Góp phần hiểu thêm tác phẩm đàn ghita Của Lorca

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần hiểu thêm tác phẩm đàn ghita Của Lorca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÓP PHẦN HIỂU THÊM TÁC PHẨM ĐÀN GHITA CỦA LORCA
Bắt đầu từ năm học 2008-2009, bài thơ " Đàn ghi-ta của Lor-ca" của nhà thơ Thanh Thảo được chính thức đưa vào chương trình ngữ văn lớp 12. Để giúp các thầy cô giáo và học sinh lớp 12 có điều kiện hiểu thêm về nhà thơ Lor-ca và sáng tác thơ của Ông, cũng như hiểu thêm bài thơ viết về Lor-ca của Thanh Thảo, xin giới thiệu một bài viết của nhà thơ Thanh Thảo về Lor-ca và về xuất xứ của bài thơ   "Đàn ghi-ta của Lor-ca".   
LORCA TRONG TÔI
        "Tôi không muốn nhìn thấy máu!" ( ! Que no quiero verla!), Lorca đã thảng thốt kêu lên trong một bài thơ định mệnh của mình, bài "Bi ca cho Ignacio Sanchez Mejias". Nhưng "máu đã chảy tràn" chỉ một năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời, và máu đó chính của Lorca. Nhà thơ đã không nhìn thấy máu mình chảy tràn trên đất Tây Ban Nha. Nhưng toàn thế giới đã thấy, và đã kêu nghẹn lên câu thơ "Tôi không muốn nhìn thấy máu!".
Linh cảm về "một cái chết được báo trước" luôn ám ảnh Lorca, và chính nó đã trở thành một trong những động lực lớn nhất của thơ ông. Tình yêu, sự chết và cái đẹp là ba nỗi ám ảnh lớn trong thơ Lorca, nó hoán đổi nhau, cái này là tiền đề cho cái kia, kết thành một vòng tròn vĩnh hằng. Lorca đã chấp nhận và tôn vinh sự chết như đã chấp nhận và tôn vinh tình yêu, cái đẹp vì ông đã thấy trong cái đẹp có sự chết cũng như trong cái chết có tình yêu. Trong bài thơ "Bài ca mộng du", khi hai người bạn mê man trèo lên lan can cao tít, "lan can của vầng trăng - nơi nước gieo vang dội", họ trèo lên và để lại phía sau những vệt máu, vệt nước mắt, để lại phía sau cả cuộc đời họ để đi tới tận cùng khát vọng của mình, tình yêu của mình, cái đẹp của đời và cái chết của mình. Hình ảnh cuối cùng mà họ nhìn thấy là một nàng di-gan đong đưa, móc nối vào "nhũ băng vầng trăng" mà đong đưa, hình ảnh rõ nhất của cái đẹp và sự chết hòa trộn vào nhau. Nhưng:
                               "đêm bỗng dưng thân thiết
                               như một chốn quê nào
                               đám dân phòng say xỉn
                               đập vào cửa ồn ào" 
Cái hình ảnh quá xoàng xĩnh ấy bỗng dưng thành biểu tượng của đời sống, bỗng dưng thân thiết đến nghẹn ngào trước đôi mắt sắp khép lại vĩnh viễn của nhà thơ. Trong những bài thơ đẹp nhất, du dương nhất Lorca thỉnh thoảng vẫn có những "cú rơi" như thế, những cú rơi khiến ta phải chới với hai tay mình mong ghì siết lấy đời sống, tình yêu và cái đẹp, ghì siết mà cảm một cách da thịt rằng mình đang ôm ghì cái chết. Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn ngữ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên. Năng lượng sáng tạo trong ông nhiều tới mức dường như ông phóng bút là thành thơ, mở miệng là thành những khúc romance, ballad... "Khi tôi chết - hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta", cây đàn ghi-ta ở đây giống như cây đàn lyre, là biểu tượng của thi ca, khởi phát và giữ nhịp cho thơ ca, chứ không đơn giản như có nhạc sĩ ở ta nhầm nó là "cây đàn ghi-ta - của Victo Hara" hay "cây đàn ghi-ta, của đại đội ba". Lorca muốn được chết "tử tế trên giường mình", muốn được nằm trong đất cùng với cây đàn thơ của mình, nhưng sự Tàn Bạo lại không muốn vậy. Bởi bọn phát xít là giống ruồi nhặng, chúng là cái chết mang hình con nhặng, "cái chết đẻ trứng vào vết thương" như một câu thơ tuyệt vời của Lorca đã chỉ chính xác. Mà những vết thương như thế có quá nhiều trong thơ Lorca, nó song hành với hình ảnh một chàng kỵ sĩ cô đơn "con ngựa đen, vầng trăng đỏ", với hình ảnh nàng di-gan như ngọn lửa xanh "xanh thân hình, xanh tóc". Và Lorca hỏi: "Há anh không thấy vết thương tôi - Từ ngực lên tới cổ?" Khi Lorca cầm trên tay cây đàn thơ của mình, chàng như một torero (đấu sĩ) bước vào đấu trường trong cuộc chiến một mất một còn với con-bò-tót-định-mệnh, một "con bò cô đơn với trái tim cao thượng". Chàng sẵn sàng chết trước cặp sừng oai dũng của con bò trọng danh dự ấy, với "những vết thương bốc cháy như mặt trời". Đau đớn thay, chàng đã phải chết vì những con nhặng "đẻ trứng vào vết thương", chàng đã bị ám sát, ám hại một cách lén lút và hèn hạ. Dường như không thể phân biệt được cuộc đời của Lorca với thơ của ông, bởi chúng quyện chặt vào nhau, và thơ Lorca chính là cuộc đời của ông, đúng đến từng câu thơ, từng giây phút một. Tôi nhớ, lần đầu tiên tôi được đọc một số bài thơ Lorca, qua bản dịch của Hoàng Hưng, những bản dịch được bạn bè chép tay truyền cho nhau, tôi đã cảm nhận về Lorca như vậy, và bây giờ, sau 40 năm, tôi vẫn cảm nhận như thế. Lorca là "một cơ quan của Thiên Nhiên được sinh ra để làm thơ", như câu nói của M.Gorki về X.Êxênhin. Và cái "cơ-quan-thơ" đó hoạt động cho tới phút những viên đạn phát-xít găm vào ngực nó. Nhưng trước cái ngày bi thảm của năm 1936, Lorca đã đón trước Định Mệnh của mình từ lâu lắm, và đón bằng tất cả những bài thơ của mình. Vì thế, có lẽ cái chết đối với Lorca không đột ngột, dù nó đột ngột với toàn thế giới. Ông đã bình thản đi tới cái chết, trên tay là cây đàn thơ, một cây ghi-ta màu bạc. Từ những cảm nhận mơ hồ, bị ngắt quãng nhưng cũng dài lâu ấy, vào năm 1979 tôi đã viết bài thơ "Đàn ghi-ta của Lorca". Cả bài thơ bật lên nhờ một câu thơ của Lorca dẫn dắt: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", và  chính là qua thơ Lorca mà tôi hình dung ra cái chết của ông:
 


File đính kèm:

  • docgop phan hieu them tac pham Dan ghita cua Lorca.doc