Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Bích Thủy

doc82 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Bích Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/8 / 2013
Chủ đề 1:
Vai trò và tác dụng 
của một số biện pháp tu từ trong thơ văn
Tuần 1 – Tiết 1
Vai trò và tác dụng
của một số biện pháp tu từ trong thơ văn.
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Qua bài dạy giúp h.s củng cố, ôn tập, khắc sâu kiến thức về vai trò, tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tu từ đã học ở lớp 6, 7.
 - Rèn kĩ năng khái quát vấn đề, tìm VD phân tích.
 - Giáo dục h.s có niềm say mê môn học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
 - Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ
 - Học sinh: Ôn tập một số biện pháp tu từ.
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đáp, giảng bình...
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
D.Tiến trình dạy - học:
 1. ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra:
 G .V kiểm tra vở ghi của h .s .
 3. Bài mới:
 Kiểm tra bài cũ, chuyển bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
G. V chuẩn bị hệ thống câu hỏi, chia lớp thành 4 nhóm ( Mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi )
- G .V kiểm tra việc chuẩn bị câu hỏi.
-H.S thảo luận (10 phút).
-Các nhóm cử đại điện lên trình bày.
-H.S nhận xét.
-G.V nhận xét. Gợi ý cho h.s trả lời
I. Chuẩn bị ở nhà.
- Câu 1: Thế nào là biện pháp tu từ so sánh? Tác dụng của so sánh? Cho ví dụ và phân tích?
- Câu 2: Nhân hoá là gì? Tác dụng của nhân hoá? Cho ví dụ và phân tích
- Câu3: ẩn dụ là gì? ẩn dụ có vai trò và tác dụng như thế nào trong văn bản nghệ thuật? Cho ví dụ và phân tích?
-Câu 4: Hoán dụ là gì? Tác dụng của hoán dụ? Cho ví dụ và phân tích?
II. Thảo luận trên lớp:
+ Nhóm 1: Câu 1
+ Nhóm 2 :Câu 2
+ Nhóm 3: Câu 3
+ Nhóm 4: Câu 4
*Câu 1: 
 -So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. 
 - Tác dụng: Nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 - Ví dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia.
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 -Tác dụng: Tạo những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được so sánh và thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ.
 * Câu 2:
 -Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
 - Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật ...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
 - Ví dụ: 
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nhiên sầu.
 Giấy và mực là hai vật vô tri nhưng bằng biện pháp nghệ thuật nhân hoá , tác giả đã thổi hồn vào vật,......Khiến cho đồ vật có tâm trạng, suy nghĩ như con người. Biện pháp nhân hoá đã diễn tả nỗi buồn của ông Đồ thời vắng khách.
* Câu 3:
-ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gơị hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
-Ví dụ:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
* Câu 4:
 -Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi.
- Tác dụng; Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: 
Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 Bàn tay chỉ người lao động
 4. Củng cố:
 Thế nào là ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hoá?Cho ví dụ và phân tích?
 Bài tập: G.V ghi bảng phụ Y.C h.s lên bảng làm.
 Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:
 A, Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
 B, áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
 5. Hướng dẫn về nhà:
Học kĩ bài, thuộc khái niệm.
Tìm và phân tích tác dụng của một số câu thơ, văn sử dụng phép tu từ trên.
Tìm hiểu tiếp các biện pháp tu từ; Điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê.
Ký duyệt ngày 19-8-2013
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
Tuần 2 – Tiết 2 Ngày soạn:20/ 8 /2013
Vai trò và tác dụng 
của một số biện pháp tu từ trong thơ văn
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về vai trò, tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã học ở lớp 6, 7.
 - Rèn kĩ năng khái quát vấn đề, đưa ra những ví dụ và phân tích.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
 - Giáo viên: Soạn giáo án
 - Học sinh: Ôn tập một số biện pháp tu từ.
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đáp, giảng bình...
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
D. Tiến trình dạy - học.
 1. ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra:
 ? Thế nào là so sánh, nhân hoá? Cho ví dụ và phân tích?
 ? Tìm một bài thơ, đoạn thơ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó?
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 - G.V kiểm tra phần chuẩn bị của h. s.
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
+ Nhóm 2 trả lời câu 1
+ Nhóm 2trả lời câu 2
+ Nhóm 3 trả lời câu 3
* Học sinh thảo luận ( 10 phút ) 
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
- Học sinh bổ xung, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
I- Chuẩn bị ở nhà
- Câu 1: Thế nào là biện pháp tu từ liệt kê? Nêu tác dụng của liệt kê? Cho ví dụ và phân tích?.
- Câu 2: Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ? Cho ví dụ và phân tích?
Câu 3: Em hiểu thế nào là chơi chữ? Tác dụng của chơi chữ? Cho ví dụ và phân tích?
II- Thảo luận trên lớp:
* Câu 1:
-Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ cùng loại. .- Tác dụng: Diễn tả đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm.
-Ví dụ: Tỉnh lại đi em qua rồi cơn ác mộng.
 Điện giật , dùi đâm , dao cắt, lửa nung.
 Không giết được em người con gái anh hùng.
 Người con gái Việt Nam.
- Tác dụng: Phép liệt kê khắc sâu, nhấn mạnh nỗi đau thể xác mà người anh hùng Trần Thị Lý phải trải qua...
* Câu 2;
Điệp ngữ là biện pháp tu từ lăp lại một từ ngữ hoặc cả câu .
Tác dụng: Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Ví dụ: Xanh núi, xanh sông, xanh đồng , xanh biển
Xanh trời, xanh cả những ước mơ.
- Tác dụng: Điệp từ “xanh ’’ lặp lại 6 lần trong 2 câu thơ có tác dụng nhấn mạnh niềm vui, niềm tự hào trước cuộc sống mới......
* Câu 3:
 - Chơi chữ là lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
- Ví dụ: Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
 4. Củng cố:
1, Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì?
“ Thể điệu ca huế sôi nổi, tươi vui, có buồn thảm , bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán’’
 A: Liệt kê không tăng tiến.
 B, Liệt kê không theo từng cặp.
 C, Liệt kê tăng tiến.
 D, Liệt kê theo từng cặp.
2, Cách dùng điệp ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
“ Một đèo, một đèo , lại một đèo.
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo’’
( Hồ Xuân Hương)
 A, Nhấn mạnh sự trơ trọi của một con đèo
 B, Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau.
 5. Hướng dẫn:
Học kĩ bài.
Tìm một số câu thơ sử dụng các phép tu từ vừa học.
 Chuẩn bị giờ sau thực hành phân tích một số câu thơ, đoạn thơ cụ thể.
 Ký duyệt ngày 22-8-2013
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
 Tuần 3– Tiết 3 Ngày soạn: 23 / 8/ 2013 
Luyện tập phân tích tác dụng của một số 
biện pháp tu từ trong thơ văn
A- Mục tiêu cần đạt;
 -Giúp h.s củng cố, khắc sâu kiến thức về một số biện pháp tu từ sử dụng phổ biến trong thơ văn.
 - H.S biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào việc làm một số bài tập cảm thụ thơ văn.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
B- Chuẩn bị của thầy và trò:
 - Giáo viên: Soạn giáo án.
 - Học sinh: Ôn tập một số biện pháp tu từ.
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đáp, giảng bình...
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
D Tiến trình dạy - học.
 1- ổn đinh tổ chức lớp:
 2- Kiểm tra:
 Trong các câu thơ sau câu thơ nào sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá? Hãy phân tích?
 a, Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
 b, Hỡi cô tát nước bên đàng
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
 c, Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 d, Gió đưa cây cải về trời
 Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
G.V ghi đề bài lên bảng. 
-Xác định yêu cầu của đề bài?
-Nêu cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ?
? Đoạn thơ sử đụng phếp tu từ nào? Tác dụng của những biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện nội dung .
-Trước khi viết bài em cần chú ý diều gì?
-G.V yêu cầu h.s viết đoạn văn khoảng1/2 trang giấy.
-G.V gọi h.s đọc
-H.S nhận xét
-G.V nhận xét, Cho điểm.
Đề bài: 
 Năm 1969 nhà thơ Phạm Tiến Duật đã sáng tác ‘’ Bài thơ về tiểu đội xe không kính’’ ngay trên tuyến đường Trường Sơn khi vào Nam đánh Mỹ, giải phóng quê hương. Bài thơ có đoạn mở đầu và kết thúc như sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính.
Bom giật , bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim......
...Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?
1, Tìm hiểu đề:
- Thể loại:+ Nghị luận (Phân tích đoạn thơ)
 + Chỉ rõ t/ d của những biện pháp tu từ được sử đụng.
2, Tìm ý:
+ Nội dung: Đoạn thơ tả thực , tái hiện những khó khăn trên đường hành quân mà người lính phải trải qua và thể hiện niềm tin, niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
+ Nghệ thuật: 
Điệp từ: Không
Điệp ngữ: Không có kính
T/d ; Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn mà người lính phải trải qua & khơi gợi cảm xúc cho người đọc.
Liệt kê: Không có kính, không có đèn.
, không có mui xe, thùng xe có xước.
T/d : Diễn tả đầy đủ, sâu sắc sự thiếu thốn, khó khăn...
 - Hoán dụ: Chỉ cần trong xe có một trái tim
Hình ảnh hoán dụ thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường trái tim yêu thương, sôi sục căm giận.... 
3, Viết bài:
4. Củng cố:
 - G.V nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
5. Hướng dẫn về nhà:
 -Học kĩ bài, hoàn chỉnh bài tập.
 - Tìm và phân tích một số bài thơ, đoạn thơ có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá 
Ký duyệt ngày 29-8-2013
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
Tuần 4 – Tiết 4 Ngày soạn: 30 / 8 / 2013
Luyện tập phân tích tác dụng của một số 
biện pháp tu từ trong thơ văn.
A-Mục tiêu cần đạt:
 - Qua giờ luyện tập giúp h.s củng cố, khắc sâu kiến thức về một số biện pháp tu từ sử dụng phổ biến trong thơ văn.
 - Học sinh biết vận dụng một số kiến thức vào làm một số bài tập cảm thụ thơ văn.
 - Tích hợp với văn nghị luận.
 - Rèn kĩ năng làm văn nghị luận ( Cách lập luận, dùng từ, đặt câu)
B- Chuẩn bị của thầy và trò:
 - Giáo viên: Soạn giáo án
 - Học sinh: Ôn tập một số biện pháp tu từ.
C- Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đáp, giảng bình...
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
D - Tiến trình dạy - học.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Trong thơ văn , những biện pháp tu từ nào thường được sử dụng? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
 1- ổn đinh tổ chức lớp:
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên ghi đề bài ra bảng phụ.
- Xác định yêu cầu của đề bài?
- Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
- Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
_ Nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ này?
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn văn dựa trên phần tìm ý vừa tìm hiểu.
- Gọi học sinh đọc.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Đề bài:
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ thể hiện trong đoạn thơ sau:
 “ Nước sắp phải rời sông
 Con sóng thấy mặn nồng.
 Và thôi ca hát
 Nước bịn rịn lặng thầm.
 Sông mở rộng lòng ra bát ngát
 Ôm người bạn đồng hành rào rạt.
 Không để trôi đi.
 Sóng quặn sâu sánh lại như chì”
( Trích “ Cửa biển quê nhà” Của Vũ Quần Phương)
Tìm hiểu đề:
Yêu cầu: Phân tích đoạn thơ , Chỉ ra được các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Tìm ý:
+ Các biện pháp tu từ dược sử dụng trong đoạn thơ.
. Nhân hoá
. ẩn dụ
. Liên tưởng, sáng tạo.
+ Tác dụng: Hình ảnh sông và nước được nhân hoá - mang tâm trạng nhớ nhung, nuối tiếc của con người. 
. Sử dụng động từ , tính từ gợi tả và gợi cảm mặn lòng, bịn rịn... khiến cho nước, sông, sóng mang những nét đặc trưng của con người .
 -> Cuộc chia tay của sông, nước cũng chính là cuộc chia tay của con người – Con người yêu quê hương trong giờ phút chia tay cảm thấy nhớ thương, bịn rịn hơn bao giờ hết. Người ra đi, kẻ ở lại tình cảm thật thấm thía, đồng điệu. Người quặn lòng, kẻ bịn rịn nung nấu không muốn rời xa.
- ẩn dụ : Mượn hình ảnh nước và sông Vũ Quân Phương không chỉ gợi tả nên hình ảnh gần gũi của thiên nhiên mà qua đó thổ lộ tình cảm của con người khi phải rời xa quê hương .
3- Viết bài.
 4. Củng cố: 
Khi làm bài tập cảm thụ thơ văn em cần lưu ý điều gì?
* BTVN: Em hãy phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau :
 Trâu nằm hóng mát trưa hè
 Rung rinh bóng nắng bờ tre đầu làng
 Miệng nhai đôi mắt mơ màng
 Như nhai cả sợi nắng vàng đồng quê.
 Thanh Thản
5. Hướng dẫn: 
 - Hoàn thành bài tập.
 - Sưu tầm những bài thơ có biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó
Ký duyệt ngày 5 -9-2013
Tổ CM Ban GH
Tuần 5- Tiết 5. Ngày soạn: 10 /9/ 2013
Luyện tập phân tích tác dụng của một số 
biện pháp tu từ trong thơ văn.
A-Mục tiêu cần đạt:
 - Qua giờ luyện tập giúp h.s củng cố, khắc sâu kiến thức về một số biện pháp tu từ sử dụng phổ biến trong thơ văn.
 - Học sinh biết vận dụng một số kiến thức vào làm một số bài tập cảm thụ thơ văn.
 - Tích hợp với văn nghị luận.
 - Rèn kĩ năng làm văn nghị luận ( Cách lập luận, dùng từ, đặt câu)
B- Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Soạn bài
- HS: Ôn tập một số biện pháp tu từ
C- Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đáp, giảng bình...
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
D- Tiến trình dạy - học:
1- Tổ chức lớp:
2- Kiểm tra:
Gọi H.S lên bảng đọc bài tập cho về nhà.
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
G.V ghi đề bài lên bảng.
Gọi H.S đọc đề bài.
- Xác định yêu cầu của đề bài?
- Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ?
- Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ đó?
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết phần mở bài.
- Yêu cầu học sinh đọc phần mở bài.
- H.S nhận xét
- G.V đưa đáp án lên bảng phụ.
- Yêu cầu H.S viết phần thân bài và kết bài.
Đề bài:
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của đoạn thơ sau:
 “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mẵ
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
 ( Trích “ Quê hương”- Tế Hanh).
1-Tìm hiểu đề:
Yêu cầu: Phân tích đoạn thơ, chỉ rõ hiệu quả nghệ thuật của một số biện pháp tu từ.
2- Tìm ý:
Nội dung: Đoạn thơ miêu tả cảnh trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Nghệ thuật: 
. Từ ngữ giàu hình ảnh: trời trong gió nhẹ sớm mai hồng, ...câu thơ có nhạc, có hoạ.
. so sánh: 
- Chiếc thuyền với con tuấn mã 
 => Diễn tả ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi, làm toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới . Hai câu thơ là bức tranh lao động hứng khởi, dạt dào sức sống.
- Cánh buồm với mảnh hồn làng
 => Một vẻ đẹp lãng mạn. Cánh buồm từ bình thường bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng.Nhà thơ chợt nhận ra linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm. Đó là biểu tượng của làng chài. So sánh như vậy gợi vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao.
3- Viết bài.
 Có những vần thơ khi đọc lên ta sẽ quên ngay nhưng cũng có những vần thơ lưu lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.Quê hương của Tế Hanh là một bài thơ như vậy.Bài thơ hay bởi từ ngữ giàu hình ảnh, những so sánh độc đáo, bất ngờ . Thể hiện tình cảm của nhà thơ Tế Hanh dành cho quê hương làng chài yêu dấu của mình:
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mẵ
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. 
4. Củng cố: 
- Khi làm bài tập cảm thụ thơ văn em cần chú ý điều gì?
- Nêu các bước làm bài tập cảm thụ thơ văn?
5.Hướng đẫn về nhà:
Học kĩ bài.
Hoàn thành bài tập.
Ôn lại lý thuyết về một số biện pháp tu từ đã học .
Giờ sau tổng kết chủ đề.
Ký duyệt ngày 12 -9-2013
Tổ CM Ban giám hiệu
Ngày soạn:18/ 9 / 2013
Tuần 6- Tiết 6
Tổng kết chủ đề
A.Mục tiêu cần đạt
- .Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về một số biện pháp tu từ trong thơ văn .
 - Rút kinh nghiệm kết quả hoạt động chủ đề 
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.
B- Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Soạn bài
- HS: Ôn tập một số biện pháp tu từ
C- Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đáp, giảng bình...
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật động nã
D.Tiến trình các bước dạy và học.
1. Tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra trong giờ học.
 3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
G.V chia lớp thành 4 nhóm ,phát phiếu học tập cho H.S điền vào.
H.S thảo luận trong 10 phút. 
H.S cử đại diện trình bày.
H.S bổ xung.
G.V nhận xét.. Đưa đáp án lên bảng phụ.
Tổng kết chủ đề.
Phiếu học tập: Điền nội dung thích hợp vàp ô trống.
Biện pháp nghệ thuật
Khái niệm
Tác dụng
So sánh
Nhân hoá
ẩn dụ
Hoán dụ
Liệt kê
Điệp ngữ
Chơi chữ
Biện pháp nghệ thuật
Khái niệm
Tác dụng
So sánh
Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng.
Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nhân hoá
Gọi hoặc tả con vật , cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn dược dùng để gọi hoặc tả con người.
Làm cho thế giới loài vầt , cây cối , đồ vật ...trở nên gần gũi với con người, biểu thị dược những suy nghĩ, tình cảm của con người.
ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng.
Làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoán dụ
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
Làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt.
Liệt kê
Sắp xếp hàng loạt từ, cụm từ cùng loại.
Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tình cảm.
Điệp ngữ
Là biện pháp nghệ thuật lặp lại từ ngữ hoặc cả câu.
Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Chơi chữ
Là lợi dụng những đặc sắc về âm , về nghĩa của từ ngữ.
Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
Sau khi học xong chủ đề này em rút ra được điều gì bổ ích cho bản thân trong việc làm bài tập cảm thụ thơ văn.
- G.V yêu cầu học sinh làm ra vở ghi, G.V thu vở chấm.
Rút kinh nghiệm.
III- Kiểm tra, đánh giá.
Đề bài: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
( Trích- “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm)
4. Củng cố:
 -Theo em, khi phân tích thơ, việc chỉ ra tác đụng của các biện pháp tu tờ có cần thiết không? vì sao?
 - Chỉ ra và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ văn?
5. Hướng dẫn:
 - Ôn lại bài.
 - Chuẩn bị chủ đề:Ôn tập văn thuyết minh
Ký duyệt ngày 19 -9-2013
Tổ CM Ban giám hiệu
Ngày soạn:20/9/2013
Chủ đề 2: 
Ôn tập về văn thuyết minh
Tuần 7-Tiết 7: 
Ôn tập về văn thuyết minh
A.Mục tiêu cần đạt:
	- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn thuyết minh: đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh...
	- Nhận diện, phân biệt được bài văn thuyết minh với các kiểu văn bản khác.
B- Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Soạn bài
- HS: Ôn tập một số biện pháp tu từ
C- Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đáp, giảng bình...
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật động não
D.Tiến trình các bước dạy và học:
	1.Tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Thế nào là văn thuyết minh? Hãy kể tên một số văn bản thuyết minh đã học?
Bài mới: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
- Em hiểu thế nào là văn thuyết minh? Cho ví dụ?
- Văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì?
- Nhận xét về ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh?
- Nêu quy trình làm bài văn thuyết minh?
- Kể tên các phương pháp thuyết minh thông dụng? Nêu hiểu biết của em về các phương pháp đó?
- Nêu vai trò của các yếu tố nghệ thuật trong văn thuyết minh?
GV chốt: Nhìn chung văn bản thuyết minh ở lớp 9 vẫn là các kiểu văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8, nhưng được nâng cao hơn về cách thức và hiệu quả thuyết minh, đặc biệt là sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả làm cho bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn. Tuy vậy cần luôn nhớ rằng các yếu tố trên chỉ là yếu tố phụ trợ, dùng quá nhiều thì bài văn thuyết minh sẽ không còn là thuyết minh nữa.
I. Khái miệm:
 Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất nguyên nhân...của các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
II.Đặc điểm của văn bản thuyết minh:
- Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, giúp người nghe, người đọc hiểu được chúng một cách đúng đắn, đầy đủ.
- Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ, tường minh( Tuy nhiên không loại trừ việc thuyết minh hấp dẫn nhờ cách đặt vấn đề, nêu tình huống độc đáo và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật)
III. Cách làm bài văn thuyết minh:
1. Tri thức trong bài văn thuyết minh
2.Quy trình làm bài văn thuyết minh:
Gồm 4 bước:
 B1: Tìm hiểu đề.tìm ý.
 B2: lập dàn ý.
 B3:Viết bài.
 B4: Đọc và sửa chữa.
3. Các phương pháp thuyết minh:
a. Phương pháp nêu định nghĩa
- Khi nêu định nghĩa hay giải thích người viết cần chú ý giới hạn chính xác. Không định nghĩa quá hẹp hay quá rộng khiến cho người khác khó hình dung và khó hiểu.
b. Phương pháp liệt kê
c.Phương pháp nêu ví dụ.
d. Phương pháp dùng số liệu( con số)
e.Phương pháp so sánh.
g. Phương pháp phân loạivà phân tích.
IV. Các yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
- Để bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn người thuyết minh thường sử dụng một số yếu tố nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hoá và yếu tố miêu tả. Cách sử dụng rất linh hoạt và đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng thuyết minh và dụng ý của người thuyết minh. 
	4. Củng cố: 
 	- Nêu điểm khác biệt giữa văn thuyết minh so với các văn bản khác?
	5. Hướng dẫn:
	- Học kĩ bài.
	- Chuẩn bị giờ sau học bài: Thuyết minh một thể loại văn học.
Ký duyệt ngày 26 -9-2013
Tổ CM Ban giám hiệu
Ký duyệt ngày 1/10/2012
Ngày soạn: 4/10/2012
Tuần 8- Tiết 8
ôn tập: Thuyết minh về một thể loại văn học
A- Mục tiêu cần đạt:
 -Rèn kĩ năng quan sát,tìm hiểu, dùng kết quả quan sát.,tìm hiểu để làm được một bài văn thuyết minh cụ thể.
 -Thấy được muốn làm tốt bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
 -Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh.
B- Đồ dùng: - Bảng phụ
C-Tiến trình các bước dạy và học:
+ ổn định:
+ Kiểm tra:
 -Văn bản thuyết minh là gì? Nêu các phương pháp thuyết minh và đặc điểm của bài văn thuyết minh?
 -Gọi h.s đọc bài văn đã cho về nhà.
+Bài mới:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
Hoạt dộng của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Lý thuyết
-Muốn thuyết minh một thể loại văn học em cần lu ý điều gì?
Hoạt động 3: Luyện t ập
G .V ghi đề bài ra bảng phụ:
-H. S đọc.
- Xác định yêu cầu của đề bài?
- Hãy lập dàn ý đề bài trên?
- Em hiểu gì về thể thơ này?
- Thể thơ song thất lục bát có nguồn gốc từ đâu?
- Dựa vào VD hãy nêu đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
Đọc lại VD và nhận xét về nhịp của thể thơ này?
Phần kết bài em sẽ nói gì?
G.V yêu cầu H.S viết phần mở bài(10 phút)
-G.V yêu cầu H.S đọc bài viết của mình.
- H.S đọc bài viết.(3 đến 5 em).
- H. S nhận xét.
- G.V nhận xét.
* Nếu còn thời gian y.c học sinh viết tiếp phần thân bài.
I,Lý thuyết.
 -Muốn thuyết mịnh một thể loại văn học (một thể thơ hay một văn bản cụ thể ) thì trước hết phải quan sát nhận xét sau đó khái quát thành những đặcđiểm.
 -Khi nêu đặc điểm cần lạ chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ những đặc điểm ấy.
II, Luyện tập:
Đề bài luyện tập:
 Từ những đoạn thơ sau:
a, Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
(Chinh phụ ngâm )
b, Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định,
 Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay,
 Giời nam riêng một cõi này,
 Anh hùng hiệp nữ xa nay kém gì?
(Hai chữ nước nhà)
Hãy thuyết minh về thể thơ song thất lục bát
1, Tìm hiểu đề, tìm ý:
 -Thể loại: Thuyết minh.
 -Nôị dung: Thuyết minh về thể thơ song thất lục bát.
2, Lập dàn ý:
 a, Mở bài: Nêu định nghĩa về thể thơ song thất lục bát.
 Một thể thơ cách luật của Việt Nam; phát triển rực rỡ ở nửa cuối thế kỉ XVIII và có sức sống lâu bền trong các thời kì văn học tiếp theo.
 b, Thân bài :
 Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát:
 - số câu :hai câu đầu 7 tiếng (song thất), tiếp theo là một cặp lục bát.
 - Đặc điểm vần: vần lưng kết hợp với vần chân theo sơ đồ sau:
 1 2 3 4 5 6 7
 1 2 3 4 5 6 7 
 1 2 3 4 5 6
 1 2 3 4 5 6 7 8
 -Chữ

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon 9.doc