Gợi ý đáp án môn Văn khối D

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý đáp án môn Văn khối D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý đáp án môn Văn khối D
Câu 1. - Chi tiết Mị nhìn thấy "dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má" của A Phủ là một chi tiết rất quan trọng trong mạch cốt truyện và đánh dấu bước chuyển biến trong tâm lí, hành động của nhân vật Mị. - Hoàn cảnh:+ Bối cảnh không - thời gian: "Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên".+ Hoàn cảnh của A Phủ: bị bắt trói, bị đánh đập, hành hạ tàn nhẫn. A Phủ lâm vào cảnh tuyệt vọng và bị đẩy đến gần cái chết "chỉ đêm mai là chết ... chết đau, chết đói, chết rét, phải chết". + Hoàn cảnh của Mị: Là người phụ nữ nhân hậu, giàu yêu thương nhưng đã bị trà đạp tàn nhẫn đến gần như lạnh lùng, vô cảm với nỗi đau đồng loại (trước đó, Mị đã nhiều đêm dậy thổi lửa, chứng kiến A Phủ bị trói nhưng chẳng hề quan tâm). Những dòng nước mắt của A Phủ đã thức dậy trong cô những gì tốt đẹp nhất.- Ý nghĩa của chi tiết với tâm lí nhân vật Mị* Chi tiết này đánh dấu bước chuyến biến quan trọng trong tâm lí Mị. + Giọt nước mắt và tình cảnh tuyệt vọng của A Phủ thức dậy trong Mị hình ảnh của chính mình "đêm năm trước". Cô thương xót cho thân phận mình.+ Từ nỗi thương thân, cô thương cho người đàn ông bất hạnh kia chỉ ngày mai là chết. Từ lòng thương ấy, Mị nhận ra tất cả sự bất công, tàn ác của nhà Thống lí, của tầng lớp thống trị. Nghĩ thế, trong Mị thôi thúc hành động giải phóng cho A Phủ.+ Mị nghĩ đến tình cảnh của mình sẽ bị hành hạ sau khi giải thoát cho A Phủ nhưng "làm sao Mị cũng không thấy sợ". Cô quyết tâm hành động, cắt dây trói cứu A Phủ và giải phóng cho chính cuộc đời mình.* Chi tiết này cho thấy nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tài tình của Tô Hoài, tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn khi phát hiện ra những phẩm chất cao đẹp ẩn sâu trong đáy hồn của những con người đau khổ, bất hạnh.Câu 2. a. Mở bài- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thần tượng và việc ứng xử với các thần tượng.b. Thân bài- Giải thích vấn đề:+ Khái niệm thần tượng: Thần tượng là những biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp, phi thường mà con người ngưỡng vọng, tự hào và khao khát đạt được. Những phẩm chất ấy thường được hội tụ, thể hiện ở một số cá nhân, tập thể.+ Biểu hiện cụ thể: Trong mỗi lĩnh vực trong cuộc sống đều có những cá nhân, tập thể được xem là thần tượng của đông đảo quần chúng: thần tượng trong lĩnh vực thể thao, nghệ thuật, quân sự, lao động sản xuất, ...- Vai trò, ý nghĩa của các thần tượng: Thần tượng (chân chính và đích thực) có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và cộng đồng. Thần tượng chính là hình ảnh đẹp đẽ tập trung niềm ngưỡng vọng, ước mơ, tự hào của mọi người. Thần tượng giúp mỗi người có định hướng, phát triển cá nhân, động viên, thúc đẩy hoàn thiện bản thân mình.- Thái độ ứng xử với các thần tượng:+ "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa" bởi lẽ: * Với cá nhân thần tượng: việc tôn vinh những cá nhân xuất chúng, có nhiều đóng góp cho cộng đồng là một việc làm cần thiết, đẹp đẽ.* Với những người hâm mộ: việc ngưỡng mộ thần tượng tạo cho họ động lực để phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản thân mình.* Với xã hội: tôn vinh những cá nhân có nhiều phẩm chất cao quý và có nhiều đóng góp cho cộng đồng cho thấy một xã hội văn minh, tôn trọng và khuyến khích sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. => Đây là một cách ứng xử tích cực, lành mạnh cần được khuyến khích.+ "Mê muội thần tượng là thảm họa" bởi lẽ yêu quý, tôn thờ thần tượng một cách mù quáng sẽ dẫn đến vô số những hậu quả tai hại với cá nhân và cả cộng đồng. * Con người không ai hoàn hảo (kể cả các thần tượng). Do vậy, việc học tập và noi gương những phẩm chất tốt đẹp của họ là việc nên làm nhưng học theo, làm theo cả những thói xấu, những hành động không phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của cá nhân mình là điều cần tránh.* Quá hâm mộ thần tượng dẫn đến suy nghĩ và hành động mang tính chất phiến diện, coi thần tượng là khuôn mẫu, chuẩn mực cao nhất trong mọi hành vi ứng xử trong cuộc sống.=> Đây là cách ứng xử tiêu cực, đang xuất hiện ở một bộ phận giới trẻ, cần được sửa chữa, uốn nắn.- Bài học nhận thức và hành động.+ Xây dựng cho mình những thần tượng chân chính.+ Có cách ứng xử phù hợp, văn minh với các thần tượng.+ Gia đình, nhà trường và xã hội cần định hướng cho giới trẻ về những chuẩn mực giá trị.c. Kết bàiKhẳng định vai trò của thần tượng trong cuộc sống và tầm quan trọng của cách ứng xử của mỗi cá nhân với thần tượng của mình.
Câu 3. (Chương trình Chuẩn)* Ý 1: Vị trí của phần kết thúc đối với một tác phẩm văn học:Phần kết thúc có vị trí quan trọng đối với một tác phẩm văn học. Đây thường là phần dồn nén ý nghĩa tư tưởng và thể hiện rõ nét tài năng nghệ thuật của người cầm bút.* Ý 2: Ý nghĩa cả phần kết thúc hai tác phẩm Vợ nhặt và Chí Phèo:- Nhận xét chung: Hai kết thúc này đều rất độc đáo và giàu ý nghĩa.2.1. Kết thúc của tác phẩm Chí Phèo- Là hình ảnh: Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ hoang, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…- Kết thúc này thể hiện rất rõ tư tưởng chủ đề của thiên truyện và cho thấy tài năng nghệ thuật trần thuật bậc thầy của Nam Cao.a. Ý nghĩa nội dung:Kết thúc này bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của thiên truyện: Vòng quay số phận luẩn quẩn của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.- Hình ảnh lò gạch cũ là một hình ảnh có ý nghĩa quan trọng trong thiên truyện. Sự xuất hiện của hình ảnh gắn với sự xuất hiện của hình tượng Chí Phèo.- Hình ảnh lò gạch cũ bỏ không từng xuất hiện ở nhan đề cũ của tác phẩm (Cái lò gạch cũ), ở phần đầu và phần cuối thiên truyện, gợi về không gian của làng quê Việt Nam hoang phế, tiêu điều, tàn tạ.- Cuộc đời Chí Phèo bắt đầu cùng sự xuất hiện của không gian lò gạch. Hắn vốn là đứa trẻ bị bỏ rơi, "trần truồng và xám ngắt" trong cái lò gạch cũ. Toàn bộ hành trình sống, tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo cũng bắt đầu từ chính cái lò gạch này. Sự kiện gặp gỡ Thị Nở tưởng đã vãn hồi được nhân tính ẩn sâu trong Chí Phèo, cho y cơ hội trở lại làm người nhưng rồi chính định kiến tăm tối của làng Vũ Đại đã khiến Chí buộc phải lựa chọn cái chết khi y không muốn chấp nhận kiếp sống thú vật.- Chi tiết lò gạch xuất hiện trong tâm trí Thị Nở ở cuối tác phẩm như một sự dự báo sự diễn tiến về sau của "hiện tượng Chí Phèo". Chí Phèo chết nhưng hiện tượng Chí Phèo vẫn còn tiếp tục, lò gạch vẫn còn đó và rất có thể sẽ còn có những Chí Phèo khác tiếp tục được hoài thai.? Từ đó Nam Cao bộc lộ thái độ đau xót trước một qui luật của số phận người nông dân trong xã hội cũ và định hướng một con đường giải quyết hiện tượng Chí Phèo – quét sạch những "lò gạch cũ", những tàn dư của xã hội thực dân phong kiến. b. Ý nghĩa nghệ thuậtHình ảnh kết thúc này cũng thể hiện tài năng của Nam Cao trong trần thuật. Sự xuất hiện của hình ảnh tất yếu, phù hợp với sự vận động logic của diễn biến thiên truyện.2.2. Kết thúc của tác phẩm Vợ nhặta. Ý nghĩa nội dungHình ảnh kết thúc hé lộ tư tưởng chủ đề của thiên truyện: Xu thế cách mạng tất yếu của những người dân cùng khổ trước Cách mạng tháng Tám.- Tràng là người dân ngụ cư nghèo đói. Sự gặp gỡ tình cờ với người đàn bà khốn khổ đã đem lại cho Tràng một cơ hội hạnh phúc, nhưng cơ hội ấy vô cùng mong manh bởi cái đói, cái chết vẫn rình rập xung quanh cuộc sống của gia đình Tràng.- Trong bữa ăn thảm hại đón cô dâu mới trong ngày đói, khi nghe vợ nhắc đến những hoạt động cách mạng của những người dân lao động ở nhiều nơi dưới sự lãnh đạo của Đảng, “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…”. Hình ảnh ấy cùng nỗi “tiếc nuối” dấy lên trong lòng Trang đã hé lộ một tương lai: Chắc chắn rồi đây, Tràng sẽ đi tham gia cách mạng để tìm sự sống cho mình, cho gia đình mình. Từ đó tác giả khẳng định một qui luật tất yếu: Những con người đói rách tất yếu sẽ phải đến với cách mạng vì đó là cách duy nhất cứu vãn sự sống, giải phóng ước mơ hạnh phúc cho họ.b. Về nghệ thuật: Sự xuất hiện của chi tiết nghệ thuật này không hề gượng ép mà phù hợp với vận động logic của tình huống truyện.2.3. So sánh- Giống nhau: + Cả hai kết thúc đều là hai hình ảnh xuất hiện trong trí tưởng tượng của nhân vật và có tính dự báo tương lai của nhân vật.+ Đều thể hiện cảm quan hiện thực và nhân đạo của hai nhà văn.- Khác nhau: + Nam Cao thể hiện cái nhìn hiện thực có phần ảm đạm.+ Kim Lân lại hé ra tương lai tươi sáng của nhân vật.- Nguyên nhận: Do sự khác nhau của hoàn cảnh sáng tác (Chí Phèo sáng tác năm 1941, trước Cách mạng tháng Tám còn Vợ nhặt ra đời năm 1962 khi Cách mạng tháng Tám đã thành công) và cảm hứng sáng tác.

File đính kèm:

  • docGoi y dap an mon Van khoi D nam 2012.doc