Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2009-2010 - Trần Huy Hoàng
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2009-2010 - Trần Huy Hoàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/08/2009 Ngày giảng: 9A2: 18, 21/08/2009 9A4: 19, 20/08/2009 Tiết 1, 2 Bài 1 A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Nắm được nội dung kiến thức bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh, Phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp, biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. B. Chuẩn bị - Gv: Giáo án, SGK - Hs: Đọc lại nội dung bài 1 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học ? Vb "Phong cách HCM"thuộc kiểu văn bản nào? ? Văn bản đã làm rõ những nội dung chính nào? ? Văn bản viết ra nhằm mục đích gì ? -> Giúp người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của Bác Hồ. ? Vẻ đẹp của Bác được thể hiện như thế nào ? ? Để làm nổi bật vẻ đẹp p/c HCM, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? ? Qua văn bản này em rút ra được bài học gì ? -> Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. - Gv: Liên hệ giáo dục tư tưởng cho học sinh: giúp các em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hoá, thế náo là "mốt", là hiện đại trong ăn mặc, nói năng. ? Bài thơ văn bia trên đây đã không thể hiện đúng p/c hội thoại nào ? ? Hai tiếng "đổ ngờ" cho thấy "mẹ con cái vạc" đã cố tình vi phạm p/c hội thoại nào ? ? Vậy trong giao tiếp cần chú ý điều gì ? ? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì ? Nó được viết ra nhằm mục đích gì ? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng ? ? Muốn cho vb thuyết minh hay và hấp dẫn người ta thường s/d những biện pháp nghệ thuật nào ? Có tác dụng gì ? - Gv: Cho học sinh thực hành viết đoạn, bài TM có s/d một số biện pháp nghệ thuật * Đề bài: thuyết minh về cái quạt (Hoặc cái nón). - Gv: cho học sinh thực hành tại lớp. I. Văn bản: "Phong cách HCM" - Văn bản nhật dụng. - 2 nội dung chính: + HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. + Những nét đẹp trong lối sống của HCM. - Vể đẹp trong p/c HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. - Nghệ thuật: + Kết hợp kể và bình. + Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. + Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán- Việt. + Sử dụng nghệ thuật đối lập. II. Các phương châm hội thoại. 1/ Bài 1: Đọc truyện cười sau đây: Một người mới nổi lên giàu, đã vội chết. Bạn đi thuê dựng bia trước mộ để ghi hầnh trạng. Khốn một nỗi, nghĩ mãi thấy người ấy lúc sống không có công trạng gì đáng ghi cả, chẳng lẽ lại để bia trơn, đành phải ghi như sau: "Ông này lúc mẹ sinh ra. Lọt lòng ông khóc oa oa. Mỗi ngày ông một lớn tướng. đần dần ông trở về già. Nay ông đã hoá ra ma". -> Vi pham p/c về lượng và p/c về chất. 2/ Bài 2: Đọc bài ca dao sau đây: Cái cò, cái vạc, cái nông, Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò ? Không, không tôi đứng trên bờ, Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi. Chẳng tin thì ông đi đôi, Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia. -> Vi phạm p/c về chất. => Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung: Nội dung phải đáp ứng y/c của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. - Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin kà đúng hay không có bằng chứng xác thực. III. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Muốn cho vb thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca. -> Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng TM và gây hướng thú cho người đọc. 4. Củng cố: - Gv hệ thống kiến thức toàn bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết hoàn chỉnh bài văn: Thuyết minh về cái quạt (hoặc cái nón). - Chuẩn bị bài 2. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:23/08/2009 Ngày giảng: 9A2: 9A4: Tiết 3, 4 Bài 2 A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về: Văn bản đấu tranh cho một thế giới hoà bình, các phương châm hội thoại quan hệ, cách thức, lịch sự. - Vận dụng tốt những kiến thức đã học trong nói - viết. - Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị - Gv: Giáo án, SGK. - Hs: Dọc và tìm hiểu nội dung bài 2. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học ? Hãy xác định thể loại của văn bản ? ? Hãy xác định các luận điểm của văn bản ? ? Luận điểm đó dược triển khai bằng những luận cứ nào ? ? Để những lí lẽ ấy có tính thuyết phục tác giả đá s/d những dẫn chứng như thế nào ? - Hs: chỉ ra những dẫn chứng cụ thể trong vb. - Gv: nhận xét, kết luận. ? Em rút ra được bài học gì qua băn bản này ? Bản thân em đã làm gì để tham gia vào bản đồng ca đó ? ? Những câu văn sau nhằm nêu lên bài học về phương châm hội thoại nào khi giao tiếp ? ? Những câu sau chê cười những kẻ vi phạm phương châm nào trong hội thoại, giao tiếp ? - Đọc đoạn thơ sau và cho biết: ? Trong buổi đầu gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thuý Kiều, ngôn ngữ của hai người đã thể hiện đúng p/c hội thoại nào trong giao tiếp ? ? Qua đây em rút ra được bài học gì trong giao tiếp ? - Hs: Trả lời -Gv nhận xét, kết luận. ? Trong văn bản thuyết minh miêu tả có phải là phương thức biểu đạt chủ yếu không ? ? Vậy phương thức biểu đạt nào là phương thức chủ yếu ? ? Khi sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh cần chú ý điều gì ? -> Sử dụng một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ. - Gv: Cho hs làm bài tập 3 (SGK/26-27) - Gv cho hs một đề bài cụ thể y/c hs thực hành viết trên lớp. - Hs đọc từng đoạn văn. - Hs khác nhận xét. - Gv nhận xét, bổ sung. I. Văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" - Văn bản nhật dụng (nghị luận) - Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. - Luận cứ: + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. + Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xh, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục... với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lí của việc đó. + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá. + Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. II. Các phương châm hội thoại (tiếp) 1/ Bài 1: - Nói lúng ba lúng búng như ngậm hột thị. - Rằm cũng ừ, mười tư cũng gật. - Nói chi nói mãi cũng hoài, Khi trăng chưa mọc đến sao mai mờ. ->Phương châm cách thức. 2/ Bài 2: - Lên giọng dạy đời. - Bới móc, nói xấu người vắng mặt. - Cao đạo, tự khoe mẽ. - Vữa nói vừa múa chân tay. - Phồng mang trợn mắt, mặt đỏ tía tai. -> Vi phạm p/c lịch sự. 3/ Bài 3: "Sinh đã có ý đợi chờ, Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp Phố mà mong trâu về ? Tiếng Kiều nghe lọt bên kia: Ơn lòng quân tử xá gì của rơi. Chiếc thoa này của mấy mươi, Mà lòng trọng nghĩa khinh tài biết bao ?" -> Thể hiện đúng các p/c hội thoại về chất, p/c về lượng, p/c quan hệ, p/c lịch sự. III. Sử dụng yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh. - Trong văn bản thuyết minh: Phương thức thuyết minh là phương thức chủ yếu. - Coc thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để làm nổi bật đối tượng thuyết ninh. * Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. 4. Củng cố: - Gv: Hệ thống lai kiến thức cơ bản cần nắn ở bài 2. 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết tiếp bài văn "con trâu ở làng quê Việt Nam". - Chuẩn bị bài mới: Bài 3. Ngày soạn:30/08/2009 Ngày giảng: 9A2: 9A4: Tiết 5, 6 Bài 3 A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Củng cố lại kiến thức về tầm quan trọng của vắn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. - Nắm được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp cũng như hệ thống từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. - Vận dụng vào thực tế . B. Chuẩn bị. - Gv: Giáo án, SGK - Hs: Vở ghi, SGK, chuẩn bị bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài cuả hs. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học - Hs: Đọc lại văn bản. ? Hãy nêu xuất sứ của văn bản ? ? Hãy xác định kiểu loại của văn bản ? ? Văn bản được bố cục thành mấy phần ? - Bố cục 4 phần. ? Em hãy phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản ? - Bản thân các tiêu đề đã nói nên tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục văn bản. - Sau 2 đoạn đầu k/đ quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trể em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này... ? Hãy nêu nội dung, ý nghĩa của từng phần ? - Gv: Yêu cầu học sinh tìm các chi tiết cụ thể ở mỗi phần. ? Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này ? - Hs dựa vào phần ghi nhớ SGK Ngữ văn 9/35 trả lời. - Gv liên hệ thực tế ở VN để hs thấy rõ sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với vấn đề này. ? Theo em chúng ta phải sử dụng p/c hội thoại như thế nào cho đúng với tình huống giao tiếp ? - Gv: Cho hs đọc vb Chào hỏi SGK Ngữ văn 9/ 36. ? Trong truyện cười chào hỏi, nhân vật chàng rể đã sử dụng p/châm lịch sự như thế nào ? - Sử dụng một cách máy móc, khiến cho người giao tiếp phải lật đật từ trên cây trèo xuống chỉ để cho anh ta nói một câu chào hỏi. ? Em hãy nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến việc không tuân thủ p/c hội thoại ? ? Em hiểu thế nào là từ ngữ xưng hô ? Hãy lấy một vài ví dụ minh hoạ ? ? Trong hội thoại người nói phải sử dụng từ ngữ xưng hô như thế nào cho đúng ? - Gv: Phân tích, lấy vd cụ thể. I. Văn bản: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn..." - Văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị, xh. - Phần mở đầu: + Giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới. + Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của thề giới. - Phần thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay. - Phần cơ hội: K/đ những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh viẹc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Phần nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ có tính cấp bách này được nêu lên một cách hợp lí bởi dựa trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế. II. Các p/c hội thoại (tiếp theo) - Chú ý phát ngôn phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai ? Nói khi nào ? Nói ở đâu ? Nói để làm gì ? - Nguyên nhân: + Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp. + Người nói phải ưu tiên cho một p/c hội thoại hoặc một y/c khác quan trọng hơn. + Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. III. Xưng hô trong hội thoại. - Từ ngữ xưng hô: là lớp từ vựng dùng để gọi nhau, xưng hô với nhau khi giao tiếp. VD: Anh, em, tôi, tớ, mình, bà, ông, chúng tôi,... - Trong hội thoại để s/d từ ngữ xưng hô cho đúng, người nói cần chú ý các căn cứ sau: + Đối tượng người nghe (Tuổi tác, giới tính, vai xh,...) + Thái độ của người nói đối với người nghe. + Mục đích giao tiếp. + Các yếu tố của tình huống giao tiếp cụ thể. 4. Củng cố: - Gv: Hệ thống toàn bộ kiến thức bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, nắm được nội dung kiến thức và vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả. - Chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiêm: Ngày soạn: 06/09/2009 Ngày giảng: Tiết 7+ 8. Bài 4 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Củng cố nội dung và nghệ thuật các văn bản đã học. - Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị: - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. Tiến trình bài học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 :Hướng dẫn ôn tập phần văn - GV: Tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi bài tập. - HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Cho HS trình bày trước lớp bài làm của mình và nhận xét. - GV; Thống nhát, bổ sung. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập số 2. - HS: Thực hiện bài tập 2. - GV: Gọi HS lên bảng trình bày kết quả. - HS: Trả lời, nhận xét - GV: Bổ sung, thống nhất. - GV: Gọi HS tóm tắt truyện “ Người con gái Nam Xương ”. - HS: Tiến hành tóm tắt truyện theo yêu cầu của GV. - GV: Cho HS nhận xét, thảo luận. - HS: Thảo luận, nhận xét. - GV: Bổ sung, thống nhất. - GV: Luận cứ này có ý nghĩa như thế nào với vấn đề của văn bản Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập phần tập làm văn 2. - GV: Tổ chức cho HS lập dàn ý, thuyết minh về chiếc quạt. - HS: Tiến hành lập dàn ý theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi HS trình bày dàn ý. - HS: Trình bày dàn ý đã chuẩn bị. - GV: Cho HS thảo luận theo nhóm các dàn ý của các bạn trình bày dựa theo các câu hỏi trong SGK. - HS: Thảo luận rút ra các ý trả lời. - GV: Cho HS đọc phần mở bài và cho các HS khác thảo luận, nhận xét. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 1. Bài tập trắc nghiệm. * Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất. - Đoạn trích “ Chúng tôi tham gia hội nghi cấp cao.....phải đáp ứng ”. Câu 1. Xét về hình thức văn bản thuộc kiểu văn bản nào?. A. Nghị luận. C. Miêu tả. B. Tự sự. D. Biểu cảm. Câu 2. Nhận xét nào dưới đây phù hợp văn bản nghị luận?. A. Phải có luận điểm. B. Phải sử dụng các phép lâp luận. C. Phải có hệ thống luận cứ. D. Tất cả các ý trên. Câu 3: Điền vào chỗ trống những câu nói lên nỗi bất hạnh của trẻ em trên thế giới ?. ...................................................................................................................................... .................................................................... * Bài tập 2: Xếp những chi tiết cho ở dưới vào hai nhóm theo bảng. A. Những chi tiết truyền kì ( lãng mạn ) B. Những chi tiết thực ( hiện thực ) - Phan Lang được Linh Phi cứu khi chết rồi trở về trần gian. - Nhân dân chạy trốn ra biển. - Bến đò Hoàng Giang, thời khai đại nhà Hồ. - Vũ Nương được Linh Phi đón xuống cung nước. - Mĩ nhân quần áo thướt tha. - Vũ Nương trở về trần gian trên kiệu hoa giữa dòng nước. * Bài tập 3. Tóm tắt truyện “ Người con gái Nam Xương ”. - Yêu cầu: + Tóm tắt đựoc cốt truyện. + Nêu được chủ đề nổi đau oan khuất. + Làm nổi bật được nhân vật chính Vũ Nương. + Chọn được sự kiện, chi tiết chính: cái bóng.. + Ghi được sơ đồ tóm tắt câu chuyện: Vũ Nương sống ở nhân gian -> Lấy chồng -> Xa chồng -> Nỗi oan -> Được giải oan. 2. Tìm hiểu đề, lập dàn ý. - Đề bài: Thuyết minh về cái quạt. + Vấn đề cụ thể Những biện pháp nghệ thuật sử dụng khi thuyết minh: nhân hoá, tưởng tượng, so sánh... + Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu quạt là đồ vật rất cần thiết đối với đời sống của con người . * Thân bài : + Lịch sử của cái quạt. + Cấu tạo, công dụng chung của quạt + Cách sử dụng và cách bảo quản. * Kết bài : Vai trò của cái quạt trong hiện tại và tương lai. - Đọc phần mở bài. 4. Củng cố. ( 3’ ) - HS: nhắc lại các bước làm bài văn thuyết minh. 5. Hướng dẫn về nhà. ( 2’ ) - Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài viết ở nhà. Ngày soạn: 21/09/2009 Ngày giảng: Tiết 9 +10 Bài 5 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Giúp HS ôn lại sự phát triển của từ vựng theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. - Biết vận dụng những phương thức này vào làm bài tập. - Ôn lại kiến thức của văn bản Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh và Hoàng Lê nhất thống chí. B. Chuẩn bị - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. Tổ chức các hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 1 theo nhóm nhỏ. - HS: Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi các nhóm HS trình bày. - HS: Trả lời, nhận xét theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. - HS: Ghi nhớ. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 2 theo nhóm. - HS: Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi các nhóm HS lên bảng trình bày. - HS: Lên bảng trả lời, nhận xét, thảo luận theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. - HS: Ghi nhớ. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 2 theo nhóm. - HS: Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi các nhóm HS lên bảng trình bày. - HS: Lên bảng trả lời, nhận xét, thảo luận theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. - HS: Ghi nhớ. - GV: Gọi HS lên bảng trả lời bài tập 3. - HS: Lên bảng thực hiện, số học sinh còn lại tiến hành làm bài tập vào vở. - GV: Cho HS nhận xét. - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận theo hướng dẫn và yêu cầu của GV. - GV: Gọi HS lên bảng trả lời bài tập 3 - HS: Lên bảng thực hiện, số học sinh còn lại tiến hành làm bài tập vào vở. - GV: Cho HS nhận xét. - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận theo hướng dẫn và yêu cầu của GV. * Hoạt động 2 - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 1. - HS: Tìm hiểu trả lời câu hỏi 1 theo hướng dẫn và yêu cầu của GV. - GV: Gọi HS trả lời và nhận xét. - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 2. - HS: Tìm hiểu trả lời câu hỏi 1 theo hướng dẫn và yêu cầu của GV. - GV: Gọi HS trả lời và nhận xét. - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 3. - HS: Đọc câu văn, tìm hiểu, chọn câu đúng nhất. - GV: Gọi HS trả lời. - HS: Trình bày, nhận xét, thống nhất. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 4. - HS : Đọc đoạn trích, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. - GV: Yêu cầu HS trình bày. - HS: trình bày, nhận xét, kết luận. I. Sự phát triển của từ vựng TV. 1/ Lý thuyết. - Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. - Mượn từ của tiếng nước ngoài là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. 2/ Luyện tập. * Bài tập 1. Từ bay trong tiếng việt có những nghĩa sau ( cột A ), Chọn điền các ví dụ cho bên dưới vào ( cột B ) tương ứng với nghĩa của từ ở (côt A ). A. Nghĩa của từ B. Ví dụ Di chuyển trên không Chuyển động theo làn gió Di chuyển rất nhanh Phai mất, biến mất Biểu thị hành động nhanh, dễ dàng - Lời nói gió bay. - Ba vuông phấp phới cờ bay dọc. - Mây nhởn nhơ bay - hôm nay trời đẹp lắm. - Vụt qua mặt trận - đạn bay vèo vèo. * Bài tập 2. Xác định các từ mượn trong văn bản dưới đây. Cho biết những từ đó thuộc nguồn gốc ngôn ngữ nào? chúng được dùng trong ngành khoa học nào? “ Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, cũng là một hành tinh trong hệ Ngân Hà. Đó là một khối khí cầu tích nhiệt. Mặt Trời cách Trái Đất chừng 150 triệu km. Trong lòng Mặt trời không ngừng xẩy ra các phản ứng hạt nhân tỏa ra nguồn nhiệt lượng to lớn đó. ở trung tâm Mặt trời hiđrô cháy và không ngừng hình thành hêli, đồng thời giải phóng ra lương lớn nhiệt và ánh sáng. Chất cháy trong trung tâm Mặt trời không phải là các ôxit thông thường mà năng lượn hạt nhân khổng lồ do phản ứng hạnt nhân sinh ra. Mặt Trời đã cháy mấy triệu năm rồi và bụi tích tồn, từ phản ứng dây chuyền của hiđrô di chuyển ra rìa Măt Trời với số lượng rất lớn, và hêli thứ bụi đó lại tiến hành phản ứng dây chuyền tiếp và phóng ra ánh sáng và nhiệt, do đó mà Mặt trời biến thành một tinh cầu khổng lồ. Từ Hán - Việt Từ mượn Châu Âu * Bài tập 3. Tìm một số từ ngữ theo mô hình học + x ( ví dụ: học phí ). II. Văn bản: "Chuyện cũ...", " Hoàng Lê..." 1. Trắc nghiệm khách quan. Câu 1. Xếp theo đúng thứ tự các việc được kể trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Bà cung nhân sai chặt cây quý. Chúa sưu tầm vật lạ. Bọn hoạn quan nhờ gió bẻ măng. Chúa đi chơi. Câu 2. Chi tiết nào không được kể trong việc Chúa đi chơi ?. Chúa thường ngự ở các ly cung. Chúa đến vườn thượng uyển. Việc xây dựng đền đài liên tục. Bày đặt việc bán hàng đàn hát làm vui. Câu 3. Câu văn “ Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nữa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” có nội dung gì?. Tả cảnh đêm thanh cảnh vắng. Cảm xúc về đêm thanh cảnh vắng. Tả sự bất thường củ đêm thanh cảnh vắng và dự báo. Tả đêm thanh cảnh vắng ghê sợ. Câu 4. Đọc đoạn trích từ ” Quân Thanh sang ... không nói trước” sgk trang 66. Trả lời câu hỏi. a) Sắp xếp các ý sau cho đúng thứ tự nội dung của đoạn trích. - Khẳng định chủ quyền của ta, sự phi nghĩa của địch. - Kêu gọi quân sĩ đòng tâm hiệp lực. - Nêu bật giả tâm của giặc. - Nêu rỏ truyền thống đấu tranh của dân tộc ta. - Ra kĩ luật nghiêm minh. b) Dòng nào nêu được nhận xét khái quát về đoạn trích trên. A. Là một bài hịch ngắn gọn mà sâu sắc. B. Lời lẽ ngắn gọn , nội dung phong phú. C. Lời lẽ mạnh mẽ ý tứ sâu xa. D. Kích thích được lòng yêu nước của quân sĩ. 4. Củng cố. ( 3’ ) - HS: Trình bày lại sự phát triển của từ vựng theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. 5. Hướng dẫn về nhà. ( 2’ ) - Hướng dẫn và yêu cầu HS học bài và làm hoàn chỉnh bài tập. Ngày soạn: 27/09/2009 Ngày dạy: Tiết 11 + 12 Bài 6 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Ôn lại kiến thức của tác phẩm Truyện Kiều. B. Chuẩn bị - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. c. Hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học - GV: Cho HS tìm hiểu giá trị của truyện Kiều. ? Qua tóm tắt tác phẩm em hình dung xã hội được phản ánh trong Truyện Kiều là xã hội như thế nào? ? Nguyễn Du rất cảm thương với cuộc đời của người phụ nữ em hãy dẫn ra vài VD để chứng minh? ? Việc khắc hoạ hình tượng những nhân vật Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến trong cách miêu tả nhà thơ biểu hiện thái độ như thế nào? ? Nguyễn Du xây dựng trong tác phẩm một nhân vật anh hùng theo em là ai? Mục đích của tác giả? ? Cách Thuý Kiều báo ân báo oán thể hiện tư tưởng gì của tác phẩm? - HS: Tìm hiểu, trả lời theo yêu cầu của GV. - GV: Thuyết trình hai thành tựu lớn về nghệ thuật của tác phẩm. - HS: Minh hoạ cách sử dụng ngôn ngữ trong tả cảnh, tả cảnh ngụ tình trong những đoạn trích. - GV: So sánh với Thuý Vân, Thuý Kiều đã được Nguyễn Du tả như thế nào? Qua đó em thấy được sự giống, khác nhau của hai bức chân dung? - HS: So sánh để thấy được tài năng tả người của Nguyễn Du. - GV: Bình, giảng. - GV: Em hiểu câu " Một hai....thành " là như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tả cái tài hoa của Thuý Kiều. - HS: Giải nghĩa từ và chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng. - GV: Em có nhận xét chung như thế nào về bức chân dung của Kiều ? - HS rút ra nhận xét. - GV: Trong 2 bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao ? - HS: Nêu cảm nhận riêng. - GV: Bình, giảng. - HS: Đọc 4 câu cuối. - GV: Nhận xét khái quát về nếp sinh hoạt của hai chị em Kiều - Vân? - ? Em hiểu " Mặc ai" đặt ở cuối câu có ý nghĩa gì? - HS: Nhận xét và giải nghĩa từ mặc ai. I. Giá trị của Truyện Kiều. a. Nội dung : * Giá trị hiện thực : -Truyện Kiều là một bức tranh về mọt xã hội bất công, tàn bạo. - Số phận bất hạnh của một người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến. * Giá trị nhân đạo sâu sắc : - Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do khát vọng công lý và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người. -Truyện Kiều là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người. Hoài Thanh : " Đó là một bản án, một tiếng kêu thương, một ước mơ và một cái nhìn bế tắc " b. Giá trị nghệ thuật : - Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, là sự kết tinh thành tựu văn học dân tộc trên hai phương diện ngôn ngữ và thể loại. Thành công của Nguyễn Du là trên tất cả các phương diện mà đặc sắc nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật. -Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc. II. Vẻ đẹp của Thuý Kiều. Giống như lúc tả Vân :- Câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật : Kiều sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn (Nghệ thuật đòn bẩy). - Gợi tả vẻ đẹp của Kiều bằng biện pháp ước lệ: "thu thuỷ" (nước mùa thu), "xuân sơn " (núi mùa xuân), hoa, liễu. - Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. * Khác : - Tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt : + Làn thu thuỷ : làn nước mùa thu dợn sóng gợi lên sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.. + Nét xuân sơn - nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú, trên gương mặt trẻ trung. - Khi tả Vân tác giả chỉ tập trung gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tình của người. Khi tả Kiều nhà thơ tả sắc một phần còn hai phần để tả tài năng : cầm, kì, thi, hoạ....Trong đó tài đàn đã là năng khiếu (nghề riêng) vượt lên trên mọi người. - Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc
File đính kèm:
- de kiem tra van tho.doc