Gợi ý giải đề thi môn Văn, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2008

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý giải đề thi môn Văn, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Van TNTHPT nam 2008 
Gợi ý giải đề thi môn Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2008


ĐỀ 1 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 1 - MÔN NGỮ VĂN 
Câu 1 (2 điểm): Theo anh/chị, Enxa Tơriôlê có vai trò như thế nào trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông?
Câu 2 (3 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu? 
Câu 3 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm: 
Bên kia sông ĐuốngQuê hương ta lúa nếp thơm nồngTranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng bừng trên giấy điệpQuê hương ta từ ngày khủng khiếpGiặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tànRuộng ta khôNhà ta cháyChó ngộ một đànLưỡi dài lê sắc máuKiệt cùng ngõ thắm bờ hoangMẹ con đàn lợn âm dươngChia lìa đôi ngãĐám cưới chuột đang tưng bừng rộn rãBây giờ tan tác về đâu(Theo Văn học 12, tập một, tr. 79 - 80, NXB Giáo dục - 2006) 
BÀI GIẢI GỢI Ý 
Câu 1: Vai trò của Enxa Triôlê trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông:
- Lui Aragông (1897-1982) là nhà thơ, nhà văn lớn của nước Pháp vào thế kỷ XX. Ông đam mê, theo đuổi văn chương trong những năm tháng đầu theo khuynh hướng siêu thực, có tính nổi loạn. Nhưng sau đó tìm thấy cái đẹp ở lí tưởng cộng sản. Năm 1928 ông gặp và yêu Enxa Triôlê, cô gái Nga gốc Do Thái và năm 1932 thì cưới nàng làm vợ.
- Enxa Triôlê là chỗ dựa trong cuộc đời của Lui Aragông và nàng đã chắp cánh thơ, lý tưởng đẹp cho nhà thơ Lui Aragông, động viên nhà thơ trong chiến đấu chống phát xít Đức ở thế chiến thứ 2 cũng như sáng tạo nên những vần thơ sáng ngời lý tưởng cộng sản qua hai tập thơ "Đôi mắt Enxa" và "Anh chàng say đắm Enxa", ông đã thể hiện nổi đau đầy bi kịch của nước Pháp và niềm tin tưởng mãnh liệt của các chiến sĩ anh hùng vượt qua cuộc sống bi thảm ấy.
Câu 2: Suy nghĩ về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu:
Truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, nhưng ngay từ nhan đề, tác phẩm đã gợi lên ở tâm hồn người đọc về hình ảnh đẹp, lãng mạn, thơ mộng. Tác phẩm in lần đầu có tên là "mảnh trăng". Sao không nói là "vầng trăng" mà chỉ là "mảnh trăng" thôi? Vầng trăng gợi lên sự tròn đầy, hạnh phúc viên mãn. Còn hình ảnh "mảnh trăng" ẩn chứa cảm xúc lãng mạn của nhà văn. Để tăng sức lãng mạn, tác giả đã thêm vào hai từ "cuối rừng"; "Mảnh trăng cuối rừng": hình ảnh đẹp mỏng manh, ánh sáng dịu, nhỏ nhắn và khiêm nhường lại như còn e ấp xa lấp sau những táng lá ngút ngàn của rừng đêm. 
Hình ảnh "Mảnh răng cuối rừng" ấy (chứ không phải vầng trăng vằng vặc giữa trời) đã nói lên tình yêu trong thời chiến ác liệt, phải vượt qua bao thử thách, gian nan, tình yêu ấy như đóa hoa mới vừa chớm nở, còn e ấp, đợi chờ, nó thanh cao, trong trẻo và đẹp đến lạ lùng như một bản tình ca khắc khoải, mộng mơ, biêng biếc một màu xanh hi vọng đợi chờ: Câu chuyện tình đẹp lãng mạn như trò chơi ú tim trong cổ tích. Qua vẻ đẹp, lãng mạn của "mảnh trăng cuối rừng", nhà văn như muốn nói lên vẻ đẹp duyên dáng, lấp lánh "chất ngọc" trong sâu kín nơi tâm hồn cô gái trẻ mang tên Nguyệt, nhân vật trọng tâm của tác phẩm, người đọc phải dõi tìm thật lâu mới thấy. 
Như vậy "Mảnh trăng cuối rừng" ẩn chứa vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện tình như trò chơi ú tim và vẻ đẹp ẩn kín trong tâm hồn cô gái tên Nguyệt.
Câu 3: 
Bên kia sông Đuống là bài thơ trữ tình viết về đất nước của nhà thơ Hoàng Cầm rất nổi tiếng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Nghe tin quê hương mình bị giặc chiếm đóng, bắn phá tan tành, lòng nhà thơ dâng lên những đợt sóng đau đớn, xót xa rồi lại tự hào về quê hương Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa.
“… Bên kia sông Đuống… Bây giờ tan tác về đâu?”
Đã hơn một lần ta bắt gặp mùi hương lúa nếp đầu mùa trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nguyễn Đình Thi đã ngửi mùi thơm hương cốm mới vào một sáng mùa thu. Ở đây ta lại nghe thoang thoảng mùi thơm lúa nếp trên quê hương Kinh Bắc. Quê hương hiện về với bao cảnh đẹp. Những bờ dâu bãi cát, nương mía nương ngô trù phú xanh tươi và đọng lại với thanh khiết của hương lúa nếp. Phải! Đó là cái mùi dường như là “đặc sản” chỉ có ở dân tộc Việt Nam. Người dân đi đâu cũng nhớ về hương lúa, hương thơm của những cánh đồng trĩu hạt nặng bông là kỷ niệm của riêng mình:
Cái mộc mạc lên hương của lúaĐâu dễ chia cho tất cả mọi người(Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy)
Bên cạnh hương lúa nếp ấy, quê hương Kinh Bắc được nhắc đến với những tranh làng Hồ đậm màu dân tộc. Những chú lợn với các xoáy âm dương xoay tròn tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời và đó cũng là nguyện vọng làm ăn phát đạt của người dân. Rồi các chú bé đầu để chỏm với những bức tranh hứng dừa thật đặc sắc và đám cưới chuột hiện lên thật vui nhộn đã phản ánh những nét sinh hoạt và phong tục cổ truyền của làng quê Việt Nam. 
Đời sống văn hóa tinh thần người dân thật chân chất bình dị nhưng chan hòa không khí vui tươi, đoàn kết. Thật độc đáo khi Hoàng Cầm phát hiện gam màu trong bức tranh ấy là “màu dân tộc” phải, đó là màu của dân tộc Việt chứ không phải màu du nhập từ phương trời nào khác. Màu ấy đã được những nghệ nhân tìm tòi khai thác từ loài cỏ cây, từ hoa đồng cỏ nội để pha chế sắc màu. Màu dân tộc phải được thổi lên loại giấy cũng rất dân tộc; “giấy điệp”.
Đó là loại giấy được tráng lên bằng chất liệu vỏ sò, vỏ ốc để có sắc màu trắng tinh khiết… Nỗi nhớ quê hương với những bức tranh làng Hồ nổi tiếng đã gợi lại bao kỉ niệm ngọt ngào trong kí ức nhà thơ. Nỗi nhớ êm đềm như khúc hát ru trên nhịp nôi đưa nhẹ nhàng và hình như Hoàng Cầm cũng muốn ôm trọn lấy nó. Điều đặc biệt là trong đêm khi nhớ về quá khứ thì những mùi hương có sức khơi gợi đánh thức con người mãnh liệt. Chút yên hương của quê nhà ấy chính là điểm gợi đầu tiên để Hoàng Cầm sang bên kia sông Đuống bằng suy tưởng - Nhớ về mùi hương nó rất độc đáo nhưng cũng rất tự nhiên bởi vì những hương thơm, giọng hò… là “bóng” chứ không phải là… “hình” của hiện thực. Nó rất khó nắm bắt nhưng cũng dễ khơi gợi một vùng trời kỉ niệm thân yêu:
“Sao có thể ôm tròn nỗi nhớTrong đêm giày vò gầy tiếng dế giữa bao laSao có thể ướp hương thơm nội cỏVới mùi lúa lên đòng làm kem mát cho da?”(Chút yên hương quá khứ - Thái Quang Vinh)
Thế nhưng cái ước muốn ấy không bao giờ nhà thơ thực hiện được. Vì sao thế? Chiến tranh, đơn giản hai chữ ấy nhưng đã chứa trong đó bao sự tàn phá chết chóc thật khủng khiếp, Quang Dũng từng xót xa “Những xác già nua ngập cánh đồng” và căm giận “Bao lần rồi xác trẻ trôi sông?”.
Hoàng Cầm cũng đồng tâm trạng đó, quê hương tiêu điều xơ xác thê lương:
“Quê hương ta từ ngày khủng khiếpGiặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tànRuộng ta khôNhà ta cháyChó ngộ một đànLưỡi dài lê sắc máuKiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”
Nhịp thơ đang kéo dài bỗng tắc nghẽn lại, dồn ứ lại với ba tiếng trong một dòng:
Ruộng ta khôNhà ta cháy
Nhịp gắt cắt ra đối với nhịp bình thường. Dường như bao căm giận, dồn nén được gói trọn vào hai dòng thơ này. Hoàng Cầm đã hiểu tinh tế tâm lí người nông dân. Ruộng và nhà là tài sản quý nhất của họ, là gia sản mà họ kế thừa từ đời này sang đời khác nhưng giờ đây không còn gì cả, đã khô đã cháy hết rồi. Câu thơ mang tính chất liệt kê nhưng vẫn có sức khái quát cao vì đã biểu hiện một cách sinh động nỗi lòng người dân.
Dòng thơ “Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang” buông chùng như tiếng thở dài bế tắc. Câu thơ như kêu cứu, van nài bên bờ vực thẳm nhưng dường như không ai cứu được nên nó rơi vào tuyệt vọng. Cái độc đáo của nhà thơ Hoàng Cầm là ở chỗ anh không nói đến con người mà chỉ hướng đến bức tranh. Lúc đầu thì “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Hai câu thơ đã cô đọng và thể hiện khá đầy đủ những nét đặc sắc của tranh làng Hồ: Cái hồn dân gian và dân tộc của nó từ đề tài (gà, lợn) đến đường nét và màu sắc tươi sáng (sáng bừng, nét tươi trong) chất liệu độc đáo (giấy điệp). Còn về sau thì ông dùng hai bức tranh tương phản để nói cảnh chia lìa.
Trên là hòa bình, là quá khứ, dưới là chiến tranh, là hiện tại; trên là sum họp dưới là chia lìa, xưa là cuộc sống, nay là cái chết, xưa là thiên đường hạnh phúc nay là địa ngục trần gian.
Hình tượng bức tranh như sống động trước mắt ta:
“Mẹ con đàn lợn âm dươngChia lìa đôi ngãĐám cưới chuột đang tưng bừng rộn rãBây giờ tan tác về đâu?”
Tranh dân gian dường như trở thành tranh của tâm hồn chính mà thơ nó là cuộc sống, là nhịp thở của vùng Kinh Bắc. Nó chen vào nỗi nhớ của anh và thành một yếu tố quan trọng trong nỗi nhớ quê hương. Câu thơ như trộn lẫn thực và ảo vì đàn “chó ngộ”, “mẹ con đàn lợn âm dương”, “đám cưới chuột” đang quay cuồng trong cơn lốc chiến tranh ảo vì nhớ lại hình ảnh êm đềm quá khứ, thực vì nó sống động trong tâm trí nhà thơ như những cảnh thật ngoài đời, như con người thật quê hương. Thật đúng như thế vì những bức tranh làng Hồ chính là cái nhìn và niềm ao ước của con người về cuộc sống ấm no yên vui hạnh phúc thanh bình mà nay chỉ là niềm hoài vọng và anh cũng không biết rõ “bây giờ tan tác về đâu?”. Đó cũng là sự xót xa đau đớn, căm hận. Nó trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại ở những đoạn sau để cuối cùng “chúng ta không biết nguôi hờn”.
“Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm hay chính là nỗi lòng nhà thơ khi hay tin giặc chiếm quê mình. Có lẽ vì vậy, nên khi tiếp xúc lần đầu với bài thơ Nguyên Hồng đã tuôn trào nước mắt… Đoạn thơ khép lại nhưng mở ra trước mắt ta những hình ảnh tươi đẹp về ngày đất nước hòa bình thống nhất để quê hương Kinh Bắc bên kia sông Đuống không còn “tan tác về đâu” mà sẽ giống dòng sông Đáy. 
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng (Đôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng)
----------------------------------
ĐỀ 2 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 2 - MÔN NGỮ VĂN 
Câu 1 (2 điểm): Nêu ngắn gọn quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân. 
Câu 2 (3 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về tâm sự của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hóa thân cho dáng hình xứ xởLàm nên Đất Nước muôn đời ...(Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng, theo Văn học 12, tập một, tr.249, NXB Giáo dục - 2006) 
Câu 3 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. 
BÀI GIẢI GỢI Ý 
Câu 1: Quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân:
a) Trước Cách Mạng tháng Tám:
- Là cây bút tiêu biểu cho làng văn xuôi lãng mạn thời kỳ phát triển cuối cùng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940); Tùy bút I (1941); Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Một chuyến đi (1941); Tóc chị Hoài (1943); Tùy bút II (1943)… Ông viết về những điều tâm huyết, về những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc mà nay còn vang bóng, bên cạnh đó là những cảnh đẹp trên quê hương qua quá trình di chuyển, xê dịch đầy lãng mạn tài hoa của ông.
Trước cách mạng, nhiều lần ông tuyên bố bênh vực quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của mình, ông luôn thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, sự tôn trọng, khâm phuc những giá trị văn hoá cổ truyền của quê hương.
b) Sau Cách Mạng tháng Tám:
- Nguyễn Tuân đã sống những ngày đổi đời của dân tộc nên cũng như nhiều nhà văn khác, ông đã quyết tâm “lột xác” hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân.
- Năm 1946, chuyến đi đầu tiên của ông trong cuộc đời mới là tham gia đoàn sáng tác văn nghệ đi vào mặt trận Nam Trung bộ đánh Pháp.
- Năm 1948 lên đường ra Việt Bắc dự Đại hội văn hóa và Hội nghị văn nghệ toàn quốc. Ông được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã dự nhiều chiến dịch với bộ đội ở Tây Bắc, Đông Bắc, vào vùng sâu địch hậu Bắc Ninh để viết về du kích chống càn.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950); Tùy bút kháng chiến (1955)…
- Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã đặt chân đến nhiều nơi tuyến lửa: Vĩnh Linh, cầu Hiền Lương, Quảng Bình… ngược sông Đà hiểm trở và ngang dọc khắp các miền Than Uyên, Quỳnh Nhai, Sơn La… để liên tiếp cho ra đời những bài tùy bút, bút ký nóng hổi tính thời sự và mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo. 
- Tác phẩm chính: Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972); Ký (1976)…
Như vậy, đề tài của ông hướng về nhân dân, về kháng chiến, về cuộc sống mới và con người mới.
Câu 2: Đoạn thơ Đất Nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, được sáng tác vào mùa đông năm 1971, nhà thơ bộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước và ca ngơi truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Với đoạn thơ sau:
Em ơi em Đất nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên đất nước muôn đời…
Nhà thơ đã bộc lộ tâm sự của mình về vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong cuộc chiến đấu chống xâm lược và sự tự ý thức sâu sắc về Đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình.
Đất nước có trong mỗi cá nhân, đất nước kết tinh trong mỗi con người. Bởi vì mỗi cá nhân không chỉ là riêng mình mà còn là của đất nước. Mỗi cuộc đời đều thừa hưởng được những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Cho nên tác giả nhắn nhủ chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Lời nhắn nhủ ấy là với “em” nên nó có tính chất tâm sự riêng tư. Và đó là cả tấm lòng và ân tình của nhà thơ, là sự gắn bó sâu nặng với nhân dân đất nước trong quá trình chiến đấu gian khổ.
Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong mỗi người. Sự sống mỗi cá nhân chỉ tồn tại và có ý nghĩa khi biết gắn bó và san sẻ cùng nhân dân và đất nước. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Mỗi người phải biết hóa thân cho sự tồn tại về hình thức (dáng hình) và nội dung, truyền thống tình yêu và sự bất tử muôn đời.
Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…
Câu 3: Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân, đã xây dựng hình tượng người mẹ với diễn biến tâm trạng thật là sinh động. Kim Lân đã bộc lộ quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Ấy là khi nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. 
Bà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải, trung hậu. Cụ hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình mình; Con trai mình trong những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê ghớm.
Khi trông thấy người đàn bà ở trong nhà với con mình, bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà nhỉ? (…) Sao lại chào mình bằng u (…) Ai thế nhỉ? (…) Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Đến lúc biết được người đàn bà kia chính là vợ của con trai mình, tâm trạng của bà cụ diễn biến khá phức tạp, phong phú.
Trước hết, nghĩ đến cảnh túng thiếu, đói khát của gia đình mình cụ Tứ thấy tủi thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ lấy vợ cho con trai lẽ ra phải thế này, thế nọ; nhưng cái khó bó cái khôn nên chỉ còn cách nghĩ ngợi tủi thân, tủi phận. Rồi cụ thương con đẻ, thương đến cả con dâu. Cụ biết duyên cớ vì đâu người ta phải theo con mình (“Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót”, và cụ nói với vợ chồng Tràng “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”).
Việc Tràng “nhặt” được vợ vừa là nỗi buồn rầu lo lắng, vừa là niềm vui mừng của bà lão tội nghiệp này. Mừng vì người con thô lậu, quê kệch đã có vợ. Lo vì đúng lúc đói khát, chết chóc này, liệu lấy gì mà nuôi nhau. Tuy vậy, dẫu sao niềm vui vẫn nhiều hơn. Bà lão “tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăn xắn thu dọn quét tước nhà cửa”. Đến bữa ăn, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Cụ cố giấu cái lo, động viên các con “nhà ta thì còn nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau”. 
Nhưng “nghĩ ngợi mãi”, “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt chảy xuống ròng ròng”. Bởi bà cụ nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời khổ cực của mình, nghĩ đến tương lai của con trai và con dâu… và chẳng thể thoát ra khỏi không khí chết chóc đang bủa vây xung quanh.
Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, chúng ta có thể nhận thấy biệt tài phát hiện và miêu tả tâm lí một cách chân thật và sắc sảo của Kim Lân. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình. 
Theo tuoitreonline
Top of Form

Bottom of Form
Wednesday May 28, 2008 - 09:05pm (ICT) Permanent Link | 6 Comments 
De thi & Dap an TNTHPT nam 2007-Cau 2 diem va cau 3 diem 
Giới thiệu đề thi và hướng dẫn chấm Kỳ thi tốt nghiệp THPT-BỔ TÚC-PHÂN BAN năm 2007 (câu 2 điểm và câu 3 điểm)
ĐỀ THI THPT KỲ 1 
1. Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lui Aragông.
- Lui Aragông (1897 - 1982) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết Pháp nổi tiếng thế giới, một trong những cánh chim đại bàng văn học của thế kỉ XX.
- Cuộc đời ông là một câu hỏi lớn, trăn trở về đời tư, lí tưởng và tìm tòi sáng tạo nghệ thuật.
- Lui Aragông tham gia và chứng kiến một thời kì lịch sử sôi động của thế giới và quê hương, với không ít những khủng hoảng tâm trạng. Sự gặp gỡ Enxa đã làm thay đổi cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật của ông.
- Tác phẩm chính: Đôi mắt Enxa, Tuần lễ thánh, Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành, Anh chàng say đắm Enxa… Tác phẩm của ông có nhiều cách tân về nghệ thuật.
2. Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Truyện ngắn Vợ nhặt đã xây dựng được một tình huống độc đáo. Tràng – anh nông dân nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Việc Tràng “nhặt vợ” đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên và éo le với tất cả
mọi người.
- Tình huống này làm cho tác phẩm có giá trị về nhiều phương diện.
3. Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì 
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
(Trích Thư gửi mẹ - Êxênin, Văn học 12- tập hai tr.55, NXB Giáo dục, 2004).
Anh, chị hiểu hai câu thơ trên như thế nào?
+ Chỉ có tình mẹ đem đến niềm vui và ánh sáng diệu kì.
+ Chỉ có tình mẹ là nguồn sức mạnh thiêng liêng duy nhất giúp con vững bước
+ Như vậy , mẹ đồng nhất với Đức Chúa–thánh thiện và thiêng liêng trong trái tim mỗi người.
4. Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man.
- Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của người dân Xô Man.
ĐỀ THI THPT KỲ 2 
1. Cảm nhận của anh, chị về hình tượng trăng trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.
- Trăng non đầu tháng tạo nên một không gian thơ mộng cho toàn bộ câu chuyện.
- Trăng lúc ẩn lúc hiện như “chơi trò ú tim” tham dự vào câu chuyện khiến tình huống truyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn, giàu chất lãng mạn. Trăng song hành cùng nhân vật Nguyệt, hai hình tượng này hòa quyện và tôn lên vẻ đẹp của nhau...
- Trăng cùng với tình yêu của Nguyệt và Lãm đã vượt lên sự tàn phá, hủy diệt của đạn bom khốc liệt, gợi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.
2. Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu 
(Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr. 87)
- Đoạn thơ nằm trong phần 2 bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: thể hiện hình ảnh đất nước trong đau thương, căm hờn.
- Hai câu đầu:
Hình ảnh đất nước đau thương trong chiến tranh: Tác giả sử dụng biện pháp tương phản, ẩn dụ, miêu tả một vùng quê đau thương đang ứa máu vì dây thép gai, lô cốt giặc... Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc cho đất nước đau thương trong chiến tranh, bị quân thù chiếm đóng.
- Hai câu sau:
Hình ảnh người chiến sĩ hành quân chiến đấu:Trên cái nền của đất nước đau thương bỗng vụt sáng long lanh trong tâm tưởng người chiến sĩ hình ảnh đôi mắt người yêu. Tình yêu đất nước và tình yêu đôi lứa, cái chung và cái riêng hoà nhập trong tâm hồn người chiến sĩ.
3. Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Một con người ra đời của Măcxim Gorki. 
- Trong đoàn người “đói ăn” đi tìm kế sinh nhai có một thanh niên và một chị nông dân trẻ tuổi đang có mang sắp đến ngày sinh.- Bất ngờ người mẹ trẻ chuyển dạ và người thanh niên kia đã trở thành “bà đỡ” bất đắc dĩ.- Ca đỡ đẻ thành công, một bé trai kháu khỉnh, một cư dân mới của đất Nga ra đời trong khốn khó nhưng là niềm hạnh phúc, tự hào của người mẹ.
4. Trình bày những nét chính về cuộc đời của nhà văn Hêminguê. Kể tên hai tác phẩm tiêu biểu của ông.
- Ơnixt Hêminguê (1899 – 1961) là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới.
- Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cùng với một số trí thức, nghệ sĩ, ông tự xưng là “thế hệ vứt đi”. Chiến tranh thế giới thứ hai, ông tham gia đội quân quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận, sáng tác văn chương...
- Ông được giải Nôben Văn học (1954).
- Hai tác phẩm tiêu biểu : Giã từ vũ khí, Ông già và biển cả...
ĐỀ THI BTTHPT KỲ 1
1. Trình bày ngắn gọn ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
- Thuốc chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người, thể hiện sự mê
muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Tìm thuốc chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng (qua nhân vật Hạ Du).
- Nhan đề thể hiện rõ nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn: bình dị, hàm súc, trầm lắng, mang tính triết luận sâu sắc…
2. Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Tiếng hát con tàu (in trong tập Ánh sáng và phù sa – xuất bản năm 1960)
được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội là cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960 ở miền Bắc.
- Bài thơ thể hiện tình cảm, ân nghĩa và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật.
3. Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc trong hoàn cảnh nào ?
- Tác phẩm ra đời sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, miền Bắc nước ta được giải phóng, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hoàn toàn thắng lợi.
- Tháng 10-1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại một giai đoạn gian khổ và vẻ vang của cách mạng và kháng chiến đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng ân tình, nghĩa tình trong lòng người.
4. Hãy nêu quan niệm của Gorki về con người được thể hiện trong truyện ngắn Một con người ra đời.
- Tác phẩm là một bức tranh hoành tráng ca ngợi con người: Ngay từ khi ra đời, con người đã không đơn độc trong trời đất và trong cuộc đời dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào.
- Qua tác phẩm, Gorki khẳng định giá trị của con người: Mỗi con người là một nhân cách, một cá nhân sáng tạo trong cộng đồng, đòi hỏi được trân trọng.
- Tác phẩm thể hiện niềm tin sâu sắc của Gorki: Tin vào tình nghĩa cao cả của con người, tin vào sức mạnh sáng tạo lớn lao của con người.
ĐỀ THI BTTHPT KỲ 2
1. Anh, chị hãy giải thích nguyên lí Tảng băng trôi của Hêminguê.
- Hêminguê đã đưa ra hình ảnh Tảng băng trôi với ý nghĩa biểu tượng, thể hiện yêu cầu đối với tác phẩm văn chương: bảy phần chìm, chỉ một phần nổi.
- Hêminguê muốn đề cao đặc trưng mạch ngầm văn bản của tác phẩm văn
chương; nhà văn không trực tiếp phát ngôn ý tưởng, mà thể hiện bằng hình tượng có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra phần ẩn ý.
2. Trình bày ngắn gọn những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường gắn liền với khuynh hướng
sử thi, cảm hứng lãng mạn.
- Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết.
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện.
3. Anh, chị hãy tóm tắt (khoảng 30 dòng) truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành .
- Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú trở về thăm làng Xô Man. Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời, sự trưởng thành của Tnú cùng quá trình quật khởi của làng Xô Man.
- Tnú mồ côi từ nhở, dân làng Xô Man nuôi dưỡng Tnú.
- Tnú được giác ngộ, tham gia cách mạng.
- Tnú chiến đấu gan góc, thông minh. Tnú trở thành người chỉ huy cuộc đồng khởi của làng Xô Man. Tnú tham gia lực lượng Giải phóng quân.
4. Nêu hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Chính phủ Pháp đưa Khải Định sang Mácxây dự cuộc đấu xảo thuộc địa nhằm lừa bịp dư luận về chính sách khai hoá.
+ Nhân sự kiện đó, Nguyễn Ái Quốc sáng tác Vi hành, truyện viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp năm
1923.
- M

File đính kèm:

  • docVan TNTHPT nam 2008.doc
Đề thi liên quan