Giáo án Vật lý 11 - Chương: Mắt, các dụng cụ quang học

doc8 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 3261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Chương: Mắt, các dụng cụ quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC.
**********
A. LÝ THUYẾT
1. Lăng kính là gì. Nêu tính chất của lăng kính. Thế nào là góc lệch D.
2. Viết các công thức lăng kính (vẽ hình).
3. Thấu kính là gì. Có bao nhiêu loại thấu kính. 
4. Viết công thức tính tiêu cự và độ tụ (ghi đơn vị). Qui ước giá trị của tiêu cự và độ tụ. 
5. Viết công thức xác định số phóng đại ảnh.
6. Trình bày đường đi của 3 tia sáng tới đặc biệt :
_ Tia tới qua quang tâm O.
_ Tia tới song song với trục chính.
_ Tia tới qua tiêu điểm vật chính F.
 (Vẽ hình)
7. Trình bày đường đi của tia tới bất kì. (Vẽ hình).
8. Thế nào là sự điều tiết của mắt. Nêu sự điều tiết của mắt ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn.
9. Thế nào là góc trông vật, năng suất phân li của mắt.
10. Trình bày đặc điểm của mắt cận , mắt viễn, mắt lão. Nêu cách khắc phục.

B. BÀI TẬP. 
Các dạng bài tập: 
1. Lăng kính.
2. Thấu kính + Ghép hệ thấu kính.
3. Các tật của mắt và cách khắc phục.

I. Lăng kính. (Ta chỉ xét lăng kính đặt trong không khí)
Công thức: sin i1 = n.sin r1 A= r1 + r2
 n.sin r2 =sin i2 D=i1+i2 - A 
Chú ý: _Chiếu tia sáng vào mặt bên của lăng kính, bao giờ cũng xuất hiện tia khúc xạ vào bên trong lăng kính. 
 _Khi tia sáng đã đi vào bên trong lăng kính,có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ hoặc phản xạ toàn phần.
 (Hv.1) áp dụng cho bài 1,2,3 A
1. Một lăng kính có chiết suất n = 1,5 ; góc chiết quang A = 300. s 
Một chùm tia sáng hẹp, đơn sắc chiếu vuông góc đến mặt trước I
của thấu kính. Vẽ hình, tính góc ló và góc lệch của thấu kính. 
 Đs: i2 =48035’ ; D = 18035’
2. Một lăng kính có chiết suất n , góc chiết quang A = 300. B 
Một chùm tia sáng hẹp, đơn sắc chiếu vuông góc đến mặt trước C
của thấu kính thì cho chùm tia ló sát mặt sau. Tính n. Đs: n = (Hv.1) 
3.Một lăng kính có chiết suất n = 1,5 , góc chiết quang A . 
Một chùm tia sáng hẹp, đơn sắc chiếu vuông góc đến mặt trước 
của thấu kính thì cho chùm tia ló sát mặt sau. Tính A. Đs: A=420. A 
4. Một lăng kính có chiết suất n = . Tiết diện thẳng của lăng kính là tam giác đều 
∆ABC. Chiếu một tia sáng đến mặt AB và có tia ló ra ở AC với góc ló là i2 = 450. Tính 
góc lệch giữa tia ló và tia tới ( vẽ hình) S
 Đs: D = 300 B C
5. Chiếu một tia sáng tới vuông góc với mặt bên AB của một lăng kính có chiết suất n A
(hình vẽ). Tìm điều kiện của n để : 
a) Xuất hiện tia ló ở mặt AC. 
b) Xuất hiện tia phản xạ toàn phần ở mặt AC (∆ABC vuông cân tại B ) 
 Đs: a) b) B C
6. Với hình vẽ ở bài 5, nếu xuất hiện tia ló ở mặt bên AC sao cho tia ló nằm sát mặt AC. Tìm chiết suất n của lăng kính. Đs: n = 1,4.

II. Thấu kính + Hệ thấu kính. (Chỉ xét vật thật)
Công thức: 
Tiêu cự : f (TKHT :f > 0 TKPK : f <0)
Độ tụ : (TKHT :D > 0 TKPK : D <0)
Công thức thấu kính : (Chỉ xét bài toán vật thật, không xét vật ảo)
 Vật thật: d >0; Ảnh thật :d’> 0 Ảnh ảo :d’< 0

Độ phóng đại ảnh: Hệ quả: 
 Ảnh vật cùng chiều: k > 0 Ảnh vật ngược chiều k < 0 
 Ảnh lớn hơn vật : Ảnh nhỏ hơn vật : 
Dạng 1: Xác định các đại lượng f, D, k,d ,d’
1. Một thấu kính có tiêu cự 12cm. Tìm độ tụ của thấu kính. 
 Đs: 
2. Chứng minh các công thức sau: 
 , 
Chứng minh rằng: Vật thật đặt trước thấu kính: 
 _ Nếu cho ảnh thật thì ảnh thật luôn ngược chiều vật.
 _ Nếu cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn cùng chiều vật.
Thấu kính phân kì.
 3. Vật thật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 20cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là d có thể thay đổi được. Hãy xác định tính chất , vị trí, chiều, độ lớn ảnh và vẽ hình kiểm chứng trong mỗi trường hợp sau:
 a) d = 30cm b) d = 20cm c) d = 10cm .
 Trường hợp nào ảnh cao bằng nửa vật. 
Đs: Trường hợp b)

4. Một thấu kính phân kì có độ tụ 5 điôp.
a) Tính tiêu cự của kính.
b) Nếu đặt vật cách thấu kính 30cm thì ảnh hiện ra ở đâu và có số phóng đại là bao nhiêu.
 Đs: a) f = -20cm b) d’= -12cm k = 0,4

5. Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì có tiêu cự 12 cm cho ảnh cao bằng nửa lần vật. Xác định vị trí của ảnh và của vật . Đs: d=12cm; d’= -6cm 

6. Một thấu kính phân kì tạo ảnh bằng nửa vật thật và cách thấu kính 20cm. Tìm tiêu cự và độ tụ của thấu kính. Đs: f = -40cm; D = -2,5 đp

7. Một thấu kính phân kì tạo ảnh ảo bằng ¼ lần vật và cách vật thật 20 cm. Tìm tiêu cự , độ tụ của thấu kính
 Đs: f = - 40/3 cm; D = -7,5 đp

8. Vật sáng AB cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có độ tụ 2 đi-ôp. 
a) Tính tiêu cự của thấu kính.
b) Vật sáng AB cách thấu kính 50cm. Xác định tính chất, vị trí, chiều cao ảnh. Vẽ hình.
c) Vật sáng AB phải đặt tại đâu để thu được ảnh nhỏ bằng ¼ lần vật
 Đs: a) f = - 50 cm; b) d’= -25 cm ; k = ½ ; A’B’ = 1cm c) d=150cm

9. Vật sáng AB đặt cách thấu kính 30cm qua thấu kính cho ảnh ảo A’B’ cao bằng nửa lần vật. Đây là thấu kính gì , tính tiêu cự và độ tụ của nó. Đs: f = - 30 cm D = - 10/3 đp

10. (Đề thi học kì II-2008) Chứng minh rằng : Đối với vật thật ,thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều nhỏ hơn vật.
 Hd: Ảnh ảo: d’ 0 nhỏ hơn vật 

Thấu kính hội tụ.
9. Vật thật AB cao 10 cm được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là d có thể thay đổi được. Hãy xác định tính chất , vị trí, chiều, độ lớn ảnh và vẽ hình kiểm chứng trong mỗi trường hợp sau:
 a) d = 50cm b) d = 40cm c) d = 30cm d) d = 20cm e)d = 10cm 
 Trường hợp nào ảnh cao bằng vật. Đs: b)
 Trường hợp nào ảnh cao gấp đôi vật. Đs: c) e)
 Trường hợp nào ảnh cao bằng nửa vật. Đs: d = 60cm
 Từ đó nêu nhận xét về sự dịch chuyển của ảnh khi vật tiến lại gần thấu kính.
10. Chiếu một chùm sáng (song song với trục chính của thấu kính )tới một thấu kính L. Cho biết chùm tia ló hội tụ tại một điểm phía sau thấu kính.
a) L là thấu kính gì.
b) Điểm hội tụ của chùm sáng tới là một điểm ở sau thấu kính, cách L là 25cm. Tìm tiêu cự và độ tụ của thấu kính.
c) Đặt vật AB bằng 2cm vuông góc với trục chính của thấu kính cách thấu kính L một đoạn 40 cm. Xác định ảnh của AB.
 Đs: b) f = 25 cm D = 4 đp c) d’= 200/3 cm ; k = - 5/3 ; A’B’ = 10/3 cm

11. Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Tìm khoảng cách từ vật tới thấu kính, và khoảng cách giữa vật và ảnh. Đs: d = 18cm d’= 90 cm 

12. Vật AB cao 2cm đặt vuông góc với truc chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm cho ảnh A’B’ cao 4cm. Xác định vị trí vật và vị trí ảnh. Đs: d = { 10cm ; 30cm } d’ = { -20cm ; 60 cm }

13. Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm cho ảnh A’B’ cách vật 90 cm. Xác định vị trí vật và vị trí ảnh. Đs: d = { 60cm ; 30cm ; 16,85 cm } d’ = { 30cm ; 60 cm ; 6740/63 cm }

14. Đặt một vật nhỏ sáng vuông góc với truc chính của thấu kính, cách thấu kính 15cm. Thấu kính cho ảnh ảo lớn gấp 2 lần vật. Đây là thấu kính gì, tính tiêu cự của thấu kính. Đs: TKHT ; f = 30cm

15. Người ta muốn hứng được ảnh của một nguồn sáng trên màn ảnh cách nguồn sáng đó 54 cm, ảnh lớn gấp đôi vật. Phải đăt thấu kính gì, vị trí nó ở đâu, tính tiêu cự của thấu kính. 
 Đs: TKHT ; f = { 108cm ; 12cm }

16. Vật AB cách thấu kính hội tụ 20 cm, qua thấu kính cho ảnh cao bằng ¼ lần vật . Tìm tiêu cự của thấu kính. Đs: f = 4cm

17. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Vật thật AB qua thấu kính cho ảnh ảo cách vật 18cm. Xác định vị trí vật, ảnh. Đs: d = 12cm d’= -30cm

18. Một vật sáng AB = 4cm đặt tên truc 5 chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm cho ảnh cách vật 18 cm Xác định vị trí vật và vị trí ,tính chất, độ lớn ảnh. Đs: d = 12cm d’= -30cm k = - 2,5 ; A’B’ = 10 cm

19. Tìm vị trí đặt vật trước thấu kính hội tụ (tiêu cự f) để cho ảnh:
a) Bằng vật.
b) Cao bằng nửa vật.
c) Cao gấp đôi vật.
Đs: a) d = 2f b) d = 3f c) d = f/2 và d = 3f/2

20. Tìm vị trí đặt vật trước thấu kính hội tụ (tiêu cự f) để cho ảnh cùng chiều vật. Đs: d < f.

21. Chứng minh rằng: Đối với vật thật đặt trước thấu kính hội tụ.
a) Nếu vật được đặt trong khoảng tiêu cự thì sẽ cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
b) Nếu vật nằm trên tiêu điểm vật thì sẽ cho ảnh ở vô cùng.
c) Nếu vật nằm ngoài khoảng tiêu cự thì sẽ cho ảnh thật ngược chiều.

Dạng 2: Bài toán dịch chuyển vật theo phương trục chính:
Cách làm : Khi thấu kính được giữ cố định, ảnh và vật luôn chuyển động cùng chiều.
22. Một thấu kính hội tụ tạo ảnh thật S’của điểm sáng S đặt trên trục chính
_ Khi dời S gần thấu kính 5cm thì ảnh dời 10cm.
_ Khi dời vật xa thấu kính 40cm thì ảnh dời 8cm. Tìm tiêu cự của thấu kính Đs: 10cm
 
23. Vật thật đặt trên thấu kính và vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh ban đầu của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo bằng ½ vật. Dời vật dọc theo trục chính. Ảnh của vật vẫn là ảnh ảo, nhỏ hơn vật 3 lần. Xác định chiều dời của vật , vị trí ban đầu của vật. Tìm f. Đs: f = -100cm

24. Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f = 10cm. Nếu dịch chuyển thấu kính ra xa vật 3cm thì ảnh dịch chuyển đi 27cm. Vị trí ban đầu của thấu kính là bao nhiêu.

25. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cách thấu kính 20cm. Người ta thu được ảnh rõ của AB trên một màn đặt sau thấu kính. KHi dịch chuyển lại gần vật thấu kính một đoạn 5cm, thì phải dịch chuyển màn ra xa thấu kính một đoạn mới thu được ảnh rõ nét và ảnh sau cao gấp 3 ảnh trước. Tìm f.

26. Một vật phẳng AB đặt trước một thấu kính , cho ảnh rõ nét trên màn M. Dịch chuyển vật lại gần thấu kính 2cm và dịch chuyển màn một khoảng 30cm thì ảnh lại rõ nét nhưng lớn hơn 5/3 ảnh trước. Xác định tiêu cự của thấu kính.

27. Đặt vật AB trước thấu kính phân kì ta được ảnh A1B1 . Đưa vật về gần thấu kính thêm 90cm thì ảnh A2B2 cao gấp đôi ảnh trươc và cách ảnh trước 20cm. Tìm f.

28. Thấu kính hội tụ tiêu cự f = 10cm. Điểm sáng S trên trục chính của thấu kính cho ảnh thật S’. Nếu dời S ra xa thấu kính thêm 5cm thì ảnh dời 10cm. Xác định vị trí vật , ảnh , dô phóng đại trước và sau khi dời vật .

29. VẬt A trên trục chính của thấu kính cách thấu kính 30cm cho ảnh ảo A’. dịch chuyển vật vào gần thấu kính thêm 10cm thì ảnh di chuyển thêm 2cm. Tính f.

30. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm. Vật AB trên trục chính cho ảnh A1B1. Dịch chuyển AB lại gần thấu kính thêm 15cm thì ảnh dịch chuyển 1,5cm. Xác định vị trí của vật và ảnh ban đầu

31. VẬt đặt trước thấu kính cho ảnh thật lớn gấp 3 lần vật. Dời vật ra xa thấu kính thêm 3cm thì ảnh thật dời 18cm. Tìm f.

32. Vật AB đặt trước thấu kính cho ảnh A1B1 cao 2cm. Dời AB lại gần thấu kính thêm 45cm thì được ảnh A2B2 cao 20cm và cách A1B1 một đoạn 18cm. Xác định vị trí ban đầu của vật và tiêu cự của thấu kính.

33. Vật AB cao 5cm. Thấu kính tạo ảnh cao 15cm trên màn . GIữ nguyên thấu kính, dời vật ra xa thấu kính thêm 1,5cm. Sau khi dời màn để hứng ảnh, ảnh có độ cao 10cm. Tìm f.

34. Vật thật qua thấu kính cho ảnh ảo bằng ½ vật. Dời vật 100cm theo trục chính, ảnh vẫn ảo bằng 1/3 vật. Tìm f

 Một số bài toán củng cố dạng 1 và dạng 2
35. Một thấu kính phân kì có độ tụ là 5 di-ôp. Một vật sáng AB cao 10cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính . Xác định vị trí , tính chất ảnh , độ phóng đại của vật khi AB đặt cách thấu kính 20cm. Vẽ hình minh họa.
36. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm 
Tính độ tụ của thấu kính.
Vật thật đặt vuông góc với thấu kính cho ảnh cách thấu kính 24cm. Tính khoảng cách từ vật đến thấu kính. Vẽ hình minh họa.
Nếu vật đặt cách thấu kính 30 cm thì cho ảnh ở đâu có tính chất gì
37. Một thấu kính có độ tụ -10 di-ôp 
Đây là thấu kính gì. Tìm tiêu cự
Một vật sáng AB đặt trước thấu kính một đoạn 60cm cho ảnh có tính chất gì.
Cần dịch chuyển vật một đoạn bao nhiêu , về hướng nào để cho ảnh lớn hơn ảnh ban đầu 2 lần.
38. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Vật sáng AB được đặt trước thấu kính và có ảnh A’B’. Tìm vị trí đặt vật , biết khoảng cách vật ảnh là: a) 125cm b) 45cm 
39. Vật AB cao 2m đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ cao 4cm . Tiêu cự thấu kính 20cm. Xác định vị trí vật ảnh.
40. Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh cách vật 20cm. Xác định vị trí vật ảnh, biết f = 15cm.
41. Chiếu một chùm sáng hội tụ tới một thấu kính L. Cho biết chùm tia ló song song với trục chính của L.
Hỏi L là thấu kính gì.
Điểm hội tụ của chùm sáng tới là một điểm ở sau thấu kính, cách thấu kính 25cm. Tìm tiêu cự và độ tụ của L.
Đặt vật AB = 2cm vuông góc với trục chính của thấu kính và cách L 40cm. Xác định ảnh của AB.
42. Xác định tiêu cự của thấu kính trong các trường hợp:
Vật sáng cách thấu kính 20cm cho ảnh thật cao gấp 3 lần vật.
Vật sáng cách thấu kính 10cm cho ảnh cùng chiều, cao bằng 1/3 lần vật.
Vật sáng cách thấu kính 15cm cho ảnh ảo cao gấp 2 lần vật.
Vật sáng cách thấu kính hội tụ 12cm cho ảnh cao gấp 3 lần vật.
Một màn ảnh và vật AB đặt hai bên thấu kính hội tụ , ta nhận được ảnh rõ nét trên màn cao gấp 2 lần vật. Để có ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật thì khoảng cách giữa vật và màn tăng thêm 10cm. Tìm f.
Vật sáng cách thấu kính 30cm cho ảnh ảo cao bằng nửa vật.
Vật sáng cách thấu kính 24cm cho ảnh thật . Dịch chuyển vật lại gần thấu kính một đoạn 6cm cũng thu được ảnh thật, cao gấp đôi ảnh trước
Thấu kính phân kì cho ảnh ảo bằng ½ lần vật và cách vật 10cm.
Vật sáng cách thấu kính 20cm cho ảnh cao bằng 1/4 lần vật.
Vật sáng qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật A1B1 cao 2cm. DI chuyển vật AB lại gần thấu kính 45cm thì được ảnh thật cao gấp 10 lần ảnh trước và cách ảnh trước 18cm. tìm f
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. đặt thấu kính này giữa vật AB và màn sao cho ảnh của AB hiện rõ trên màn gấp 2 lần vật. Để ảnh rõ nết tên màn gấp 3 lần vật, thì phải tăng khoảng cách vật màn bao nhiêu.
 


 Ghép 2 thấu kính đồng trục:
1.Hệ hai thấu kính đồng trục ghép cách nhau một khoảng l:
 Sơ đồ tạo ảnh: 
 ; d2= l – d’1 ; ; ; 
 Độ phóng đại ảnh qua hệ: k=k1.k2

2. Hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát nhau: 
Ta có thể xem hệ 2 thấu kính L1 và L2 như một thấu kính mới L12 có tiêu cự f12 : 
Vật sáng đặt trước hệ thấu kính L1 và L2 ghép sát coi như vật sáng đặt trước thấu kính L12

Hệ hai thấu kính đồng trục ghép cách nhau:
43. Hai thấu kính hội tụ L1 và L2 có tiêu cự lần lượt là 20cm và 10cm, trục chính trùng nhau, và đặt cách nhau một khoảng a = 55cm (L2 đặt sau L1). Một vật sáng AB = 1cm đặt trước thấu kính L1 một khoảng d1=40cm. 
a) Xác định vị trí tính chất , chiều , độ lớn của ảnh A2B2 cho bởi hệ thấu kính trên.
b) Vẽ ảnh qua hệ.
Đs: Ảnh thật (d’2 = 30cm) k = 2 A2B2 = 2cm. 

44. Cho thấu kính hội tụ L1 và thấu kính phân kì L2 có tiêu cự lần lượt là 20cm và 10cm, trục chính trùng nhau, và đặt cách nhau một khoảng a = 30cm (L2 đặt sau L1). Một vật sáng AB = 1cm đặt trước thấu kính L1 một khoảng d1= 20cm. Xác định vị trí tính chất , chiều , độ lớn của ảnh A2B2 cho bởi hệ thấu kính trên.
Đs: Ảnh ảo (d’2 = f2 = -10cm) k = ½ A2B2 = 0,5 cm. 
45. Cho thấu kính hội tụ L1 và thấu kính phân kì L2 có tiêu cự lần lượt là 30cm và 15cm, trục chính trùng nhau, và đặt cách nhau một khoảng a = 50cm (L2 đặt sau L1). Một vật sáng AB đặt trước thấu kính L1 một khoảng d1.
a) Xác định vị trí và độ phóng đại của ảnh trong trường hợp d1= 70 cm.
b) Xác định vị trí đặt vật d1 sao cho ảnh cuối cùng là ảnh ảo , cách thấu kính thứ hai 60 cm.
c) Tìm điều kiện đặt vật d1 sao cho ảnh cuối cùng qua hệ là ảnh ảo
 Đs: a) Ảnh thật (d’2 = 3cm) k = -0,9 b) d1 = 52,5cm
 c) d1 75cm

Hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát nhau:
46. Hệ thấu kính đồng trục ghép sát nhau (f1 = 20cm ; f2 = 25cm). Vật sáng AB được đặt trước hệ thấu kính cách hệ 25 cm. Tìm vị trí , tính chất ảnh sau cùng. Đs: f 12 = 100/9 d’= 100/3 cm k = -4/3

47. Hai thấu kính hội tụ ghép sát nhau có cùng tiêu cự f1 = f2 = 30 cm . Xác định vị trí đặt vật để ảnh cho bởi hệ thấu kính là ảnh thật bằng vật.
 Đs: d1= 30cm


 III. Bài tập về các tật của mắt và cách khắc phục. (Chỉ xét điều kiện kính đeo sát mắt)
Mắt cận: (Khoảng nhìn rõ của mắt cận nhỏ hơn khoảng nhìn rõ của mắt bình thường)
Nhìn gần rõ, nhìn xa không rõ. Phải đeo kính phân kì ( fk < 0 ) để tạo ảnh ảo ( d’<0 )nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Tiêu cự của kính: fk = -OCv

Mắt viễn: (Khoảng nhìn rõ của mắt viễn lớn hơn khoảng nhìn rõ của mắt bình thường)
 Nhìn xa rõ, nhìn gần không rõ. Phải đeo kính hội tụ (fk > 0 ) để tạo ảnh ảo ( d’<0 ) nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 
 48. Mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50cm.
a) Mắt bị tật gì.
b) Muốn nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết. người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu. (Kính đeo sát mắt) 
c) Điểm cực cận cách mắt 10cm. Khi đeo kính nhìn thấy điểm gần mắt nhất cách mắt bao nhiêu. (Kính đeo sát mắt) Đs: D = -2 điôp ; 12,5cm.
 
49. Mắt viễn chỉ có thể nhìn rõ được vật cách mắt gần nhất 40cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất là 25 cm (Kính đeo sát mắt) Đs: D = 1,5 điôp 

50. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50 cm. 
a) Người này phải đeo kính gì. Tính tiêu cự và độ tụ của kính. (Kính sát mắt).
b) Khi đeo kính trên thì người này nhìn rõ được các vật đặt cách mắt một khoảng bao nhiêu.
 Đs: a)D = -2 điôp b) 50/3cm.
51. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Để nhìn vật ở xa vô cùng thì người này phải đeo kính gì và có độ tụ là bao nhiêu ( kính sát mắt ) Đs: D = -1 điôp 

52. Một người cận có khoảng nhìn rõ từ 12,5 đến 50cm. Khi đeo kính cận , người này nhìn rõ được các vật đặt gần mắt nhất cách mắt bao nhiêu.

53. Mắt cận thị có điểm cực viễn cách mắt 40cm và điểm cực cận cách mắt 15cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực, mắt đeo kính sát mắt.
a) Tìm độ tụ của thấu kính cần đeo
b) Khi đeo kính này , vật gần mắt nhất mà mắt nhìn rõ cách mắt bao xa

54. Một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ 2,5 di-ôp mới đọc được sách cách mắt 20cm. Khi bỏ kính ra , người này phải để sách cách mắt ít nhất là bao nhiêu mới đọc được sách , kính sát mắt

55. Mắt viễn nhìn rõ được vật cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật cách mắt 25cm cần đeo kính (kính sát mắt) có độ tụ bao nhiêu

IV. Kính Lúp. Kính hiển vi. Kính thiên văn
1. Số bội giác của kính lúp.
Số bội giác của kính hiển vi. 
Số bội giác của kính thiên văn 

1. Một thấu kính hội tụ có độ tụ D = 10dp. Tính độ bội giác của kính kính khi ngắm chừng ở vô cực . Lấy OCc = 25cm

2. Một người chỉ nhìn rõ vật cách mắt từ 10cm từ 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = 10dp trong trạng thái không điều tiết, mắt đặt sát kính. Tìm độ bội giác của kính

3.Một kính lúp có tiêu cự f = 4cm. Mắt đặt sau kính 2cm. Tìm vị trí đặt vật mà tại đó độ bội giác bằng độ phóng đại. Biết điểm cực cận cách mắt 22cm.

4. Một người mắt không tật và có khoảng nhìn rõ gần nhất là 20cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. Kính có độ tụ là 10dp và được đặt sát mắt. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính

5. Một người có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cực , quan sát một vật qua kính lúp có độ tụ D = 20dp trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực.

6. Vật kính và thị kính của kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1 = 1cm và f2 = 4cm. Một người mắt tốt đặt sát thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không điều tiết. Độ bội giác của kính khi đó là 90. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là bao nhiêu

7. Một kính hiển vi có tiêu cự của hai kính lần lượt là 7,25cm và 2cm Khoảng cách giữa hai kính là 43,25cm. Một người quan sát có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm đặt sát thị kính và quan sát ảnh sau cùng . Tìm độ bội giác

8. Kính thiên văn có tiêu cự của vật kính và thị kính là 17cm và 1cm. Tìm độ bội giac của kinh thiên văn

9. Vật kính của kính thiên văn có tiêu cự 30cm. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là 15. Tìm tiêu cự của thị kính.

File đính kèm:

  • docquang hinh 11 vip.doc
Đề thi liên quan