Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013 - Đặng Văn Tuấn
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013 - Đặng Văn Tuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Soạn ngày 2 tháng 3 năm 2013 Giảng thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2013 Chào cờ theo liên đội ____________________________________________ Tiết 2 Tập đọc Phong cảnh Đền Hùng i. mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào ca ngợi. - Trả lời được câu hỏi trong SGK 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết nhớ ơn tổ tiên. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ chủ điểm, minh họa bài tập đọc SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: Sĩ số+ hát 2. Kiểm tra bài cũ - Cho HS đọc bài: Hộp thư mật và trả lời câu hỏi SGK. - 2 HS 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu "Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba" Câu ca dao là sự khẳng định tình cảm của toàn dân hướng về tổ tiên. - Bài văn phong cảnh Đền Hùng hôm nay chúng ta sẽ giới thiệu các em về cảnh đẹp Đền Hùng nơi thờ các vị vua có công dựng lên đất nước Việt Nam. 3.2. Luyện đọc - 1 HS khá đọc cả bài - Lớp đọc thầm - GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu về tranh cho HS nghe, giới thiệu nội dung, hướng dẫn giọng đọc chung. - HS quan sát hình nghe giới thiệu - Chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: từ đầu đ chính giữa - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn + Đoạn 2: tiếp đến Xanh mát + Đoạn 3: còn lại + Cho HS đọc nối tiếp - 3 HS đọc (1 lần) - Lần 1: Đọc nối tiếp + kết hợp phát âm + Đọc nối tiếp + phát âm: Chót vót, dập dờn, uy nghi, vòi vọi, sừng sững, ngã ba Hạc - Lần 2: Đọc nối tiếp + kết hợp giải nghĩa từ + Đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ ở phần chú giải SGK - Lần 3: Đọc nối tiếp + HS đọc nối tiếp, ngắt đúng câu, dấu chấm, dấu phảy, ngắt nhịp đúng. - Đọc theo cặp - Đọc cặp 2 em đọc (2 vòng) - 1 HS đọc toàn bài - Lớp chú ý nghe 3.4. Tìm hiểu bài - 1 HS đọc đoạn 1 - Lớp đọc thầm - Bài văn viết về cảnh gì? ở đâu? - Bài văn tả cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Linh - Lâm Thao - Phú Thọ, nơi thờ các vị vua Hùng tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam - Hãy kể về những điều em biết về các vua Hùng - Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang. Do đó ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ cách ngày này khoảng 4000 năm - GV giảng thêm về truyền thuyết về con Rồng cháu Tiên - HS nghe - Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên của Đền Hùng? - Những khóm Hải Đường đâm bông rực rỡ, cánh bướm rập rờn bay lượn: Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vòi vọi, bên phải là Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước ngã ba Bạch Hạc. - Những từ ngữ đó miêu tả cảnh đẹp tráng lệ, hùng vĩ của thiên nhiên Đền Hùng ý đoạn 1 nói lên điều gì? - ý 1. Vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng. - 1 HS đọc đoạn 2 - Lớp đọc thầm Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc? - HS có thể kể + Sơn tinh, Thuỷ tinh + Thánh Gióng + Chiếc nỏ thần + Con rồng cháu tiên (sự tích trăm trứng) + Bánh chưng,bánh giày - GV chốt lại: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đình ở vùng đất tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn. - ý 2 nói lên điều gì ? - ý 2: những truyền thuyết của dân tộc - Cả lớp đọc thầm đoạn 3 - Lớp đọc thầm - Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? Dù ai đi ngược về xuôi - Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba cũng không quên được ngày dỗ tổ không được quên cội nguồn. - Câu ca dao gợi truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, thuỷ chung, luôn nhớ cội nguồn dân tộc - GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây Kim Giao trên đỉnh núi Nghĩa Linh vào ngày 10-3 âm lịch năm 1632 TCN. Từ đấy người Việt lấy ngày mồng mười tháng ba hàng năm làm ngày giỗ tổ. - Câu ca trên còn có nội dung khuyên răn mọi người, nhắc nhở mọi người hướng về cội nguồn dân tộc, đoàn kết để giữ nước và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn. - ý 3 nói lên điều gì ? - ý 3: Niềm thành kính đối với tổ tiên. - Nội dung bài - Nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên 3.4. Luyện đọc diễn cảm - 3 HS đọc diễn cảm 3 đoạn - 3 HS nối tiếp đọc - Bài này đọc với giọng như thế nào? - Đọc với giọng to vừa phải nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng tha thiết. - Luyện đọc diễn cảm đoạn 2 - 1 HS đọc - Cho HS dùng bút chì gạch chân những từ cần nhấn giọng - Kề bên, thật là đẹp, sừng sững, đỡ lấy, dấu chân, đánh thắng, mải miết, xanh mát - Truyện đọc diễn cảm theo cặp - Đọc theo cặp đôi (2 vòng) - Thi đọc diễn cảm theo đoạn - 3 HS mỗi tổ 1 bạn - Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất - Tuỳ theo học sinh chọn - Truyện đọc diễn cảm theo cả bài - 2 HS đọc - Bình chọn bạn đọc hay nhất - Tuỳ HS nhận xét 4. Củng cố - Giáo dục lòng thành kính, yêu tổ tiên cho HS. - GV nhận xét tiết học 5. dặn dò - Về nhà đọc lại bài, Phonh cảnh đền Hùng . ___________________________________________________ Tiét 3 Toán Đ121 Kiểm tra định kỳ giữa kỳ II Phần I : Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: ( 4 đ) 1) Đúng ghi Đ, sai ghi S : a) 3000 cm = 3 dm b) 125 dm = 1,25 cm 2) Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khảng định đúng: Hai mươi tám phẩy bảy phần trăm 15 % Năm mươi lăm phần trăm 42,6 % Bốn mươi hai phẩy sáu phần trăm 28,7 % Mười lăm phần trăm 55 % 3) Một tam giác có đáy 3 dm, chiều cao 20 cm thì có diện tích là: A. 3 dm2 B. 30 dm2 C. 60 dm2 D. 300 dm2 4) Hình tròn có bán kính 2,5 cm thì chu vi là: A. 1,57 cm B. 15,7 cm C. 0,15 cm D. 157 cm. 5) Số hình thang có trong hình dưới đây là: A. 5 B. 7 C. 6 D. 3 6) Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 3 cm là: A. 54 cm2 B. 36 cm2 C. 9 cm2 D. 5,4 cm2. 7) Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 0,22m3 = ... dm3 là: A. 22 B. 0,022 C. 2 200 D. 220 8) Một lớp có 18 nữ và 12 nam. tỷ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp là: A . 18% B . 30% C . 40% D . 60% Phần II: 1) Đặt tính rồi tính ( 2đ ) a) 39,72 + 4,18 b) 95,64 - 27,35 c) 31,05 2,5 d) 77,5 : 2,5 Bài 6. (1đ) Tớnh bằng cỏch thuận tiện nhất: a) 1,245 x 25,6 + 1,245 x 74,4 = b) 1,245 x 11 - 1,245 = 2) Tính diện tích hình tam giác biết đáy là 12 cm, chiều cao 9 cm: ( 1đ ) 3) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 4 cm, chiều cao 3 cm. a) Tính thể tích hình hộp chữ nhật. b) Tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật. ( 2đ ) ___________________________________________________ Tiết 4 Khoa học Đ49 Ôn tập: Vật chất và năng lượng (t1) I. Mục tiêu 1.kiến thức : ôn tập về các kiến thức phần vật chất và năng lượng. 2. kỹ năng: Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm. 3. Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, biết tôn trọng các thành tựu khoa học. II. Đồ dùng dạy học 1. GV: 2. HS: Thẻ chọn đáp án A, B, C, D III. Hoạt động dạy học 1. ổn định: Cho HS hát 2. Giới thiệu bài Chúng ta đã kết thúc một chặng đường tìm hiểu về vật chất và năng lượng. Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức đã học đó. - GV ghi đầu bài lên bảng - GV ghi bảng Hoạt động 1: Trò chơi "Ai nhanh - Ai đúng" * Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học. * Cách tiến hành: - GV nêu: ở hoạt động này chúng ta cần cùng nhau chơi theo nhóm 4. Mỗi nhóm đã có sẵn một bộ thẻ tự chọn A, B, C, D. Hãy dùng chúng để đưa ra đáp án. GV nói: Cô sẽ mời 3 bạn làm trọng tài, các bạn này sẽ theo dõi nhóm nào có nhiều lần giơ thẻ đúng và nhanh. Mỗi câu đúng ở các câu 1 đến 6 các bạn ghi được 5 điểm. Riêng câu 7 các nhóm phải lắc giơ tay dành quyền trả lời. Nếu đúng sẽ ghi thêm được 10 điểm, nhóm nào được điểm cao nhất sẽ được thưởng. - 3 HS lên bảng làm trọng tài - GV mời 2 HS lên theo dõi kết quả. - Yêu cầu thư ký chỉ ghi lại những lần sai để loại. 2. Tổ chức - GV đọc to các câu hỏi và đáp án để HS lựa chọn. - Các nhóm được quyền suy nghĩ trong vòng 15 giây, mỗi câu hỏi sau đó giơ bảng lựa chọn. - Với tư cách là cố vấn GV đưa ra những nhận xét và đánh giá các câu trả lời của HS đáp án chính xác. - Sau 15 giây suy nghĩ nếu không có đáp án thì không tính điểm - Sau mỗi câu trả lời của HS GV sẽ thống nhất đáp án chính xác hay không chính xác - Chọn câu trả lời đúng (từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 6) - Điều kiện xảy ra biến đổi hoá học (câu 7) 1 - D; 2 - B; 5 - B 3 - C; 4 - B; 6 - C a. Nhiệt độ bình thường b. Nhiệt độ cao c. Nhiệt độ bình thường d. Nhiệt độ bình thường - Thư ký tổng kết và báo cáo GV - Phân đội nhất nhì: Yêu cầu thư ký tổng kết điểm và tuyên bố nhất nhì rồi chấm điểm. - HS đạt giải lên nhận phần thưởng - HS trả lời câu hỏi thêm * Mở rộng: GV đặt thêm 1 số câu hỏi khác để giúp HS củng cố thêm các kiến thức khác. - Sự biến đổi hoá học là gì? - Là sự chuyển thể của một chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. - ở câu 6 vì sao lại lựa chọn đáp án C. + Vì nước bột sắn pha sống là hỗn hợp của bột sắn và nước pha vào với nhau các tính chất của bột sắn và nước vẫn không thay đổi chỉ khi nào đun lên mới xảy ra hiện tượng. - Hãy nêu lại hiện tượng biến đổi hoá học trong từng tình huống ở câu 7. a. Thanh sắt để trong không khí ẩm thì bị gỉ. b. Đun nước đường trong ống nghiệm ở nhiệt độ cao thì đường chảy thành than. c. Thả vôi sống vào nước thì sẽ thành vôi tôi và toả nhiệt mạnh. d. Giỏ nước chanh vào mâm đồng xuất hiện lớp gỉ màu xanh. - HS trả lời 3. Kết luận - GV đặt câu hỏi: Qua trò chơi vừa rồi chúng ta cùng ôn lại những kiến thức gì? - Kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học. 4. Củng cố - GV tóm tắt lại đặc điểm của một số chất, nêu lại sự biến đổi hoá học. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Về nhà ôn tập kỹ các nội dung hôm nay được tổng kết. Tiết 5 Lịch sử Đ25: Sấm sét đêm giao thừa I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn: + Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã. + Cuộc chiến dấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công. 2. Kĩ năng: - Thuật lại được trận đánh sứ quán Mĩ. - Nêu được ý nghĩa cuộc nổi dậy. 3. Thái độ: - Giáo dục hs thêm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học - ảnh tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định: Cho HS hát 2. Kiểm tra bài cũ H: Mục đích ta mở đường Trường Sơn để làm gì? H: Nêu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV giới thiệu tình hình nước ta trong những năm 1965-1968 Mĩ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là chiến thắng to lớn của cách mạng nước ta tạo ra những chuyển biến mới. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu sự kiện đó. 3.3. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - GV hướng dẫn HS tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ đồng loạt của nhân dân ta theo các câu hỏi - HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày. ( Sử dụng tranh tư liệu) ? Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công của quân dân ta vào dịp tết Mậu Thân năm 1968? - Bất ngờ: Tấn công vào đêm giao thừa, đánh vào các cơ quan đầu não của địch và các thành phố lớn. - Đồng loạt: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời ở nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự ở Sài Gòn là trọng điểm quân ta đánh vào sứ quán Mĩ, bộ tổng tham mưu quân nguỵ Sài Gòn, đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, tổng nha cảnh sát, bộ tư lệnh hải quân ? Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn? + Thời khắc giao thừa vừa tới, một tiếng nổ rầm trời, suy chuyển sứ quán Mĩ làm sập một mảng tường bảo vệ các chiến sĩ đặc công lập tức bắn chết 4 tên lính gác, lao vào chiếm giữ tầng dưới Sứ quán Mĩ Bọn chỉ huy hoảng hốt chạy khỏi sứ quán bằng xe bọc thép.. ? Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công vào những nơi nào? + Quân giải phóng đã tiến công đồng loạt ở thành phố, thị xã, miền Nam như: Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng - Mĩ thừa nhận thất bại, buộc chấp nhận đàm phán tại Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. ý nghĩa: Là cuộc tập kích chiến lược, một thắng lợi có ý nghĩa lớn, đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam đã giáng cho địch những đòn bất ngờ, những sự choáng váng làm cho thế chiến lược của đế quốc Mĩ, chấp nhận đàm phán tại hội nghị Pa-ri, thay đổi chuyển từ "Chiến tranh cục bộ sang "Việt Nam hoá chiến tranh" - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân năm 1968 có tác động như thế nào đối với cả nước Mĩ? 4. Củng cố - HS đọc phần nội dung bài học trong SGK 5. Dặn dò - Học thuộc nội dung bài học. - Về nhà chuẩn bị bài 26, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Thứ ba nghỉ theo định mức tổ trưởng ________________________________________________________ Soạng ngày 4 tháng 3 năm 2013 Giảng thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2013 Tiết 1 Tập đọc Đ50 Cửa sông I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết gắn bó. - Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 thuộc 3-4 khổ thơ. 3. Thái độ: biết nhớ cội nguồn. II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Tranh minh hoạ cảnh cửa sông SGK. 2. HS: Sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 3. Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng.( 2em đọc) 3.1.Giới thiệu bài: cho HS QS tranh. 3.2. Luyện đọc - Gọi 1 HS khá đọc; GV TT ND và HD: - Chia đoạn: 6 đoạn - HS khá đọc bài thơ - 6 khổ thơ làm 6 đoạn - Cho HS đọc nối tiếp Lần 1: Đọc nối tiếp + phát âm - HS đọc nối tiếp 6 HS/ 1 lần đọc - 6 HS đọc nối tiếp - Phát âm: sông nước, xa xôi, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá, núi non. Lần 2: Đọc nối tiếp + kết hợp giải nghĩa từ - 6 HS đọc nối tiếp Giải nghĩa từ: cửa sông - Giải nghĩa các từ ở phần chú giải Lần 3: Đọc nối tiếp + kết hợp đọc ngắt nhịp - 6 HS đọc nối tiếp - hướng dẫn ngắt nhịp VD: Là cửa nhưng không then khoá Mênh mông/ một vùng sông nước - Đọc theo cặp - Gọi 1, 2 HS đọc toàn bài - Cặp đôi 2 em cùng đọc 2 vòng - GV đọc mẫu - Lớp chú ý nghe 3.3. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng khổ thơ, kết hợp trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm + trả lời câu hỏi - Trong khổ thơ đầu tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển. - Tác giả dùng các từ ngữ là: là cửa nhưng không then, khoá, cũng không khép lại bao giờ. Cách giới thiệu ấy có gì hay? - Cách nói đó rất đặc biệt cửa sông cũng là cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường - không có then, có khoá. - GV giảng: Biện pháp độc đáo đó gọi là chơi chữ: Tác giả dựa bào cái tên "Cửa sông" để chơi chữ. - Theo bài thơ "Cửa sông" là một địa điểm đặc biệt như thế nào? - Trong khổ 1, 2, 3, 4, 5 tác giả đã coi cửa sông là một địa điểm đặc biệt khi định nghĩa về nó. - Là nơi dòng sông để lại các bãi bồi, nơi nước ngọt ùa ra biển. - Là nơi biển và đất gặp nhau qua con sông bạc đầu tạo ra vùng vùng nước lợ. - Là nơi sinh sản của cá đối, tôm, rảo, nơi thuyền bè qua lại - Là nơi ghi dấu các cuộc tiễn đưa. - Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng của cửa sông với cội nguồn" - Phép nhân hoá được thể hiện qua các từ ngữ: Giáp mặt, chẳng dứt, nhớ. - Cả khổ thơ cuối là một lời khẳng định: Cho dù ngày đêm giáp mặt với biển nhưng cửa sông không bao giờ quên rằng để đến với biển phải xuất phát từ cội nguồn. - Đọc bài thơ em thấy cảnh sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc? - Sự đan xen giữa các câu thơ, khổ thơ tả cánh cửa sông nơi ra đi, nơi tiễn đưa và đồng thời cũng là nơi trở về. - Em hiểu ý nghĩa bài thơ này như thế nào? - Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. 3.4. Đọc diễn cảm - 6 HS đọc nối tiếp, 6 khổ thơ Bài này đọc với giọng như thế nào? - 6 HS đọc 6 khổ thơ - Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng tha thiết. Luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5 - 1 HS đọc - Gạch chân những từ cần nhấn giọng - HS lấy bút chì gạch chân: đẻ trứng, búng càng, uốn cong, lấp loá, chào mặt đất, ngân lên, tiễn người, lành. - GV đọc mẫu - Luyện đọc theo cặp - HS luyện đọc theo cặp - HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ - Thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài - Chọn HS đọc thuộc và hay nhất - HS thi đọc 4. Củng cố : * Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói điều gì? - Giáo dục cho HS biết nhớ cội nguồn. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài. Tiết 2 Tập làm văn Đ49 Tả đồ vật Kiểm tra viết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về văn miêu tả. 2. Kĩ năng: - viết được một bài văn tả đồ vật đủ 3 phần rõ ràng, đủ ý thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. 3. Thái độ: có tình yêu những đồ vật có ích. II. Đồ dùng dạy học 1. GV: 2. HS: vở viết bài. III. Các đồ dùng dạy học chủ yếu 1. ổn định: Cho HS hát 2. Kiểm tra: Kiểm tra 2 HS đọc lại bài làm BT2 tiết TLV trước. 3. Bài mới. 3.1. Giới thiệu bài - Trong tiết học tập làm văn cuối tuần 24 các em đã lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, theo 1 trong 5 đề đã cho, đã trình bày miệng bài văn theo dàn ý đó. Trong tiết học hôm nay em sẽ chuyển dàn ý đã lập thành một bài văn viết hoàn chỉnh. 3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài - 1 HS đọc 5 đề bài trong SGK - 2 đến 3 HS đọc dàn ý bài - GV nhắc nhở HS lưu ý trước khi làm bài 3.3. HS làm bài - GV quan sát giúp đỡ những HS yếu 3.4. Thu bài chấm 4. Củng cố - Giáo viên nhận xét giờ học 5. Dặn dò - Về nhà chuẩn bị tập viết bài văn đối thoại - 2 em đọc - HS nghe - 1 HS đọc 5 đề bài trong SGK - 2 đến 3 HS đọc dàn ý bài - HS thu bài. Tiết 3 Toán Cộng số đo thời gian I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian. 2. Kĩ năng: - Vận dụng giải các bài toán đơn giản Bài1 ( dòng 1, 2). BT2. 3. thái độ: Giáo dục HS biết quý thời gian thời gian. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: 2. HS: bảng con, nháp III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định: HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con BT 3 tiết trước. 3. Bài mới: 3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 3.2-Kiến thức: a) Ví dụ 1: -GV nêu ví dụ. +Muốn biết ô tô đó đi cả quãng đường từ HN-Vinh hết bao nhiêu thời gian ta phải làm TN? -GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. b) Ví dụ 2: -GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. -Cho HS thực hiện vào bảng con. -Mời một HS lên bảng thực hiện. Lưu ý HS đổi 83 giây ra phút. - HS TH - HS nghe +Ta phải thực hiện phép cộng: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ? -HS thực hiện: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút Vậy: 3 giờ 1 5phút + 2 giờ 35 phút = 5giờ 50 phút -HS thực hiện: 22 phút 58 giây + 22 phút 25 giây 45 phút 83 giây (83 giây = 1 phút 23 giây) Vậy: 22 phút 58 giây + 22 phút 25 giây = 46 phút 23 giây. 2.3-Luyện tập: *Bài tập 1 (132): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2 (132): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào vở. -Mời một HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Kết quả: a) 13 năm 3 tháng 9 giờ 37 phút 20 giờ 30 phút 13 giờ 17 phút b) 8 ngày 11 giờ 9 phút 28 giây 15 phút 18 phút 20 giây *Bài giải: Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là: 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút Đáp số: 2 giờ 55 phút. 4. Củng cố: * 4giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút = a. 12 giờ 17 phút b. 13 giờ 77 phút c. 13 giờ 17 phút. - GV hệ thống bài và nhận xét giờ học, 5. Dặn dò: - Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. Anh ĐC Anh dạy ___________________________________________________ Tiết 5 Chính tả (nghe viết) Ai là thuỷ tổ của loài người I. Mục tiêu 1. Kiến thức:Nghe viết đúng chính tả bài "Ai là thuỷ tổ của loài người". Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài tập 2. Kĩ năng: Viết đúng, đẹp. 3. Thái độ: có ý thức ren chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Sgk 2. HS: vở viết, VBT III. hoạt động dạy học 1. ổn định: HS hát 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2 học sinh viết một số từ khó - Hoàng Liên Sơn, Pan xi păng, Sapa, Trường Sơn, Ama, Dơ hao - GV nhận xét ghi điểm 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả a. Tìm hiểu nội dung bài - GV đọc bài Ai là thuỷ tổ của loài người - Lớp theo dõi trong SGK - HS đọc bài chính tả - 3 HS đọc thành tiếng - Bài chính tả nói về điều gì? - Bài chính tả cho em biết về truyền thống của một số dân tộc trên thế giới và cách giải thích khoa học về vấn đề này. b. Hướng dẫn viết từ khó - Cho HS luyện viết những từ khó dễ viết sai. - Chúa trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, ấn Độ, Bra- hma, Sác lơ Đác uyn - Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài - Tên người viết hoa tất cả các chữ cái đầu. - Tên địa lí viết hoa chữ cái đầu c. Viết chính tả - GV nhắc nhở trước khi viết - HS theo dõi - GV đọc cho HS viết - Mỗi câu đọc 3 lần d. Soát lỗi chấm bài - GV đọc cho HS soát lỗi - HS lấy bút chì gạch những lỗi sai - Chấm bài - Chấm 5-7 em 3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS đọc - Đọc truyện vui dân chơi đồ cổ - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm - GV giao việc + Các em đọc lại truyện vui + Đọc chú thích trong SGK + Tìm tên riêng trong truyện vui vừa đọc - Nêu được cách viết tên riêng đó. - HS dùng bút chì gạch dưới những tên riêng tìm được. - Cho HS làm bài: Các em dùng bút chì gạch dưới tên riêng trong truyện. - 1 số em phát biểu ý kiến - Cho HS trình bày kết quả - Lớp nhận xét - GV nhận xét, chốt đúng + Tên riêng trong bài + Khổng Tử + Chu Văn Vương + Ngũ Đế + Chu + Cửa phủ Khương Thái Tông - Cách viết hoa tên riêng đó là - Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo Hán Việt - Theo em anh chàng mua đồ cổ là người như thế nào? 4. Củng cố - Nhận xét giờ học - Anh chàng là kẻ gàn dở, mù quáng, hễ nghe ai bán một vật là đồ cổ là anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là thật hay giả. Cuối cùng anh bán cả nhà cửa, đi ăn mày 5. Dặn dò: - HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. Soạn ngày 5 tháng 3 năm 2013 Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2013 Tiết 1: Luyện từ và câu $50 Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: + Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. 2. Kĩ năng: + Sử dụng được cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc liên kết đó. 3. Thái độ: + Giáo dục HS có ý thức dùng từ, đạt câu đúng. II . Đồ dùng dạy học - VBT. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: Sĩ số, hát 2. Kiểm tra bài cũ - HS làm lại bài tập 2 (phần luyện tập tiết 49) 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Phần nhận xét Bài tập 1: - Một HS đọc nội dung BT1 (đọc cả từ chú giải sau đoạn văn) - HS làm theo yêu cầu của GV Học sinh đọc thầm lại đoạn văn - Cả lớp đọc - Đoạn văn có mấy câu ? - Có 6 câu - Các câu nói về ai ? - Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn ( Hưng Đạo Vương ) - Tìm những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn trên - HS nêu - Gọi HS nêu - HS nêu - Lớp nhận xét - GVnhận xét chốt đúng + Câu 1: Hưng Đạo Vương + Câu 2: Vị Quốc Công Tiết chế + Câu 3: Vị chủ tướng tài ba + Câu 4: Hưng Đạo Vương + Câu 5: Người Bài tập 2: - Cả lớp so sánh đoạn văn ở bài tập 1 phát biểu ý kiến. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận - Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau - HS so sánh và trả lời - Tuy nội dung hai đọan văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn cách diễn đạt ở đoạn 2 vì từ ngữ được dùng linh hoạt hơn, tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ 1 đối tượng nên tránh được sự lặp lại, đơn điệu nhàm chán và nặng nề như ở đoạn 2 - Vậy việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là gì ? - Được gọi là phép thay thế từ ngữ - Thế nào là phép thay thế từ ngữ - HS nêu ghi nhớ 3.3. Phần ghi nhớ - 4,5 em đọc 3.4. Phần luyện tập Bài tập 1: - GV nêu BT - Hướng dẫn HS làm BT - Cả lớp nhận xét - HS làm bài CN vào VBT - HS nêu kết quả - HS nhận xét, góp ý. - GV nhận xét và chốt đúng, ghi bảng. + Từ anh thay thế cho Hai Long + Cụm từ người liên lạc thay thế cho người đặt hộp thư +Từ anh thay thế cho Hai Long + Từ đó thay thế cho những vật gợi ra hình chữ V - Việc thay thế các từ ngữ trong câu văn có tác dụng gì Bài 2: Giảm tải. 4. Củng cố - HS nêu lại ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò - Dặn HS học ghi nhớ kiến thức trọng tâm. ________________________________________________ Tiết 2 Toán $ 124: Trừ số đo thời gian I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách thực hiện phép trừ 2 số đo thời gian 2. Kĩ năng: - Vận dụng cách giải các bài toán đơn giản bài 1, 2. 3. Thái độ: - Giáo
File đính kèm:
- Tuan 25.doc