Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2008-2009

doc23 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008
Tiết 1:Chào cờ
Tiết 2:Thể dục
Đ/c Trang soạn giảng
Tiết 3:Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
I.Mục đích,yêu cầu:
1. Biết đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
2. Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải thượng Lãn Ông.
3. GD HS yêu quý , kính trọng Hải Thượng Lãn Ông, học tập ở ông tấm lòng nhân hậu.
II.ĐDDH:
 -Bảng phụ chép đoạn 2.
III.Các hoạt động dạy-học:
1. KTBC: 
- 2,3 hs đọc bài Về ngôi nhà đang xây - trả lời các câu hỏi về ND bài.
- Gv nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới: 
 A. Giới thiệu - Ghi đầu bài :
 B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a.Luyện đọc:
 - 1 HSG và GV nối tiếp nhau đọc cả bài.
 - HS quan sát tranh minh hoạ 
 -HS đọc nối tiếp 2,3 lượt theo 3 đoạn của bài:
 + Đoạn 1: từ đầu đến Mà còn không cho thêm gạo, củi..
 + Đoạn 2: tiếp đến Càng nghĩ càng hối hận.
 + Đoạn 3 : còn lại.
 - GVkết hợp giúp HS hiểu từ ngữ khó và mới (phần chú giải), giải thích thêm về Lãn Ông: ông già lười, ý lười biếng với chuyện danh lợi.Chú ý uốn sửa cho HS .
 - HS luyện đọc các từ : nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng, danh lợi.
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 -1,2 HS đọc lại cả bài.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 b.Tìm hiểu bài:
 GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK : 
 - Câu hỏi 1gọi HSY trả lời: GV chốt ý : ông không ngại khó, ngại khổ, ngại bẩn tận tuỵ chăm sóc người bệnh.
- Câu hỏi 2gọi HSK-G: GV giúp hs nhận ra : ông là người thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm.
 * Qua 2 câu hỏi trên : GV chốt cho hs về tấm lòng nhân ái của ông đối với mọi người bệnh.
- Câu hỏi 3: Cho HS-TB-KH trả lời, GV chốt ý: ông không cần danh lợi.
- Câu hỏi 4: cho hs thảo luận nhóm, báo cáo. GV chốt ý : Lãn Ông không màng danh lợi, chỉ chăm làm việc nghĩa.
+ Bài tập đọc ca ngợi ai?
- Gv chốt ý theo mục 2 phần MĐYC
- hs đọc thầm đoạn 1, nối tiếp nhau trả lời.
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ HS trả lời theo ý GV nêu.
- HS TB-Y nhắc lại KL.
- hs đọc thầm đoạn 3, trả lời:
- hs thảo luận, trả lời 
- hs tự nêu ý hiểu của mình.
- vài hs nhắc lại.
 c. Luyện đọc diễn cảm:
 - GV mời hs tiếp nối nhau đọc bài văn. +Lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc: +HS luyện đọc . 
 + Đoạn 2: GV treo bảng phụ. + Gv kết hợp uốn sửa cho hs. +Lớp,GV nhận xét -đánh giá. +Các nhóm HS thi đọc diễn cảm 
 3. Củng cố-Dặn dò: 
- 1 HS Y nhắc lại ý nội dung của bài.
- GD HS luôn sống nhân hậu , coi trọng việc nghĩa như Lãn Ông. 
- CBBS: Thầy cúng đi bệnh viện.
Tiết 2:Toán
 Luyện tập
 I.Mục tiêu: Giúp hs: 
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của 2 số, đồng thời làm quen với các khái niệm:
 + Thực hiện 1 số phần trăm kế hoạch, vượt mức 1 số phần trăm kế hoạch.
 + Tiền vốn,tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng và trừ 2 tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với 1 số tự nhiên.
- HS vận dụng hoàn thành các bài tập trong SGK.
 II.ĐDDH:
 - Phấn màu.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. KTBC:
 - Gọi 1 HS lên bảng chữa BT 3 giờ trước.( hs có thể viết: 13 : 25 = = = 52%)
 - GV nhận xét, đánh giá, củng cố về cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
2. Bài mới: A.Giới thiệu-Ghi đầu bài.
 B.Nội dung:
- BT1: + Đề bài YC làm gì?
 + GV HD mẫu cho hs
 + Gọi HS tính toán chưa nhanh lên bảng làm, YC KH- G nêu miệng cách làm: GV lưu ý cho hs hiểu đây là làm tính với cùng 1 đại lượng.
 + Cho HS TB-KH lên bảng làm và giải thích cách làm ( chỉ cần nêu miệng) 
 + GV chốt cho hs về làm tính với tỉ số phần trăm.
- BT 2: Gọi hs đọc đề bài, HD HS tìm hiểu đề bài.
+ GV lưu ý hs 2 khái niệm mới: số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch.
+ HS KH nêu miệng cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số đã học giờ trước?
+ Gọi HSTB-Y lên bảng làm.
+ GV chốt cho hs cách trình bày bài giải toán về tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
 - BT 3: HD HS hiểu YC của đề bài
+ Phần b: GV lưu ý hs coi tiền vốn là 100%.
+ Cho hs giải vào vở.
+ GV chấm chữa , nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- HS Y lên bảng làm. 
- Lớp làm nháp.
- HS nêu miệng cách làm: VD: 6% + 15% = 21% như sau: cộng nhẩm 6 + 15 + 21 rồi viết thêm kí hiệu % vào sau 21.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- hs nêu YC của bài.
- hs nhắc lại ND bài học trước.
- 1 hs lên bảng.
- hs làm việc nhóm, báo cáo kết quả.
- vài hs nêu miệng cách làm.
- HS đọc , tìm hiểu đề, tóm tắt.
- Hs làm vào vở viết.
- Số HS còn lại đổi chéo vở để tự chấm, chữa. 
4. Củng cố –Dặn dò:
+ Nhắc lại nội dung vừa luyện tập: theo mục tiêu của tiết học.
- Nhắc HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài :Giải toán về tỉ số phần trăm( tiếp theo).
Chiều
Tiết 1:Lịch sử
Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới
I. MỤC TIấU: Học xong bài, HS nêu được:
- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
II. ĐỒ DÙNG DạY HọC:
- Các hình minh hoạ SGK.
- HS sưu tầm tư liệu 7 anh hùng trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
- Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRấN LỚP:
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?
+ Thuật lại trận đông khê trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950?
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng thu đông 1950?
- HS trả lời; giáo viên nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nêu nhiệm vụ nhận thức:
3. Tìm hiểu nhiệm vụ nhận thức:
Nhiệm vụ 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng. (2/1951)
- Quan sát hình 1. Hình chụp cảnh gì?
* GV nêu tầm quan trọng của đại hội, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta?
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng diễn ra vào thời gian nào?
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho CM Việt Nam?
- Để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?
Nhiệm vụ 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
- HS thảo luận nhóm: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: Kinh tế, văn hoá, giáo dục thể hiện như thế nào?
- Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
+ Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động như thế nào đến tiền tuyến?
- HS Y quan sát hình 2,3 SGK và nêu nội dung của từng hình?
- Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến trống Pháp nói lên điều gì?
- GV giới thiệu thêm việc xây dựng công xưởng công binh chế tạo vũ khí đạn dược
Nhiệm vụ 3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
- Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
- Đại hội nhằm mục đích gì?gọi HS KH-G nêu
- Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn.
- Kể về chiến công của một trong 7 tấm gương anh hùng trên.Gọi HSG nêu
* GV nhận xét và cung cấp thêm thông tin về các anh hùng nói trên.
- Cảnh của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng.
- Vào tháng 2/1951. 
- Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
- Cần: Phát triển tinh thần yêu nước. Đẩy mạnh thi đua. Chia rộng đất cho nông dân.
- Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng
- Mỗi nhóm bàn thảo luận trên phiếu, 2 HS làm vào bảng nhóm.
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác bổ sung.
- Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn. Vì nhân dân có tinh thần yêu nước cao.
- Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
- HS quan sát và nêu nội dung.
- Cho thấy tình cảm gắn bó quân dân và tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến.
- Cả lớp cùng thảo luận câu hỏi. Mỗi HS trả lời một câu hỏi.
- Tổ chức vào ngày 1/5/1952.
- Nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước
- 7 anh hùng: Anh La Văn Cầu, 
- HS trình bày cá nhân trước lớp.
C. Củng cố, dặn dũ:
- Nhận xét bài học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Tiết 2:Khoa học
Chất dẻo
I. MỤC TIấU: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số đồ dùng bằng chất dẻo và đặc điểm của chúng.
- Biết được nguồn gốc và tính chất của chất dẻo.
- Biết cách bảo quản các đồ dùng làm bằng chất dẻo.
II. ĐỒ DÙNG:
- HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa.
- Hình minh hoạ trang 64, 65 SGK, giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRấN LỚP:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng quan sát hình minh hoạ trang 64 SGK và dùng đồ dùng làm thí nghiệm sử dụng và tìm hiểu đặc điểm của chúng.
- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV hỏi: đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì?
- Kết luận: 
- Quan sát và làm việc theo cặp.
- 5-7 HS trình bày trước lớp.
+ Hình 1: 
+ Hình 2: 
+ Hình 3: 
- HS nêu: Đồ dùng bằng nhựa có nhiều màu sắc, hình dáng, có loại mềm, loại cứng nhưng không thấm nước, cách nhiệt, cách điện tốt.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Tính chất của chất dẻo.
- Tổ chức cho HS hoạt động tập thể dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Yêu cầu HS đọc kĩ bảng thông tin trang 65, trả lời từng câu hỏi ở trang này
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào?
+ Chất dẻo có tính chất gì?
+ Có mấy loại chất dẻo? Là những loại nào?
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì?
+ Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chết tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày? Tại sao?
- Nhận xét, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp.
- GV kết luận. 
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Đọc bảng thông tin.
- Lớp trưởng đặt câu hỏi, các thành viên trong lớp xung phong phát biểu.
- HS Y trả lời.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo.
- GV tổ chức chơi trò chơi. “Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo”.
- Cách tiến hành:
+ Chia nhóm HS theo tổ.
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo ra giấy.
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng, nhiều tên đồ dùng.
- GV đi kiểm tra từng nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Gọi các nhóm đọc tên đồ dùng mà nhóm mình tìm được, yêu cầu các nhóm khác đếm số đồ dùng.
- Tổng kết cuộc thi, khen thưởng nhóm thắng cuộc. 
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Đọc tên đồ dùng, kiểm tra số đồ dùng của nhóm bạn.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò bài sau. 
Tiết 3:Toán 2
Luyện tập: Giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Biết vận dụng tính toán trong thực tế.
II. Đồ dùng:
	- SBTT5.
III. Các hoạt động dạy-học:
I. Kiểm tra bài cũ: - Hoàn thành bài tập buổi sáng.
II. Bài mới:
Bài 171: (SBTT5-Tr30).
	- Củng cố về tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
	- HS tự giác làm bài vào vở.
	- 3HS trung bình chữa bài trên bảng.
Bài 172 (Bài173): Bài tập trắc nghiệm.
	- HS khoanh ý đúng vào SBT. 
	- HS nêu kết quả trước lớp.
Bài 174: (SBTT5-Tr31)Tìm số phần trăm của một số.
	- HS tự giác làm bài vào vở.
	- 4HS trung bình chữa bài.
Bài 175: (SBTT5-Tr31)
- HS đọc kĩ đầu bài, tự giải BT.
	- 1HS khá chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét, giao việc.
Thứ ba ngày23 tháng12 năm 2008
Đ/c Thu soạn giảng
Thứ tư ngày24 tháng12 năm 2008
Tiết 1:Tập đọc
Thầy cúng đi bệnh viện.
I.Mục đích, yêu cầu:
 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến truyện.
 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan ; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
3. GD hs có ý thức tham gia bài trừ mê tín dị đoan.
 II. ĐDDH:
 - Bảng phụ chép phần 3, 4 của bài.
 III Các hoạt động dạy học
1.KTBC: 
- HS đọc bài Thầy thuốc như mẹ hiền? và trả lời các câu hỏi sau bài đọc.
 - GV và lớp nhận xét, đánh giá.
 2.Bài mới : 
 A.Giới thiệu - ghi đầu bài
 B.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a. Luyện đọc:
 - 1,2 HS KH-G đọc một lượt toàn bài
 - HS quan sát tranh minh hoạ.
 - HS đọc nối tiếp 2,3 lượt theo 4 phần của bài .
+ Phần 1: gồm đoạn 1.
+ Phần 2: gồm đoạn 2.
+ Phần 3: gồm đoạn 3,4.
+ Phần 4: gồm đoạn 5,6.
 - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ phần chú giải, uốn sửa cho hs, cho luyện đọc các từ : khúc ruột, thuyên giảm, khẩn khoản, quằn quại.
 - HS luyện đọc theo cặp ( lặp lại 2 vòng ).
 - 1 HS Gđọc cả bài.
 - GV đọc mẫu: chú ý giọng đọc : nhấn giọng những từ miêu tả cơn đau của cụ ún, thái độ khẩn khoản của người con,  .
 b.Tìm hiểu bài:
 - GV HD HS đọc thầm, tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK 
 - GV kết hợp ghi bảng ý chính 
 - Tiến hành cho HS Y trả lời câu hỏi 1, 2 của bài.Gv chốt ý về cơn đau của cụ ún, sự bất lực của các học trò cụ khi chữa bệnh cho cụ bằng cách cúng bái.
 -Câu hỏi 3: cho hs thảo luận nhóm, báo cáo, GV chốt ý: vì cụ sợ bị mổ, không tin vào bác sĩ 
- Câu hỏi 4 : GV cho hs thảo luận nhóm, trả lời, Gv nhận xét, bổ sung. GV nhấn mạnh : nhờ sự tận tình chăm sóc của các bác sĩ nên cụ đã khỏi bệnh.
- Gv nhấn mạnh về sự thay đổi cách nghĩ của cụ: dứt khoát từ bỏ nghề thầy cúng.
- Bài tập đọc muốn nói với chúng ta về điều gì?
 - GV chốt , rút ra nội dung chính ( phần 2- mục I ) . GV ghi bảng 
- hs đọc thầm đoạn 1, 2, trả lời cá nhân.
- lớp nhận xét, bổ sung.
- hs đọc thầm đoạn 4 trả lời.
- hs thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
- hs đọc đoạn 5, trả lời.
-hs thảo luận nhóm trả lời.
- lớp bổ sung.
- HS G nêu ND, ý nghĩa của bài.
- Vài hs nhắc lại.
 c. Đọc diễn cảm:
 - Gọi 4 hs tiếp nối đọc diễn cảm 4 phần của bài.
- GV , lớp nhận xét, uốn sửa.
 - GV HD đọc phần 3, 4 của bài.
 - GV đưa bảng phụ chép phần 3,4 - HD HS đọc .
+GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm . +Lớp nghe, nhận xét bạn - GV chú ý uốn sửa cho HS +lớp bình chọn bạn đọc hay nhất 
 -GV bao quát, đánh giá, nhận xét. 
3. Củng cố- Dặn dò:
-1 HS nhắc lại nội dung chính của bài, tác giả muốm nói gì qua bài tập đọc?
-GD HS có ý thức lên tiếng bài trừ mê tín dị đoan.
- VN tiếp tục đọc bài , chuẩn bị bài sau:Ngu Công xã Trịnh Tường.
Tiết 2: Toán
 Luyện tập .
 I.Mục tiêu: 
 Giúp hs: 
 - Củng cố kĩ năng tính một số phần trăm của một số.
 - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - HS vận dụng giải đúng các bài tập trong SGK.
 II.ĐDDH:
 - Phấn màu.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. KTBC:
 - Gọi 1 HS lên bảng chữa BT 3 giờ trước. 
 - GV nhận xét, đánh giá, củng cố.
2. Bài mới: A.Giới thiệu-Ghi đầu bài.
 B.Nội dung:
- BT1: + Đề bài YC làm gì?
 + Gọi 3 HS tính toán chưa nhanh lên bảng làm và nêu miệng cách làm. GV lưu ý hs cách thực hiện : tính một số phần trăm của 1 số.
+ GV chốt cho hs cách thực hiện các phép tính: chọn 1 trong 2 cách tính đã học.
- BT 2: HD Hs hiểu YC của đề bài.
 + Tính 35% của 120?
 + GV gọi HS KH lên thực hiện và nêu cách làm.
 + Lưu ý hs cách trình bày .
 + GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- BT 3: HD HS tìm hiểu đề bài các bước tương tự bài trên 
+ Tính diện tích mảnh đất.
+ Tính 20% của diện tích đó.
- Cho hs làm vào vở.
- GV chấm, chữa , củng cố cách giải toán tìm tỉ số phần trăm.
 - GV chốt đáp án đúng.
 - BT 4: HD HS tìm hiểu các bước tương tự bài trên. 
 + Cho hs nhẩm miệng, nêu cách nhẩm.
 + Gv chữa, chốt đáp án đúng. 
- hs nêu YC.
- 3 hs lên bảng làm. Lớp làm nháp.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- hs nêu lại cách làm.
- HS Y lên bảng làm, lớp làm nháp, nhận xét.
-HS KH nêu miệng kết quả.
- HS TB nêu lại cách làm.
- hs đọc đề bài.
- HS TB lên bảng trình bày.
- cả lớp làm vào vở.
- Số HS còn lại đổi chéo vở để tự chấm, chữa. 
- nhiều hs nêu miệng kết quả nhẩm được.
4.Củng cố – Dặn dò:
- GV củng cố giải toán về tỉ số phần trăm dạng tìm một số phần trăm của 1 số.
- VN ôn lại nội dung bài, chuẩn bị bài : Giải toán về tỉ số phần trăm ( tiếp theo).
Tiết 3:Mĩ Thuật 2
Ôn vẽ theo mẫu:Mộu vẽ có hai vật mẫu
đ/c Trọng soạn giảng
Tiết 4: Tập làm văn
 Tả người (Kiểm tra viết).
I.Mục đích, yêu cầu:
1. HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
2. HS luyện kĩ năng viết câu văn mạch lạc, dùng từ diễn đạt sát hợp.
3.GD HS luôn có ý thức rèn luyện óc quan sát , yêu quý những người xung quanh mình.
II. ĐDDH:
 - Một số tranh, ảnh minh hoạ ND KT: những em bé tập đi, tập nói; ông , bà, cha, mẹ.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. KTBC: - HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người?
 - GV nhận xét, bổ sung . 
 2. Bài mới: A. Giới thiệu :
 - GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 B. ND:
 - GV chép cả 4 đề KT SGK lên bảng.
 - Gọi hs đọc 4 đề bài.
- GV nhắc nhở hs : các đề đã được luyện tập thực hành. Tiết KT này YC viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Cho vài hs nói: chọn đề nào?
- GV giải đáp những thắc mắc của hs (nếu có). Lưu ý hs về bố cục, cách trình bày bài.
* Cho hs làm bài KT:
- GV bao quát lớp, giúp đỡ những hs còn lúng túng.
- GV thu bài KT khi hết giờ và về nhà chấm.
- 1 hs đọc 4 đề bài.
- cả lớp đọc thầm bài văn.
- hs nêu miệng: chọn đề nào.
- hs nêu thắc mắc nếu chưa rõ.
- hs làm bài theo đề bài mình chọn.
- hs đọc soát lỗi trước khi nộp bài.
 3. Củng cố – Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết làm bài KT .
 - VN ôn bài, chuẩn bị bài:Làm biên bản một vụ việc.
Chiều
Tiết 1:Tiếng Việt 2
Luyện từ và câu:Ôn tập về từ loại
I Mục đích - yêu cầu
1. Hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại động từ , tính từ; quan hệ từ.
- Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn
- HS biết vận dụng vào làm các bài tập .
.II/ Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ,một vài tờ phiếu khổ to để HS làm bt 1.
- Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học 
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 hs trả lời miệng: Từ loại là gì . Lấy VD .
- GV nhận xét - cho điểm.
B/ Day bài mới 
1,Giới thiệu bài mới :
- GV ghi bảng - HS mở vở 
2, Hướng dẫn HS làm bt
Bài tập 1: Tìm danh từ , động từ, tính từ trong các câu sau:
Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói... nở nụ cười tươi đỏ.
- Gọi 1 HS đọc một lượt bài 1.
 - Bài 1 yêu cầu gì?-
Động từ là gì? Tính từ là gì? Quan hệ từ là gì?
- GV tổ chức cho hs thảo luận cặp đôi và làm bài vở nháp, bảng nhóm 
- GV dán bảng nội dung bài tập 1
- Gọi 3 HS Y lên bảng làm bảng nhóm
 - HS và GV nhận xét , chốt lời giải đúng trên bảng nhóm 
Bài tập 2: Đọc các câu sau:
ở làng người Thái và người Xá , đến mùa đi làm nương thì trên các sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh... Trên nương mỗi người một việc . Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá... Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm... Lũ chó nhumg nhăng chạy sủa om cả rừng.
Hãy phân chia các danh từ in đậm thành các loại: DT riêng , DT chung chỉ người, chỉ con vật, chỉ cây cối, chỉ vật, chỉ thời gian.
 - Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập 2
- Bài 2 yêu cầu việc gì ? 
- GV tổ chức cho hs làm việc cá nhân
- HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình 
- Hs nhận xét
 - GV chốt kiến thức đúng
* Bài tập 3: Đặt câu( hs yếu chỉ cần đặt 2 câu)
- Một câu có từ của là danh từ
- Một câu có từ của là quan hệ từ
- Một câu có từ hay là tính từ
- Một câu có từ hay là quan hệ từ
+ Gv gọi hs nêu yêu cầu của bài 3
+ Tổ chức , hướng dẫn hs làm bài vào vở ôn TV
3,Củng cố ,dặn dò
- GV hỏi :qua bài học hôm nay,các em được ôn về nội dung gì?
 - GVnhận xét giờ học
- Về nhà ôn lại nội dung bài đã học- CBBS.
.
- Cả lớp đọc thầm
- hs trả lời miệng
- Cả lớp theo dõi 
.
HS thảo luận nhóm
H S trình bày 
Cả lớp lắng nghe và nhận xét
Học sinh nêu yêu cầu của bài
Cả lớp lắng nghe
HS làm bài vào vở ôn TV
HS trình bày bài làm
Cả lớp lắng nghe
2 hs nêu
Cả lớp lắng nghe
- cả lớp làm vở ôn TV
2 HS chữa bài trên bảng
2 hs nêu
Cả lớp lắng nghe
Tiết 2:Đạo đức
Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 1)
I. MỤC TIấU: HS hiểu:
- Trong cuộc sống và công việc chúng ta cần phải hợp tác với nhau. Việc hợp tác sẽ giúp công việc diễn ra thuận lợi, đạt kết quả tốt, mọi người phát huy được khả năng của mình. Nếu không hợp tác, công việc có thể gặp khó khăn, khong đạt kết quả tốt.
- Hợp tác với người xung quanh là biết chia sẻ công việc, biết phân công chịu trách nhiệm về công việc và phối hợp để thực hiện công việc tốt.
- Biết chia sẽ, phối hợp, hợp tác với người xung quanh trong công việc.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh SGK phóng to; bảng phụ; phiếu bài tập.
- Bút dạ, giấy viết, bìa xanh và đỏ đủ cho HS cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRấN LỚP:
* Giới thiệu bài:	- Hát bài hát “Lớp chúng mình”
	- Nêu mục đích yêu cầu bài học.
1. Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi về tình huống trong SGK.
- GV treo tranh tình huống SGK.
- Nêu tình huống bức tranh rồi yêu cầu HS trả lời.
+ Quan sát và cho biết kết quả cây trồng ở tổ 1 và tổ 2 như thế nào?
+ Nhận xét về cách trồng cây của mỗi tổ.
- GV nêu so sánh tổ 1 và 2.
+ Hỏi: Trong công việc chung, để công việc đạt hiệu quả tốt ta phải làm như thế nào?
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS quan sát.
- Trả lời:
1. Tổ 1 cây trong không thẳng đổ xiên xẹo. Tổ 2 trồng được cây đứng ngay ngắn, thẳng hàng.
2. Tổ 1 mỗi bạn trồng 1 cây. Tổ 2 các bạn cùng giúp nhau trồng cây.
- HS trả lời
- 3,4 em đọc.
2. Hoạt động 2: Thảo luận làm bài tập số 1.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận trả lời bài tập số 1 trang 20.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả: Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng gắn câu trả lời cho phù hợp (mỗi ý a – e được viết vào 1 bảng giấy). (như STK-Tr64)
- Yêu cầu HS đọc lại kết quả.
- Yêu cầu HS kể thêm một số biểu hiện của làm việc hợp tác.
- HS làm việc theo nhóm đôi, những việc làm thể hiện sự hợp tác thì đánh dấu Đ vào phía trước.
- ở mỗi ý a,b cho đến e, đại diện của một nhóm sẽ lên bảng gắn những việc làm đó vào cột thích hợp.
- 1,2 HS đọc lại kết quả.
- Cá nhân HS phát biểu: (STK-Tr65)
3. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ đối với các việc làm.
- GV treo trên bảng nội dung sau: (theo STK-Tr65).
- Cho HS suy nghĩ, làm việc cá nhân để bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu HS cho biết kết quả.
- GV nêu từng ý để HS trả lời; gọi 1HS lên đánh dấu vào những ý kiến còn phân vân, GV yêu cầu HS giải thích, cho VD)
- GV kết luận: Chúng ta hợp tác để công việc chung đạt hiệu quả tốt nhất, để học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. 
- HS quan sát đọc nội dung.
- HS suy nghĩ, đánh dấu ra nháp các ý kiến của mình.
- HS trả lời.
ý a,b,h: Đồng ý
ý b,c,d,g,i: Không đồng ý.
- HS lắng nghe ví dụ
4. Hoạt động 4: Kể tên những việc trong lớp cần hợp tác.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận hoàn thành phiếu bài tập sau:
- Kể tên theo phiếu (STK-Tr67)
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, góp ý cho HS.
- GV kết luận: Trong lớp chúng ta có nhiều công việc chung. Do đó các em cần biết hợp tác với nhau để cả lớp cùng tiến bộ.
* Hoạt động tiếp nối:
- Yêu cầu 1HS nhắc lại: ích lợi của làm việc hợp tác.
- Yêu cầu 1 HS dựa vào bài tập 1, nhắc lại các biểu hiện của việc làm hợp tác.
- Yêu cầu HS về nhà thực hành hợp tác trong công việc và hoàn thành bài tập số 5 trang 27 SGK.
- HS chia nhóm, nhận phiếu bài tập và cùng nhau trả lời.
- Đại diện mỗi nhóm lần lượt nêu ý kiến; các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3:Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
giáo dục môi trường
I) Mục tiêu:
- Nắm được môi trường là những gì .
- Biết bảo vệ môi trường trong lành , sạch đẹp 
- Giáo dục hs có ý thức giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp
II) Hoạt động dạy học :
1) ổn định tổ chức : 
Hs hát đồng thanh 
2) Bài mới :
 a) Giới thiệu và ghi tên bài .
 b) Hướng dẫn nội dung bài:
- Gv nêu câu hỏi:
 + Em hiểu môi trường là gì ?
- GV kết luận: Môi trường là tất cả những gì tồn tại xung quanh con người như: Nước , không khí, ánh sáng....
 + Môi trường xung quanh em như thế nào?
 + Em đã làm gì để giữ cho môi trường xanh, sạch đẹp và không bị ô nhiễm 
- GV giáo dục hs có ý thức giữ cho môi trường trong lành...
 - GV nhận xét, đánh giá chung
3) Củng cố _ Dặn dò : 
- Nêu nội dung của giờ học
- Nhận xét giờ học .
Thứ năm ngày25 tháng12 năm 2008
Tiết 1:Toán
Giải toán về tỉ số %(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Biết cách tìm một số khi biết một số % của nó.
 - Vận dụng cách tìm một số khi biết một số % của số đó để giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập.
 - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. 
 2. Bài mới:
Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu bài
Hướng dẫn tìm một số khi biết số % của nó
a) Hướng dẫn tìm một số khi biết 52,5% của nó là 420.
- GV đọc đề bài toán.
- GV hướng dẫn cho HS làm theo các yêu cầu.
b) Bài toán về tỉ số %
- GV nêu bài toán trước lớp.
- Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì?
- GV nhận xét bài làm của HS.
Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
Bài 2
- HS đọc đề bài và tự làm bài.
Bài 3
- GV yêu cầu HS khá tự nhẩm, sau đó đi hướng các HS kém cách nhẩm.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS Ynghe và tóm tắt lại bài toán trước lớp.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 16 0809.doc