Giáo dục kĩ năng sống - Bài 3: Giải Quyết xung đột

doc2 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục kĩ năng sống - Bài 3: Giải Quyết xung đột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động tập thể
Giáo dục kĩ năng sống. Bài 3: Giải Quyết xung đột
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học HS biết:
- Nhận biết các xung đột thường gặp trong cuộc sống.
- Giải quyết được những xung đột nhỏ trong cuộc sống của người khác và của chính mình.
- GD cho HS kĩ năng tự nhận thức ; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng giải quyết tình huống.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*HĐ1: GV nêu yêu cầu giờ học
* HĐ 2: Xung đột xấu hay tốt
 a) Vì sao cần xung đột
- Gọi 2 – 3 HS đọc truyện “Vai trò của xung đột” trang 13, 14.
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn:
1.Tại sao có xung đột?
2. Có phải xung đột nào cũng xấu không?
- Hướng dẫn HS làm bài tập trang 14: Xung đột nào sau đây giúp em tốt lên?
+ Lời nhắc nhở của mẹ.
+ Hình phạt của cô.
b) Vì sao cần kiểm soát xung đột
 - Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: Vì sao phải kiểm soát xung đột?
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi : Hai bạn tạo thành một cặp, mỗi cặp nhận một cái dây chun. Khi đếm từ 1 đến 3, cả hai cùng kéo mạnh chun về phía mình cho đến khi chun đứt. Em cùng bạn trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi chun đứt thì ai bị đau?
+ Tại sao chun bị đứt?
+ Khi chun đứt, có thể nối lại được nguyên vẹn chiếc chun như ban đầu không?
- Rút ra bài học: Khi xung đột quá lớn thường dễ dẫn đến đánh nhau, làm đau nhau, mối quan hệ không còn như xưa. Chính vì vậy cần kiểm soát xung đột.
*HĐ 3: Giải quyết xung đột
a) Khi ở bên ngoài xung đột
- Hướng dẫn HS các bước giải quyết xung đột như sau:
1. Tách hai người ra xa nhau.
2. Để họ ngồi xuống ghế.
3. Cho họ uống nước.
4. Lắng nghe tích cực.
b) Khi chính em rơi vào xung đột.
- Hướng dẫn HS giải quyết tình huống: Hai bạn tạo thành một cặp, khi đếm từ 1 đến 3, mỗi người cầm một đầu chiếc chun đã bị đứt kéo căng, sau đó thả tay ra khỏi chun.
Em trả lời câu hỏi sau:
1.Ai là người bị đau?
2.Tại sao?
3. Làm thế nào để không bị đau ?
- Rút ra bài học : Vở thực hành kĩ năng sốngTrang 16
1. Nếu luôn muốn giành phần thắng, phần đúng, quyền lợi về phía mình thì chúng ta rất dễ xẩy ra xung đột và gây tổn thương đến người khác và chính bản thân mình.
2. Trong bất kì xung đột hay cãi vã nào, ai tha thứ trước thì sẽ tìm thấy sự bình yên, thanh thản.
3. Hãy tự suy nghĩ về bản thân mình trước khi điều chỉnh người khác.
*HĐ 4: Luyện tập
- Hướng dẫn HS giải quyết xung đột giữa hai bạn trong lớp, trong khu nhà em ở hoặc giữa em và anh chị em của mình theo cách đã học.
Củng cố, dặn dò:
Khi xung đột thường dẫn đến tác hại gì?
Vì sao ta cần giải quyết xung đột?
Em hãy nêu một số cách giải quyết xung đột?
GV nhận xét đánh giá giờ học.
Dặn dò: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống tốt.

File đính kèm:

  • docgiao duc ki nang song lop 4 tiet 3.doc