Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2012-2013

doc20 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ 2 ngày 8 tháng 10 năm 2012
Tập đọc:
Nỗi dằn vặt của An đrây – ca
I. Mục tiêu 
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
 - Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm của người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
*KNS :Thể hiện sự cảm thông
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra:
 - Ba HS đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo 
 - Nhận xét tính cách hai nhân vật Gà Trống và Cáo 
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài 
HĐ1:Luyện đọc 
 - Bài chia hai đoạn 
 + Đoạn 1: An - đrây – ca ...đến mang về nhà 
 + Đoạn 2: Bước vào phòng đến ít năm nữa 
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó : an ủi, dằn vặt, nức nở 
 - HS đọc nhóm hai 
 - Hai HS đọc cả bài
 - GV đọc mẫu 
HĐ2: Tìm hiểu bài
 - GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn, cả lớp đọc thầm để khai thác nội dung bài .
 - Cả lớp đọc thầm 
 - Khi câu chuuyện xẩy ra An - đrây – ca mấy tuổi ? (An - đrây – ca lúc đó 9 tuổi)
 - Hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?(Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng) 
 - Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào ? (An - đrây – ca nhanh nhẹn đi ngay)
 - An - đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?( An - đrây – ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc.Mãi chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hiệu để mua thuốc mang về nhà)
 - Đoạn một kể với em chuyện gì ? (An - đrây - ca chơi quên mất lời mẹ dặn) 
* Cả lớp đọc thầm đoạn hai
 - Chuyện gì xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà ? (An - đrây - ca hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên .Ông đã qua đời)
 - Thái độ của An - đrây - ca lúc đó như thế nào ?( Cậu ân hận vì mình mãi chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất . Cậu oà khóc kể cho mẹ nghe )
 - An - đrây - ca tự dằn vặt mình như thế nào ?( An - đrây - ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đấy là lỗi của mình) 
 - Câu chuyện cho em thấy An - đrây - ca là cậu bé như thế nào ?( An - đrây - ca là cậu bé rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình vì chuyện mãi chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất)
 - 1HS đọc toàn bài .
 - Nội dung chính bài này là gì ? HS nêu 
GVKL :An Đrây ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
HĐ3:Đọc diễn cảm 
 - Hai HS đọc cả bài 
 - HS thi đọc diễn cảm đoạn văn “Bước vào phòng ông nằm ...ra khỏi nhà ”
 - HS thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, mẹ , ông, An - đrây - ca)
3. Củng cố ,dặn dò 
 - Đặt lại tên câu chuyện theo ý nghĩa câu chuyện (chú bé trung thực, chú bé giàu tình cảm )
 - Nói lời an ủi của em với An - đrây – ca ? (Bạn đừng ân hận nữa )
___________________________________
Khoa học
Một số cách bảo quản thức ăn
 I. Mục tiêu:
 - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mắm, đóng hộp,... 
 - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Hình trang 24; 25 SGK
III. Hoạt động dạy học 
HĐ1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn 
 - HS quan sát các hình 24; 25 SGKvà trả lời các câu hỏi ; Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình 
 - Làm việc cả nhóm 
 - Đại diện một số nhóm trình bày 
Hình
Cách bảo quản
1
2
3
4
5
6
7
Phơi khô 
Đóng hộp 
Ướp lạnh 
Ướp lạnh 
Làm mắm (Ướp mắm )
Làm mứt (Cô đặc với đường )
Ướp muối (Cà muối )
HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn 
 - Cả lớp thảo luận 
 - Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ?
 - HS làm bài tập 
 - Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động ? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm ?
a) Phơi khô, nướng, sấy 
b) Ướp muối, ngâm nước muối 
c) Ướp lạnh 
d) Đóng hộp 
e) Cô đặc với đường
 - Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động a; b; c; e 
 - Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm d
HĐ3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà 
HS làm vào phiếu học tập 
Tên thức ăn
Cách bảo quản
 - Làm việc cả lớp 
 - HS trình bày, HS khác bổ sung.
GV: Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói.
* Củng cố, dặn dò: 
 - Cần bảo quản thức ăn đúng qui trình, tránh vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 3 ngày 9 tháng 10 năm 2012
Luyện từ và câu
Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục tiêu:
 - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu và ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bản dồ tự nhiên Việt Nam có sông Cửu Long 
 - Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1 (phần nhận xét )
 - Một số phiếu viết nội dung bài tập 1 (phần luyện tập )
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra:
 - Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LT VC -T5
2. Bài mới
* Giới thiệu bài 
HĐ1: Phần nhận xét 
Bài1: Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp làm bài 
Trả lời:
 a)Sông 
 b) Cửu Long (cho HS xem trên bản đồ vị trí của sông Cửu Long ) 
 c)Vua 
 d) Lê Lợi 
Bài 2: So sánh a với b 
Sông : tên chung chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn 
Cửu Long : Tên riêng của một dòng sông 
Vua : Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước Phong kiến 
Lê Lợi : Tên riêng của một vị vua 
*GVKL : Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung 
 - Những tên riêng của người sự vật nhất định như sông Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng 
Bài 3: 
a)sông không viết hoa, Cửu Long viết hoa 
b) vua không viết hoa, Lê Lợi viết hoa 
* Phần ghi nhớ 
 - Ba HS đọc phần ghi nhớ trong bài
HĐ2: Phần luyện tập :
 - GV tổ chức cho HS làm từng bài ở VBT 
Bài 1: DT chung: núi / dòng sông / dãy / mặt/ sông / ánh / nắng / đường /dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước 
DT riêng : Chung /Lam /Thiên Nhẫn / Trác/ Đại Huệ /Bác Hồ
Vậy thế nào là DT riêng ? DT chung ?
GVKL : HS nêu lại ghi nhớ 
 Bài 2 : HS tự viết tên ba bạn 
 - GV theo dõi HS làm .
 - Chấm 1 số bài 
 - Nhận xét bổ sung và tuyên dương HS làm bài tốt .
3. Củng cố dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung chính của bài 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Lịch sử
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
i. Mục tiêu 
 - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
 + Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Địng giết hại (trả nợ nước, thù nhà).
 + Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cưa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
 + ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắn đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
II. Đồ dùng học tập 
 - Hình trong SGK
 - Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
III. Hoạt động dạy học 
1.Bài cũ : 
 - Năm 248 và năm 905 diễn ra sự kiện lịch sử gì? 
 - HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
HĐ1: Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
 - GV treo tranh cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng và hỏi 
 - Ai đã cưỡi voi ra trận ? Hai Bà Trưng cùng ai đứng dậy khởi nghĩa ?
 - Lúc bấy giờ ai sang xâm lược nước ta ?
 - GV giải thích : Thái thú , Giao chỉ 
*Khi tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có hai ý kiến 
 - Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là thái thú Tô Định 
 - Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết chết 
 + Theo em ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 
 - Đại diện nhóm trình bày 
Kết luận :Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà
HĐ2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
 - GV treo lược đồ và giới thiệu 
 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành BT2 
 - HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc kháng chiến
 - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm nào ?
 - Nghĩa quân Hai Bà Trưng tiến vào đâu ?
 - Bị đòn bất ngờ quân Hán thế nào ?
 - Riêng tướng Tô Định đã làm gì ?
 - HS trả lời 
 - Hai HS trình bày lại 
GVKL Mùa xuân năm 40 - Tại cửa sông Hát - Quân ta tiến vào Mê Linh làm chủ Mê Linh - Tiến xuống Cổ Loa ..tấn công Luy Lâu > < Quân Hán thua trận bỏ chạy về nước .
HĐ3: Kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
 - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt được kết quả như thế nào ? Cuộc thắng lợi đó đã mang lại ý nghĩa gì ?
 - HS thảo luận, rút ra bài học cần ghi nhớ 
GVKL :
 + Trong vòng chưa đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi .
 + Sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ ( từ năm 179) .TCN đến năm 40). Lần đầu tiên nhân dân ta đã dành được độc lập 
*Liên hệ đến người nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị
 - GV có thể cho HS đọc thơ, nêu tên con đường, quận huyện nói về hai Bà 
 - GV nói về quê hương Hai Bà - Đền thờ của Hai Bà hiện nay ở đâu ?
 - Em biết gì về cuộc khởi nghĩa Hai Bà ?
 - HS nêu ghi nhớ 
3. Củng cố dặn dò: Hôm nay ta học nội dung gì ?
 - Hãy nêu lại ghi nhớ của bài ?
 - Về nhà CB tiếp bài sau 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 4 ngày 10 tháng 10 năm 2012
Địa lí
Tây nguyên
I. Mục tiêu 
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
 + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Con Tum, Đắc Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
 + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
 - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Com Tum, Plây Ku, Đắc Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
* Đối với HS khá giỏi :Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học 
1.Bài cũ: Chè ở trung du Bắc Bộ được trồng để làm gì?
 	 HS trả lời, lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:	
 - Giới thiệu bài.
1. Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng 
HĐ1: Làm việc cả lớp 
 - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau 
 - HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong sgk và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam 
 - Gọi một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam .
HĐ2: Làm việc theo nhóm 
 - GV giới thiệu 4 cao nguyên, HS thảo luận nhóm 
Nhóm 1:Cao nguyên Đắc Lắc 
Nhóm 2 :Cao nguyên Kom Tum 
Nhóm 3:Cao nguyên Di Linh 
Nhóm 4 :Cao nguyên Lâm Viên 
2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô 
HĐ3: Làm việc cá nhân 
 - Dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2 
 + ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào?
 + Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào ?
 - Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên 
 - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp 
 - HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của Tây Nguyên
* Dành cho HS khá giỏi: Nêu đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.
3. Củng cố, dặn dò: Về nhà đọc thuộc ghi nhớ
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập đọc
Chị em tôi
I. Mục tiêu :
 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa: khuyên HS không được nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*KNS : Lắng nghe tích cực .
II. đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài tập trong sgk 
II. hoạt động dạy học ;
1. Kiểm tra:
 - Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ : Gà trống và cáo 
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài 
HĐ1: Luyện đọc 
 - GV bài văn được chia làm 3 đoạn 
Đoạn 1:Từ đầu đến tặc lưỡi cho qua 
Đoạn 2: Tiếp đến cho nên người 
Đoạn 3:Phần còn lại 
 - HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó, luyện đọc câu, đoạn khó. 
 - HS luyện đọc theo cặp 
 - Một HS đọc cả bài 
 - GV đọc diễn cảm cả bài 
HĐ2:Tìm hiểu bài 
* 1HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm 
 + Cô chị xin phép ba đi đâu ? (Cô xin phép ba đi học nhóm)
 + Cô có đi học nhóm thật không ? (Cô không đi học nhóm mà lại đi chơi)
 + Cô nói dối với ba như vậy đã nhiều lần chưa ? (...nhiều đến nỗi không biết lần này là lần thứ mấy)
 + Vì sao cô nói dối được nhiều lần như vậy ? (...vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô)
 + Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại thấy ân hận ? (Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì đã quen nói dối )
*Một HS đọc đoạn2, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi 
 + Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ? (Cô em bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức dận bỏ về) 
*1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi 
 +Vì sao cách làm của cô em giúp được cô chị tỉnh ngộ ? (Vì em nói hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu...)
 + Cô chị đã thay đổi như thế nào? (Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa cô cười mỗi khi nhớ lại cái cách em gái cô đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ) 
 + Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Không được nói dối).
 + Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách
(đi chơi rất có hại ; Cô em thông minh; Cô chị biết hối lỗi )
HĐ3: Đọc diễn cảm 
 - Ba HS nối tiếp nhau đọc ba đoạn 
 - HS dọc diễn cảm theo cách phân vai (Người dẫn chuyện, cô chị, cô em, người cha )
3. Củng cố dặn dò: Hãy nêu nội dung bài học. GV nhận xét tiết học 
Tập làm văn
Trả bài văn viết thư
I. Mục tiêu
 - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (về ý, bố cục bài , cách dùng từ , đặt câu và viết đúng chính tả,...); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
 * HS khá giỏi: Biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II. hoạt động dạy học 
HĐ1: GV nhận xét chung về bài viết của cả lớp 
 - GV ghi đề bài kiểm tra lên bảng
 - Nhận xét về kết quả bài làm
*Ưu điểm 
 - Cơ bản các em đều xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư. Có nhiều bài viết khá hay như bài của 
 - Bố cục lá thư phần lớn đã có đầy đủ các phần: Đầu thư, nội dung chính của bức thư và phần cuối thư 
 - Trong bức thư đã biết thăm hỏi, và chúc đối với người nhận thư 
Nhược điểm : 
 - Một số bài chưa có đủ bố cục 
 - Một số bạn lời xưng hô đầu thư chưa đúng.
 - Một số bài còn viết sai lỗi chính tả quá nhiều như bài của Cường, Yên,  
 - Một số còn viết sai yêu cầu đề bài : Lài
 - Một số bài không có phần hỏi thăm sức khoẻ hay lời chúc 
 - Một số bài quá sơ sài 
HĐ2: Chữa một số lỗi cơ bản 
 Lỗi 
 Chữa lỗi
a)Lỗi dùng từ :
Bạn thân mến, Từ cái bựa mình viết thư cho cậu lại nay 
b)Lỗi chính tả :
khẻo, gửi thư cho gì lại nay gì có được mạnh khẻo không ?
Cô giạy cháu Hà
c)Lỗi đặt câu 
Anh hay bác chèo thuyền đi chơi không ?
Bạn kính mến, Từ hôm mình viết thư cho cậu lại nay 
khoẻ, gửi thư cho dì lại nay dì có được mạnh khoẻ không ?
Cô dạy cháu Hà
Anh và bác có hay chèo thuyền đi chơi không ?
HĐ3: Trả bài 
 - Đọc một số bài hay cho cả lớp nghe
HĐ4: HS tự chữa lỗi bài làm của mình 
* Củng cố, dặn dò: GV theo dõi hướng dẫn thêm
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi 2 
Chính tả
Người viết truyện thật thà
I. Mục tiêu : 
 - Nghe viết đúng và trình bày sạch sẽ, trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài - Làm đúng BT2, BT3b.
II. Đồ dùng dạy học : Từ điển 
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra:
 - 1 HS lên bảng đọc cho bạn viết : lẫn lộn ,nức nở , lang beng 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả 
1 HS đọc toàn bài .
Hỏi nội dung bài : 
 - Nhà văn Ban – dắc có tài gì? (Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài 
 - Trong cuộc sống ông là người như thế nào ?(Ông là người thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng)
 - HS luyện viết từ khó: Ban –dắc, truyện dài, truyện ngắn 
 - GV đọc cho HS viết 
 - GV đọc cho HS soát lại bài 
 - Thu bài chấm ,nhận xét 
HĐ2: Luyện tập 
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập. Làm bài. 
Viết sai là
Sửa đúng lại là
tưỡng tượng
.........
tưởng tượng
......
 - HS trình bày bài . 
 Bài 3:
 - GV nêu yêu cầu của bài.
 - Một HS đọc yêu cầu của bài đọc cả mẫu . Cả lớp theo dõi trong SGK .
 - HS làm bài vào vở 
 b. nhanh nhảu, mãi mãi 
3. Củng cố dặn dò: 
 HS viết chưa đẹp về nhà viết lại .
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách đọc, so sánh các số tự nhiên. Đọc và xử lí số liệu trên biểu đồ.
 - Nâng cao một số kiến thức.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở thực hành/ 40: 
Bài 1: Yêu cầu HS nhìn vào biểu đồ để trả lời câu hỏi.
Kết quả: 
 a) Khối lớp 1 góp được 60 quyển sách.Khối lớp 1 góp được 60 quyển sách 
 b) Khối lớp 2 góp được nhiều hơn khối lớp Ba 30 quyển sách
 c) Khối lớp 5 góp được ít hơn khối lớp Hai 5 quyển sách
 d) Cả năm khối lớp góp được 315 quyển sách
 e) Trung bình mỗi khối lớp được 63 quyển sách
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu
 - HS tự làm bài vào vở
a, Số liền sau của 6709 598 là:......
 Số liền trước của 8 247 901 là.......
b, Giá trị của chữ số 5 trong số 3 572 486 là ....
 Giá trị của chữ số 9 trong số 89 164 327 là ....
Bài 3 :HS đọc yêu cầu bài rồi tự làm vào vở. Nêu kết quả, GV nhận xét.
Đáp án: a) (C) 695843;	b) (D) 2095;	c) (D) 200
4. ( HS khá giỏi ):
Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau :
Ngày đầu : 120 m 
Ngày thứ 2 : ngày đầu 
Ngày thứ 3 : Gấp 2 ngày đầu 
 Trung bình mỗi ngày : .m?
 GV gợi ý :120 : 2 = 60(m)
 120 x 2 = 240 (m)
 ( 120 + 60 +240) : 3 = 140 (m)
* Củng cố, dặn dò:
 - GV chấm bài nhận xét bổ cứu những tồn tại chung.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập về đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
I.Mục đích yêu cầu;
 - Củng cố để HS hiểu thế nào là kể chuyện và viết được những đoạn văn trong bài văn kể chuyện với lời lẽ hấp dẫn, sinh động, phự hợp với cốt truyện và nhõn vật.
 - Trỡnh bày đẹp
II.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ
 -Nờu nội dung phần ghi nhớ ở tiết trước.
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài 
 -GV giới thiệu, nờu mục đớch yờu cầu.
2.2.Hướng dẫn làm bài tập
 - Gọi HS đọc nội dung và yờu cầu ở T 54
 + Cõu chuyện kể lại chuyện gỡ? 
 + Đoạn nào đó viết hoàn chỉnh? Đoạn nào cũn thiếu?
 + Đoạn 1 kể về việc gỡ? 
 + Phần thõn đoạn theo em kể lại chuyện gỡ?
 - Yờu cầu hS làm bài vào vở.
 - Gọi 1 số em trỡnh bày.
 - Nhận xột, ghi điểm.
3. Củng cố: 
 -Nhận xột tiết học.
 -––––––––––––––––––––––––––––––––––––--
Thứ 5 ngày 11 tháng 10 năm 2012
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : trung thực - tự trọng
I . Mục tiêu
 Biết thêm, nghĩa của một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực –Tự trọng (BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4).
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
 - Viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ vật 
 - Viết 5 danh từ riêng là tên của người , sự vật xung quanh 
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài 
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài tập, HS đọc thầm đề bài và làm bài tập vào vở 
 - GV gọi HS nêu kết quả bài làm của mình. 
 Tự hào, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào, ... 
Bài 2: HS tự nối, sau đó HS đổi vở kiểm tra chéo trong bàn. 
 - Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó (trung thành) 
 - Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi (trung kiên )
 - Một lòng vì việc nghĩa (trung nghĩa )
 - ăn ở nhân hậu, thành thật trước sau như một (nhân hậu )
 - Ngay thẳng, thật thà (trung thực )
Bài 3: Cho HS thảo luận theo nhóm 2 và làm bài.
Đáp án :
 a) Trung có nghĩa là ở giữa : Trung thu, trung bình, trung tâm 
Trung có nghĩa là một lòng ,một dạ: Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
Bài 4: HS suy nghĩ đặt câu VD : + Bạn Lương là học sinh trung bình của lớp 
 + Thiếu Nhi ai cũng thích tết Trung Thu
 + Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu 
3. Củng cố, dặn dò: 
 Về nhà hoàn thành các bài tập đầy đủ 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu
 - Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
 + Thường xuyên theo giỏi cân nặng của em bé.
 + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
 - Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Hình trang 26, 27 SGK 
III. Hoạt động dạy học 
HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
* Làm việc theo nhóm 
 - Quan sát các hình 1,2 trang 26 SGK, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh biếu cổ
 - Thảo luận các nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên 
* Làm việc cả lớp 
 - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung 
KL: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi - ta- min D sẽ bị còi xương, thiếu I - ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh dễ bị bướu cổ 
HĐ2: Thảo luận về cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 
 + Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng 
 + Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
KL : Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như :
 + Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi - ta - min A 
 + Bệnh phù do thiếu vi - ta - min B 
 + Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi - ta - min C
 - Đề phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho phù hợp và nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị 
HĐ3: Chơi trò chơi 
* Tổ chức: GV chia lớp thành hai đội 
 - Mỗi đội cử ra một đội trưởng 
* Cách chơi và luật chơi 
Đội 1 nói : Thiếu chất đạm, Đội 2 nói : Sẽ bị suy dinh dưỡng 
Đội 2 lại nói : Thiếu I - ốt. Đội 1 trả lời : Dễ bị bướu cổ 
Đội nào nói sai sẽ hỏi tiếp câu hỏi 
*Kết thúc trò chơi: GV tuyên dương đội thắng cuộc
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi 2
Luyện Toán
phép cộng
I. Mục tiêu :
 - Luyện kĩ năng cộng có nhớ và cộng nhiều số hạng .
 - Luyện kĩ năng trừ và kĩ năng liên quan đến tính cộng và tính trừ .
II/ Hoạt động DH :
HĐ1 : Hệ thống lại kiến thức đã học :
 - HS nhắc lại cách cộng nhiều số hạng và cách cộng có nhớ .
HĐ2 : Hoàn thành BT ở vở thự hành /42
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
 - HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi 3 em lên chữa bài ở bảng lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét.
a. 367428 + 281 657 b. 483 925 + 294 567 c.5937+ 64 528
Bài: gọi 1HS đọc bài tập
 - Bài toán thuộc dang toán nào? 
HS tự giải vào vở, sau đó chữa bài. 
bài 3 :( HS khá giỏi ) :Gia đình bác An lần lượt thu hoạch được số tạ thóc là; Năm 2000 thu được 12 tạ, 2001 thu được 14 tạ, năm 2002thu được bằng số tạ thóc của 2 năm đầu. Hỏi trung bình cả 3 năm thu được ? tạ 
Gợi ý :
(12 + 14) : 2 = 13( tạ)
(12 + 14 + 13) : 3 = 13( tạ)
* Củng cố, dặn dò: GV thu bài chấm điểm. Nhận xét và chữa bài 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Luyện Luyện Từ và câu
Luyện danh từ chung, danh từ riêng
 I . mục tiêu
 Ôn tập, củng cố về danh từ chung và danh từ riêng 
II. Hoạt độngdạy học 
Bài 1: Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoọn văn sau :
Ôm / quanh/ Ba Vì/ là / bát ngát/ đồng bằng,/mênh mômg / hồ/ nước/ với/ những / Suối Hai/,Đồng Mô,/Ao Vua /..nổi tiếng/ vẫy/ gọi/ .Mướt mát/ rừng /keo/ những/ đảo /Hồ /đảo /Sếu /..xanh ngát/ bạch đàn /những/ đồi / Măng,/ đồi/ Hòn /...Rừng. ấu thơ,/ rừng/ thanh xuân/ ...Tiếng /chim /gù /chim /gáy,/ khi/ gần/ khi/ xa/ như /mở rộng/ mãi /ra/ không gian/ mùa thu / xứ /Đoài/ .
 (Võ Văn Trực ) 
Danh từ chung: đồng bằng, hồ, nước, rừng, keo, đảo, bạch đàn, đồi, tiếng, chim. khi, hông gian, mùa thu, xứ .
 Danh từ riêng: Ba Vì, Suối Hai, Đồng Mô, ao Vua, Sếu, Măng, Hòn, Đoài 
Bài 2:Trong các câu ca dao dưới đây, danh từ riêng không được viết hoa em hãy viết lại cho đúng 
 a) Đồng đăng góc phố kì lừa
 Có nàng tô thị có chùa tam thanh
 b) Sâu nhất là sông bạch đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi lam sơn
Có ông lê lợi trong ngàn bước ra
* Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu :
 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
II. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra:
 - Một HS kể chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực 
2. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
 - HS đọc đề bài. GV gạch chân những từ trọng tâm của đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe được đọc . 
 - Bốn HS nối tiếp nhau 

File đính kèm:

  • doctuan6.doc