Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2007-2008

doc286 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2008
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt dười cờ
Tập đọc
Lập làng giữ biển
A. Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổ, phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của bài. Ca ngợi những người dân chài táo bạo dám dời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới giữ một vùng biển trời của Tổ Quốc.
B. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh họa SGK
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ:
3 HS đọc bài. Tiếng rao đêm + Nêu nội dung bài
II. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm, bài
? Nêu tên của chủ điểm?	
? Tên của chủ điểm tranh minh họa gợi cho em nghĩ đến ai?
(Những người luôn giữ gìn cuộc sống thanh bình như các chú công an, bộ đội)
- Học sinh quan sát tranh – Giáo viên giới thiệu bài
2. Luyện đọc, tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc:
- Một học sinh đọc bài
- Giáo viên chia đoạn: 4 đoạn
Đoạn 1: từ đầu. tảo ra hơi muối
Đoạn 2: tiếp. thì để cho ai
Đoạn 3: tiếp  quan trọng nhường nào
Đoạn 4: phần còn lại
* Học sinh đọc nối tiếp lần 1:
- Phát âm : con thuyền, lưu cữu, Mõm Cá Sấu
* Đọc nối tiếp lần 2 :
- Đoạn 2: Ngư trường là gì ? 
Em biết gì về vàng lưới?
- Đoạn 3: Lưới đáy là cái gì ?
Thế nào gọi là lưu cữu?
* Đọc nối tiép lần 3:
- Nêu cách ngắt câu:
Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông/ quan trọng nhường nào. 
* Luyện đọc theo cặp 
- 1 Học sinh đọc bài – GV đọc bài.
b, Tìm hiểu bài.
* Đọc lướt đoạn 1,2
?Đoạn văn có những nhân vật nào?
(Bạn nhỏ tên Nhụ, bố bạn, ông bạn: 3 thế hệ trong 1 gia đình.)
?Bố Nhụ và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
(họp làng để di dân ra đảo, đưa cả nhà Nhụ ra đảo.)
? Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người như thế nào?
(Bố Nhụ là lãnh đạo làng xã.)
?Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì? (có đất rộng, bãi dài,. Buộc được 1 con thuyền) 
ý 1: Lợi ích của việc lập làng.
* Đọc lướt đoạn 3.4:
?Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nó của bố Nhụ? (Lành mới rộng hết tầm mắt . có chợ, có trường học, vó nghĩa trang.)
?Tìm nhưng chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập lànggiữ biển của bố Nhụ? HS thảo luận cặp
(Ông bước ra võng ,ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng ông đã hiểu những ý tưởng..)
?Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? 
(Nhụ đi sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang đến làng mới.)
ý 2: Quyết tâm ra đi lập làng giữ biển và mơ tưởng về ngôi làng mới.
c, Luyện đọc diễn cảm
- Giáo viên hướng dẫn đọc toàn bài giọng lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổi.
- Luyện đọc diễn cảm: Đoạn A
+ Giáo viên đọc – học sinh nêu các từ cần nhấn giọng (mọi ngôi làng, chợ, trường học, nghĩa trang, bất ngờ, đi với bố, quyết định rồi, cả nhà, người dàn chải, bồng bềnh).
+ Học sinh đọc theo cặp
+ Thi đọc diễn cảm đoạn 3 – 4 học sinh nối tiếp – 1 học sinh đọc toàn bài
- Thảo luận cặp nêu nội dung bài.
* Nội dung (phần mục tiêu)
III. Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Đọc bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Đ 106: Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật trong các tính huống đơn giản.
B. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Thừa nhận bài 1, 2 (23, 24 – VBT)
? Nêu cách tính Sxq, Stp hình hộp chữ nhật
II. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Thực hành
* Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài
Học sinh làm vở – 2 học sinh làm bảng – nhận xét
a, Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(25 + 15) x 2 x 18 = 1440 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là
1440 + (25 x 15) x 2 = 2190 (dm2)
b, Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là
( + ) x 2 x = (m2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:
+ ( x ) x 2 = (m2) hay 11/10 (m2)
Đáp số : a, 1440 (dm2)
b, m2; m2
* Bài 2: Học sinh yêu cầu bài – Học sinh thảo luận cặp nêu cách giải
? Muốn tính diện tích cần quét sơn ta phải tính gì?
( Sxq và S1 mặt đáy)
Học sinh làm bài – nhận xét - đổi vở kiểm tra chéo
Bài giải
Diện tích xung quanh của thùng là
Đổi 8 dm = 0,8m
(1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích dáy của thùng là:
1,5 x 0,6 = 0,9 (m2)
Diện tích cần quét sơn là:
3,36 + 0,9 = 4,26 (m2)
Đáp sốL 4.26 m2
* Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu bài
- Học sinh tính nháp Qxq, Stp của mỗi hình rồi xem kết quả đúng.
H1 Qxq = (2,5 + 1,5) x 2 x 1,2 = 9,6 (dm2)
Stp = 9,6 + (1,5 x 2,5) x 2 = 17,1 (dm2)
H2 Sxq = (1,5 + 1,2) x 2 x 2,5 = 13,5 (dm2)
Stp = 13,5 + (1,5 x 1,2) x2 = 17,1 (dm2)
Vậy:	a, Đ	c, S
	b, S	d, Đ
III. Củng cố, dặn dò
- Nêu cách tính Sxq của hình hộp chữ nhật?
- Nêu cách tính Qxq của hình hộp chữ nhật?
- Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2008
Toán
Đ 107 Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình lập phương
A. Mục tiêu
- Học sinh tự nhận biết hình lập phương là hình hộp chữ nhập đặc biệt để rút ra được diện tích xq và diện tích toàn phần hình lập phương từ quy tắc tính Sxq và Stp hình lập phương để giải toán.
B. Đồ dùng dạy học
- Hình lập phương có kích thước khác nhau
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
- Chữa bài 1, 2 (VBT)
- Nêu cách tính Sxq, Qtp của hình hộp chữ nhật
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu bài
- Học sinh quan sát mô hình lập phương cho biết
? Hình lập phương giống hình hộp chữ nhật ở những điểm nào?
(có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh)
? Hình lập phương có chiều dài, chiều rộng, chiều cao không?
(có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau)
? Muốn tính Sxq của hình lập phương ra làm như thế nào?
(Diện tích 1 mặt x 4 mặt)
? Muốn tính diện tích toàn phần hình lập phương ta làm như thế nào?
(Diện tích một mặt x 6 mặt)
 Ghi nhớ (SGK): Học sinh đọc
* Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh 5 cm
Học sinh làm bài nháp theo cặp – 1HS làm bảng
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
(5 x 5) x 4 = 100 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là:
(5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
Đáp số: 100 cm2; 150 cm2
2. Thực hành:
* Bài 1: Học sinh đọc đề – học sinh làm vở – 1HS làm bảng
Bài giải
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần lập phương là:
(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) 
Đáp số: 9 m2; 13,5 m2
* Bài 2: Học sinh đọc đề – thảo luận cặp nêu hướng giải
? Muốn tính diện tích miếng bìa để làm hộp ta phải tính gì?
(Sxq + S1 mặt đáy hay S1 mặt x 5 mặt)
Bài giải
Diện tích miếng bìa để làm cái hộp không nắp là: 
(2,5 x 2,5) x 5 = 31, 25 (dm2)
Đáp số: 31,25 dm2
III. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách tính Sxq, Stp hình lập phương
- Nhận xét tiết học.
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Nối cac vế câu ghép bằng quan hệ từ
A. Mục tiêu
- Học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ ĐK – Kq, giả thiết – Kq
- Biết tạo các câu ghép có quan hệ ĐK – Kq, GT – Kq bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống thay đổi vị trí các vế câu.
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi nội dung BT1
Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
- Đặt 1 câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả
? Nêu ghi nhớ bài?
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiều bài
* Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu – nội dung bài
Trao đổi thảo luận theo cặp thực hiện yêu cầu sau
- Đánh dấu 1 ngăn cách các vế trong câu ghép
- Phát hiện cách nối các vế câu ghép có gì khác nhau
- Phát hiện cách sắp xếp các vế câu có gì khác nhau.
a, Nếu trời trở rét/ thì con phải mặc ấm. (ĐK – Kq)
b, Con phải mặc ấm/ Nếu trời trở rét (Kq - ĐK)
* Bài 2: Học sinh yêu cầu – nội dung bài
Học sinh nối tiếp nêu ý kiến
(Cặp quan hệ từ: nếu  thì ., nếu như . thì ; hễ  thì ; hễ mà  thì ; 
Quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì )
Học sinh đặt câu
VD: Giá tớ nghe lời cô giáo thì tớ không bị điểm kém
3. Ghi nhớ (SGK) Học sinh đọc
4. Luyện tập
* Bài 1: Học sinh yêu cầu – nội dung bài học sinh làm bài vở – báo bài.
a, Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông một ngày đi được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày 1 ngày được mấy đường (KĐ - Kq)
b, Nếu là chim/ tôi sẽ là loài bồ câu trắng (GT – KQ)
Nếu là hoa/ tôi sẽ là một đóa hướng dương (GT – KQ)
Nếu là mây/ tôi sẽ là một vầng mây ấm (GT – KQ)
* Bài 2: Học sinh yêu cầu – nội dung bài
Học sinh làm vở – học sinh nối tiếp báo bài – nhận xét
a, nếu (nếu mà, nếu như) chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại (GT – KQ)
b, Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi (GT – KQ)
c, Nếu (giá) ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi (GT – KQ)
* Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu – nội dung bài
Học sinh làm bài vở – 2 học sinh làm bảng – nhận xét
a, Hễ em được điểm tốt thì cả nhà đều vui
b, Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại
c, Giá như Hồng chăm chỉ hơn thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
II. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Học bài
Thể dục
(giáo viên bộ môn soạn và dạy)
Lịch sử
Bến tre đồng khởi
A. Mục tiêu
- Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên “Đồng khởi”
- Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
B. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
? Nêu tình hình đất nước ta sau Hiệp định Giơ - ne – vơ ?
? Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?
Muốn xóa bỏ nỗi đau chia cắt nhân dân ta phải làm gì?
Nhận xét - đánh giá
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: để xóa bỏ nỗi đau chia cắt đất nước, chống lại những cuộc tàn sát đẫm máu do Mĩ – Diệm gây ra, nhân dân ta không có cách nào khác là phải đứng lên cầm súng đứng lên chống Đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về 1 phong trào đi đầu, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân niềm Nam là phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre. Qua bài: Bến tre Đồng khởi.
2. Tìm hiểu bài:
a, Nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”
- Giáo viên giải thích: Đồng khởi đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.
- Đọc thông tin: từ đầu . Bến tre là nơi diễn ra “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất.
? Vì sao nhân dân niềm Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa?
(Mĩ Diệm thi hành chính sách “tố cộng: “diệt cộng” gây ra những cuộc tàn nát đẫm máu cho nhân dân niềm Nam, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp).
? Phong trào bùng nổ vào thời gian nào ? Tiêu biểu nhất là ở đâu? (cuối năm 1959, đầu năm 1960 mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre) – giáo viên chỉ vị trí tỉnh Bến Tre trên bản đồ.
- Giáo viên cung cấp thông tin (55 – SGK)
b. Phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre
Học sinh hoạt động theo cặp
Học sinh báo bài theo câu hỏi
(?Thuật lại sự kiện ngày 17 tháng 1 năm 1960? Theo cặp
? Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre và kết quả của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre?
- 1 Học sinh thuật lại diễn biến cuộc “Đồng khởi” Bến Tre trước lớp.
? Phong trào “Đồng khởi” Bến tre có ảnh hưởng đến phong trào đáu tranh của nhân dân miền nam như thế nào?
(Trở thành ngọn cờ tiên phong  tham gia đấu tranh chống lại Mĩ – Diệm.
- Nêu nội dung hình SGK - 44
- Quan sát hình trên, em có nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam? Học sinh nối tiếp nêu.
( Tất cả mọi tầng lớp nhân dân miền Nam: Già -> trẻ, nông dân -> trí thức cầm những vũ khí thô sơ: giáo mác, gậy tầm vông với cờ khẩu luận biểu ngữ tham gia đấu tranh chống Mĩ – Diệm)
- Giáo viên cung cấp thông tin (56 – SGK)
? Phong trào “Đồng khởi” Có ý nghĩa gì?
(Từ đây, cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam thế bị động lũng túng).
 Bài học (SGK) HS nối tiếp nêu
III. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi tiếp sức gắn thông tin phù hợp với sơ đồ phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre?
- 2 HS nêu lại sự phát triển của phong trào “Đồng khởi”
- Nhận xét tiết học
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
Ông Nguyễn Đăng Khoa
A. Mục tiêu
1. Kèm kỹ năng nói: Dựa vào lời kể giáo viên và tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Đăng Khoa thông minh, tài giỏi, xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
- Biết trao đổi với các bạn về mưu trí tài tình của Nguyễn Đăng Khoa
2. Kèm kỹ năng nghe
- Nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện
- Theo dõi bạn kể chuyện, chứng kiến hoặc tham gia.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Giáo viên kể chuyện lần 1 – giải nghĩa từ chuông, sào huyệt, phục binh.
- Giáo viên kể lần 2
- Giáo viên hướng dẫn nắm nội dung từng tranh
? Ông Nguyễn Đăng Khoa là người như thế nào?
(Vị quan án có tài sét xử, được nhân dân mến phục).
Ông đã làm gì để tên trộm tiền lộ nguyên hình?
(Bỏ tiền vào nước thì sẽ biết hắn là kẻ trộm mà là kẻ trộm thì phải nhìn thấy tiền).
? Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp?
(Cho quân sĩ cải trang thành dân phu, khiêng những hòm có quân sĩ bên trong qua truông để dụ bọn cướp )
? Ông còn làm gì để phát triển làng xóm?
(Đưa bọn cướp đi khai khẩn đất hoang lập đồn điền, đưa dân lập làng xóm )
3. Học sinh luyện kể chuyện
- Luyện kể theo cặp + trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện
- thi kể trước lớp + trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay
II. Củng cố, dặn dò
? Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét tiết học
Kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2008
Tập đọc
Cao Bằng
A. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm thể hiện lòng yêu nước của tác giả với đất đai và những người dân Cao Bằng đôn hậu.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi người Cao Bằng mảnh đất có địa thế đặc biệt có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
- HTL bài thơ
B. Đồ dùng dạy học
- Thanh minh SGK
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra:
- 2 học sinh đọc bài: Lập làng giữ biển
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- 1 học sinh đọc bài thơ
- 1 học sinh chia đoạn: 3 đoạn 2 khổ thơ 1 đoạn
* Đọc nối tiếp lần 1:
- Phát âm Đèo Giàng, suối khuất
* Đọc nối tiếp lần 2:
Đoạn 1: ? Em biết gì về Cao Bằng?
? Đèo Gió. Đèo Giàng ở đâu?
? Đèo Cao Bắc ở đâu?
* Đọc nối tiếp lần thứ 3:
Ngắt nhịp các câu thơ: 	Ông lành/ như hạt gạo.
Bà hiền/ như suối trong.
* Luyện đọc theo cặp
- 1 học sinh đọc bài – giáo viên đọc bài
b, Tìm hiểu bài
* Đọc lướt đoạn 1, 2:
? Muốn đến Cao Bằng ta được đi qua những đèo nào?
( Đèo Gió, Đèo Giàng, Đèo Cao Bắc).
? Những chi tiết nào cho biết địa thế của Cao Bằng?
(Sau khi qua, ta lại vượt, lại vượt nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt của Cao Bằng). 
ý 1: Đại thế đặc biệt của Cao Bằng.
* Đọc lướt khổ 3, 4, 5
? Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mền khách sự đôn hậu của người Cao Bằng?
(Khách đến Cao Bằng được mời thứ quả đặc trưng của Cao Bằng là mận: lòng mến khách
Sự đôn hậu: người trẻ thì rất thương người già thì lành )
? Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?
(Khổ thứ 4: Tình yêu nước sâu sắc cao như núi không đo được
Khổ thơ 5: Tình yêu trong trẻo sâu sắc cao như suối sâu).
ý 2: Lòng yêu mến khách và tình yêu đất nước sâu sắc của người Cao Bằng.
* Đọc khổ thơ cuối
? Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì? Thảo luận cặp
(Cao Bằng có vị trí rất quan trọng người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương).
ý 3: Vị trí quan trọng của Cao Bằng
C. Luyện đọc diễn cảm HTL bài thơ:
- Giáo viên hướng dẫn đọc toàn bài giọng nhẹ nhàng tình cảm thể hiện lòng yêu mến miền núi non, đất đai và con người Cao Bằng.
- Học sinh luyện đọc 3 khổ thơ đầu
Giáo viên đọc – học sinh nêu từ cần nhấn giọng
(Qua, lại vượt, tới, rõ thật cao, bằng bằng xuống, mận ngọt, đón mời rất thương, rất thảo, như hạt gạo, như suối trong).
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện HTL – Thi HTL
? Quan sát tranh nêu nội dụng bức tranh?
? Thảo luận cặp nêu nội dung bài
* Nội dung: (Phần mục tiêu)
II. Củng cố, dặn dò
 Em hãy giới thiệu thêm những nét đẹp về con người và mảnh đất Cao Bằng ?
- Nhận xét tiết học
- HTL bài thơ, chuẩn bị bài sau.
Toán :
Đ. Luyện tập
A. Mục tiêu :
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và Stp của hình lập phương.
- Vận dụng công thức tính Sxq, Stp của hình lập phương để giải bài tập.
B. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra:
- Chữa bài 1, 2 (VBT)
- Nêu cách tính Sxq, Stp hình lập phương
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành:
* Bài 1: Học sinh yêu cầu – nội dung bài
Học sinh làm vở – 1 học sinh làm bảng
Bài giải
Đổi 2m 5 cm = 2,05 m
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
(2,05 x 2,05) x 4 = 16,81 (m2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là:
(2,05 x 2,05) x 6 = 25,215 (m2)
Đáp số: 16,81 m2 ; 2,5,125 m2
* Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài
 Học sinh trao đổi thảo luận theo cặp – báo bài – nhận xét
(H3, H4 gấp được hình lập phương)
* Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài
? Muốn điền đúng, sai ta phải làm gì?
(Tính Sxq, Stp của mỗi hình, hoặc nhận xét độ dài cạnh).
Học sinh tính theo cặp
Hình A: Sxq = (10 x 10) x 4 = 400 (cm2)
Stp = (10 x 10) x 6 = 600 (cm2)
Hình B:Sxq = (5 x 5) x 4 = 100 (cm2)
Stp = (5 x 5) x 6 = 150 (cm3)
(Đúng ý: b, d)
III. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Ghi nhớ cách tính Sxq, Stp hình lập phương
Tập làm văn
ôn tập văn kể chuyện
A. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện
- Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện).
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
Học sinh đọc đoạn văn tả người
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Học sinh làm bài tập
* Bài 1: Học sinh yêu cầu bài
Trao đổi thảo luận theo nhóm 4
Các nhóm bác – nhận xét
- Học sinh đọc nội dung ghi bảng phụ
( 1. Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
2. Tính cách nhân vật thể hiện qua các mặt
- Hành động của nhân vật
- Lời nói, ý nghĩa của nhân vật
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
3. Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần
- Mở đầu (mở bài)
- Diễn biến (thân bài)
- Kết thúc (kết bài)
* Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài – 1 học sinh đọc truyện – 1học sinh đọc trắc nghiệm
Học sinh làm bài - Đánh dấu bào ô trống.
a, Bốn nhân vật
b, Cả lời nói và hành động
c, Khuyên người ra biết lo xa và chăm chỉ làm việc)
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Ghi nhớ cấu tạo bài văn KC – Giờ sau làm bài kiểm tra.
Kỹ thuật
(Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
Khoa học
Sử dụng năng lượng chất đốt (T2)
A. Mục tiêu
- Học sinh biết cách sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
B. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
? Kể tên các loại chất đốt thường dùng và chất đó là thể gì?
? Than đá được dùng vào những việc gì?
? Sử dụng khí sinh học có lợi gì?
II. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Tìm hiểu bài:
Sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm
? Theo em chất đốt hiện nay được mọi người sử dụng như thế nào?
(Mọi người đã biết tiết kiệm chất đốt)
? Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than
Học sinh thảo luận cặp – Nối tiếp báo bài.
(Làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và môi trường phá rừng là nguyên nhân gây lở đất, xói mòn lũ quét).
? Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không?
( Không phải là vô tận vì chúng được khai thác từ môi trường tự nhiên nó được hình thành qua hàng triệu năm khai thác nhiều sẽ cạn kiệt)
? Kể tên một số nguồn năng lượng có thể thay thế than đá đầu mỏ, khí tự nhiên?
(Năng lượng mặt trời, năng lượng do nước chảy, năng lượng của sức gió )
? Nêu VD về việc lãng phí năng lượng?
(Đun nấu không để ý đun quá lâu, tắc đường (ô tô xe máy vẫn phải nổ, đi chậm, đun lửa qua to, bật quá nhiều bóng điện  )
? Để tránh lãng phí chất đốt gia đình em làm gì?
(Đun nấu không quá to lửa )
- Quan sát H9, 10, 11, 1 nêu nội dung mỗi hình?
? Vì sao cần phải tiết kiệm chống lãng phí năng lượng?
(Vì nguồn năng lượng chất đốt không phải là vô tận, nó sẽ cạn kiệt nếu không tiết kiệm).
? Nêu những nguy hiểm có thể sảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt? (Hỏa hoạn, cháy nổ).
? Để tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt em cần phải chú ý điều gì? (Đun nấu đúng cách không để trẻ em đun nấu hay ở gần bếp)
c, ảnh hưởng của chất đốt với môi trường
? Khi chất đốt cháy sinh ra những độc hại nào?
? Sinh ra khí CO2 và một số chất độc khác).
? Những chất độc hại đó ảnh hưởng gì tới người và môi trường.
Học sinh thảo luận cặp
(Làm nhiễm bẩn không khí, gây độc hại cho con người ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Mắc các bệnh phổi bệnh đường hô hấp, ngoài ra).
? Để khắc phục những tình trạng đó cần làm gì?
(Có ống khói dẫn lên cao. Có biện pháp làm sạch khử độc các chất thati trong ống khói nhà máy).
 Mục bạn cần ghi nhớ (SGK)
III. Củng cố, dặn dò:
? Vì sao phải tiết kiệm khi sử dụng chất đốt?
- Nhận xét tiết học
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2008
Toán
Đ 109 Luyện tập chung
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố hệ thống lại các quy tắc Sxq và Stop của hình hộp chữ nhật, hìn lập phương
- Vận dụng quy tắc tính diện tích để giải bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến hình hộp chữ nhật hình lập phương.
B. Các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
- Chữa bài 1, 2 (VBT)
? Nêu cách tính Sxq, Stp hình hộp chữ nhật?
? Nêu cách tính Sxq, Stp hình lập phương?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành
* Bài 1: Học sinh đề – học sinh làm bài vở – 1 học sinh làm bảng
Bài giải
a, Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là:
(2,5 x 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
3,6 + (2,5 x 1,1) x 2 = 9,1 (m2)
b, Đổi 15 dm = 1,5 m; 9 dm = 0,9 m
Diện tích toàn phần của hình chữ nhật là:
8,1 + (3 x 1,5) x 2 = 17,1 (m2)
Đáp số: a, 3,6 m2; 9,1 m2
b, 8,1 m2; 17,1 m2
* Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài
Học sinh làm bài – nối tiếp báo bài
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
Chiều dài
4 m
 cm
0,4 dm
Chiều rộng
3 m
 cm
0,4 dm
Chiều cao
5 m
 cm
0,4 dm
Chu vi mặt đáy
14 m
2 cm
1,6 dm
Sxq
70 m2
 cm
0,64 dm
Stp
94 m2
0,96 dm
* Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài
Học sinh thảo luận theo cặp – nối tiếp báo bài nhận xét
(Sxq gấp lên 9 lần
Stp gấp lên 9 lần).
III Củng cố, dặn dò:
- Nhật xét tiết học
- Ghi nhớ cách tính Sxq, Stp của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
A. Mục tiêu:
- Học sinh thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương quan
- Biết tạo ta các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thêm vế câu thích hơp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu.
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi BT2
C. Các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
? Nêu cách nối các vế câu ghép ĐK (GT) – KQ bằng quan hệ
? 2 học sinh đặt câu ghép ĐK (GT) – KQ bằng QHT
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Tìm hiểu bài
a, Phận nhận xét
* Bài tập 1: Học sinh đọc nội dung BT1
Học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng lớp.
Câu ghép: tuy bốn mùa là vậy/ nhưng mỗi mùa Hà Long lại có những nét riêng biệt. Hấp dẫn lòng người.
(Hai vế câu được nỗi với nhau bằng quan hệ, tuy  nhưng )
* Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài
- Học sinh đặt tìm những câu ghép có quan hệ tương phản
- 2 học sinh lên bảng- 4 học sinh nối tiếp đọc câu.
VD: Dù trời rất rét chúng em vẫn đến trường.
Tuy đã vào mùa xuân nhưng trời vẫn se lạnh.
? Để thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế trong câu ghép ta có thể làm như thế nào?
b, Ghi nhớ (SGK) HS tự đọc
c. Luyện tập
* Bài 1: HS đọc yêu cầu bài
Dùng dấu / phân cách vế câu
Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ
Nêu quan hệ từ hoặc cặp từ quan hệ
a, Mặc dù Giặc Tây hung tàn / nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ. 
(Cặp quan hệ từ: Mặc dù...nhưng..)
b, Tuy rét kéo dài /, mùa xuân đã đến bên dòng sông Lương.
(Quan hệ từ: tuy.)
* Bài 2: HS đọc yêu cầu bài
2 HS làm bảng - HS làm vở – HS nối tiếp đọc – NX.
VD: Tuy hạn hán kéo dài / nhưng cây cối trong vườn vẫn xanh tươi.
Mặc dù mặt trời đã đứng bóng / nhưng bác nông dân vẫn mệt mài trên đồng ruộng.
* Bài 3: HS đọc yêu cầu – ND bài
HS làm bài – 1 HS lên bảng – NX
Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo / nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa 2 tay vào còng số 8 .
? Chuyện đàng cười ở điểm nào?
(CN vế 1 là tên cướp, CN vế 2 là hắn thì bạn Hùng hiểu lầm câu hỏi của cô giáo trả lời. CN(nghĩa là tên cướp)đang ở trong nhà giam.)
III. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
Địa lý
Châu Âu
A. Mục tiêu:
Dựa vào lược đồ, bản đồ để nhận biết, mô tả được vị trí địa lý giới hạn của Châu Âu, Đọc tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của Châu Âu, đặc điểm địa hình Châu Âu.
Nhận biết được đặc điểm dân cư, hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu âu.
B. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới
- Bản đồ châu âu
C. Hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra.
? Nêu vị trí địa lý Cam - Pu – Chia và Lào?
? Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam – Pu - Chia?
? Kể tên 1 số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết?
II. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HD tìm hiểu bài
a. Vị trí địa lý, giới hạn
- Quan sát lược đồ SGK – 102 và bản đồ thế giới thảo luận cặp.
? Nêu vị trí địa 

File đính kèm:

  • doclop5.doc