
đồng bằng duyên hải miền Trung ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung:
 + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
HS khá, giỏi:
 + Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở đồng bằng duyên hải miền Trung: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển.
 + Giải thích những nguyên nhân khiến nghành du lịch ở đay rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hoá.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Tranh, ảnh một số địa điểm du lịch ở ĐB DHMT, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân ở miền Trung; mẫu vật: đường mía. 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra:
 - Gọi 2 HS lên bảng: Kể tên một số nghề sản xuất chính ở đồng bằng duyên hải miền Trung. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
Hoạt động 1:Hoạt động du lịch.
 *Làm việc theo cặp 
- Yêu cầu từng cặp HS quan sát hình 9 và cho biết: Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì?
 GV dùng bản đồ Việt nam gợi ý tên các thành phố, thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
- GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động dịch vụ du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này.
Hoạt động 2: Phát triển công nghiệp
*Làm việc theo nhóm..
- Yêu cầu HS quan sát hình 10 và liên hệ bài trước để giải thích lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển.
- GV khẳng định: Các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 11 để nói cho nhau biết về công việc sản xuất đường; liên hệ kiến thức từ bài trước về hoạt động trồng mía, các nhà máy đường hiện đại như trong ảnh của bài.
- GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.
Hoạt động 3: Lễ hội
* Làm việc cả lớp.
- GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội ở miền Trung cho HS biết.
-Yêu cầu HS đọc trong SGK, quan sát hình 13 và mô tả khu Tháp Bà.
3. Củng cố, dặn dò: 
 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. GV nhận xét tiết học; 
-------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
CHĂM SểC BỒN HOA
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng về cấu tạo bài văn tả con vật nuôi trong nhà (mục III).
II. Đồ dùng Dạy- học: Tranh minh họa trong SGK; tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà (chó, mèo, gà vịt, chim, trâu, bò, ngựa, lợn,) GV và HS sưu tầm.
- Một tờ giấy khổ rộng để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả vật nuôi.
III. Hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra:
GV mời 2- 3 HS đọc tóm tắt tin các em đã làm ở BT3 của tiết TLV trước.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Từ tiết học hôm nay, các em sẽ học cách viết một bài văn tả con vật, cả ngoại hình lẫn hoạt động của nó (đi lại, chạy nhảy, nô đùa). Bài “Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật” giúp các em nắm được bố cục chung của kiểu bài này.
HĐ1: Phần nhận xét:
- Một HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp đọc kĩ bài văn mẫu “Con mèo hung”, suy nghĩ, phân đoạn bài văn; xác định nội dung chính của mỗi đoạn; nêu nhận xét về cấu tạo của bài.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại nội dung cần ghi nhớ:
Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
Thân bài (đoạn 2): Tả hình dáng con mèo
 (đoạn 3): Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
Kết luận (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về con mèo.
HĐ2: Phần ghi nhớ:
- 3- 4 HS đọc nội dung ghi nhớ
- GV yêu cầu HS học thuộc nội dung ghi nhớ đó.
HD3: Phần Luyện tập:
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV kiểm tra HS chuẩn bị cho BT, treo lên bảng tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà (GV và HS sưu tầm). GV nhắc HS: 
 + Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặc biệt.
 + Nếu trong nhà không nuôi con vật nào, các em có thể lập dàn ý cho bài văn tả một vật nuôi em biết (của người thân, nhà hàng xóm, một vật nuôi ở công viên)
 + Dàn ý cần cụ thể, chi tiết; tham khảo bài văn Con mèo hung để biết cách tìm ý của tác giả (ở bài này chưa yêu cầu HS phải biết cách tả từng bộ phận của con vật)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Luyện tập chung
i. Mục tiêu: 
- Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” 
II. Hoạt động dạy- học: 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK :
Bài 2: GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV kèm những HS gặp khó khăn trong làm bài. 
- Các bước giải: 
 + Xác định tỉ số
 + Vẽ sơ đồ
 + Tìm hiệu số phần bằng nhau
 + Tìm mỗi số 
- Gọi 1- 2 HS đọc bài làm của mình trước lớp, GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc bài toán 
Hỏi: Bài toán đã cho thuộc dạng toán nào? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó)
- Cho HS tự làm bài sau đó một vài em trình bày kết quả.
- GV kết luận về bài làm đúng và cho điểm HS
* Củng cố, dặn dò: Gọi 2 HS nhắc lại cách giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu (hoặc tổng) và tỉ số của hai số.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu:
Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 116, 117 SGK 
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô cạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau
Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh (hoặc cây hay lá cây thật) của những cây sống ở những nơi khô cạn, nơi ẩm ớt, sống dưới nước mà các thành viên trong nhóm đã s

File đính kèm:

  • doc29b.doc