Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy

doc34 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013
CHÀO CỜ
Đ/c An tổ chức
TẬP ĐỌC 
Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Hiểu nội dung: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
- Rèn KN đọc lưu loát, rõ ràng, đọc phân biệt lời nhân vật.
- GDHS tính trung thực, thật thà, yêu quý người thân, có ý thức trách nhiệm với người thân.
KNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự thông cảm; Xác định giá trị.
II/ Đồ dùng dạy-học: Tranh minh họa bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. KTBC 
- Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài.
- Nhận xét, chấm điểm
2. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài
 YC HS quan sát tranh sgk
 Bức tranh vẽ cảnh gì?
Cậu bé đang suy nghĩ về trận bóng đá mà cậu đã tham gia. Tại sao cậu bé này khóc? Cậu ân hận về điều gì? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
HĐ 2. Luyện đọc
- Bài chia mấy đoạn?
- YC HS đọc nối tiếp 
+ Lượt 1: GV sửa phát âm sai của HS 
An-đrây-ca, hoảng hốt, vun trồng
+ Lượt 2: kết hợp giảng nghĩa từ
- Y/c HS luyện đọc trong nhóm 4
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm
Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động.
Rèn KN đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng, ...
KNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
HĐ 3. Tìm hiểu bài
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 
+ Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu thế nào?
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
Ý 1: An- đ rây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- Gọi hs đọc đoạn: Bước vào phòng ...hết bài
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An-đrây-ca lúc đó thế nào?
+ An-đrây-ca tự vằn vặt mình như thế nào?
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
- Đoạn 2 nói lên điều gì?
Ý 2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
- Nội dung bài này nói lên điều gì?
Qua bài đọc em học tập nhân vật điểm 
gì? 
- Kể việc làm thể hiện tính trung thực, sự nghiêm khắc của bản thân trong cuộc sống hàng ngày?
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
GDHS tính trung thực, thật thà, yêu quý người thân, có ý thức trách nhiệm với người thân.
KNS: - Thể hiện sự thông cảm.
	 - Xác định giá trị.
HĐ 4. Đọc diễn cảm:
- YC hs đọc 3 bài
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc ( BP - đoạn 2)
- HS quan sát tranh 
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây, bên cạnh là các bạn đang đá bóng.
- Lắng nghe
- 2 đoạn
+ Đoạn 1: An-đrây-ca ...mang về nhà
+ đoạn 2: Phần còn lại
- 2 hs nối tiếp nhau đọc ( 3 - 4 lượt )
- HS luyện phát âm
- HS đọc giải nghĩa từ phần chú giải
- HS đọc trong nhóm 4
* 2-3 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
+ An-đrây-ca 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng
+ nhanh nhẹn, đi ngay
+ Gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
* An-đrây-ca mãi chơi quên lời mẹ dặn
- 1 hs đọc 
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông của cậu đã qua đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. cậu òa khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe
+ HS nêu
- An-đrây-ca òa khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình
- Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc cây táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn dặt mình.
+ Rất yêu thương ông, cậu không thể ta thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất. / Cậu rất có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình./ Cậu rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
* Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca
* Thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- liên hệ ( học tập An-đrây-ca ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- em được điểm kém kể thật với mẹ, 
* Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc sẽ hiểu bạn mà./ Mọi người hiểu cậu mà, đừng tự dằn vặt mình như thế.
- HS lắng nghe.
- 2 hs đọc 2 đoạn của bài
* Lời của ông đọc với giọng mệt nhọc, yếu ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, dịu dàng. ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt. 
Bước vào phòng ông nằm, em hốt hoảng thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “ Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.” 
- An-đrây-ca oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
 - Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất / từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
- Gv đọc mẫu 
- y/c hs đọc nhóm bốn
- thi đọc diễn cảm trước lớp
- thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca)
- Tuyên dương nhóm đọc hay
Rèn KN đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Thi đọc diễn cảm 
- Thi đọc theo vai
* Đọc diễn cảm theo giọng nhân vật
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì?
( Chú bé An-đrây-ca/ )
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Chị em tôi
ÂM NHẠC
Đ/c GV chuyên dạy
TOÁN 
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Đọc được 1 số thông tin trên biểu đồ.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. 
- HS có tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng: biểu đồ bài 1,2 sgk
III. Hoạt động dạy học
Bài 1: 
- Biểu đồ biểu diễn ND gì?
- Y/c hs đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài
- Chữa bài
+ Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu?
- Cả 4 tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?
Rèn KN đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh vẽ.
Bài 2: 
- YC quan sát biểu đồ trong SGK
- Biểu đồ biểu diễn gì?
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- Các em hãy hoạt động nhóm đôi, bạn này hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại.
- Gọi nhóm lần lượt hỏi và trả lời trước lớp (mỗi nhóm 1 câu)
+ Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa?
+ Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 bao nhiêu ngày?
+ Tháng 7 mưa nhiều hơn tháng 9 bao nhiêu ngày?
Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 bao nhiêu ngày và mưa ít hơn tháng 7 bao nhiêu ngày?
+ Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa?
Rèn KN đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ cột.
- Biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9
- Dùng bút chì làm vào SGK
+ Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300 m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 300 m - 200 m = 100 m vải hoa
* 1200 m vải
- HS quan sát
* Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004
- Tháng 7, 8, 9
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Các nhóm lần lượt hỏi, trả lời.
+ Có 18 ngày mưa
+ 12 ngày
+ 15 ngày
* nhiều hơn tháng 9 12 ngày và mưa ít hơn tháng 7 3 ngày
+ Trung bình mỗi tháng có 15 ngày mưa (18 + 15 + 12 ) : 3 = 15 ngày )
- Các nhóm nhận xét câu trả lời của bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Luyện tập chung
ĐẠO ĐỨC 
Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- HS biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Có kĩ năng bày ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình và ở trường, XH
- Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.
GDKNS: Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học; KN lắng nghe người khác trình bày ý kiến; KN kiềm chế cảm xúc; KN biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin. 
SDNL TK& HQ: - Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
II/ Đồ dùng: BP 4 tình huống (hoạt động 2) 
III/ Hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ:
+ Vì sao chúng ta phải bày tỏ ý kiến của mình?
+ Em đã bày tỏ ý kiến của mình với người lớn chưa? Trong trường hợp nào?
GV nhận xét 
2. Bài mới
 HĐ 1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
 - GV nêu nội dung của tiểu phẩm: gia đình hoa gặp khó khăn, mẹ muốn cho Hoa nghỉ học mà không biết ý kiến của Hoa. Sau đó bố mẹ quyết định nói với Hoa để biết ý kiến của Hoa.
- GV phân vai cho HS
2 nhóm trình bày tiểu phẩm –nx
 - Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
 Kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
HĐ 2: Em sẽ nói như thế nào?
- Treo bảng phụ viết sẵn 4 tình huống
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 cách giải quyết các tình huống trên
- YC các nhóm nêu cách giải quyết
TH1: Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ở một ngôi trường mới nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ
TH 2: Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học không muốn cho em tham gia đội văn nghệ của trường. Em rất muốn tham gia, em sẽ nói với bố mẹ như thế nào?
TH 3: Bố mẹ cho em tiền để mua 1 chiếc cặp mới nhưng em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào?
 - Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
Kết luận: Đối với những việc có liên quan đến mình, các em hãy thẳng thắn bày tỏ ý kiến để người khác hiểu và có thể sẽ đáp ứng lại mong muốn của mình. Nhưng cần phải nhẹ nhàng, lễ phép, tôn trọng khi bày tỏ.
KNS: - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
HĐ 3: Trò chơi "phóng viên"
- YC 2 hs đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn các câu hỏi sau:
+ Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
+ Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
+ Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
Kết luận: Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng, tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em. Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
KNS: - Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
GD HS SDNLTK&HQ
* HS đóng, lớp xem tiểu phẩm 
- Bố muốn cho Hoa đi học , mẹ không muốn vì gia đình khó khăn...
- Một buổi bán bánh , một buổi đi học...
* Tìm cách giải thích cho bố mẹ và giúp đỡ bố mẹ...
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- HS thảo luận nhóm 4
- Các nhóm lần lượt nêu cách giải quyết 
+ Em nói em không muốn xa các bạn, có bạn thân em sẽ học tốt hơn
+ Em nói với bố mẹ cho em tham gia để được vui chơi, em vẫn giữ kết quả học tập tốt .
* Em nói với bố mẹ em rất thương các bạn và muốn chia sẻ với các bạn, còn cặp em sẽ để dành tiền mẹ cho để mua sau.
* Lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn
- Lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trình bày ý kiến
( Mùa hè này, mình muốn được đi Đà Lạt, mình nghe nói Đà Lạt rất đẹp cho nên mình rất muốn đế Đà Lạt một lần
..... Cảm ơn bạn )
* HS có ý kiến hay, hợp lí
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ/9 SGK
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Tiết kiệm tiền của
TIẾNG VIỆT TĂNG
Luyện tập văn viết thư ( Viết bài)
Đề bài: Hãy viết thư cho người thân ở xa, để kể lại một việc tốt thể hiện tính thật thà của em (của bạn em ).
I. Mục tiêu:
- HS biết dựa vào dàn ý chi tiết viết một bức thư cho người thân ở xa, để kể lại một việc tốt thể hiện tính thật thà của em (của bạn em ).
- Rèn KN viết thư theo 3 phần ( phần đầu thư, phần chính thư, phần cuối thư.)
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: BP ghi đề ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy học
HĐ 1. Củng cố lí thuyết
- Một bức thư thường gồm mấy phần?
- Đó là những phần nào?
- Nêu nội dung của từng phần?
GV chốt bố cục một bức thư
HĐ 2. Thực hành
Đề bài: Hãy viết thư cho người thân ở xa, để kể lại một việc tốt thể hiện tính thật thà của em (của bạn em ). ( BP)
- Đề bài thuộc thể loại văn gì?
- Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? 
- Nhằm mục đích gì ?
- Em viết thư cho ai?
YC HS dựa vào dàn ý tiết trước để viết bài
- GV chấm, chữa bài nhận xét, bổ sung
Đọc bài văn hay
- Rèn KN lập dàn ý chi tiết cho bài văn viết thư.
- 3 phần
- phần đầu thư, phần chính thư, phần cuối thư.
- Phần đầu thư: 
Nêu địa điểm – thời gian viết thư.
Lời chào hỏi người nhận thư.
- Phần chính thư
+ Nêu mục đích, lý do viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư 
+ Thông báo tình hình của người viết thư 
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
- Phần cuối thư:
Nói lời chúc, lời cám ơn, lời hứa hẹn.
Người viết thư ký tên và ghi rõ học tên.
- HS đọc đề
- văn viết thư
- cho người thân ở xa
* kể lại một việc tốt thể hiện tính thật thà của em (của bạn em ).
- ông bà ( chú, cậu, )
- HS viết bài
* lời thư thể hiện tình cảm, chân thật, 
- lắng nghe, nhận xét
IV. Củng cố dặn dò:
- Khi viết thư cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Luyện tập văn viết thư
KHOA HỌC 
Một số cách bảo quản thức ăn
I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số các bảo quản thức ăn : làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp.
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
- GD HS có ý thức bảo quản thức ăn và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng: Hình trang 24,25 SGK ( HĐ 1)
III. Hoạt động dạy-học:
1. KTBC: 
- Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- Chúng ta cần làm gì để vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Nhận xét, chấm điểm
2. Bài mới:
 HĐ 1: Các cách bảo quản thức ăn
- Các em hãy quan sát các hình trong SGK/58,59 và nói các cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
- Hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
 HĐ 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn
- Đặt tên cho 4 nhóm là: Nhóm phơi khô, nhóm ướp muối, nhóm ướp lạnh, nhóm cô đặc với đường.
- Y/c hs hoạt động nhóm 
1. Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm?
2. Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- phơi khô, đóng hộp, để vào tủ lạnh, ướp lạnh, làm mắm, làm mứt, ướp muối.
- HS thảo luận nhóm đôi
* Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu
- Lắng nghe
- HĐ nhóm
- Đại diện trình bày
* HS có cách bảo quản hợp lí
+ Nhóm phơi khô:
1/ Tên thức ăn: cá, tôm, mực, củ cải, măng,...
2/ Trước khi bảo quản cần rửa sạch, bỏ phần ruột, măng, củ cải cần chọn loại còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo nước và trườc khi sử dụng phải rửa lại
+ Nhóm ướp muối:
1/ tên thức ăn: thịt, cá,mực,..
2/ Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, bỏ phần ruột, khi sử dụng phải rửa lại hoặc ngâm nước cho bớt mặn
+ Nhóm đóng hộp:
1/ tên thức ăn: thịt, cá, tôm
2/ Trước khi bảo quản, chọn loại còn tươi, loại bỏ ruột
+ Nhóm cô đặc với đường:
1/ tên thức ăn: mứt dâu, mứt nho, mức chanh,..
2/ Trước khi bảo quản chọn quả tươi, không dập, rửa sạch để ráo nước.
Kết luận: Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần dập nát, úa sau đó rửa sạch và để ráo nước
Trước khi nấu nướng phải rửa sạch, nếu cần ngâm cho bớt mặn
Khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói.
GDHS. có ý thức bảo quản thức ăn và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- HS lắng nghe
3. Củng cố, dặn dò:
- Vì sao chúng ta phải bảo quản thức ăn?
( Để thức ăn không bị ôi,thiu và không cho vi sinh vật có môi trường hoạt động và ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.)
- Nhận xét tiết học 
- Bài sau: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013
Sáng nghỉ: Đ/c Lý dạy
CHÍNH TẢ ( Nghe– viết )
Người viết truyện thật thà
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả :Người viết truyện thật thà sạch sẽ, trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. Làm đúng BT phân biệt s/x
- Rèn KN viết đúng mẫu, trình bày khoa học, có kỹ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có các âm đầu s/x.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng: Bảng nhóm bài 3a ( HĐ 2)
III. Hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra
- Viết: lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên, no nê, lên non
- Nhận xét
2. Bài mới
HĐ 1. Hướng dẫn viết chính tả
- Gọi hs đọc truyện
- Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
- Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
GD HS thật thà trong cuộc sống, học tập
- Y/c hs tìm từ khó dễ lẫn trong bài
- Y/c hs viết các từ khó 
- Gọi hs đọc lại các từ khó
- Khi trình bày lời thoại, em viết thế nào?
- GV lưu ý: cách trình bày tên bài, quy tắc chính tả, tư thế ngồi viết...
- GV đọc để HS nghe viết bài. 
- GV đọc cho HS soát lỗi. 
- Thu một số bài chấm.
- Nhận xét, chữa lỗi. 
Rèn kĩ năng viết chữ đúng chính tả, đúng kĩ thuật 
 HĐ 2. Bài tập
Bài 2: 
- Bài yêu cầu gì?
- Y/c hs làm vào VBT
Rèn KN viết, đọc đúng s/x
Bài 3a ( BN)
Bài YC gì?
- Từ láy có tiếng chứa âm s/x là từ láy như thế nào?
- Y/c hs thảo luận trong nhóm 4 để tìm các từ láy có âm đầu là s/x
- Gọi các nhóm lên dán BP của mình, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Y/c HS đặt câu với một từ láy vừa tìm được
 - Củng cố cách viết đúng chính tả phân biệt s/x
GDHS: Viết đúng chính tả
- 1 hs đọc 
- Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
- Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- nghĩ, Ban-dắc, thật thà
- HS viết từ khó
* Viết hai chấm xuống dòng, gạch dầu dòng
- HS viết chính tả
* HS viết đẹp, viết đúng, viết tương đối nhanh
- HS soát lỗi trong bài.
- HS chữa lỗi
- Tự ghi lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả
- HS làm bài, nhận xét bài của bạn
 xắp lên xe sắp lên xe
 về xớm về sớm
 cho mà sem cho mà xem
- Tìm từ láy chứa s/x
- Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s/x
- HS làm việc theo nhóm 4 
( 1- 2 nhóm làm BN)
* HS tìm được nhiều từ láy chứa s/x
- Dán BP, trình bày.
Từ láy có tiếng chứa âm s: sàn sàn, san sát, sẵn sàng, săn sóc, se sẽ, song song, sục sôi, sùng sục, suôn sẻ, su su, sáng suốt, sần sùi, sùng sục, sục sôi,...
Từ láy có tiếng chứa âm x: xa xa, xao xuyến, xanh xao, xám xịt, xa xôi, xúm xít, xào xạc, xốn xang, xuề xòa,...
* Gió thổi xào xạc./ 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc học sinh tìm và viết các chữ ghi tiếng bắng đầu s/x?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Nhớ - viết : Gà Trống và cáo
TOÁN TĂNG
Luyện tập: Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- HS tìm được số TBC của nhiều số, giải btoán về tìm số TBC, hoàn thiện được 1,2,3
- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: BP bài 1, 2
III. Hoạt động dạy- học
HĐ1. Củng cố kiến thức: 
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta làm như thế nào?
- Khi biết số trung bình cộng, muốn tìm tổng các số ta làm thế nào?
HĐ2. Luyện tập 
 Bài 1(BP) Lớp 4A thu gom được 36 kg giấy vụn, lớp 4B thu gom được 30 kg giấy vụn và ít hơn lớp 4C 9 kg giấy vụn. Hỏi trung bình mỗi lớp thu gom được bao nhiêu kg giấy vụn ?
- YC phân tích cặp đôi
- YC HS làm vở
Rèn KN giải bài toán về tìm số TBC.
 Bài 3 (BP) Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 40 km, 3 giờ sau mỗi giờ đi được 50 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
- YC HS trình bày bài giải vào vở.
- GV chấm, chữa bài.
Rèn KN giải toán TBC
Bài 2: Số trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có 3 chữ số. Một trong hai số đó là số nhỏ nhất có 4 chữ số. Tìm số kia?
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Nêu cách làm?
GV chốt: Khi biết số trung bình cộng, muốn tìm tổng các số thì T = STBC x Số các số hạng
Bài 4. TBC của ba số là 50. Tìm số thứ nhất biết nó bằng TBC của hai số còn lại.
Bài toán cho biết gì?
- Tổng của hai số còn lại ntn so với số thứ nhất?
- Vậy 3 lần số thứ nhất bằng bao nhiêu?
- Số thứ nhất bằng ?
Khi biết số trung bình cộng, muốn tìm tổng các số thì T = STBC x Số các số hạng.
- tính tổng của các số đó rồi chia cho số các số hạng.
* Tổng = STBC x Số các số hạng.
- HS đọc đề.
- HS trao đổi cặp đôi phân tích đề
( bài toán cho biết gì?/ bài toán hỏi gì?/ * nêu cách làm?/ )
- HS tự làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra
lớp 4C thu gom được số kg giấy vụn là: 30 + 9 = 39 ( kg)
Trung bình mỗi lớp thu gom được số kg giấy vụn là: 
( 30 + 36 + 39 ): 3 = 31 ( kg)
Đáp số: 31 kg giấy vụn
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc, xác định đề bài.
- trao đổi cặp đôi
( bài toán cho biết gì?/ bài toán hỏi gì?/ * nêu cách làm?/ 
+ Tìm 3 giờ đầu, 3 giờ sau
+ Tìm TB mỗi giờ 
- HS trình bày bài giải.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- Số trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có 3 chữ số. Một trong hai số đó là số nhỏ nhất có 3 chữ số.
- Tìm số kia?
* HS nêu 
+ Xác định số TBC của 2 số.
+ Tìm tổng của 2 số.
+ Tìm số còn lại.
- HS làm bài, 1 HS làm bảng
Số nhỏ nhất có 4 chữ số là: 1000
Số lớn nhất có 3 chữ số là 999. Vậy TBC là 999
Tổng của hai số là 999 x 2 = 1998
Số phải tìm là: 1998 - 1000 = 998
Đáp số: 998 
- HS đọc đề bài.
- TBC của ba số là 50
* Tổng của hai số còn lại bằng 2 lần số thứ nhất.
* bằng tổng 
* bằng tổng 
- HS trình bày bài giải vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Đáp án:
Tổng của ba số là: 50x3=150
Tổng của hai số còn lại bằng 2 lần số thứ nhất.
Vậy 3 lần số thứ nhất bằng 150
Số thứ nhất là 150 : 3 = 50.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại cách tìm số TBC của nhiều số? 
- Nx giờ học.
- Bài sau: Luyện tập chung
LỊCH SỬ
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
I. Mục tiêu: 
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
 + Nguyên nhân khởi nghĩa: do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại.
 + Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
 + Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau 200 năm nước ta bị triều đình Phong Kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- GD HS tự hào về truyền thống đánh giặc của cha ông.
II. Đồ dùng: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( HĐ 2) 
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: 
 - Khi đô hộ nước ta, các triều đại PKPB đã làm những gì?
( Bọn quan lại đô hộ bắt dân ta phải lên rừng săn voi, tên giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi để cống nạp cho chúng, chúng bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán)
- Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
( Mặc dù bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta vẫn không chịu khắc phục, không ngừng nổi dậy đấu tranh.)
- Nhận xét, chấm điểm
2. Bài mới:
 HĐ 1. Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Y/c hs đọc trong SGK từ đầu ...trả thù nhà
- Gọi hs giải thích từ "Thái thú"
- Giải thích: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chúng đặt là quận Giao Chỉ 
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi 
- Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Khi tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến cho rằng: do chồng bà là Thi Sách bị Tô Định giết chết, ý kiến thứ hai cho rằng do lòng căm thù giặc áp bức, bóc lột nhân dân ta đến cùng cực. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
Kết luận: Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc thái thú Tô Định giết chết chồng bà là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
HĐ 2. Diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Treo lược đồ: Năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa
- YC hoạt động nhóm đôi nhìn vào lượt đồ và tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (bạn này kể, bạn kia nhận xét và ngược lại)
- Đại diện nhóm lên kể trước lớp
- Tổ chức cho hs thi kể kết hợp chỉ trên lược đồ.
- Gọi hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay.
HĐ 3. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Gọi hs đọc từ "Sau hơn ...ba năm" 
- Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ SGK trang 20
Kết luận: Với chiến công oanh liệt, Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà
YC HS trình bày các mẩu truyện, bài thơ, tư liệu về các tên phố, đền thờ Hai Bà Trưng đã sưu tầm đ

File đính kèm:

  • docnhatgiaos an lop 4 tuan 6 hot nhat trong nam 2013.doc