Gợi ý giải đề thi Đại học môn Văn thi khối C năm 2012

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý giải đề thi Đại học môn Văn thi khối C năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý giải đề thi Đại học
môn Văn thi khối C năm 2012
I.Phần chung


Câu 1(2đ):
Ý một: Đó là hình ảnh cô gái di-gan phóng khoáng, mạnh mẽ góp cho
dòng sông cất lên bản trường ca rừng già. Và hình ảnh người con gái đẹp ,
người mẹ phù sa để làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, tần tảo của người con gái Huế
(1đ)

Ý hai: Hình ảnh ấy nổi bật vẻ đẹp giầu nữ tính của sông Hương và tâm
hồn dịu dàng rất Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Khác hẳn với hình ảnh sông
Đà qua cách nh c ủa Nguyễn Tuân, cho dù cả hai dòng sông đ ều gắn với
thượng nguồn (1đ)

Câu 2(3đ)

Yêu cầu chung: phải có kết cấu của một bài văn dù ngắn (có giới thiệu
vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề). Lí lẽ, mạch lạc lập luận chặt chẽ,
dẫn chứng phải có sức thuyết phục.

Ý thứ nhất - Giới thiệu vấn đề: xuất phát từ thực tế về “bệnh thành tích”
đang là quốc nạn từ nhà trường cho đến ngoài xã hội để nêu vấn đề. (0,5đ)

Ý thứ hai – Giải quyết vấn đề: (1đ)

Giải thích các khái niệm “kẻ cơ hội”, “người chân chính”, “nôn
nóng”, “thành tích”, “kiên nhẫn”, “thành tựu”: “kẻ cơ hội” là kẻ lợi
dụng thời cơ để kiếm lợi cho mình (chức vụ, tiền bạc.v.v.), người chân
chính là người sống chân thực, đàng hoàng, chính đáng. Thành tích là
kết quả mà chỉ căn cứ vào người làm việc báo cáo. Thành tựu là kết
quả của quá trình làm việc có thực. Nôn nóng là tìm mọi cách để tạo
ra thành tích một cách nhanh nhất, kiên nhẫn chỉ thái độ kiên trì nhẫn
nại vượt qua mọi khó khăn để làm nên thành tựu.
- Kẻ cơ hội nôn nóng tạo ra thành tích bao giờ cũng gắn với mục đích
không chính đáng, mục đích xấu, chỉ phục vụ cho quyền lợi của bản
thân dẫn đến lừa dối xã hội, nhất là cấp trên. Nguy hại của bệnh thành
tích là tạo nên một xã hội ảo, nền kinh tế ảo, làm suy sụp nhân cách
(0,5đ)

-
ìn








- Người chân chính là người bao giờ cũng đặt lợi ích của cộng đồng lên
trên lợi ích của mình. Họ chính là người làm nên bộ mặt thật, đời sống
thật , góp phần xây dựng xã hội từ các thành tựu của họ. Nhưng trước
hết họ góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng đạo đức của
xã hội. Trong thực tế hiện nay không thiếu những người chân chính
nhưng sự quan tâm đến họ không phải nhiều. (0.5đ)

Kết luận:

Phải chống bệnh thành tích, nói không với bệnh thành tích (Trích:
Nguyễn Thiện Nhân )

II. Phần riêng

Câu 3a (5đ)
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

· Tác giả: Tác giả Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành có mặt và hoạt
động cách mạng ở Tây Nguyên trong 2 cuộc kháng chiến, gần gũi và hiểu

biết về cuộc sống, con người nơi đây.

Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Rừng xà nu,Trên quê
hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng…

· Tác phẩm: Viết năm 1965 khi đế quốc Mĩ ào ạt đổ bộ vào miền Nam.

Tác phẩm mang đậm tính sử thi và tinh thần anh hùng cách mạng, ngợi ca
những cá nhân anh hùng cùng quá trình ứng dậy kháng chiến của nhân
dân Tây Nguyên.

Giải thích vẻ đẹp sử thi của nhân vật:
Là những vẻ đẹp mang khuynh hướng ngợi ca, gắn với chủ nghĩa lãng mạn,
hướng tới những con người anh hùng mang phẩm chất của thời đại, đại diện cho
cộng đồng rộng lớn.

Vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú
- Khẳng định: Tnú là nhân vật mang đậm tinh thần sử thi, mang tính đại diện
cho vẻ đẹp, sức mạnh cộng đồng của cả dân làng Xô Man nói chung, của nhân

đ








dân Tây Nguyên nói riêng. Câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cu ộc
đời một dân tộc.

- Phẩm chất, tính cách của Tnú - người anh hùng mang tính sử thi

+ Gan gúc, thông minh táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai
học bài, vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, làm liên lạc…).


+ Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra
tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung
thành, khi thành người chiến sĩ cách m ạng Tnú càng đấu tranh kiên trì, quyết

liệt).


- Số phận, cuộc đời của Tnú tiêu biểu cho nỗi đau khổ và sự quật cường của
nhân dân.


+ Tnú có tuổi thơ vất vả, lớn lên Tnú không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị
tra tấn.


+ Nhìn lại chặng đường đời của Tnú, có thể thấy hình ảnh một Tnú đại diện cho
số phận của cộng đồng, trước và sau khi đúng lên cầm vũ khí. Khi chưa cầm vũ
khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất Tnú
cũng không cứu được. Khi chưa cầm v khí, làng Xô Man cũng đ ầy đau
thương: Bọn giặc đi lùng như hùm beo, tiếng cười "sằng sặc" của những thằng

ác ôn, tiếng gậy sắt nện "hự hự" xuống thân người. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan
bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết rất thảm…

+ Cuộc sống ngột ngạt dồn nén đau thương, căm thù. Đêm Tnú bị đốt 10 đầu
ngón tay, làng Xụ Man đã nổi dậy "ào ào rung động", "xác mười tên giặc ngổn
ngang", tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa
lên!"


- Hình tượng Tnú – tiêu biểu cho các thế hệ người Tây Nguyên nối tiếp nhau
vùng lên chống Mĩ.









+ Mồ côi, sống nhờ sự chở che, đùm bọc của dân làng.

+ Thay cho thanh niên, người già, tiếp tế cho cán bộ, gan góc, dũng cảm.


+ Là cán bộ cách mạng, đại diện cho Đảng

Các nhân vật khác trong truyện soi chiếu cho cuộc đời của Tnú chính là tài hiện
cuộc đời của Tnú đã trải qua và mang tính biểu tượng cho sự nối tiếp thế hệ

- Hình tư ợng tiêu biểu mang tính sử thi của nhân vật: hình t ợng bàn tay
Tnú


+ Lúc còn nhỏ, đôi bàn tay ấy kiên trì học từng nét chữ của anh Quyết, cần cù
làm nương phát rẫy. Đôi bàn tay dám lấy đá đập vào đầu mình vì học cái chứ

không sáng dạ bằng Mai.Và đôi bàn tay ấy dám chỉ vào bụng mình mà nói với
quân giặc “Cộng sản ở đây này” khẳng định lòng trung thành vớ cách mạng.

+ Lớn lên đôi bàn tay xúc động nắm lấy bàn tay người con gái anh yêu thương
và cũng đôi bàn tay ấy xé tấm đồ làm nịu cho đứa con thơ dại. Lửa đốt cháy
mười đầu ngón tay để rồi mãi mãi chỉ còn hai đ ốt không bao giờ mọc lại
được…..cho nên Tnú muốn dùng đôi bàn tay ấy để giết chết kẻ thù.


+ Kẻ thù tàn ác có thể đốt cháy đôi bàn tay nhưng không thể tiêu diệt được sức
mạnh phi thường, tiềm ẩn trong con người Tnú

Như vậy: Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đ kh ắc hoạ được hình
ảnh tiêu biểu của con người mang đạm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây

Nguyên. Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận
và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.
Đó là tình c ảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng
Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, không

ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách
mạng

ã








Câu 3B

Yêu cầu chung: Phân tích được những đặc sắc trong hình ảnh của thiên nhiên
tạo vật của đoạn thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình .

Ý thứ nhất : giới thiệu tác giả Huy Cận , một trong những nhà thơ tiêu biểu và
bài thơ Tràng Giang tiểu biểu cho hồn thơ Huy Cận trong Lửa Thiêng . Đoạn
trích là bức tranh thiên nhiên Tràng Giang và tâm trạng của nhân vật trữ tình khi
đối diện với tạo vật trong vũ trụ Tràng Giang (0,5đ)

Ý thứ hai : Cảm nhận chung về bài thơ Tràng Giang (1đ)

- Trang Giang , mặc dù được gợi tứ từ hình ảnh sông Hồng nhưng đó là
hình ảnh của không gian vũ trụ qua hình ảnh một dòng Tràng Giang,
cùng với “nỗi buồn dưới đáy hồn nhân thế” , “ nỗi sầu vạn kỷ “ chất chứa
trong Lửa Thiêng của Huy Cận . Đồng thời Tràng Giang cũng là “nặng
buồn sông núi” của nhà thơ trước hiện thực đất nước bị ngoại xâm
(0,75đ)
- Tràng Giang là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển với một hồn thơ
mới – Huy Cận (0,25đ)

Ý thứ ba : Tràng Giang , một cái nhìn toàn cảnh và nỗi buồn của con người khi
đối diện với cái vô cùng vô tận của vũ trụ (1,5đ)

- Bốn dòng thơ thứ nhất có thể coi là bức tranh toàn cảnh của Tràng Giang
được nhấn mạnh bới sự tương phản giữa cái mênh mông của sóng nước
Tràng Giang với sự bé nhỏ của tạo vật

+ Cái mênh mang của Tràng Giang được mở ra ngay từ câu thơ đầu tiên,
một câu thơ đầy sóng , từ chữ mở đầu “ sóng” cho tới chữ cuối cùng “ điệp
điệp” , ‘Vừa là nỗi buồn điệp điệp , vừa là sóng gợn điệp điệp .

+ Hai chữ Tràng Giang buông xuống giữa câu thơ càng tạo âm hưởng mênh
mang của sóng nước , gợi một “dòng sông lớn , một đại giang “

+ Thêm vào một chữ “buồn” , dòng Tràng Giang đã trở thành dòng sông tâm
trạng (0,5đ)

- Tạo vật từ “con thuyền” đến cành củi , đều làm nổi bật sự bé nhỏ hữu hạn
của tạo vật trong sự tương phản với cái mênh mang của Tràng Giang .
Giống như một thủ pháp “lấy điểm để nói diện” , hình ảnh tạo vật càng
làm nổi bật cái vô cùng vô tận của Tràng Giang , của vũ trụ











+ Hình ảnh con thuyền có chuyển động mà không có tiếng động gợi sự
tĩnh lặng gợi một nỗi buồn mang mác . Con thuyền với nỗi sầu trăm ngả
càng làm nổi bật một “Tràng Giang buồn “ . Những chữ “song song”,
“trăm ngả “ còn làm cho Tràng Giang trở nên rợn ngợp
+ Hình ảnh cành củi khô gợi ta nhớ tới câu thơ của Đỗ Phủ ‘ Vô biên lạc
mộc tiêu tiêu hạ / Bất tận Trường Giang cổn cổn lai ’ . Nhưng câu thơ Đổ
Phủ gắn với cảm hứng nghệ thuật , còn ở câu thơ của Huy Cận cành củi
gắn liền với cảm hững lãng mạng ,một nỗi buồn mang mác trước cảnh
sông nước mênh mang. Thủ pháp đảo trật tự “ Củi một cành khô”,đặc biệt
sự tương phản về số lượng “một cành” và “ mấy dòng” nhằm nhấn mạnh
cái bé nhỏ của tạo vật .(1đ)

Ý thứ tư : Tạo vật trên dòng Tràng Giang và nỗi niềm cô đơn lẻ loi của nhân vật
trữ tình (1,5đ)

- Một Tràng Giang trống trải đìu hiu và tâm trạng bơ vơ của nhân vật trữ
tình (1đ)


+ Tạo vật Tràng Giang từ “ cồn nhỏ” , “gió đìu hiu”, những âm thanh chợ
chiều từ đằng xa gợi về đều làm nổi bật một không gian không chỉ yên
tĩnh mà còn vô cùng trống trải
+ Những chữ “ lơ thơ” chỉ sự thưa thớt , “đìu hiu” chỉ sự chuyển động
nhẹ nhàng đầy hư thực tạo ấn tượng về sự trống trải
+ Tác giả sử dụng thủ pháp lấy “động” để nói “tĩnh” , lấy tiếng chợ từ
đằng xa vọng về một cách mơ hồ “đâu “ để làm nổi bật cái yên tĩnh đến
vô cùng của Tràng Giang
- Không gian Tràng Giang được mở ra theo chiều cao , chiều sâu, chiều
dài, chiều rộng cốt để làm nổi bật cái cô liêu của bến sông . Các từ chỉ
chiều không gian “xuống “, “lên” chỉ thước đo không gian dài rộng còn
để làm nổi bật nỗi cô đơn của con người. “bến cô liêu” cũng là bến lòng
của thi nhân . Những chữ “ Sâu chót vót” vừa chỉ chiều cao của bầu trời
lại vừa chỉ cái thăm thẳm trong nỗi niềm của nhân vật trữ tình(0,5đ)

Ý thứ năm (0,5đ) : Nhận xét tổng quát về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng
của nhân vật trữ tình









- Thiên nhiên đẹp mà buồn . Trong cảnh đã ẩn chứa nỗi niềm của con
người , vừa buồn vì sữ hữu hạn của con người trước vũ trụ , lại vừa buồn
trước cảnh sông núi đất nước mênh mang trống vắng đìu hiu (0,25đ)
- Hai khổ thơ mang đậm màu sắc cổ điển bởi các cấu trúc dòng sông, con
thuyền cành củi trôi dạt , dòng sông bến đò, gợi một bức tranh thủy mặc
.Ngoài ra người viết còn sử dụng những thủ pháp quen thuộc của thơ ca
cổ điển (0,25đ)



File đính kèm:

  • docGoi y giai de thi Dai hoc mon Van Khoi C nam 2012.doc