Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013

doc26 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ 4 ngày 19 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
Thư thăm bạn 
I Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu được tình cảm người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi ở SGK); nắm đuợc tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
*KNS :Thiện sự cảm thông
II.Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ SGK
Bảng phụ ghi câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra 
HS đọc thuộc bài thơ Truyện cổ nước mình và nêu nội dung bài 
2.Dạỵ bài mới 
 *.Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc `
 - GV chia bài văn thành 3 đoạn 
 + Đoạn 1:Từ đầu đén chia buồn với bạn 
 + Đoạn 2:Tiếp theo đến những người bạn mới như mình 
 + Đoạn 3: phần còn lại
 - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng .
 - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ 
 - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn 
 - HS luyện đọc theo cặp 
 - 2 HS đọc cả bài 
 - GV đọc diễn cảm cả bài 
b. Tìm hiểu bài 
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? (không , Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo)
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?(để chia buồn)
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng (mình rất xúc độngra đi mãi mãi )
- Tìm những câu cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng (chắc là Hồng cũng tự hào )
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ? (.nêu rõ địa điểm , thời gian, lời chào hỏi ; lời chúc hứa hẹn ..)
 c.Đọc diễn cảm 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1
+ GV đọc mẫu 
+ HS luyện đọc theo cặp 
+ HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn 
3.Củng cố, dặn dò 
- HS liện hệ thực tế 
- Nhận xét tiết học .
Toán
Triệu và lớp triệu ( TT)
I. Mục tiêu:
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
- HS được củng cố về hàng và lớp.
- Tối thiểu HS làm được BT1,2,3. 
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
 GV Ghi số: 675 231 000
Hỏi: Lớp triệu gồm các hàng nào?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn đọc, viết số đến lớp triệu.
- GV treo bảng các hàng vừa viết vừa giới thiệu: 3trăm triêu, 4chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1chục, 3 đơn vị
- GV hướng dẫn lại cách đọc.
Chú ý : ta tách số thành từng lớp , từ lớp đơn vị đến lớp nghìn rồi lớp triệu, mỗi lớp có 3 hàng , sau đó dựa vào cách đọc số có tới 3 chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải.
- Yêu cầu HS đọc lại
3.Thực hành
Bài 1: GV treo bảng phụ. Ghi nôi dung BT
 - GV kiểm tra HS viết ở bảng. HS khác đổi vở nhận xét bài của bạn.HS nối tiếp đọc số.
Bài 2: Đọc các số sau:
- HS đọc trong nhóm sau nối tiếp đọc trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3: Viết các số sau:
- HS viết bài , gọi 1 HS lên bảng chữa bài
 10 250 214; 253 564 888; 400 036 105 ; 700 000 231
- GV nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Chính tả
Nghe –viết :cháu nghe câu chuyện của bà
I.Mục tiêu :
- Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng BT2b. 
II.Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ ,VBT
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra (5’)
- GV yêu cầu HS viết các từ : con lăn, siêng năng, lặng im. 
2.Dạỵ bài mới 
*Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc bài văn cần viết –HS theo dõi SGK .
- 1 HS đọc lại bài thơ 
- GV hỏi HS về nội dung bài ( bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình )
- Cả lớp đọc thầm bài thơ nhắc HS chú ý các từ ngữ dễ viết sai : trước sau, lưng , lối, rưng rưng; nhắc cách trình bày thơ lục bát .
- HS gấp SGK, GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết 
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát lại bài 
- GV chấm chữa bài –HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau .
- GV nhận xét chung .
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập 
 - HS đọc thầm đoạn văn rồi làm bài vào vở
 - HS trình bày bài .Cả lớp và GV chốt lời giải đúng 
b.triển lãm - bảo – thử – vẽ cảnh - cảnh hoàng hôn- khẳng định - bởi vì - hoạ sĩ - vẽ tranh - chẳng bao giờ 
3. Củng cố ,dặn dò 
 - Nhận xét tiết học .
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 5 ngày 20 tháng 9 năm 2012
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
- Bước đầu biết nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Tối thiểu HS làm được BT1;2;3a,b,c;4a,b. 
II. Đồ dùng dạy- học 
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
 A.Bài cũ: 
 - GV đọc số:4 trăm triệu, 3 chục triệu, 9 triệu, 5 trăm nghìn, 8 chục nghìn, 2 nghìn, 4 chục, 2 đơn vị HS viết số ( 439 582 042)
- GV theo dõi, chữa bài, cho điểm.
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: GV yêu cấu HS quan sát mẫu và viết vào ô trống. Khi chữa bài GV trực tiếp chỉ định một vài HS đọc to, rõ làm mẫu sau đó nêu cụ thể cách viết số.
 - HS làm bài và đổi vở nhận xét bài của bạn.
Bài 2: Củng cố về đọc số và cấu tạo hàng , lớp của số
- GV gọi HS nối tiếp đọc trước lớp.
- GVviết lần lượt viết các số bài 2 lên bảng.
 Ví dụ: Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm linh bảy.
 ..
- Khi HS đọc GV hỏi về cấu tạo của số. 
Bài 3: Củng cố về viết số và cấu tạo số 
- GV đọc các số BT3.HS làm bài - 1HS lên bảng chữa bài.
 613 000 000; 131 405 000; 512 326 103; 86 004 720
- GV nhận xét phần viết của HS
- GV hỏi về cấu tạo của các số..
Bài 4: Củng cố về nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp 
- GV viết lên bảng các số trong bài tập 4
- GV hỏi: a) Trong số 715 638, chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
- Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 571 638 là bao nhiêu?
b.Giá trị của chữ số 5 trong số 836 571 là bao nhiêu? Vì sao?
3. Củng cố ,dăn dò: 
- Nhận xét giờ học, dặn về làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Khoa học
Vai trò của chất đạm và chất béo
 I. Mục tiêu: 
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua...), chất béo (mỡ, dầu, bơ...)..
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K
II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: 
- Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn? Đó là những cách nào? Nhóm thức ăn nào chứa nhiều chất bột đường?
1 HS trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: 
HĐ1: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và chất béo?
- Quan sát hình T12,13 trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo?
- HS làm việc theo cặp đôi- nối tiếp nhau trả lời.( Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng.) chất béo có trong thức ăn mỡ lợn, bơ, vừng, lạc , đậu nành
- GV nhận xét bổ sung.
HĐ2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất béo.
- Hỏi: Khi ăn cơm với thịt, cá, gà cảm thấy thế nào? Khi ăn với rau cảm thấy thế nào?
- HS nối tiếp nhau trả lời
- GV kết luận : nhấn mạnh mục Bạn cần biết.
HĐ 3: Xác định nguồn gốc của các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo.
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Gv cho HS làm BT ở VBT
TT
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc độngvật
1
đậu nành( đậu tương)
X
2
thịt lợn
.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét và kết luận. HS dọc mục bạn cần biết.
3.Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét chung giờ học. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Luyện từ và câu
Từ đơn và từ phức
I.Mục tiêu
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn và từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3). . 
II.Đồ dùng dạy học
- Từ điển 
III.Hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra: 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về dấu hai chấm và tác dụng của nó . 
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài
 - GV nêu mục đích yêu cầu bai dạy 
HĐ1: Phần nhận xét
- HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét 
- Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. 
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng, trình bày kết quả 
 - HS trình bày. GV chốt lại lời giải đúng
Y1. Từ chỉ 1 tiếng( từ đơn) gồm : nhờ, bạn, có, chí, nhiều, nam, liền, Hanh
 Từ gồm nhiều tiếng( từ phức) : giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến, 
Y2. Tiếng dùng để làm gì? ( Tiếng dùng để cấu tạo từ)
 + Có thể dùng 1 tiếng để tạo nên 1 từ. Đó là từ đơn. 
 + Cũng có thể dùng 2 tiếng trở lên để tạo 1 từ. Đó là từ phức.
 - Từ dùng để làm gì? 
 + Để biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm( tức là biểu thị ý nghĩa)
 + Cấu tạo câu.
HĐ2: Phần ghi nhớ.
 - HS đọc ghi nhớ
 - GV nêu thêm ví dụ giải thích để HS hiểu rõ phần ghi nhớ .
HĐ3: Phần luyện tập.
Bài 1: - HS đọc thầm yêu cầu của bài 
 - Từng cặp HS trao đổi , làm bài vào vở 
 - HS các nhóm trình bày . Cả lớp chữa bài 
Kết quả: Rất/ công bằng/ rất/ thông minh/
 Vừa /độ lợng/ lại/ đa tình /đa mang/.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập 
 - GV hướng dẫn về quyển sách từ điển và cách tra từ điển
 - HS làm việc theo cặp rồi trình bày trước lớp ( buồn, vui, đói, no,huân chương, anh dũng,)
 - Cả lớp và GV nhận xét .
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập và câu văn mẫu 
 - HS làm bài vào vở, sau đó nối tiếp trình bày mỗi em 1 câu .
 đẫm : áo bố đẫm mồ hôi.
 mía : Cu-ba là nước trồng nhiều mía. 
 - GV cùng cả lớp sửa sai .
 - GV nhận xét tiết học .
3. Củng cố dặn dò: -Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Thứ 4 ngày 7 tháng 9 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Đọc , viết thành thạo số đến lớp triệu.
 - Nhận biết được giá trị mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 - Tối thiểu HS làm được BT1 (chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số); BT2a,b; BT3a; BT4. HS khá giỏi làm hết các BT còn lại.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập số 3 SGK 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới: 
 * GV giới thiệu bài
HĐ1. Hướng dẫn luyện tập:
1.Giới thiệu "tỉ" 
 ( một nghìn triệu gọi là một tỉ)
- HS đếm từ 100 000 000 đến 900 000 000.
? Nếu đếm như trên thì số tiếp theo 9 trăm triệu là số nào? ( Một nghìn triệu)
- GV nêu: 1 nghìn triệu còn gọi là 1 tỉ
 - 1 tỉ viết là 1 000 000 000 
? Một tỉ gồm có mấy chữ số 0? ( 9 chữ số 0)
2.HS làm bài tập 
 + Bài 1: Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3. HS khá, giỏi nêu thêm giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau:
 - HS làm bài – sau GV gọi HS nối tiếp nêu kết quả,
	Số
Giá trị
35 627 449
123 456 789
82 175 263
850 003 200
Giá trị của chữ số 3
30 000 000
3000 000
3
3000
*Giá trị của chữ số 5
5 000 000
50 000
5 000
50 000 000
Bài 2: HSnêu yêu cầu của bài 
 - ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?.
 - HS tự làm bài và kiểm tra chéo lẫn nhau
 - GV nhận xét cho điểm.
Bài 3: HS làm miệng ,quan sát lược đồ của SGK trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - GV nhận xét
Bài 4: HS làm và đổi vở nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
Bài 2: Vượt khó trong học tập
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em mau tiến bộ.
 - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
 - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
 - HS khá, giỏi biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
* KNS : Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
II. đồ dùng dạy- học:
- Các mẫu chuyện tấm gương vượt khó trong học tập. 
III. Hoạt động dạy- học:
1 Kiểm tra bài cũ: Nêu tấm gương về trung thực trong học tập. Đọc ghi nhớ.
2. Dạy bài mới: 
HĐ 1: Tìm hiểu câu chuyện
- GV cho HS làm việc cả lớp - GV đọc câu chuyện "Một HS nghèo vượt khó"
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau :
- Thảo gặp phải những khó khăn gì? ( nhà nghèo, bố mẹ lại đau yếu luôn)
- Thảo đã khắc phục như thế nào? ( cố gắng học tập,)
- Kết quả học tập của bạn thế nào? ( đạt danh hiệu HS giỏi ở các lớp 1,2,3)
? Trước những khó khăn Thảo có chịu bó tay? ( ..không)
? Nếu bạn thảo không khắc phục khó khăn, chuyện gì sẽ xẩy ra? Vậy khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta phải làm gì?
- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: HS làm BT1- SGK
- GV yêu cầu thảo luận làm bài tập 1. Các nhóm thảo luận và làm BT
- GV yêu cầu HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do.
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, động viên kết quả làm việc.
- GV kết luận.a.b.đ là những cách giải quyết tích cực.
 - Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì? ( trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng,)
- GV mời 1-2 HS đọc ghi nhớ của bài học.
3. Củng cố, dặn dò: Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 - Chuẩn bị BT 3,4 trong SGK.
 - Thực hiện các mục thực hành ở SGK.
Tậpđọc
Người ăn xin
I Mục tiêu
 - Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật trong câu chuyện.
2. Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .(trả lời được câu hỏi 1,2,3).
 * KNS : Giao tiếp :ứng xử lịch sự khi giao tiếp.
 II.Đồ dùng dạy học 
 - Tranh minh hoạ SGK
 - Bảng phụ ghi câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra 
HS đọc bài Thư thăm bạn và nêu nội dung của bài 
2.Dạỵ bài mới : 
*.Giới thiệu bài 
HĐ1.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc `
- GV chia đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cầu xin cứu giúp 
+ Đoạn 2:Tiếp theo đến không có gì để cho ông cả 
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng , sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, lưu ý đọc đúng câu cảm 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2 HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm cả bài 
b. Tìm hiểu bài 
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ? (lọm khọm ,đôi mắt đỏ đọc,giàn giụa nước mắt,quần áo tả tơi,)
- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào ? (.thương ông lão, muốn giúp đỡ ông)
- Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “Như vậy cháu đã cho lão rồi “.Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ? (ông lão nhận được tình thương, sự thông cảm)
- Theo em, cậu bé nhận được gì ở ông lão ? ( lòng biết ơn )
*Nội dung câu chuyện : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .
c.Đọc diễn cảm 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn“Tôi chẳng biết làm cách nào .chút gì của ông lão “
+ GV đọc mẫu 
+ HS luyện đọc theo cặp 
+ HS thi đọc . GV theo dõi uốn nắn 
3.Củng cố ,dặn dò 
 - Câu chuyện gúp em hiểu điều gì ?
 - Nhận xét tiết học .
----------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu: 
 - Kể được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
*HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK.
 II. Đồ dùng dạy- học: - Một số truyện viết về lòng nhân hậu
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - 1HS kể lại câu chuyện "Nàng tiên ốc" ( 1HS kể lại và nêu ý nghĩa câu chuyện) 
 - GV nhận xét, cho điểm. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài
Gọi HS đọc đề bài, GV gạch dưới các từ giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài.
Kể lại một câu chuyện em đã được nghe , dược đọc về lòng nhân hậu.
Hỏi- Lòng nhân hậu được hiểu như thế nào? HS đọc phần gợi ý
- Em đọc câu chuyện của mình ở đâu? HS trả lời nối tiếp
HS đọc kĩ phần 3 và mẫu
- GV ghi nhanh các tiêu chí trên bảng.
Hoạt động 2: Kể chuyện trong nhóm
- GV chia nhóm 4 HS –từng nhóm kể chuyện và nhận xét
- GVgiúp đỡ từng nhóm. GV gợi ý cho HS các câu hỏi:
*HS kể hỏi: Bạn thích chi tiết nào? Vì sao?
- Chi tiết nào làm bạn cảm động nhất?
- Qua câu chuyện trên bạn thích nhân vật nào?
*HS nghe kể hỏi: Qua câu chuyện trên muốn nói lên điều gì? Bạn sẽ làm gì để học tập?
Hoạt động 3: Thi kể và trao đổi về ý nghĩa.
- Tổ chức cho HS thi kể, GV theo dõi, bình chọn theo tiêu chí đã nêu. Tuyên dương.
HS trao đổi cùng bạn xuay quanh nội dung câu chuyện bạn kể.
3. Củng cố ,dặn dò : Nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 8 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
I.Mục tiêu
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vẩttong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp. (BT mục III).
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra 
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết trước . 
2.Dạỵ bài mới 
*Giới thiệu bài 
HĐ1 : Phần nhận xét 
Bài 1,2 : -HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 - Cả lớp đọc bài Ngưòi ăn xin, viết nhanh vào vở lời nói ý nghĩ của cậu bé, nêu nhận xét lời nói ý nghĩ của câu bé nói lên điều gì về cậu bé .
 - HS phát biểu ý kiến . GV nhận xét 
Kết luận: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu bé là một người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người .
+Bài 3: - GV treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói ý nghĩ của ông lão .
 - HS đọc yêu cầu bài 
 - HS thảo luận theo cặp, rồi phát biểu ý kiến Cả lớp và GV nhận xét.
 + Cách 1: tác giả dẫn trực tiếp 
 + Cách 2: tác giả dẫn gián tiếp
HĐ2: Phần ghi nhớ 
- HS đọc thầm phần ghi nhớ 
- GVgiải thích cho HS hiểu rõ .
HĐ3: Phần luyện tập 
Bài 1: - HS đọc thầm yêu cầu của bài 
 - Từng cặp HS trao đổi làm bài vào VBT 
 - HS phát biểu ý kiến :
 + Lời dẫn trực tiếp : Cậu bé thứ nhất nói dối là bị chó đuổi .
 + Lời dẫn gián tiếp : - Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.
 - Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ .
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài, lớp thầm lại 
 - GV gợi ý, 1 HS giỏi làm mẫu 
 - Từng cặp HS trao đổi làm bài vào VBT 
 - HS phát biểu ý kiến .GV nhận xét .
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài, cả lớp thầm lại 
 - GV gợi ý, 1 HS giỏi làm mẫu 
 - HS làm bài vào VBT 
 - HS phát biểu ý kiến .GV nhận xét 
 + Bác thợ hỏi Hoè là cháu có thích làm thợ xây không.
 + Hoè đáp rằng Hoè thích lắm .
3. Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Yêu cầu HS về nhà viết vào vở câu chuyện Sẻ và Chích .
Toán
Dãy số tự nhiên
I.Mục tiêu: 
– Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- Tối thiểu HS làm được BT1;2;3;4a. HS khá, giỏi làm hết các BT còn lại.
II. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên : 
- GV gợi ý cho HS nêu một vài số đã học - GV viết lên bảng
- GV giới thiệu số tự nhiên rồi cho HS nêu thêm ví dụ về số tự nhiên.
- GV hướng dẫn HS viết lên bảng các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn
- Cho HS nêu lại đặc điểm của dãy số vừa viết .
- GV nêu lần lượt từng dãy số rồi cho HS nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên.
 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, là dãy số tự nhiên.
2. Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên :
- GV hướng dẫn HS tập nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên.
 Thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền kề sau nó, như thế dãy số TN có thể kéo dài mãi, điều đó chứng tỏ không có số TN lớn nhất. Không có STN nào liền trước số 0 nên 0 là số TN bé nhất.
3. Thực hành :
Bài 1,2 : GV tổ chức cho HS tự làm rồi chữa bài. HS nêu trước lớp.
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài
a. 4;5; 6 b. 86; 87; 88 c. 896; 897; 898;
Bài 4.Cho HS tự làm rồi chữa bài: 
909, 910, 911, 912, 913, 914, 915, 916.
- GV chấm bài và nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố- dặn dò:
GV nhận xét tiét học.
Địa lí
Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số tên dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,...
- Biết Hoàng liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
+Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ...
+Nhà sàn: được làm băng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
- HS khá, giỏi: giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để trành ẩm thấp và thú dữ.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Hoạt động- dạy- học:
1. Bài cũ: Tại sao nói đỉnh núi Phan - xi - păng là nóc nhà của Tổ quốc?
 - GV gọi 1 HS trả lời - GV nhận xét, cho điểm. 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: ghi mục bài lên bảng.
HĐ 1: Hoàng Liên Sơn- nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
 - GVnêu: - Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
( dân cư thưa thớt..)
- Kể tên những dân tộc chính ở Hoàng Liên Sơn? ( Dao, Mông , Thái )
 - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp
 - GV nhận xét, bổ sung 
Hỏi: Phương tiện giao thông chính của họ là gì? Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều nhà hay ít nhà? 
- GV kết luận.
HĐ 2: Bản làng với nhà sàn
- HS họat động theo nhóm
 - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Đây là cái gì? Em thường gặp hình ảnh này ở đâu? 
 - Bản làng thường nằm ở đâu? ( ở sườn núi hoặc thung lũng)
- Vì sao một số DT ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? ( tránh ẩm thấp và thú giữ) 
 - Đại diện nhóm trình bày- nhóm khác bổ sung .
- GV kết luận: Bản làng thường nằm ở đồi núi hoặc thung lũng
HĐ3 Chợ phiên, lễ hội, trang phục
- Nêu những hoạt động trong phiên chợ, Kể tên1số hàng hoá, lễ hội, nhận xét trang phục.( một số tên hàng hóa bán ở chợ như : hàng thỏ cẩm, măng, mộc nhỉ.)
- Lễ hội thường được tổ chức vào mùa nào? ( ..mùa xuân)
- Gv nhận xét, tổng kết. Gọi HS đọc mục ghi nhớ ở SGK
3. Củng cố, dặn dò: Về học bài và chuẩn bị bài sau
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Đoàn kết, nhân hậu
i. mục tiêu
 - Biết thêm một số t ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu- Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1).
ii. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
 + Tiếng được dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì?
 + Thế nào là từ đơn? Thể nào là từ ghép? Cho ví dụ
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 - Tìm từ chứa tiếng hiền: Hiền dịu, hiền đức, hiền lành, hiền hoà, hiền lành, hiền thảo ...
 - Tìm tiếng chứa tiếng ác: Hung ác, ác nghiệt, ác độc, ác liệt, ác cảm, ác mộng, tội ác....
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
+
-
Nhân hậu
Nhân từ, nhân ái, phúc hậu,đôn hậu, trung hậu
Tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo
Đoàn kết
Cu mang, che chở, đùm bọc,
đè nén, áp bức,chia rẽ
Bài 3: GV cho HS viết vào vở nháp
 - HS thảo luận theo nhóm 2
 - HS nêu bài làm của từng nhóm.
a) Hiền như bụt (Hiền như đất).
b) Lành nh đất (Lành như bụt)
c) Dữ như cọp
d) Thương nhau nh chi em gái
 - HS thảo luận cặp đôi
Giải nghĩa các câu thành ngữ
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
Giải thích nghhĩa đen và nghĩa bóng các câu thành ngữ sau:
a) Môi hở răng lạnh
b) Máu chảy ruột mềm
c) Nhường cơm sẻ áo.
d) Thương nhau như chị em gái 
 - Yêu cầu HS sử dụng từ điển.
 - Hỏi HS cách tra cứu.
 3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà đọc lại các câu thành ngữ, tục ngữ cho thuộc. 
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn
Viết thư
I.Mục tiêu
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ). . 
- Vận dụng kiến thức để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III). 
*KNS : Tìm kiếm và xử lí thông tin. 
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
III.Hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu bài 
2 Phần nhận xét 
- HS đọc lại bài Thư thăm bạn .
- Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ trả lời câu hỏi ở SGK . 
+ Người ta viết thư để làm gì ? (.để thăm hỏi, báo tin, chia buồn, bày tỏ tình cảm,)
+ Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có nội dung gì? (Nêu lí do và mục đích viết thư ; thăm hỏi, thông báo tình hình , nêu ý kiến trao đổi,)
- Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu kết thúc thế nào ?
+ Đầu thư: ghi địa điểm thời gian viết thư, lời thưa gửi 
+ Cuối thư: ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn , chữ kí của người viết thư .
3 Phần ghi nhớ. 
- HS đọc thầm phần ghi nhớ .
4.Phần luyện tập. 
- HS đọc thầm yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại và xác định

File đính kèm:

  • docTUAN 3.doc