Giáo dục kĩ năng sống - Bài: Thái độ khi lắng nghe (tiết 1)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục kĩ năng sống - Bài: Thái độ khi lắng nghe (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục kĩ năng sống THÁI ĐỘ KHI LẮNG NGHE (T1) I. MỤC TIÊU : - Biết luôn chủ động và tích cực trong lắng nghe. - HS có ý thức đồng cảm với người nói bằng cách lắng nghe tích cực. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng hợp tác theo nhóm. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ2: Lắng nghe chủ động - Yêu cầu HS đọc tình huống trang 3. - HS thảo luận nhóm đôi cùng bàn và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Khi muốn gặp người khác cần phải chuẩn bị tư thế lắng nghe. - Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở: Em cần chuẩn bị những gì trước khi lắng nghe? + Thái độ mong muốn được nghe. + Hướng về tư thế người nói. + Tư thế ngồi nghe. - Thế nào là chủ động lắng nghe ? (Luôn chủ động lắng nghe trước khi giao tiếp với người khác) - Chủ động lắng nghe mang lại lợi ích gì? (Chủ động lắng nghe giúp em đạt được những điều mình mong muốn.) - GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng (bài học ở SGK: Gọi 2 HS đọc. * HĐ 3: Tích cực nhiệt tình - Yêu cầu HS đọc tình huống trang 4. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. - HS thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét của nhóm mình trước lớp. - GV cùng cả lớp theo dõi và đưa ra kết luận đúng: Bi lắng nghe như vậy là không nhiệt tình. Theo em, Bi nghe như vậy thì Bốp sẽ không muốn nói chuyện với Bi nữa. - Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở: Lắng nghe như thế nào là tích cực nhiệt tình? Đáp án đúng: Lắng nghe như thế nào là tích cực nhiệt tình là: + Tập trung chăm chú. + Quan tâm và quan sát. + Khen ngợi khích lệ. + Hưởng ứng câu chuyện. *Củng cố, dặn dò: - Thế nào là chủ động lắng nghe ? (Luôn chủ động lắng nghe trước khi giao tiếp với người khác) - Chủ động lắng nghe mang lại lợi ích gì? (Chủ động lắng nghe giúp em đạt được những điều mình mong muốn.) - Gọi 2 HS đọc bài học ở SGK. - Dặn dò: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. Giáo dục kĩ năng sống THÁI ĐỘ KHI LẮNG NGHE (T2) I. MỤC TIÊU : - Biết đồng cảm với người nói khi lắng nghe. - HS có y thức đồng cảm với người nói. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng hợp tác theo nhóm. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ2: Lắng nghe đồng cảm a) Cấp độ lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi:Theo em, lắng nghe để làm gì? - Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành: 1. Lắng nghe để làm gì ? (Lắng nghe để thấu hiểu người nói.) 2. Bước vào thế kỉ XXI, liên hợp quốc đã gửi tới thế giới 6 thông điệp quan trọng đó là: - Tôn trọng mọi sự sống. - Từ bỏ bạo lực. - Chia sẻ với mọi người. - Lắng nghe để thấu hiểu. - Bảo vệ hành tinh. - Tìm lại sự đoàn kết. * Rút ra bài học ở VBT trang 5 ( 2 - 3 HS đọc lại) b) Thể hiện đồng cảm. - HS đọc truyện trang 6,7 - Mẹ đi làm về mệt Bi đã làm những việc gì? ( Bi hỏi han mẹ, bóp đầu cho mẹ, hứa sẽ làm việc nhà để giúp đỡ mẹ.) - Rút ra bài học: Lắng nghe đồng cảm là chủ động lắng nghe với thái độ tích cực, nhiệt tình. Chờ bạn nói xong thì em mới nói. Nhắc lại từ quan trọng và hỏi lại để hiểu rõ hơn tâm tư của bạn. - HD HS thực hành theo nhóm đôi cùng bàn: Em hỏi bạn thân của em về khó khăn mà bạn đang gặp phải và em lắng nghe đồng cảm khi bạn nói. * Luyện tập: Em thể hiện lắng nghe đồng cảm với những người thân trong gia đình. Sau khi lắng nghe, em đã hiểu hơn nững khó khăn, vất vả của bố mẹ. Hãy ghi lại cảm nhận của em. - HS tự làm bài vào vở thực hành trang 7. - GV theo dõi, kiểm tra. *Củng cố, dặn dò: - Thế nào là lắng nghe đồng cảm ? (Lắng nghe đồng cảm là chủ động lắng nghe với thái độ tích cực, nhiệt tình. Chờ bạn nói xong thì em mới nói. Nhắc lại từ quan trọng và hỏi lại để hiểu rõ hơn tâm tư của bạn.) - Chủ động lắng nghe mang lại lợi ích gì? (Chủ động lắng nghe giúp em đạt được những điều mình mong muốn.) - Gọi 2 HS đọc bài học ở SGK. - Dặn dò: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
File đính kèm:
- thuc hanh ki nang song bai 1 moi.doc