Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013 - Đặng Văn Tuấn

doc36 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013 - Đặng Văn Tuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012
Chào cờ
theo liên đội.
________________________________________________________
Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
I. mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm đem lại niềm vui cho người khác
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm bài văn; biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách của từng nhân vật.
3. Thái độ:
- Giáo dụ HS biết quan tâm đến người khác.
II. Đồ dùng:
1. GV: Tranh SGK
2. HS:
III. hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi 1 SGK
3. Bài mới 
- Sĩ số, hát.
- 1 Hs đọc. trả lời.
- Hs nhận xét, chấm điểm.
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Luyện đọc. 
- Tranh SGK
- Đọc toàn bài 
- Tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc chung.
- 1 học sinh khá đọc
- Theo dõi.
- Chia đoạn: 6 đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu đ xin chú gói lại cho cháu 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đ đừng đánh rơi nhé.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đ người anh yêu quý 
+ Đoạn 4: Tiếp theo đphải 
+ Đoạn 5: Tiếp theo đ toàn bộ số tiền anh có 
+ Đoạn 6: Phần còn lại
- Đọc nối tiếp hai lần 
+ Đọc nối tiếp đoạn kết hợp sửa phát âm
+ 6 học sinh đọc /1 lần 
+ Đọc nối tiếp kết hợp đọc chú giải và giải nghĩa từ mở rộng 
áp trấn: Đưa đền gần, áp sát như dính vào.
Thở phào: Thở hắt ra tiếng như trút đi gánh nặng trong lòng 
Tiêu vặt: Sài lặt vặt, ăn quà, mua sắm linh tinh 
Giáo đường: Nhà thờ của một tôn giáo 
+ 6 học sinh đọc /1 lần 
 1 học sinh đọc chú giải
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Luyện đọc theo cặp
- 1đọc toàn bài
- Học sinh chú ý nghe
3.3.. Tìm hiểu bài 
* 1 học sinh đọc từ đầu đến  anh yêu quý 
- Lớp đọc lướt, trả lời
- Cô bé mua chuỗi Ngọc lam để tặng ai? 
- Để tặng chị nhân ngày lễ Nôen. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất 
- Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
- Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc 
- Chi tiết nào cho em biết điều đó? 
- Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói: Đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pie trầm ngâm nhìn cô líu húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền 
ý đoạn này nói lên điều gì? 
- ý 1: Cuộc đối thoại giữa Pie và cô bé 
- Đọc lướt đoạn còn lại, trả lời
Lớp đọc thầm 
- Chị của cô bé tìm Pie để làm gì? 
Để hỏi cô bé có mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pie không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pie bán chuỗi ngọc cho cô bé bao nhiêu tiền?
- Vì sao cô bé - Pie nói rằng em bé đã giả với giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
- Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em đã giành được/ Vì em đã lấy tất cả số tiền mà em đập con lợn đất để mua món quà tặng chị.
- Em có suy nghĩ gì về những nhân vật trong truyện này? 
- Các nhân vật trong truyện đều là những người tốt/ 3 nhân vật trong truyện đều là những người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau.
- ý đoạn 2 nói lên điều gì?
- ý 2: Cuộc đối thoại giữa Pie và chị cô bé.
- Nêu nội dung chính của bài
- ý chính: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm đem lại niềm vui cho người khác.
3.4. Đọc diễn cảm
- Đọc phân vai toàn bộ câu chuyện
- 4 học sinh đọc 4 vai: Dẫn truyện Pie, cô bé, chị cô bé.
- Nêu cách đọc bài
- Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời nhân vật: Thể hiện lời nhân vật. Đọc đúng câu hỏi, câu cảm, câu kể 
- Đọc diễn cảm đoạn: Từ này Nôen đến hết bài.
- Giáo viên đọc mẫu 
- Học sinh lắng nghe
- Nêu cách đọc các vai
- Lời Pie điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị
- Lời chị cô bé: Lịch sự, thật thà.
- Câu cuối bài đọc chậm rãi, đầy cảm xúc.
- Toàn bài đọc đúng câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng sau dấu ba chấm
- Luyện đọc diễn cảm N3 
- 3 học sinh/ đọc nhóm phân vai 
- Thi đọc diễn cảm
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt, ghi điểm. 
4. Củng cố: 
- Nêu nội dung chính của bài
- Giáo dục HS cần có lòng nhân hậu, biết quan tâm mọi người.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
I. mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng giải toán có lời văn.
- Làm được bài tập 1a, 2; hs khá làm được hết BT sgk.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS cẩn thận trong khi tính toán.
II. Đồ dùng:
1. GV:
2. HS: Bảng con.
II. Hoạt động dạy học
1. ổn định: Cho HS hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ta làm như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ
- 2 học sinh nêu, lớp nhận xét 
- Giáo viên nhận xét chốt đúng
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên
 Ví dụ 1: Giáo viên nêu ví dụ 1 SGK/67.
- Học sinh nhắc lại
- Muốn biết cạnh của sân dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào? 
- Ta thực hiện phép chia 27 : 4
- Đặt tính và thực hiện phép chia
27 : 4 = ? (m)
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét chốt đúng.
- 1 học sinh lên bảng thực hiện 
 27 4
 30 6,75m
 20
 0
- Nêu cách thực hiện em vừa làm
- 1 số học sinh nêu, lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt đúng theo cách chia SGK/67
Ví dụ 2: 43 : 52 = 
- Em có nhận xét gì về phép chia này?
- Phép chia này có số bị chia lớn hơn số chia.
- Học sinh nêu cách thực hiện phép chia.
+ Chuyển 43 thành 43,0. Đặt tính rồi tính như phép chia 43,0 : 53
- Yêu cầu học sinh làm bài vào nháp.
- 1 học sinh chữa bài lớp làm nháp
 43,0 52
 140 0,82
 36 
- Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư
- Học sinh nêu, lớp nhận xét, trao đổi 
- Giáo viên chốt lại quy tắc SGK/67
- Nhiều học sinh nêu
3.3. Bài tập
Bài tập 1: Bảng con 2 ý
1, 2 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Tổ chức cho học sinh làm bài 
- lớp làm bài, giơ bảng, nhận xét bài bạn.
a. 12 5
 20 2,4
 0
 23	4
 30 5,75
 20
 0 	 20	
882 36	
162 24,5	
 180	
 0
15 8
70 1,875
 60
 40
 0 	
75 12 
 30 6,25
 60
 0
	 600
81 4 	
 01 20,25	
 10	
 20	
 0
Bài tập 2: vở
- Muốn biết may 6 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải ta làm như thế nào?
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu
Tóm tắt
25 bộ hết: 70m
 6 bộ: ? m
- Giáo viên nhận xét, chốt đúng
Bài giải
- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở
Số vải để may một bộ quần áo là:
70 : 25 = 2,8 (m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
2,8 x 6 = 16,8 (m)
Đáp số: 16,8m
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, trao đổi chốt đúng
Bài 3: HS khá
Học sinh đọc đề bài
- 2 Học sinh đọc
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm
- 3 học sinh lên bảng
4. Củng cố 
- Nhác lại cách chia
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò
- Chuẩm bị bài sau.
Khoa học
Gốm xây dựng: gạch, ngói
I. Mục Tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết một số tính chất của gạch, ngói.
2. Kĩ năng:
- Kể tên một số lọai gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
3. Thái độ:
- Có tính cẩn thận khi sử dụng các loại đồ gốm.	
II. Đồ dùng:
1. Tranh SGK
2. HS: Sưu tầm đồ gốm.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn đinhl: HS hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu ích lợi của đá vôi và tính chất của chúng 
- 2 học sinh nêu, lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét, chốt đúng
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hoạt động 1: Thảo luận
- Mục tiêu: Giúp học sinh
+ Kể tên một số đồ gốm
+ Phân biệt gạch, ngói với các đồ sành sứ.
* Cách tiến hành
- Tổ chức học sinh trao đổi theo N4
- N4 trao đổi nhóm trưởng điều khiển (tranh , và vật thật)
- Sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về loại đồ gốm.
- Các nhóm hoạt động theo yêu cầu và sáng tạo của mình.
- Trình bày 
- Đại diện nhóm lần lượt lên trình bày
- Hoạt động cả lớp:
- Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
- Bằng đất sét
- Gạch, ngói, đồ sành sứ khác nhau ở điểm nào?
- Gạch dùng để xây nhà, lát sân, bậc thềm hoặc hành lang, vỉa hè.
- Ngói dùng để lợp mái nhà ở.
- Giáo viên nhận xét, chốt đúng
Kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét. Gạch, ngói hoặc nồi đất đều được làm từ đất sét, nung ở nhiệt cao và không tráng men. Đồ sành sứ đều là những đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sành sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo.
 3.3. Hoạt động 2: Quan sát 
 Mục tiêu: Học sinh nêu được công dụng của gạch ngói.
* Cách tiến hành 
- Tổ chức học sinh hoạt động CN
- HS quan sát và làm BT. 
- Làm bài tập mục quan sát / 56, 57
 - Ghi lại công dụng của từng hình.
- Trình bày
 - Lần lượt các nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét trao đổi thống nhất.
- H1: Dùng để xây tường 
 H2a: Dùng để lát sân hoặc vỉa hè
 H2b: Dùng để lát sàn nhà
 H2c: Dùng để ốp tường
 H4: Dùng để lợp mái nhà
- Mái nhà ở hình 5 để lợp bằng ngói ở hình 4c
- Mái nhà ở hình 6 được lợp bằng ngói ở H4a
* Kết luận: Có nhiều loại gạch và ngói. Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà. Ngói dùng để lợp mái nhà.
3.4. Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: Học sinh làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch ngói.
* Cách tiến hành
- Tổ chức học sinh hoạt động theo N4
- N4 hoạt động
- Quan sát viên gạch rồi nhận xét
- Thấy viên gạch có nhiều lỗ nhỏ li ti
- Thực hành
- 1 Học sinh làm, cả nhóm quan sát
- Giải thích
- Học sinh làm thực hành và trao đổi trong nhóm
- Trình bày 
- Đại diện từng nhóm lên nêu,lớp nhận xét, trao đổi.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý điền ý
- Thả gạch khô vào nước thấy có vô số bọt nhỏ từ viên gạch hoặc viên ngói thoát ra nổi lên mặt nước. Do nước tràn vào các
 lỗ nhỏ li ti của viên gạch, đẩy không
 khí tạo ra thành các bọt khí.
- Điều gì xảy ra nếu đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói?
- Nêu tính chất của gạch ngói
 - Dễ vỡ
* Kết luận: Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ.
4. củngcố 
- Nêu mục bạn cần biết
- Nhận xét tiết học, 
5. dặn dò
- về nhà chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Thu đông 1947, Việt Bắc "Mồ chôn giặc Pháp"
I. mục tiêu
1. Kiến thức:
- ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
2. Kĩ năng:
 ởpTình bày được diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồng dùng dạy học
1. GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947.
2. HS:
 III. các hoạt động dạy học
1. ổn định: HS hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ	
- Nêu nội dung lời kêu gọi toán quốc kháng chiến.
- 2 học sinh nêu, lớp nhận xét, trao đổi
- Giáo viên nhận xét, chốt ghi đúng, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
- Chỉ địa danh thuộc căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ hành chính
3.2. Hoạt động 1: Âm mưu của địch và chủ trương của ta
- Sau khi đánh chiếm Hà Nội và thành phố lớn thực dân Pháp làm gì?
- Học sinh đọc thầm SGK (phần chữ nhỏ)thực dân Pháp mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
- Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
- Vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta
- Ta có chủ trương gì?
- Ta họp và quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc
- Giáo viên chốt ý ghi bảng:
Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bác nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chính tranh.
3.3. Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông 1947
- Tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm 4 theo phiếu câu hỏi
- Nhóm 4 quan sát lược đồ, trả lời
? Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Chỉ trên lược đồ
- 3 đường:
+ Đường không 
+ Đường bộ 
+ Đường thuỷ
? Quân ta tấn công chặn đánh quân địch như thế nào?
- Đánh địch cả 3 đường, tiến công của chúng
? Quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
- Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
- Trình bày
- Đại diện nhóm chỉ trên lược đồ, nêu từng phần, lớp nhận xét trao đổi.
3.4. Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947
- Tổ chức học sinh trao đổi nhóm 2
- Học sinh trao đổi
- Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa gì?
- Học sinh nêu
- Trình bày
- Giáo viên chốt ý
+ Thắng lợi phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp
+ Cơ quan đầu não của ta vững chắc.
+ Sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh của ta.
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
4. Củng cố: 
- Tại sao nói Việt Bắc - mồ chôn giặc Pháp.
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 15.
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012
Ngỉ theo định mức tổ trưởng
_________________________________________________________
Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012
Tập đọc
$28: hạt gạo làng ta
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
2. Kĩ năng: 
Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
3. Thái độ: 
có ý thức quý trọng hạt gạo.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- GV:Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK+ bảng phụ ghi đoạn LĐ
2. HS: Sgk
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định : Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Chuỗi ngọc lam.
3. Dạy bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
3.2. Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
- GV : TT ND và HD giọng đọc ; Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3.3. Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc khổ thơ 1:
+Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+) Rút ý1:
-Cho HS đọc khổ thơ 2:
+Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc khổ thơ 3:
+Hạt gạo được làm ra trong h/c nào?
+)Rút ý3:
- Cho HS đọc khổ thơ 4,5:
+Tuổi nhỏ đã góp gì để làm ra hạt gạo?
+Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
+)Rút ý 4:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
3.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 5 HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
và luyện đọc thuộc lòng.
-Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
- 1 em đọc
- HS: nghe
-Đoạn 1: Từ đầu đến đắng cay
-Đoạn 2: Tiếp cho đến xuống cấy
-Đoạn 3: Tiếp cho đến giao thông
-Đoạn 4: Tiếp cho đến quết đất.
-Đoạn 5: Đoạn còn lại
- HS đọc trong nhóm
- 1 em đọc cả bài
- HS lắng nghe.
-Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất
-“Giọt mồ hôi saMẹ em xuống cấy”
-Hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ cứu nước
-Thiếu nhi đã thay cha anh còn ở chiến trường
-Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo làm nên nhờ 
-HS nêu.
Nội dung: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc.
-HS thi đọc.
4. Củng cố: 
- GV Hệ thống bài và GD HS qua bài; nhận xét giờ học, 
5. Dặn dò: 
- nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tập làm văn
$27: Làm biên bản cuộc họp
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bảng
2. Kĩ năng:
 - xác định được trường hợp nào cần ghi biên bản BT1; biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1, Bt2.
3. Thái độ: Giáo dục kĩ năng sống:
- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
- Hợp tỏc( hợp tỏc hoàn thành biờn bản cuộc họp)
- Tư duy phờ phỏn. 
II/ Đồ dùng dạy học:
1- GV : Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học: 3 phần chính của biên bản một cuộc họp.
-Một tờ phiếu viết nội dung bài tập 2 (phần luyện tập).
2. HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định : Cho HS hát :
2. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
3. Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.	
3.2-Phần nhận xét:
-Một HS đọc nội dung bài tập 1
-Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
-Cho HS đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh theo các câu hỏi:
+Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
+Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
+Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản?
3.3-Phần ghi nhớ:
Cho HS đọc sau đó nói lại nội dung cần ghi nhớ.
3.4-Phần luyện tập:
*Bài tập 1(142):
-Mời một HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời HS phát biểu ý kiến, trao đôỉ, tranh luận.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2(142):
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở bài tập.
-Mời một số HS phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
-HS đọc.
-Để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất
-Cách mở đầu:
+Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
+Khác: Biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần ND.
-Cách kết thúc:
+Giống: Có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+Khác: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn.
-Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung, chữ kí của chủ tịch và thư kí.
*VD về lời giải:
-Trường hợp cần ghi biên bản: (a, c, e, g)
a) Đại hội chi đội. Vì cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
.
- Trường hợp không cần ghi biên bản: (b, d).
*VD về lời giải:
-Biên bản đại hội chi đội.
-Biên bản bàn giao tài sản.
-Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về GT.
-Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
4. Củng cố : 
- Hệ thống bài.GV nhận xét giờ học, 
5. Dặn dò: 
- nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
2. Kĩ năng:
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn.
- Làm được Bt 1. 3. HS khá làm được hết BT SGK.
3. Thái độ: 
- có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV : bảng nhóm để giải bài 3
2. HS : bảng con BT1
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm vào bảng con: 35,04 : 4 = 8,76
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Kiến thức:
a) Tính rồi so sánh kết quả tính: 
-GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm thực hiện 1 vế của các phép tính, so sánh kết quả.
-Yêu cầu HS rút ra nhận xét.
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: 57 : 9,5 = ? (m)
-Hướng dẫn HS:
Đặt tính rồi tính. 570 9,5
 0 6 (m)
-Cho HS nêu lại cách chia.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.
-Mời một HS thực hiện, GV ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Quy tắc:
-Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?
-GV chốt ý, ghi bảng, cho HS đọc.
-HS theo dõi và thực hiện phép tính ra nháp.
-HS rút ra nhận xét như SGK-Tr. 69
-HS theo dõi và thực hiện phép chia ra nháp.
-HS nêu.
-HS thực hiện: 9900 8,25
 1650 12 
 0
-HS tự nêu.
-HS đọc phần quy tắc SGK-Tr.69.
3.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (70): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (70): Tính nhẩm
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó chữa bài. 
-Muốn chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ta làm thế nào?
*Bài tập 3 (70):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm.
-Mời 1 HS lên gắn bài làm trên bảng.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 a) 7 : 3,5 = 2 b) 702 : 7,2 = 97,5
 c) 9 : 4,5 = 2 c) 2 : 12,5 = 0,16
*Kết quả:
 a) 320 3,2
 b) 1680 16,8
 c) 93400 9,34 
-HS nêu: Ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó lần lượt một, hai, ba,chữ số 0
*Bài giải:
 1m thanh sắt đó cân nặng là:
 16 : 0,8 = 20 (kg)
 Thanh sắt cùng loại dài 0,18 m cân nặng là:
 20 x 0,18 = 3,6 (kg)
 Đáp số: 3,6 kg
4. Củng cố: 
- hệ thống tiết học
- GV nhận xét giờ học, 
5. Dặn dò: 
- nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học
___________________________________________________________
Anh
do đc anh dạy
________________________________________________________
Chính tả (Nghe - viết)
Chuỗi ngọc lam
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức phân biệt những tiếng có âm đầu dễ lẫn tr/ch 
2. Kĩ năng:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV:- Bảng phụ
2. HS:
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra BT chính tả của HS trong VBT
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
a. Tìm hiểu nội dung bài
- Gọi học sinh đọc thành tiếng đoạn Pie ngạc nhiên  cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi
- HS đọc
- Em hãy nêu nội dung của đoạn đối thoại?
- Chú Pie biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc lam đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị.
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh nêu những từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Ngạc nhiên, Nô-en, Pie, trầm ngâm, Gioan, chuỗi, lúi húi, rạng rõ.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết từ vừa tìm được
- Học sinh lên bảng viết, lớp viết nháp
c. Viết chính tả
- Trước khi viết chính tả đoạn này chúng ta cần chú ý điều gì?
- Học sinh nêu
- Giáo viên đọc cho học sinh viết tốc độ vừa phải.
- Nghe đọc và viết bài
d. Soát lỗi và chấm bài
- Đọc lại toàn bộ đoạn
- Thu và chấm (5 - 6 bài)
- Nhận xét bài viết của học sinh
- Học sinh tự soát lỗi theo giáo viên đọc.
3.3. Hướng dẫn làm bài tập 2a
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức học sinh làm bài tập theo nhóm 4
- Trình bày
- Học sinh đọc thành tiếng trước lớp
- Nhóm 4 làm bài, dùng bút dạ viết kết quả vào bảng phụ.
- Treo bảng nêu miệng, lớp trao đổi nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung, ghi điểm
Tranh - Chanh
Trưng - Chưng
Trúng - Chúng
Trèo - Chèo
Tranh giành
Trưng bày
Trúng đích
Leo trèo
Tranh nợ
Đặc trưng
Trúng đạn
Trèo cây
Tranh thủ
Sáng trưng
Trúng tim
Trèo cao
Tranh công
Trưng cầu
Trúng tư
Vở chèo
Bức tranh
Bánh chưng
Trúng tuyển
Hát chèo
Chanh chua
Chưng cất
Chúng bạn
Chèo đò
Chanh chấp
Chưng mắm
Chúng tôi
Chèo chống
Lanh chanh
Chưng hửng
Chúng ta
Chanh đào
Chúng mình
Công chúng
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, điền vào VBT.
- Trình bày và chữa bài
- Học sinh làm bài cá nhân
- Thứ tự điền đúng: hòn đảo, tự hào, một dạo trầm trọng, lầu, lấp vào, trước tình hình đó, môi trường, tiếp vào, chở đi trả lại. 
4. Củng cố 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. 
5. Dăn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
HĐNG
Chủ điểm: “ Yêu sao - Yêu Đội ”
I.Mục tiêu:
- học sinh biết được hoạt động sinh hoạt sao có tác dụng rất lớn đối với các em nhi đồng
- Thấy được vai trò của đội TNTPHCM trong nhà trường.
- Qua hoạt động sinh hoạt sáo – Hoạt động đội giúp học sinh hình thành và phát triển nhấn cách của mình.
- Giáo dục học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, tích cực tham gia vào các hoạt động của đội.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nội dung buổi sinh hoạt.
- Một số bài hát.
III. Các hoạt động chính:
1.ổn định tổ chức: 
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
3. Hoạt động chính:
- Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt ngoại khoá.	
* Học sinh trả lời câu hỏi:
+ Đội ĐTNTPHCM được thành lập ngày tháng năm nào? ( 15/5/1941)
+ Đội ĐTNTPHCM được thành lập ở đâu? ( ở thôn Na Mạ, xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng)
+ Hãy kể tên 5 đội viên đầu tiên của đội? (Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Lỳ, Lý Thị Xậu).
+ Người đầu tiên của đội là Ai? (Anh Nông Văn Dền tức Kim Đồng)
+ GV bắt giọng cho cả lớp hát bài.
 Đi ta đi lên
 Nhạc và lời: Phong Nhã.
+ Trò chơi: Giải ô chữ:
- Ô chữ này gồm có 6 chữ cái. Đây là tên một con sông hạ lưu chảy vào nước ta?
G
N
Ô
C
Ê
M
- Ô chữ tiếp theo gồm có 12 chữ cái. Đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam?
H
S
N
Ơ
N
Ê
I
L
G
N
A
O
* Giải đố: 
Có mặt mà chẳng có đầu
Mênh mông sóng trải một màu xanh trong?
 (Mặt biển)
Gỗy gầy da bọc lấy xương
Mùa đông xếp lại, màu hè nở ra?
 (Cái quạt giấy)
4. Củng cố – Dặn dò: 
- HS nhắc lại tiết hoạt động 
- Nhận xét buổi HĐ
 ______________________________________________________
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2012
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại ( tiếp )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá nhứng kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
2. Kĩ năng:
- Xếp đúng các từ in đậm trong đọan văn theo yêu cầu của Bt1.
- Dựa vào ý j\khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức sử dung đúng từ loại.
II. Đồ dùng dạy học
1.HV:- Bảng nhóm cho Hs làm BT. 
2, HS:
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định: Kiểm tra sĩ số HS:
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là danh từ chung và danh từ riêng cho ví dụ?
- Giáo viên nhận xét chung, ghi điểm
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Bài tập
Bài tập 1:
- 2 học sinh đọc đề bài
- Thế nào là động từ?
- Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật
- Thế nào là tính từ?
- Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật hoạt động hoặc trạng thái.
- Thế nào là quan hệ từ?
- Quan hệ từ là từ nối tiếp các từ ngữ hoặc các câu với

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc