Gợi ý giải đề văn đại học khối c

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý giải đề văn đại học khối c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GỢI Ý GIẢI ĐỀ VĂN ĐẠI HỌC KHỐI C 
Câu I (2,0 điểm): Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật 
của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. 
- Thạch Lam là một nhà văn thuộc nhóm Tự lực văn đoàn nhưng ông đã tạo lập một phong cách 
riêng với những trang viết chan chứa tình cảm nhân đạo: 
- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam, được in trong tập truyện 
“Nắng trong vườn”. 
- Tình cảm nhân đạo của Thạch Lam được thể hiện trong tác phẩm: 
+ Niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện 
nghèo trước Cách mạng tháng Tám, từ đó gián tiếp lên án xã hội thực dân phong kiến . 
+ Khám phá ra những vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của hai đứa trẻ, đặc biệt là nhân vật 
Liên, dù sống trong cảnh sống quẩn quanh, tù đọng,… vẫn không mất đi những rung cảm sâu 
lắng với thiên nhiên và cuộc sống. 
+ Nâng niu, trân trọng những uức mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ. 
- Những nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật: 
+ Truyện không có cốt truyện, thấm đẫm chất ttự họcđược thể hiện ở những trang văn miêu tả 
nhiên nhiên và tâm trạng con người. 
+ Giọng văn điềm đạm, kết hợp được hai yêu tố hiện thực và lãn mạn tạo nên những ám ảnh, day 
dứt trong long người đọc. 
+ Văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. 
- Truyên ngắn “Hai đứa trẻ”, vì thế như lời của chính Thạch Lam là một thứ khí giới thanh 
cao có sức thanh lọc tâm hồn con người, là bẳn tình ca về cuộc sống thường nhật. 
Câu II (3,0 điểm): Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lin-côn 
(1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận 
khi thi.”(Theo Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết 
1 bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi 
thi và trong cuộc sống. 
- Dẫn dắt, nêu đúng yêu cầu của đề: bàn luận về đức tính trung thực trong thi cử và trong 
cuộc sống. 
- Trình bầy thực trạng thiếu trung thực: 
+ Trong thi cử:, hiện tượng gian lận ngày càng phổ biến về đối tượng, tinh vi về hình thức, 
nghiêm trọng về mức độ. 
+ Trong cuộc sống, sự gian dối thiếu trung thực cũng rất phổ biến từ gia đình đến xã hội , với 
mọi lứa tuổi… 
 Điều đó làm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, phần nào làm đỗ vỡ niềm tin của con người vào 
những giá trị tốt đẹp, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước. 
- Sự cần thiết của việc giáo dục, rèn luyện đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc 
sống: 
+ Trung thực là ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi. không gian dối , thể 
hiện đúng trình độ năng lực của mình…. 
+ Trung thực đánh giá đúng hiệu qủa giáo dục, giúp cho người học , người day, các cơ quan 
quản lí nắm đúng thực trang để đề ra các biện pháp phù hợp. 
+ Trung thực là một trong những đức tính nền tảng của đạo đức con người, xây dựng một xã hội 
văn minh, thân thiện, đáng tin cậy… 
- Biện pháp để giáo dục tính trung thực: 
+ Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội… 
+ Cần xử lí nghiêm với những biểu hiện thiếu trung thực, gian dối 
+ Cần biểu dương những tấm gương trung thực, dám đấu tranh với những biểu hiện gian dối. 
- Liên hệ rút ra bài học với bản thân. 
 Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): 
 
 Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ Nhặt – Kim 
Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). 
- Kim Lân và Nguyễn Minh Châu là hai nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện 
đại. “Vợ nhặt ” và “Chiếc thuyền ngoài xa” là những truyện ngắn dung dị nhưng đã để lại nhưng 
ám ảnh sâu sắc trong lòng độc giả. 
- Qua hai thiên truyện, các tác giả đã giúp người đọc khám phá và rung động trước những 
“vẻ đẹp khuất lấp” của những con người lam lũ, đói khổ, đặc biệt là nhân vật người vợ nhặt và 
người đàn bà làng chài. 
- Vẻ đẹp khuất lấp là những vẻ đẹp không dễ nhận thấy, thường ẩn mình trong bề ngoài thô 
kệch, xấu xí,…Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm: thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm 
những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. 
- Người vợ nhặt và người đàn bà làng chài đều là những người vô danh tính, có só phận 
nhiều thua thiệt, bị cuộc sống dồn đẩy vào những hoàn cảnh trớ trêu, éo le… 
- Tuy nhiên, ở họ vẫn lấp lánh những vẻ đẹp: 
+ Tình yêu cuộc sống mãnh liệt: người vợ nhặt bỏ qua những mạc cảm, sự sĩ diện …theo không 
một người đàn ông mới gặp để không bị cái đói cuốn xuống vực thẳm; người đàn bà làng chài 
nhẫn nhịn chịu đựng người chồng vũ phu để được hưởng niềm vui làm vợ, làm mẹ… 
+ Đức hi sinh, lòng vị tha: người đàn bà làng chài không oán chồng, luôn nhận lỗi về mình trong 
bi kịch gia đình, luôn trân trọng, chắt chiu những niềm vui nhỏ bé; người vợ nhặt đã chấp nhận 
thực tế phũ phàng để cùng mẹ con Trang xây dựng tổ ấm gia đình… 
+ Thấu trải lẽ đời: người đàn bà làng chài đã khiến Đẩu và Phùng ngộ ra những chân lí sâu kín 
của cuộc đời, người vợ nhặt đã hiểu thấu tấm lòng nhân ái bao dung của bà cụ Tứ mà thay đổi để 
trở thành dâu con trong gia đình…. 
- Với việc khám phá, ngợi ca những vẻ đẹp khuất lấp tiềm ẩn của tâm hồn con người lao 
động bình dị, lam lũ, hai nhà văn đã góp phần tạo nên những giá trị nhân đạo mới mẻ và sâu sắc. 
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ sau: 
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, 
Một người chín nhớ mười mong một người. 
Gió mưa là bệnh của giời, 
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. 
(Tương tư – Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55) 
Nhớ gì như nhớ người yêu, 
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương 
Nhớ từng bản khói cùng sương, 
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. 
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84) 
- Tình yêu và nỗi nhớ là cảm hứng muôn đời của thi ca. Nhưng ở mỗi nhà thơ, mỗi thời lại 
mang những cảm xúc riêng, cách thể hiện riêng…Nguyễn Bính và Tố hữu đã có những vần thơ 
viết về nỗi nhớ và tình yêu đi vào long người. 
- Nguyễn Bính là nhà thơ của phong trào thơ mới, với một cái Tôi cá nhân rạo rực tha thiết 
đã viết về giây phút tương tư của con người chân thực, đắm đuối, riêng tư… 
- Tố Hữu, nhà thơ chiến sĩ đã lồng tình cảm cách mạng vào tình yêu đôi lứa, gắn kết giữa 
tình cảm riêng tư với tình yêu con người và thiên nhiên Việt Bắc… 
- Nỗi nhớ trong Tương Tư là nỗi nhớ cháy bỏng nhưng đơn phương của chàng trai thon 
Đoài với cô gái thôn Đông, nỗi nhớ tràn ngập không gian, ngày càng tha thiết, mãnh liệt: nhớ, 
mong, tương tư, yêu và cuối cùng trở thành một căn bệnh tương tư 
- Nỗi nhớ trong Việt Bắc là nỗi hoài niệm của người cán bộ cách mạng khi phải chia tay 
với thiên nhiên và con người Việt Bắc, nỗi nhớ cũng giăng mắc khắp không gian, lung linh 
những kỉ niệm, nhưng nỗi nhớ không chỉ dành riêng cho một đối tương riêng tư mà trở thành 
tiếng lòng chung của tất cả những người cách mạng với Việt Bắc… 
- Về nghệ thuật: Cả hai tác giả đều sử dụng thể thơ dân tộc lục bát tạo nên giọng điệu tha 
thiết ngọt ngào, sâu lắng. Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên đất nước, sử 
dụng nhiều thành ngữ, lối ví von quen thuộc của dân gian, phép điệp ngữ… 
 
Nhóm Giáo viên Môn Văn trường THPT Chu Văn An - Hà Nội 
 

File đính kèm:

  • pdfGOI Y GIAI DE VAN DH KHOI C.pdf