Giáo án Vật lý - Chương IV: Các định luật bảo toàn

doc12 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý - Chương IV: Các định luật bảo toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
BÀI 31. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
MUC TIÊU
1- Kiến thức
- Nắm được khái niệm hệ kín.
- Nắm vững định nghĩa động lượng và nội dung cuả định luật bảo toàn động lượng áp dụng cho hệ kín.
2. Kỹ năng
- Nhận bíêt hệ vật, hệ kín, khái niệm động lượng, điều kiện áp dụng được định luật bảo toàn động lượng.
-Bíêt vận dụng định luật để giải một số bài toán tìm động lượng và áp dụng định luật bảo toàn động lượng.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
Dụng cụ thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng.
Dụng cụ thí nghiệm minh hoạ định luật bảo toàn động lượng.
Thí nghiệm va chạm giữa các quả cầu treo trên sợi dây.
Bảng ghi kết quả thí nghiệm.
Học sinh
Xem lại định luật bảo toàn công ở lớp 8.
Chuẩn bị thí nghiệm va chạm giữa các quả cầu treo trên sợi dây.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm hệ kín
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Hướng dẫn HS tìm hiểu hệ vật, hệ kín (hệ cô lập), nội lực, ngoại lực.
-Đọc phần 1 SGK.
- Tìm hiểu về hệ kín và trả lời câu hỏi về hệ vật, hệ kín và lấy ví dụ.
Hệ kín
Một hệ vật gọi là hệ kín nếu chỉ có các vật trong hệ tương tác lẫn nhau (gọi là nội lực)mà không có tác dụng của những lực từ bên ngoài (gọi là ngoại lực), hoặc nếu có thì phải triệt tiêu lẫn nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các định luật bảo toàn.
- HS đã học định luật bảo toàn nào, có tác dụng gì?
- Nêu tác dụng của các định lậut bảo toàn
- Trả lời câu hỏi về định luật bảo toàn và tác dụng cuả các định luật bảo toàn.
Các định luật bảo toàn
- Đại lượng vật lyi1 bảo toàn: không đổi theo thời gian.
- Đinh luật bảo toàn: định luật cho biết đại lượng vật lí nào được bảo toàn.
- DLBT co vai trò wan trong trong doi sống.
Hoạt động 3: TÌm hểiu động lượng và định luật bảo toàn động lượng
- Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm động lượng và ‎ nghĩa của nó.
- Hướng dẫn HS thành lập định luật bảo toàn động lượng từ định luật II và III Newtơn.
- HS tìm hiểu kiến thức và trả lời các câu hỏi dẫn dắt của GV.
Định luật bảo toàn động lượng
Động lượng
"động lượng của mọt vật chuyển độnglà dại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật."
Định luật bảo toàn động lượng
"Vectơ tổng động lượng của một hệ kín được bảo toàn"
Hoạt động 4: vận dụng, củng cố
- Nêu câu hỏi về động lượng cuả hệ vật,...
- Nêu tóm tắt kiến thức bài.
HS nêu tóm tắt lại nội dung cuả bài để GV nhận xét.
BÀI 32. CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC
BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nắm vững được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. hiểu đúng thuật ngữ chuyển động bằng phản lực trong bài này từ nội dung định luật bảo toàn động lượng
Kỹ năng
Phân biệt hoạt động của động cơ máy bay phản lực và tên lửa vũ trụ.
Vận dụng và giải bài tập về định luật bảo toàn động lượng.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Dụng cụ thí nghiệm súng giật khi bắn, con quay nước, pháo tăhng thiên
Hình vẽ tên lửa, máy bay phản lực.
Học sinh
Đọc trước bài.
Chuẩn bị thí nghiậm, tranh vẽ.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
Nêu câu hỏi C1
Gọi y cho HS trả lời, lấy ví dụ.
Nêu câu hỏi C2
Giải thích cho HS câu C2
Trả lời câu C1
Lấy ví dụ thực tế về chuyển động bằng phản lực.
Tìm hểiu nguyên tác chuyển động bằng phản lực.
Trả lời câu C2.
1. Nguyên tắc chuyển động bằng phản lực
Chuyển động bằng phản lực là chuyển động của một vật tự tạo ra phản lực bằng cách phón về một hướng một phần khối lượng của chính nó, dêphần kia chuyển động theo hướng ngược lại.
Hoạt động 2: Động cơ phản lực, tên lửa
- Gợi y tìm hiểu động cơ phản lực và động cơ tên lửa.
- Hướng dẫn so sánh động cơ phản lực và động cơ tên lửa.
- Tìm hiểu hoạt động của động cơ phản lực và động cơ tên lửa.
- So sánh động cơ phản lực và động cơ tên lửa.
2. Động cơ phản lực. Tên lửa
(tham khảo SGK)
Hoạt động 3: bài tập về chuyển động bằng phản lực.
- Yêu cầu hs đọc bài tập, tiềm hiểu rồi áp dụng giải bài tập.
- Nếu chú ‎ trong bài tập.
- Giải bài 1,2,3 sgk.
- Nêu nhận xét và ‎ nghĩa kết quả các bài toán.
3. Bài tập về chuyển động bằng phản lực (sgk)
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố.
- Yêu cầu hs kể tên một số ứng dụng của chuyển động bằng phản lực.
- Yếu cầu HS nêu phương pháp giải bài tập
- Hs kể tên một số ứng dụng của chuyển động bằng phản lực.
- Trình bày cách giải bài ậtp áp dụng định luật bảo toàn động lượng.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nếu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yếu cầu HS chuẩn bị bài sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
Bài 33. CÔNG – CÔNG SUẤT
I MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm vững công cơ học gắn với hai yếu tố: lực tác dụng và độ dời cuả điểm đặt lực.
Hiểu rõ công là một đại lượng vô hướng, giá trị của nó có thể dương hoặc âm ứng với công phát động hặoc công cản.
Nắm được khái niệm công suất, ‎ nghĩa của công suất trong thực tiễn đời sống và kỹ thuật.
Nắm được đơn vị công, đơn vị năng lượng, đơn vị công suất.
Kỹ năng
Phân biệt khái niệm công trong ngôn ngữ thông thường và công trong vật lí.
Biết vận dụng công thức tính côngtrong các trường hợp cụ thể: lực átc dụng khác phương độ dời, vật chịu tác dụng của nhiều lực.
Giải thích ứng dụng của hộp số trên xe.
Phân biệt được các đơn vị công và công suất.
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên 
- Hình vẽ thí nghiệm về sự sinh công cơ học.
- Bảng giá trị một số công suất.
2 Học sinh
- Công và công suất đã học cấp phổ thông cơ sở.
- Đọc trước bài này.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Chuẩn bị hình ảnh sinh công của các máy khác nhau.
- Mô phỏng họat động của hộp số.
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tiềm hiểu công, cônmg suất và hiễu xuất
- Hướng dẫn cho HS tìm giá trị của công trong các trường hợp khác nhau
- Nêu câu hỏi C1, C2, C3.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- 
- Tìm cách tính công các trường hợp lực và độ dời cùng phương và khác phương để đưa ra công thức.
- thảo luận và đưa ra nhận xét về công phát động và công cản.
- TÌm hiểu về đơn vị của công.
- Trả lời câu hỏi C1, C2, C3.
1. Công
a. Định nghĩa:
Công thực hiện bởi một lực không đổi là đại lượng đo bằng tích độ lớn của lực và hình chiếu của độ dời điểm đặt trên phương của lực.
b. Công phát động, công cản
- Nếu thì A>0 và đựơc gọi là công phát động.
-Nếu thì A<0 và đựơc gọi là công cản.
- nếu thì A=0, dù có lực tác dụng nhưng không có công thực hiện.
c. Đơn vị của công
Trong he SI, công được tính bằng Joule (J)
Yêu cầu HS tìm hiểu khái niệm công suất và y nghĩa của nó.
- Nêu câu hỏi C4, hướng dẫn HS trả lời.
- Tìm hiểu khái niệm công suất.
- Tìm hiểu định nghĩa công suất và đơn vị của công suất.
- Tìm hiểu ứng dụng cuả hợp số.
- Trả lời câu C4.
- Phân biệt đơn vị của công và công suất.
2. Công suất
a. Định nghĩa:
Công suất là đại lượng cho tốc độ thực hiện công của một động cơ, có gái trị bằng thương số giữa công A và thời gian t cần để thực hiện công ấy.
b. Đơn vị:
Trong hệ Si, công suất được đo bằng Oát, kí hiệu W.
c. Biểu thức khác của công suất
Yêu cầu HS tìm hiểu hiệu xuất máy.
3. Hiệu suất
4. Bài tập vận dụng
(sgk)
Hoạt động 2: Vận dụng và củng cố
- Yêu cầu HS đọc bài và làm bài tập SGK..
- Nhận xét đáp án.
- Nếu câu hỏi vận dụng.
- Nhận xét câu trả lời của hs.
- Đánh giá giời dạy.
- Đọc và làm bài tập phần 4 SGK.
- Trình bày đáp án.
-Trả lời câu hõi của GV.
- làm việc cá nhân giải bài tập 4 SGK.
BÀI 34. ĐỘNG NĂNG VÀ ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG
I MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu động năng là một dạng năng lượng cơ học mà mọi vật có được khi chuyển động.
Nắm vững hai yếu tố đặc trưng của động năng, động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Hiểu mối quan hệ giữa công và năng lượng thể hiện cụ thể qua nội dung của định lí động năng.
Kỹ năng
Vận dụng thn thạo biểu thức tính công trong định lí động năng để giải một số bài toán liên quan.
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên
.- Biên sọan các câu hỏi 1-4 SGK thành các câu trắc nghiệm.
- Dụng cụ thí nghiệm động năng của các vật phụ thuộc vào hai yếu tố m và v.
- Bảng một số giá trị động năng của các vật.
2 Học sinh
- Khái niệm động năng và công đã học cấp phổ thông cơ sở.
- Đọc trước bài này.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Giáo viên có thể sọan các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng.
- Chuẩn bị hình ảnh mô tả động năng phụ thuộc vàao m và v.
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm động năng
- Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm động năng.
- Nếu câu hỏi C1, C2, nhận xét các câu trả lời.
Cho HS đọc ví dụ, rút ra nhận xét.
- TÌm hểiu định nghĩa, công thức, những nhận xét về động năng.
- Trả lời câu C1, C2.
- Đọc ví dụ SGK, rút ra ‎ nghĩa của động năng.
1. Động năng
a. Định nghĩa
Động năng của một vật là năng lượng làm vật có được do chuyển động. Động năng có giá trị bằng một nửa tích khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
* Chú y:
- Động năng của một vật là đại lượng vô hướng và luôn luôn dương.
- vận tốc có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu, nên động năng củng có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
- Công thức trên cũng đúng cho vật chuyển động tịnh tiến.
b.Ví dụ: (sgk)
Hoạt động 2: tìm hểiu định lí động năng
- hướng dẫn Hs rút ra công thức (34.3).
- Nêu câu hỏi C3, hướng dẫn trả lời.
- Tìm ra d0ược công thức độ biến thiên động năng (34.3). Phát biểu định lí.
- Trả lời câu C3.
2. Định lí động năng
Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng vào vật.
Nếu công của ngoại lực là dương (công phát động), động năng tăng; nếu công này âm (công cản), động năng giảm.
Hoạt động 3: vận dụng, củng cố
- Hướng dẫn HS đọc và làm bài tập vận dụng.
- Nhận xét kết quả giải.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
- Đọc và làm bài tập vận dụng phần 3 SGK.
- Trình bày lời giải và nhận xét.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung 1 – 4 SGK.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
3. Bài tập vận dụng. (sgk)
BÀI 35. THẾ NĂNG. THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG
I MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm vững cách tính công do trọng lực thực hiện khi vật chuyển động
Nắm vững mối quan hệ: công của trọng lực bằng độ giảm tếh năng.
Có khái niệm chung về cơ năng trong cơ học. Tù đó phân biệt động năng và thế năng.
Kỹ năng
Vận dụng được công thức xác định thế năng để giải bài tập.
II CHUẨN BỊ
Giáo viên
.- Biên sọan các câu hỏi 1-4 SGK thành các câu trắc nghiệm.
- Dụng cụ thí nghiệm về thế năng trọng trường, của lực đàn hồi.
- Các hình vẽ mô tả trong bài.
2 Học sinh
- Làm thí nghiệm về thế năng của lực đàn hồi.
- Công, khả năng sinh công.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Hình ảnh thế năng của nước trong nhà máy thủy điện, búa máy.
- Hình ảnh thế năng đàn hồi.
 III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thế năng.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm thế năng
- Yêu cầu Hs lấy ví dụ.
- Nhận xét câu trả lời.
- Đọc phần 1 SGK, tìm hểiu các ví dụ để dẫn đến khái niệm tếh năng.
- Lấy ví dụ thực tiễn về thế năng.
1. Khái niệm thế năng
Thế năng là dạng năng lượng phụ thuộc vào vị trí tương đối của vật so với mặt đất, hoặc phụ thuộc độ biến dạng của vật so với trạng thái khi chưa biến dạng.
Hoạt động 2: Công cuả trọng trường.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu công của trọng trường.
- Yêu cầu hs nêu nhận xét.
- Dọc phần 2 SGk, tìm hiểu công cuả trọng lực và rút ra nhận xét.
2, Công của trọng lực
Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của vật mà chỉ phụ thuộc vào các vị trí đấu và cuối. Lực có tính chất như thế gọi là lực thế.
Hoạt động 3: thế năng trọng trường.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu thế năng trọng trường và độ giảm thế năng.
- Nêu câu hỏi C1, C2, hướng dẫn trả lời.
- Đọc phần 3 SGK, tìm công thức (35.3) và độ giảm thế năng.
- Trả lời câu C1, C2.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
3. Thế năng trọng trường
Công của trọng lực bằng hiệu thế năng của vật tại vị trí đầu và vị trí cuối, tức bằng độ giảm thế năng của vật.
Trong đó là tếh năng của vật tại vị trí đang xét.
Hoạt động 4: Tìm hiểu liên hệ lực thế và thế năng.
- Gợi y cho hs nhận xát quan hệ giữa lực thế và thế năng.
- Nhận xát câu trả lời cùa Hs
- Đọc phần 4 SGK, tìm hiểu rõ hơn khái niệm lực thế và thế năng.
- Lấy ví dụ.
4. Lực thế và thế năng
Thế năng là năng lượng của một hệ có được do tương tác giữa các phần của hệ thông qua lực thế.
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố
- Nêu câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của hs.
- yêu cầu hs trình bày đáp án và nậhn xét câu trả lời
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo nd câu 1 – 4 SGK.
- Làm việc cá nhân giải bài 3 SGK.
BÀI 36. THẾ NĂNG ĐÀN HỒI
I MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm được khái niệm thế năng đàn hồi
Biết cách tính công của lực đàn hồi khi vật bị biến dạng.
Nắm được định l‎í thế năng.
Hiểu bản chất của thế năng đàn hồi.
Nắm vững và áp dụng phương pháp đồ thị để tính công của lực đàn hồi.
Kỹ năng
Nhận biết vật có thế năng đàn hồi
Vận dụng được công thức xác định thế năng để giải bài tập.
II CHUẨN BỊ
 1 Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm:lò xo, dây cao su, thanh tre...
- Một số hình vẽ trong bài.
2 Học sinh
- Khái niệm về thế năng, thế năng trọng trường.
- Lực đàn hồi, công của trọng lực.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Mô phỏng thế năng đàn hồi của một số vật
- Hình ảnh bắn cung.
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Công của lực đàn hồi.
- Yêu cầu hs đọc SGk và tìm hiểu công của lực đàn hồi.
- Hướng dẫn hs tìm công thức (36.2).
- Nêu câu hỏi C1, C2.
- Nhận xét câu trả lời.
- Đọc phần 1 SGk, tìm hểiu công của lực đàn hồi.
- Tìm công bằng phương pháp đồ thị.
- Nêu nhận xét: Lực đàn hồi cũng là lực thế. Công thức (36.2).
- Trả lời câu C1, C2.
1. Công của lực đàn hồi
* Mọi vật biến dạng đàn hồi đếu có khả năng sinh công, tức là mang năng lượng. Năng lượng này được gọi là thế năng đàn hồi.
* Công của lực đàn hồi:
Công này phụ thuộc vào các độ biến dạng của lò xo, vậy lực đàn hồi cũng là lực thế.
Hoạt động 2: Thế năng đàn hồi.
- Hướng dẫn học sinh các công thức tính.
- Nhận xét câu trả lời của hs.
- Đọc phần 2 SGK và tìm hiểu về khái niệm thế năng đàn hồi, độ giảm của thế năng đàn đồi.
- Ghi nhận công thức (36.3) và (36.4).
2. Thế năng đàn hồi
* Thế năng đàn hồi của một vật gắn vào đầu lò xo có độ biến dạng x bằng:
, k là độ cứng của lò xo.
* Định lí thế năng: Công A của lực thế bằng độ giảm thế năng:
* Thế năng đàn hồi cũng được xác định sai kém bằng một hằng số cộng tuỳ theo cách chọn gốc toạ độ ứng với vị trí cân bằng.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố
- Yêu cầu hs nhận xét về thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi.
- Nhận xét về phương án trả lời.
- trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo nôi dung câu 1 – 3 SGK.
- Thảo luận và trình bày đáp án.
BÀI 37. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG
I MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm vững khái niệm cơ năng.
Biết cách thiết lập định luật bảo toàn cơ năngtrong trường hợp cụ thể.
Kỹ năng
Biết xác định khi nào cơ năng được bảo toàn.
Vận dụng được công thức xác định cơ năng để giải bài tập.
II CHUẨN BỊ
 1 Giáo viên
.- Biên sọan các câu hỏi 1-4 SGK thành các câu trắc nghiệm.
- Dụng cụ thí nghiệm con lắc đơn, con lắc lò xo, vật rơi.
- Các hình vẽ mô tả trong bài.
2 Học sinh
- Định luật bảo tòan và chuyển hóa năng lượng ở cấp THCS.
- Khái niệm động năng và thế năng, công của trọng lực , của lực đàn hồi.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Mô phỏng hình ảnh nước trong nhà máy thủy điện được chuyển từ thế năng sang động năng
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thành lập định luật.
- Làm thí nghiệm chuyển động con lắc đơn, Hs quan sát nhận xét.
- Làm thí nghiệm vật rơi tụ do, nhận xét và tìm công của trọng lực, độ biến thiên động năng.
- Tìm hiểu cơ năng lúc đầu và sau để rút ra nhận xét.
Nêu câu hỏi C1, C2, gợi ‎ HS trả lời.
- Yêu cầu HS đọc phần 2 và rút ra kết luận về công của lực không phải là lực thế.
- Quan sát thí nghiệm con lắc đơn, nhận xét sự biến đổi của thế năng, động năng.
- Đọc phần 1 SGK, tìm hiểu cơ năng của vật trong trường hợp trọng lực av2 trường hợp lực đàn hồi.
Trả lời câu C1, C2.
- HS đọc phần 2, tìm hiểu về biến thiên cơ năng, công của lực không phải là lực thế.
1. Thiết lập định luật
a. Trường hợp trọng lực
Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực , động năng có thể chuyển thành thế năng và ngược lại, va tổng của chúng, tức cơ năng của vật được bảo toàn (không đổi theo thời gian)
b. Trường hợp lực đàn hồi
=hằng số.
c. Định luật bảo toàn cơ năng tổng quát
Cơ năng của một vật chỉ chịu tác dụng của những lực thế luôn được bảo toàn.
2. Biến thiên cơ năng. Công của lực không phải là lực thế.
Hoạt động 2: Vận dụng và củng cố.
- Yêu cần HS làm bài tập phần 3.
- Hướng dẫn cách giải.
- Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi.
- Đọc và làm bài tập phần 3 SGK.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1 – 3 SGK.
3. Bài tập ứng dụng (SGk)
BÀI 38. VA CHẠM ĐÀN HỒI VÀ KHÔNG ĐÀN HỒI
I MỤC TIÊU
Kiến thức
Có khái niệm chung về va chạm và phân biệt được va chạm đàn hồi và va chạm mềm
Kỹ năng
Vận dụng được công thức để giải bài tập.
II CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
.- Biên sọan các câu hỏi 1-3 SGK thành các câu trắc nghiệm.
- Dụng cụ thí nghiệm về va chạm giữa các vật.
- Các hình vẽ mô tả trong bài.
2 Học sinh
- Ôn kiến thức định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn cơ năng.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Chuẩn bị thí nghiệm mô phỏng va chạm hai vật, các thí nghiệm về va chạm đàn hồi và không đàn hồi.
 III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phân loại va chạm
- Hướng dẫn hs tìm hiểu về va chạm, tính chất cuả va chạm.
- Nêu câu hỏi C1.
- Nhận xét câu trả lời của hs.
- Đọc SGK, tìm hiểu va chạm, phân loại va chạm.
- Trả lời câu hỏi về tính chất của va chạm.
- Trả lời câu C1.
1. Phân loại va chạm
- Đối với tất cả các va chạm , có thể vận dụng định luật bảo toàn động lượng.
- Va chạm đàn hồi: sau va cham hai vat tro lai hình dạng ban đầu và động năng toàn phần không thay đổi, hai vật tiệp tục chuyển động tách rời nhau với vận tốc riệng biệt.
- Va cham mềm: sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng một vận tốc => một phần năng lượng của hệ chuyển thành nội năng (toả nhiệt) và tổng động năng không được bảo toàn.
Hoạt động 2: Va chạm đàn hồi trực diện.
- Hướng dẫn Hs tìm hiểu về tính chất va chạm đàn hồi và tìm vận tốc.
- Nhận xét câu trả lời.
- Đọc phần 2 SGK, tìm hiểu va chạm đàn hồi trực diện.
- Lấy ví dụ thực tiễn.
2. Va chạm đàn hồi trực diện
Vận tốc của từng quả cầu sau va chạm:
Nhận xét:
+ Hai qua cầu có khố lượng bằng nhau: thì è Có sự trao đổi vận tốc.
+ Hia quả cầu có khố lượng chếnh lệch
Giả sử và ta có thể biến đổi gần đúng với ta thu được .
Hoạt động 3: Va chạm mền
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về tính chất của va chạm mền.
- 
- Xem SGK phần 3, tìm hiểu va chạm mền.Chứng tỏ động năng giảm một lượng.
3. Va chạm mền
- Định luật bảo toàn động lượng: .
- Đo biến thiên động năng của hệ: 
 chứng tỏ động ănng giảm đi một lượng trong va chạm. Lượng này chuyển hoá thành dạng năng lượng khác, nhu toả nhiệt,..
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố.
- Yeu cầu hs làm bài tập phần 4.
- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét câu trả lời.
- Làm bài tập phần 4 SGK. Nhận xét lời giải.
- Trình bài câu trả lời của câu hỏ trắc nghiệm.
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
4. Bài tập vận dụng
BÀI 39. BÀI TẬP VỀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
I MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm vững các định luật bảo toàn và điều kiện vận dụng các định luật bảo toàn.
Kỹ năng
Vận dụng được các định luật bảo toàn để giải bài tập.
II CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên
.- Một số bài toán vận dụng các định luật bảo tòan.
- Phương pháp giải bài tập các định luật bảo toàn.
2 Học sinh
- Các định luật bảo tòan, va chạm giữa các vật.
- Xem phương pháp giải các bài tóan.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Các bước giải bài tập áp dụng các định luật bảo tòan.
- Chuẩn bị các hình ảnh minh họa cho các bài tập.
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phương pháp giải các định luật bảo toàn.
- Cho HS đọc SGK.
- Nêu câu hỏi thảo luận.
- Nhấn mạnh quy tắc áp dụng định luật.
- Đưa ra phương pháp giải bài tập.
- Đọc SGK phần 1,2. Thảo luận đưa ra những quy tắc để giải bài toán áp dụng định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năng.
- Ghi nhận điều kiện áp dụng định luật.
1. Định luật bảo toàn động lượng
- Nếu các vectơ vận tốc cùng phương, ta quy ước chiều dương và lập phương trình đại số để giải.
- Nếu các vectơ vận tốc khác phương, ta vẽ giản đồ vectơ động lượng để từ đó xác định độ lớn và hướng của các vận tốc bằng phương pháp hình học, lượng giac, ...
- Các vận tốc phải xét cùng một hệ quy chiếu.
Hoạt động 2: Giải một số bài toán
- Yêu cầu Hs doc SGK phần 3. Yếu cầu tóm tắt và vận dụng giải từng bài ậtp.
- Đặt câu hỏi rút ra phương pháp giải các bài toán áp dụng định luật bảo toàn.
- Đọc SGK phần 3. vận dụng giải bài tập từ 1 đến 4.
- Rút ra nhận xét cho từng dạng bào toán và phương pháp chung cho bài tập áp dụng định luật bảo toàn.
2. Định luật bảo toàn cơ năng
Chú y điều kiện hệ kín để áp dụng đúng định luật bảo toàn động lượng.
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố.
- Yêu cầu hs nêu phương pháp giải và điều kiện áp dụng.
- Nhận xét câu trả lời cuả Hs.
- Nêu phương pháp và điều kiện áp dụng định luật bảo toàn.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
3. Bài toán va chạm (sgk)
BÀI 40. CÁC ĐỊNH LUẬT KE-PLE. CHUYỂN ĐỘNG CỦA VỆ TINH.
I MỤC TIÊU
Kiến thức
Có khái niệm đúng về hệ nhật tâm
Nắm được nội dung của ba định luật Ke-ple và hệ quả suy ra tu no!
Kỹ năng
Vận dụng định luật keple để giải một số bài toán.
II CHUẨN BỊ
 1 Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm mô phỏng hệ mặt trời và các hành tinh.
- Bảng số liệu về hệ mặt trời.
2 Học sinh
- Chuyển động tròn, chuyển động tròn đều.
- Định luật vạn vật hấp dẫn và biểu thức.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Mô phỏng hệ mặt trời và chuyển động của nó.
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Mở đầu
Giới thiệc cho hs về nghiên cứu vũ trụ.
Đọc SGK phần mở đầu
1.Mở đầu
Họat động 2: Tìm hiểu các định luật Kê-ple.
- yêu cấu Hs tóm tắt và mô tả chuyển động của các hành tinh.
- Hướng dẫn hs chứng minh định luật.
- Nêu câu hỏi C1.
- Yêu cầu hs dọc phần 4 và tìm các vận tốc vũ trụ.
- Đọc phần 2 và tóm tắt. Tìm hiểu 3 định luật Kê-ple.
- thảo luận chứng minh định luật Kê-ple.
- Trả lời câu hỏi C1.
- Đọc phần 4 SGk.
- 
2. Các định luật kê-ple
Định luật 1: Mọi hành tinh đều chuyển động theo các quỷ đạo elip mà Mặt Trời là một tiêu điểm.
Định luật 2: Đoạn tẳhng nối mặt trời và một hành tinh bất kỳ quét những diện tích bằng nhau trong những khảon thời gian như nhau.
Định luật 3: Tỉ số giữa lập phương bán trục lớn và bình phương chu kỳ quay là giống nhau cho mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời.
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố
- Yêu cầu hs đọc và giải bài ậtp phần 3.
- Nhận xét lời giải.
- Đọc và giải bài ậtp phần 3 SGK.
- Trình bày bài tập.
- Ghi tóm tắt kiến thức cơ bản, cách vận dụng 3 định luật.
3. Bài tập vận dụng
(sgk)
4. Vệ tinh nhân tạo. Tốc độ vũ trụ.

File đính kèm:

  • docCHuoNG IV.doc