Giới thiệu khái quát về tỉnh Đắk Lắk
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu khái quát về tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐẮK LẮK I. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.306.201 ha, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Bình Phước; phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km. Độ cao trung bình 400 – 800 m so với mặt nước biển. Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, Đắk Lắk có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước và Bình Dương. 2. Đặc điểm địa hình Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. 3. Khí hậu Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. II. Tài nguyên thiên nhiên 1. Tài nguyên đất Toàn tỉnh có 8 nhóm đất, trong đó có 2 nhóm chiếm ưu thế cả về diện tích và ý nghĩa sử dụng là nhóm đất xám chiếm 1.069.637 ha, bằng 54,57% diện tích tự nhiên và nhóm đất đỏ 723.077 ha, bằng 36,52%. Chất lượng của các loại đất chủ yếu đều thích hợp cho phát triển cây công nghiệp có giá trị như: cà phê, cao su, hồ tiêu..cho năng suất cao và chất lượng tốt. 2. Tài nguyên rừng Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. 3. Tài nguyên khoáng sản Đắk Lắk có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là: sét cao lanh với trữ lượng ước tính khoảng 60 triệu tấn, phân bố ở M’Đrắk, Buôn Ma Thuột; sét gạch ngói với trữ lượng ước tính trên 50 triệu tấn, phân bố ở Krông Ana, M’Đrăk, Buôn Ma Thuột, Cư Jút và nhiều nơi trong tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như Vàng (Ea Kar), chì (Ea H’leo), phốt pho (Buôn Đôn), than bùn (Cuôr Đăng), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. 4.Nguồnnước Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô. Đáng chú ý là sông Sêrêpôk với 2 nhánh sông chính là sông Krông Ana và Krông Nô, sông Krông H’năng và sông Đồng Nai. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea sô Với lượng mưa bình quân 1.900 mm, mỗi năm Đắk lắk có 38,8 tỷ m3 nước, trong đó lượng mưa chuyển vào dòng chảy khoảng 17,5 tỷ m3. Nguồn nước ngầm trên vùng đất bazan tương đối lớn. Trữ lượng công nghiệp cấp C2 ở cao nguyên Buôn Ma Thuột khoảng 21.028.000 m3/ngày, tạo thành 2 tầng chứa nước khác nhau. Nước ngầm có trữ lượng lớn ở độ sâu 40 – 90 m, tổng lượng nước ngầm sử dụng vào những tháng mùa khô khoảng 482.400 m3/ngày. III. Tiềm năng kinh tế 1. Tiềm năng du lịch Du lịch đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, cụm thác Gia Long – Draysay, cụm du lịch Buôn Đôn, thác Krông Kma, Diệu Thanh, Tiên Nữ bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo Tính đến ngày 31/12/2000, toàn tỉnh có 23 di tích lịch sử cách mạng, 2 di tích lịch sử văn hoá, 13 di tích kiến trúc nghệ thuật, 8 di tích khảo cổ, 71 di tích thắng cảnh, 25 danh lam thắng cảnh. Có 9 di tích được Bộ Văn Hoá công nhận di tích quốc gia. Nhà bảo tàng Đắk Lắk có hơn 8.000 hiện vật văn hoá lịch sử. 2. Những lợi thế so sánh Đắck Lắk nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, với khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai khá đa dạng, phong phú, với hơn 8 nhóm đất khác nhau, đặc biệt có hơn 700.000 ha đất đỏ bazan có khả năng phát triển thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn như cà phê, cao su, các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Rừng Đắc Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm. Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch phát triển trồng rừng nguyên liệu còn nhiều, cho phép phát triển những nhà máy chế biến lâm sản có công suất lớn. Công nghiệp có ưu thế đặc biệt, với mỏ quặng bôxít trữ lượng khoảng 5,4 tỷ tấn phân bố tập trung ở vùng phía Nam của tỉnh, ngoài ra còn có nhiều khoáng sản khác như sét cao lanh, sét gạch ngói, đá quý, than bùn, nước khoáng, vàng, chì, phốt pho, thuỷ năng ước khoảng 2,6 tỷ kWh song chưa được khai thác, đặc biệt các bậc thang trên hệ thống sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai cho phép phát triển nhiều công trình thuỷ điện lớn, nhiều sông suối nhỏ rải rác khắp địa bàn có thể phát triển được thuỷ điện vừa và nhỏ như Đắk Rtik, Ea Súp, Krông Năng (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
File đính kèm:
- Lich su dia phuong daklak.doc