Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy

doc34 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2013
TẬP ĐỌC
Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu:
- HS biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. HS hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. ( trả lời được các câu hỏi 1 ,2 ,3 ) 
- Rèn KN đọc lưu loát, rõ ràng, đọc đúng gọng nhận vật.
- Giáo dục học sinh tính trung thực, dũng cảm
GDKNS: 
- Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng trung thực, dũng cảm trong cuộc sống.)
- Tự nhận thức về bản thân (biết cách thể hiện sự trung thực, dũng cảm đối với bản thân và mọi người).
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK ( GTB); Bảng phụ ( HĐ 3).
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra
- HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi trong SGK
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại ?
+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
2. Bài mới.
 Giới thiệu bài: Treo tranh minh họa và hỏi:
Bức tranh vẽ cảnh gì? 
Cảnh này em thường gặp ở đâu? 
Từ bao đời nay những câu chuyện cổ luôn là những bài học ông cha ta luôn răn dạy con cháu. Qua câu chuyện Những hạt thóc giống ông cha ta muốn nói gì với chúng ta? Chúng ta cùng học qua bài hôm nay. 
HĐ 1. Luyện đọc 
GV chia đoạn
+Đoạn 1: Ngày xưa  bị trừng phạt.
+Đoạn 2: Có chú bé nảy mầm được.
+Đoạn 3:Một người  của ta.
+Đoạn 4: phần còn lại. 
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS
Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng phù hợp cho HS, chú ý câu:
“ Vua ra lệnh / phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất /sẽ
được truyền ngôi, ai không có thóc nộp / sẽ bị trừng phạt.”
Lượt 2: Kết hợp giải nghĩa từ: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc lại cả bài
- GV đọc mẫu.
Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính thật tha. Lời Chôm tâu vua: ngây thơ, lo lắng. Lời vua lúc giải thích thóc đã luộc kĩ: Ôn tồn; lúc khen ngợi Chôm dõng dạc.
Rèn KN đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng, ...
HĐ 2. Tìm hiểu bài 
YC đọc thầm toàn bài
- Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- Gọi HS đọc đoạn 1 
- Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực? 
Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không? Để thấy mưu kế gì của nhà vua?
Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
Ý 1: Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
 YC HS đọc đoạn còn lại.
- Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? 
- Đến kì nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì ?
- Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
- Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?
Ý đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì?
Ý 2: Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thực.
Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ? 
Nêu nội dung chính của bài.
Qua bài đọc này em học tập được điều gì?
GD HS luôn trung thực
HĐ 3. Đọc diễn cảm
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc ( BP) “Chôm lo lắng .thóc giống của ta.”
-GV đọc mẫu
- cảnh ông già đang dắt tay 1 cậu bé trước đám dân chúng nô nức chở hàng hóa
- trong truyện cổ tích
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
(Học sinh đọc 2-3 lượt.)
- HS theo dõi
- HS đọc.
- HS đọc giải nghĩa từ phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc bài.
- Muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
- 1 HS đọc
 - Phát cho mọi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt
* Không nảy mầm được vì thóc đã luộc kĩ rồi. Nhà vua muốn tìm ai là người trung thực. Ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham quyền, tham chức.
* Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
- HS đọc đoạn 2,3,4
- Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm.
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
* Chôm dũng cảm dám nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt.
- Mọi người sững sờ ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt.
 * Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
 Vì người trung thực thích nghe nói thật, nhờ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân cho nước.
 Vì người trung thực dám bảo vệ sự thực, bảo vệ người tốt.
* Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thực.
* HS nêu ý kiến cá nhân .
-Vì người trung thực không vì lợi ích riêng của mình mà nói dối ,làm hỏng việc chung . 
* Bài văn ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật và cậu được hạnh phúc.
- liên hệ ( học tập tính trung thức của Chôm)
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
* Lời Chôm tâu vua: ngây thơ, lo lắng. Lời vua lúc giải thích thóc đã luộc kĩ: Ôn tồn; lúc khen ngợi Chôm dõng dạc.
 Chôm lo lắng đứng trước vua, quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
 Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chất thóc giống không. Không ai trả lời, lúc ấy nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc giống ấy lại còn mọc được? Những xe thóc đầy ấp kia/ đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
- Gv đọc mẫu 
- y/c hs đọc nhóm bốn
- thi đọc diễn cảm trước lớp
- thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Chôm, vua)
- Tuyên dương nhóm đọc hay
Rèn KN đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Thi đọc diễn cảm 
- Thi đọc theo vai
* Đọc diễn cảm theo giọng nhân vật
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu truyện này muốn nói với em điều gì? ( Trung thực là đức tính quý nhất của con người )
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị : Gà Trống và Cáo.
ÂM NHẠC
Đ/c GV chuyên dạy
TOÁN
Luyện tập 
I. Mục tiêu
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- Rèn KN chuyển đổi đơn vị đo thời gian, xác định thể kỉ.
- GD HS tính chính xác, khoa học
II. Đồ dùng: BP bài 2,3
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
1/3 phút = giây ; 1phút 8giây = giây
100 năm =  thế kỷ ; ½ thế kỷ =  năm
GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
 Bài 1
Bài YC gì?
 Những tháng nào có 30 ngày ? 
Những tháng nào có 31 ngày ? 
Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?
Những năm tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận 
Chốt các ngày trong tháng, trong năm.
 Bài 2 (BP)
- Bài YC gì?
 - Yêu cầu HS tự làm
 - Trao đổi cặp giải thích cách đổi 
- Cách chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ( Lấy số đo nhân với quan hệ giữa hai đơn vị)
- Cách chuyển đổi dạng phức sang dạng đơn
 Bài 3 (BP)
 - Yêu cầu HS đọc đề bài 
a. Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm1789. Năm đó thuộc thế kỉ nào? 
- Từ năm khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay đã bao nhiêu năm?
b. Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi năm 1980. Vậy Nguyễn Trãi sinh vào năm nào? 
- Năm đó thuộc thế kỉ XIV 
- Năm 2010 kỉ niệm 1000 năm vua Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Như vậy vua Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm nào? 
Năm đó thuộc thế kỉ nào?
- Từ năm vua Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay là bao nhiêu năm?
GD HS về lịch sử dân tộc. HS luôn biết ơn những anh hùng dân tộc, nhớ về cội nguồn dân tộc
Chốt: Cách xác định một năm nào đó thuộc thế kỉ nào (nếu chữ số hàng chục, đơn vị là 0 thì 2 chữ số hàng nghìn, hàng trăm chính là thế kỉ cần tìm, nếu chữ số hàng chục, đơn vị khác 0 thì 2 chữ số hàng nghìn, hàng trăm cộng thêm 1 chính là thế kỉ cần tìm)
- Những tháng nào có 30 ngày ? 31 ngày ?
- Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. 
*Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
- HS nghe GV giới thiệu, sau đó làm tiếp phần b của bài tập.
- Đổi đơn vị đo thời gian
- 3 HS làm bảng, mỗi HS làm một dòng, HS cả lớp làm bài vở.
3 ngày = 72 giờ 1/3 ngày = 20 giờ
4 giờ = 240 phút 1/4 giờ = 15 phút
8 phút = 480 giây 1/2 phút = 30 giây
 3 giờ 10 phút = 190 phút 
 2 phút 5 giây = 125 giây
 4 phút 20 giây = 260 giây
* Trao đổi
( Bạn làm thế nào để biết 3 ngày = 72 giờ? / vì 1 ngày 24 giờ, 3 x 24 = 72; 
1/4 giờ = 15 phút vì 1 giờ = 60 phút, ¼ lấy 60 : 4 = 15; )
- HS đọc đề
- Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII.
- lấy số năm hiện nay trừ đi năm vua Quang Trung đại phá quân Thanh. 
 2013 – 1789 = 224 (năm)
- Nguyễn Trãi sinh năm: 1980 – 600 = 1380. 
- Năm đó thuộc thế kỉ XIV.
- - hai bạn ra đơn vị giây rồi so sánh. (Không so n 
* 1010
* Năm đó thuộc thế kỉ XXI.
* 1003 năm
3. Củng cố dặn dò
- Mối quan hệ giữa các ĐV đo thời gian đã học?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Tìm số trung bình cộng
ĐẠO ĐỨC
Bày tỏ ý kiến ( Tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Có kĩ năng bày ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình và ở trường, XH
- Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.
GDKNS: Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học; KN lắng nghe người khác trình bày ý kiến; KN kiềm chế cảm xúc; KN biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng:
 - Mỗi HS chuẩn bị tấm bìa màu đỏ, xanh ( HĐ 3)
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại các biện pháp khắc phục khó khăn trong học tập ?
- Nêu các gương vượt khó trong học tập mà em đã biết ?
2. Bài mới
HĐ 1. Chia sẻ
- Em hãy kể một số trường hợp em đã được bày tỏ ý kiến của mình.
- Khi em bày tỏ ý kiến em thấy có tác dụng gì?
- Em đã trình bày ý kiến dưới hình thức nào?
- Em cảm thấy thế nào khi không được trình bày ý kiến của mình?
- Khi em được trình bày ý kiến em thấy có tác dụng gì?
- Em gặp khó khăn gì khi trình bày ý kiến?
Ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến. Việc trình bày ý kiến giúp mọi người hiểu nhau hơn và có quyết định phù hợp và đúng đắn hơn.
HĐ 2. Thảo luận nhóm đôi
 Bài tập 1 (SGK)
Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến .
- Nêu yêu cầu bài tập .
- YC HS thảo luận nhóm đôi
- Cho HS trình bày kết quả làm việc
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
GDKNS: Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học
 HĐ 3. Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 2 SGK )
Mục tiêu : HS biết cách bày tỏ ý kiến của mình. 
GV phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu.
Bìa đỏ: tán thành; bìa màu xanh: không tán thành 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- GV yêu cầu HS giải thích lí do.
KL: Các ý kiến a,b,c,d là đúng, ý kiến đ sai. Mọi trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mìnhnhưng cũng biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ em đều được đồng ý nếu nó không phù hợp.
GDKNS: Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến
GDSDNLTK&HQ: Biết bày tỏ, chia sẽ ý kiến của mình với mọi người xung quanh và vận động mọi người cùng thực hiện.
- HS kể
- Giải đáp thắc mắc, bạn bè hiểu nhau hơn, trao đổi ý kiến, thay đổi quyết định của người khác, ...
- bày tỏ ý kiến
- Mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em .
* Giúp mọi người hiểu nhau hơn và có quyết định phù hợp và đúng đắn hơn.
- Muốn bày tỏ ý kiến nhưng không biết diễn đạt thế nào, trình bày nhưng người nghe không hiểu, mọi người không nghe em vì cho rằng em còn quá nhỏ, chưa đáng để nghe, ý kiến không quan trọng,
HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận theo nhóm đôi .
- Một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Việc làm của bạn Dung là đúng , vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng vủa mình. Còn việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng .
* Để những việc làm đó phù hợp với các em, giúp các em phát triển tốt nhất - đảm bảo quyền được tham gia.
* Nêu ý kiến thẳng thắn mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí sai trái.
- HS làm việc theo nhóm 3
+ Các nhóm thảo luận, thống nhất ý cả nhóm tán thành, không tán thành 
- Các nhóm giơ bìa màu thể hiện ý kiến .
- Các ý kiến : a, b, c, d là đúng
* Giải thích lí do
- Ý kiến ( đ ) là sai
3. Củng cố dặn dò:
- Những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì?
Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: Biết bày tỏ ý kiến (t2) 
TIẾNG VIỆT TĂNG
Luyện tập văn viết thư ( Lập dàn ý)
Đề bài: Hãy viết thư cho người thân ở xa, để kể lại một việc tốt thể hiện tính thật thà của em (của bạn em ).
I. Mục tiêu:
- HS biết lập dàn ý chi tiết một bức thư cho người thân ở xa, để kể lại một việc tốt thể hiện tính thật thà của em (của bạn em ).
- Rèn KN lập dàn ý chi tiết cho bài văn viết thư theo 3 phần ( phần đầu thư, phần chính thư, phần cuối thư.)
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: BP ghi đề ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy học
HĐ 1. Củng cố lí thuyết
- Một bức thư thường gồm mấy phần?
- Đó là những phần nào?
- Nêu nội dung của từng phần?
GV chốt bố cục một bức thư
HĐ 2. Thực hành
Đề bài: Hãy viết thư cho người thân ở xa, để kể lại một việc tốt thể hiện tính thật thà của em (của bạn em ). ( BP)
- Đề bài thuộc thể loại văn gì?
- Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? 
- Nhằm mục đích gì ?
- Em viết thư cho ai?
- Phần đầu thư nêu gì?
- Nêu mục đích, lí do viết thư?
- Cần thăm hỏi về những gì?
- Cần thông báo cho ông bà những gì? 
- Chúc ông bà hoặc hứa hẹn điều gì?
 - HS thực hành lập dàn ý chi tiết 
- Rèn KN lập dàn ý chi tiết cho bài văn viết thư.
- 3 phần
- phần đầu thư, phần chính thư, phần cuối thư.
- Phần đầu thư: 
Nêu địa điểm – thời gian viết thư.
Lời chào hỏi người nhận thư.
- Phần chính thư
+ Nêu mục đích, lý do viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư 
+ Thông báo tình hình của người viết thư 
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
- Phần cuối thư:
Nói lời chúc, lời cám ơn, lời hứa hẹn.
Người viết thư ký tên và ghi rõ học tên.
- HS đọc đề
- văn viết thư
- cho người thân ở xa
- kể lại một việc tốt thể hiện tính thật thà của em (của bạn em ).
- ông bà ( chú, cậu, )
* Vài HS nêu ( Phượng Hoàng, / ông bà kính mến!)
- đã lâu chữ có dịp về thăm ông bà hôm nay cháu viết thư cho ông bà./ 
- thăm hỏi về sức khỏe, gia đình, công việc của ông bà
(* ông bà có khỏe không? ông bà có ăn được không? Ông bà còn ra đồng được không ạ? Nếu không ra đồng được hoặc ông bà thấy mệt thì phải viết thư gửi cho gia đình cháu để cháu xin bố mẹ mua cho ông bà thuốc nhé bà. )
- tình hình học tập, gia đình và kể việc làm tốt mình đã làm
( * Dạo này cháu học vẫn tốt, chữ viết của cháu đẹp hơn, 
- sống lâu, hè ( Tết,  ) cháu về chơi thăm ông bà
- HS lập dàn ý
* HS lập dàn ý chi tiết, lời thư thể hiện tình cảm, chân thật, 
- HS đọc dàn ý bức thư
- Nhận xét
IV. Củng cố dặn dò:
- Khi viết thư cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: chuẩn bị viết bài
KHOA HỌC
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn 
I. Mục tiêu:
- HS biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. Nêu lợi ích của muối I-ốt ( giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn( dễ gây bệnh huyết áp cao).
- Có thói quen ăn nhạt, ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. 
- GD HS ăn đủ chất sử dụng hợp lí các chất béo. 
II. Đồ dùng:- Các hình minh hoạ ở trang 20, 21 / SGK ( HĐ 2)
- Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và những tác hại do không ăn muối i-ốt.( HĐ 3)
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
- Tại sao ta nên ăn nhiều cá?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món rán (chiên) hay xào.
+ Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
+ Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 3 đội. Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món rán (chiên) hay xào. Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
- Tổ chức cho 3 đội tham gia trò chơi
- GV cùng các trọng tài đếm số món các đội kể được, công bố kết quả.
- Hỏi: Gia đình em thường chiên xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật ?
HĐ 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
Mục tiêu: - Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật.
- Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 20 / SGK 
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
 + Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
Kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
HĐ 3. Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn ?
 + Mục tiêu:
 - Nói về ích lợi của muối i-ốt.
 - Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
+ Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt 
( đã yêu cầu từ tiết trước.)
- Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người ?
- Yc HS trình bày ý kiến 
- YC HS đọc mục Bạn cần biết.
Làm thế nào bổ sung I-ốt cho cơ thể? 
- Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì ?
- Kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.
- HS chia đội, cử trọng tài
- 3 đội tham gia trò chơi: Kể tên các món ăn.
rau muống xào, thịt rán, mướp xào, 
- dầu thực vật/ mỡ động vật
- 5 đến7 HS trả lời.
- Quan sát tranh
- Thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào, 
* Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn phối hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch.
- HS lắng nghe
- HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.
- Thảo luận nhóm đôi
- HS nêu ý kiến
+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày.
+ Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.
+ Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực.
- 2 HS đọc 
- Ăn muối i-ốt
+ Ăn mặn rất khát nước.
+ Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò
-Tại sao ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
Muối I-ốt có ích lợi thế nào
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2013
Sáng nghỉ
Đ/c Lý dạy
Chiều	CHÍNH TẢ ( Nghe viết)
Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. Làm đúng BT 2a
- Rèn KN viết đúng mẫu, trình bày khoa học, có kỹ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có các âm đầu l/n.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng: BP bài 2a ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy học
1. KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết.
rạo rực, dìu dịu, gióng giả, con dao, rao vặt, rao hàng,
- Nhận xét về chữ viết của HS .
2. Bài mới:
 HĐ 1. Hướng dẫn viết chính tả:
 - Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
+ Vì sao người trung thực là người đáng qúy?
GD HS luôn trung thực trong học tập và cuộc sống
 -Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
 - GV lưu ý: cách trình bày tên bài, quy tắc chính tả, tư thế ngồi viết...
- GV đọc để HS nghe viết bài. 
- GV đọc cho HS soát lỗi. 
- Thu một số bài chấm.
- Nhận xét, chữa lỗi. 
Rèn kĩ năng viết chữ đúng chính tả, đúng kĩ thuật 
HĐ 2. Bài tập
Bài 2a (BP) . 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
Tổ chức trò chơi Điền nhanh, điền đúng
- Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ cử 6 bạn, mỗi bạn điểm 1 từ theo hình thức tiếp sức, 
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
- Củng cố cách viết đúng chính tả phân biệt l/n
GDHS: Viết đúng chính tả
-1 HS đọc 
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
* Vì người trung thực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
+ Trung thực được mọi người tin yêu và kính trọng.
- luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi,
- Viết vào vở nháp,1HS viết bảng
- HS viết chính tả
* HS viết đẹp, viết đúng, viết tương đối nhanh
- HS soát lỗi trong bài.
- HS chữa lỗi
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS các tổ tham gia thi (mỗi HS chỉ điền 1 chữ)
lời giải - nộp bài - lần này - làm em - lâu nay - lòng thanh thản - làm bài 
* HS tìm thêm từ khác chứa n/l
náo nức; nô nức; lo lắng; 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhắc học sinh tìm và viết các chữ ghi tiếng bắng đầu n/l? 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Người viết truyện thật thà 
TOÁN TĂNG
Luyện tập: Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu cho HS kiến thức về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Rèn kĩ năng thực hành tìm số trung bình cộng của nhiều số và giải toán có lời văn có liên quan .
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng: BP bài 1, 2, 3 ( HĐ 2)
III. Các hoạt động dạy
HĐ 1. Củng cố lí thuyết
- Muốn tìm TBC của nhiều số ta làm thế nào?
KL: Tìm số trung bình cộng của nhiều số thực hiện theo hai bước:
 + B1. Tìm tổng của các số.
+ B2. Lấy tổng tìm được chia cho số các số hạng của tổng.
HĐ 2. Luyện tập 
Bài 1 (BP) Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a. 23,71.
b. 34, 32, 30, 28
c. 17; 19 ; 21; 23 và 25.
Bài YC gì?
YC HS tự làm bài
 Em có cách nào tính nhanh số trung bình cộng của các số trên không?
 Chốt cách tìm TBC của một dãy số: 
 - Vận dụng quy tắc.
- Đối với dãy số cách đều nhau thì TBC của chúng chính bằng số ở chính giữa ( số các số trong dãy là lẻ) hoặc TBC của chúng sẽ bằng TBC của hai số cách đều hai đầu dãy số
 ( đối với dãy có số các số là chẵn).
Bài 2. ( BP) 
Đội Một và đội Hai thu hoạch được 1456 tạ cà phê, đội Ba và đội Bốn thu hoạch được 1672 tạ cà phê. Hỏi trung bình mỗi đội thu hoạch được bao nhiêu tạ cà phê?
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- YC HS làm bài
- Chấm, chữa bài.
Rèn KN giải toán có lời văn liên quan đến tìm số TBC.
Bài 3 ( BP)
Một ô tô ngày thứ nhất đi được 450 km, ngày thứ hai đi được hơn ngày thứ nhất 30 km, ngày thứ ba đi được bằng 1/2 quãng đường của ngày thứ hai. Hỏi trung bình mỗi ngày ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn tìm trung bình mỗi ngày ô tô đi được bao nhiêu m làm như thế nào?
YC HS làm bài
Rèn KN giải toán có lời văn liên quan đến tìm số TBC.
- HS nêu ( tính tổng, lấy tổng tìm được chia cho số các số hạng)
- tìm TBC của các số
- HS tự làm.
a. ( 23 + 71 ) : 2 = 47
b. (34+ 32 + 30 + 28 ) : 4 = 31
c. (17+ 19 + 21 + 23 + 25): 4 = 21
* Phần b. là 1 dãy các số cách đều nhau, TBC của chúng sẽ bằng TBC của hai số cách đều hai đầu dãy số. Vậy TBC của chúng là:
(34+28 ):2= 31.
 * Phần c. là dãy 5 số lẻ cách đều nhau nên TBC của chúng chính bằng số lẻ ở giữa (tức là số lẻ thứ ba trong dãy). Vậy TBC là 21.
- HS đọc đề.
- HS thảo luận cặp đôi phân tích bài toán
( Bài toán này thuộc dạng toán nào?/ bài toán cho biết gì?/ Bài toán hỏi gì?/ )
- HS làm bài 
* HS có thể trình bày bài giải ngắn gọn.
Trung bình mỗi đội thu hoạch được số tạ cà phê là: ( 1456 + 1672 ) : 4 = 782 ( tạ )
 Đáp số: 782 tạ cà phê
- HS đọc
- ngày thứ nhất ô tô đi 450 m, ngày thứ hai đi hơn ngày thứ nhất 30 m, 
- tìm trung bình mỗi ngày ô tô đi được bao nhiêu m
* HS nêu.
( tìm ngày thứ hai, tìm ngày thứ ba )
- HS làm bài 
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Muốn tìm TBC của nhiều số làm thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Luyện tập.
LỊCH SỬ
Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
I. Mục tiêu:
- HS biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938. Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc 
+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý .
+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán sống theo phong tục của người Hán.
- HS có thói quen say mê tìm hiểu lịch sử nước nhà
- GD HS tự hào về truyền thống đánh giặc của cha ông.
II. Đồ dùng:
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra 
- Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì? 
- Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới 
 Giới thiệu bài: tiết trước chúng ta đã biết năm 179 TCN, quân Tiệu Đà đã chiếm nước Âu Lạc. Tình hình nước Âu Lạc sau năm 179 TCN như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài “Nước ta dưới 

File đính kèm:

  • docnhatgiaos an lop 4 chuan ktkn hot nhat.doc