Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 35: Kiểm tra học kỳ II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 35: Kiểm tra học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của Học sinh về kiến thức của các bài từ 17 đến bài 34 . - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức làm bài tập định tính và định lượng. - Rèn luyện khả năng tư duy, suy luận lôgic cho HS. II. CHUẨN BỊ: GV: Chuẩn bị đề kiểm tra HS: Ôn tập kiến thức cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định: (1 phút) 2. Kiểm tra: (5 phút) MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ II Nội dung Mức độ nhận thức Trọng số Biết Hiểu Vận dụng TL TL TL Sự nở vì nhiệt của các chất. 1 1đ 2 4đ 3 5đ Nhiệt kế, nhiệt giai 1 2đ 1 2đ Sự chuyển thể của các chất 1 1đ 2 2đ 3 3đ Tổng 2 2đ 2 2đ 3 6đ 7 10đ ĐỀ RA Câu 1: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào? Câu 2: Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Câu 3: Tại sao khi rót nước nóng vào vào một cốc thủy tinh thành dày thì cốc hay bị nứt? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ? Câu 4 : Tại sao sau khi trồng chuối người ta phải cắt bớt lá? Câu 5: Lau khô thành ngoài cốc thủy tinh rồi cho vào mấy cục nước đá. Một lát sau sờ vào thành ngoài cốc ta thấy ướt. Giải thích tại sao ? Câu 6: Khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng, thì mực thủy ngân trong ống nhiệt kế tụt xuống một chút rồi sau đó mới dâng lên, hãy giải thích tại sao ? Câu 7 : Đổi đơn vị nhiệt độ sau: a) 1000C = ? 0F b) 680F = ? 0C Đáp án và biểu điểm : Câu Nội dung Điểm 1 Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau. 1đ 2 Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. 1đ 3 Do lớp thủy tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra còn lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra nên cốc hay bị nứt. Để tránh hiện tượng trên có thể làm theo các cách sau: tráng cốc bằng nước nóng trước khi rót nước vào cốc. Luộc cốc trước khi sử dụng lần đầu. Bỏ một chiếc thìa kim loại vào cốc trước khi rót nước vào cốc. ( học sinh có thể trả lời 1 trong ba phương án trên, hoặc nếu có phương án khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa) 2,0 4 Làm như vậy để giảm sự thoát hơi nước giúp cây không bị chết, vẫn phát triển nhanh. 1,0 5 Hơi nước trong không khí ở chỗ thành ngoài của cốc bị lạnh nên ngưng tụ thành giọt đọng trên thành cốc. 1,0 6 Lúc đầu ống thủy tinh bị nóng đã nở ra trước nên thủy ngân trong ống bị tụt xuống một chút. Sau đó thủy ngân trong ống mới nóng và nở ra, Nhưng thủy ngân là chất lỏng đã nở nhiều hơn thủy tinh nên thủy ngân trong ống dâng lên. 2,0 7 a) 1000C = 00C + 1000C = 320 F + 100. 1,80F = 2120F b) 680F = 320F + 360F = 00C + (36 : 1,8)0C = 200C 2,0 Kết quả kiểm tra Điểm 0→ 1,9 2→ 4,9 TB (%) 5→ 6,4 6,5→ 7,9 8→ 10 TB (%) 6A 6B 6C
File đính kèm:
- Tiet 35 KT HKII Li 6.doc