Hệ thống câu hỏi dùng để kiểm tra 1 tiết hoặc 15 phút môn công nghệ 7

doc5 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi dùng để kiểm tra 1 tiết hoặc 15 phút môn công nghệ 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống câu hỏi 
dùng để kiểm tra 1 tiết hoặc 15 phút
Câu 1: Hãy trả lời câu đúng hay sai
1. Thành phần của đất gồm 4 chất: Chất khí, chất lỏng, chất vô cơ, chất hữu cơ.
2. Thành phần của đất gồm 3 thể: Thể rắn, thể lỏng, thể khí.
3. Thể khí chiếm phần khe hở của đất.
4. Thể lỏng chiếm phần khe hở của đất.
5. Phần khí trong đất có tỉ lệ O2 và CO2 như trong không khí.
* Đáp áp: Câu 5 sai.
Câu 2: Điền tiếp vào chỗ chấm của các câu sau:
1. Phần khí trong đất gồm các chất	
2. Phần hữu cơ trong đất gồm:	
3. Phần vô cơ trong đất gồm:	
4. Nước trong đất có tác dụng:	
* Đáp án:
1. Cần điền: Nitơ, oxy, Cacbonic, Metal
2. Cần điền: Sinh vật sống, xác sinh vật, chất khoáng phân huỷ từ chất hữu cơ, các chất hữu cơ đơn giản, muối
3. Cần điền: Chứa nhiều chất khoáng là chất dinh dưỡng cho cây như: Nitơ, phốt pho, Kali, Sắt, Kẽm, Canxi
4. Cần thêm: Hoà tan chất dinh dưỡng, cung cấp nước cho cây.
 Câu 3: Đúng hay sai
1. Đồi đất dốc cần bón vôi.
2. Đất bạc màu cần bón nhiều phân hữu cơ kết hợp bón vôi và cày sâu dần.
3. Đất đồi núi cần trồng cây nông nghiệp xen giữa những băng cây công nghiệp để chống xói mòn.
4. Cần dùng các biện pháp canh tác, thuỷ lợi và bón phân để cải tạo đất.
Câu 4: Phân vi sinh khác phân hoá học như thế nào?
Câu 5: Phân vi lượng là phân như thế nào? (Đ/a: Cần lượng ít, tác dụng lớn như Kẽm, đồng, Magie, Mangan)
Câu5: Cây rất cần đạm, trong nước tiểu có nhiều đạm, tại sao tưới nhiều nước tiểu vào cây thì cây lại chết?
Câu 6: Câu nào đúng nhất.
1. Phân bón gồm 3 loại: Cây xanh, đạm, vi lượng.
2. Phân bón gồm 3 loại: Đạm, lân, Kali.
3. Phân bón gồm 3 loại: Phân chuồng, phân hoá học, phân vi sinh.
4. Phân bón gồm 3 loại: Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh (Đúng nhất)
Câu 6: Câu nào đúng nhất?
1. Bón phân làm cho đất thoáng khí.
2. Bón phân nhiều cho năng suất cao.
3. Bón phân đạm, phân hoá học cho chất lượng sản phẩm tốt.
4. Bón phân hợp lí, cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt. (Đúng nhất)
Cây 7: Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp điền vào chỗ chấm trong các câu hỏi sau:
1. Phân .. cần một lượng rất nhỏ.
2. Phân .. có thể bón lót và bón thúc cho lúa.
3. Phân... cần trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho ngô.
4. Các loại cây cần dùng phân đạm để tưới thường xuyên.
Đáp án: 1 - Phân vi lượng, 2 - Phân chuồng; 3 - Phân lân; 4- Rau.
Câu 8: Đúng hay sai?
1. Tăng thêm vụ trong năm là nhờ giống mới ngắn ngày.
2. Phải tích cực chăm bón mới tăng thêm vụ trong năm
3. Muốn có chất lượng tốt phải tạo được giống mới.
4. Tạo giống mới là biện pháp đưa năng suất cây trồng lên cao.
5. Chọn lọc là phương pháp tạo giống mới.
Câu 9: Chọn các cụm từ điền vào chỗ trống của các câu sau cho phù hợp: Năng suất cao, chất lượng tốt, tăng chất lượng, tăng sản lượng, tăng vụ, năng suất cao và ổn định, chống chịu được sâu bệnh, chọn lọc, lai, gây đột biến.
1. Giống cây trồng có vai trò lớn trong sản xuất như:.
2. Để đánh giá một giống cây trồng tốt người ta dựa vào: ..
3. Bằng các phương pháp: người ta đã tạo được nhiều loại giống cây trồng tốt.
4. Lấy hạt của cây tốt trong quần thể đem gieo ở vụ sau và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương là phương pháp:
5. Lấy hạt lúa nảy mầm đặt trong tia phóng xạ trong điều kiện nhất định, rồi đem trồng, chọn lọc là phương pháp.
Câu 10: Ghép số thứ tự của các câu ở cột A tương ứng với cột B
Cột A
Cột B
1. Chọn tạo giống
2. Sản xuất giống
3. Bảo quản hạt giống.
4. Nhân giống vô tính
a. Tạo nhiều hạt cây giống.
b. Dùng chum, vại, túi nilon
c. Chặt cành từng đoạn nhỏ đem giâm xuống đất ẩm.
d. Tạo ra quần thể có đặc điểm khác quần thể ban đầu.
Câu 11: Sửa lại ý sai trong các câu sau:
1. Mục đích của sản xuất giống cây trồng là tạo ra nhiều giống tốt.
2. Chặt những đoạn thân cây vùi xuống đất, sau này thành cây mới không được gọi là nhân giống vô tính.
3. Cắt lá bỏng vùi xuống đất, sau này mọc thành nhiều cây lá bỏng mới không được gọi là nhân giống vô tính.
4. Những loài cây chỉ sinh sản vô tính không thể bảo quản giống được.
5. Giống siêu nguyên chủng khi cho hạt ta thu hoạch hết, năm sau đem gieo sẽ thu hoạch được hạt nguyên chủng.
6. Tất cả hạt giống đều phải phơi thật khô ngoài nắng mới đưa vào bảo quản.
Câu 12: Sâu phá hoại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn nào?
a. Sâu non
b. Nhộng
c. Trứng
d. Sâu trưởng thành.
Câu 13: Bộ phận cây trồng bị thối do nguyên nhân
a. Nhiệt độ cao
b. Virut
c. Nấm
d. Vi khuẩn.
Câu 14: Nguyên nhân của bệnh sinh lí của cây trồng là: 
a. Nấm hay tuyến trùng
b. Virut
c. Vi khuẩn
d. Môi trường không thuận lợi
Câu 13: Đúng hay sai
1. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
2. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp tròng trừ sâu bệnh
3. Dùng thuốc độc phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu, bệnh có hại cho cây trồng.
4. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả.
5. Dùng phương pháp phòng là chính là phương pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng hiệu quả nhất.
Câu 14: Đúng hay sai?
1. Mục đích của việc làm đất là tạo lớp đất mới trên bề mặt.
2. Mục đích của việc làm đất là để dễ bón phân.
3. Mục đích của việc làm đất là để tăng chất dinh dưỡng.
4. Mục đích của việc làm đất là để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
5. Mục đích của việc làm đất là để tạo cho đất tơi xốp.
Câu 15: Ghép các câu ở cột A tương ứng với câu ở cột B cho đúng.
Cột A
Cột B
1. Mục đích làm đất.
2. Cày đất.
2. Bừa đất.
3. Lên luống
a. Làm đất nhỏ và thu gom cỏ dại
b. Dễ thoát nước, dễ chăm sóc.
c. Lật đất sâu lên bề mặt
d. Làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại và mầm sâu bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Câu 16: Điền tiếp vào chỗ trống cho phù hợp
1. Yêu cầu kĩ thuật của việc cày đất là	
2. Yêu cầu kĩ thuật của việc bừa đất là	
3. Yêu cầu kĩ thuật của việc lên luống là	
4. Yêu cầu kĩ thuật của việc bón lót là 	
Câu 17: Điền tiếp vào các câu sau cho trọn nghĩa.
a. Khoảng.. gieo trồng một loại cây nào đó gọi là thời vụ.
b. ở nước ta tuy khí hậu khác nhau ở các miền, nhưng có ba vụ trong năm đó là: ..., ., .
c. Các tỉnh phía Bắc có khí hậu lạnh nên có vụ thứ 4 trong năm đó là:..
d. Kiểm tra hạt giống trước khi gieo có mục đích là: . hay loại bỏ để đảm bảo năng suất trồng trọt.
Câu 18. Câu nào đúng nhất?
a. Yếu tố quyết định đến thời vụ là sâu, bệnh phát triển.
b. Yếu tố quyết định đến thời vụ là khí hậu.
c. Yếu tố quyết định đến thời vụ là con người.
d. Yếu tố quyết định đến thời vụ là giống cây trồng.
Câu 19. Ghép các câu trong cột A với cột B để hoàn thành câu đúng nhất.
Cột A
Cột B
1- Cần kiểm tra hạt giống trước khi gieo để sử dụng hay loại bỏ.
2- Ngâm hạt giống vào nước ở nhiệt độ và thời gian nhất định tuỳ giống.
3- Ngâm hạt giống vào hoá chất có nồng độ với thời gian xác định tuỳ loại giống.
4- Gieo trồng phải đảm bảo yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách, độ nông sâu.
5- Gieo bằng hạt, trồng bằng cây con hay bằng hom, củ.
a. Xử lí bằng nhiệt độ.
b. Mục đích của việc kiểm tra hạt giống.
c. Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gieo trồng.
d. Xử lí hạt giống bằng hoá chất.
e. Phương pháp gieo trồng.
Câu 20: Vì sao chỉ ngâm hạt thóc ở 540C trong 10 phút?
Câu 21: Vì sao phải lọc hạt lép, lửng bằng nước muối, sau đó mới xử lí bằng nhiệt? Có thể lọc hạt lép, lửng bằng cách nào khác nữa?
Câu 22: Nếu xử lí bằng nước ấm xong mới ngâm vào nước muối có được không? Vì sao?
Câu 23: Em hãy cho biết đúng hay sai?
a. Lúa sau khi cấy cần chú ý tỉa, dặm để đảm bảo mật độ và khoảng cách 
b. Khi cây ngô lên cao phải chú ý làm cỏ và vun gốc.
c. Cây lúa phát triển ở thời kì làm đòng cần vun gốc.
d. Khi đậu ra hoa cần xới gốc và vun cao.
e. Khi lúa, lạc bị xâu, bệnh hại nên bơm nước ngập hết cây sẽ diệt được sâu bệnh.
Câu 24: Điền tiếp vào các câu sau sao cho phù hợp.
a. Khi sắp làm đòng nên bón thúc bằng phân	
b. Dùng phân đạm bón thúc cho rau bằng cách 	
c. Tưới nước cho lúa bằng cách., còn tưới rau có thể bằng cách.
d. Dụng cụ làm cỏ cho lúa là dụng cụ làm cỏ cho rau có thể là..
Câu 25: Dùng thước kẻ nối các câu ở cột A tương ứng với câu ở cột B sao cho đúng nhất.
Cột A
Cột B
1. Xới, vun gốc là
2. Làm cỏ là
3. Tưới nước là 
4. Bón thúc là
a. Bỏ các cây yếu, sâu bệnh.
b. Bằng cách tưới tràn, phun.
c. Cung cấp thêm chất dinh dưỡng.
d. Thêm đất màu vào gốc, làm đất thoáng.
e. Trồng cây vào chỗ còn thưa.
g. Bỏ cây yếu, sâu bệnh.
Câu 26: Thu hoạch có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo quản? Bảo quản và chế biến có điểm gì giống và khác nhau?
( Thu hoạch đạt yêu cầu kĩ thuật tạo thuận lợi cho việc bảo quản. Thu hoạch không đạt yêu cầu sẽ khó khăn trong việc bảo quản. Bảo quản và chế biến giống nhau là có cùng mục đích, khác nhau là: Bảo quản giữ nguyên trạng thái sản phẩm, chế biến là biến đổi sản phẩm khác trạng thái ban đầu, tăng giá trị sản phẩm)
Câu 27: Câu nào đúng nhất? (Cơ sở của việc bảo quản nông sản là?)
a. Giảm thiểu hoạt động sinh lí, sinh hoá trong nông sản.
b. Giảm thiểu sự tiếp xúc của nông sản với không khí.
c. Giảm thiểu sự phá huỷ của sinh vật với nông sản.
d. Giảm thiểu sự phá huỷ của sinh vật và hoạt động sinh hoá của sản phẩm.
e. Nâng cao trách nhiệm của người quản lí.
Đáp án: d
Câu 28: Hãy ghi các tên nông sản vào các mục đích được ghi số thứ tự từ 1 đến 5 cho phù hợp.
1. Bảo quản kín:	
2. Bảo quản lạnh:	
3. Sấy khô:	
4. Muối chua:	
5. Đóng hộp:	
Câu 29: Trên một thửa ruộng thu hoạch lúa mùa, trồng ngô, tiếp theo trồng khoai lang và đậu xanh trên luống khoai lang, thu hoạch khoai lang xong lại cấy lúa mùa. Em hãy xác định các đặc điểm (loại cây) tăng vụ, xen canh, luân canh trong ví dụ trên.
Đáp án: + Trồng lúa, ngô, khoai là tăng vụ.
+ Khoai với đậu trên cùng một diện tích gọi là xen canh.
+ Vụ trước: Lúa, vụ sau ngô, tiếp nữa là khoai lang là thâm canh.
Câu 30: Đúng hay sai
a. áp dụng luân canh thì không thể tăng vụ.
b. Trồng hai cây trên cùng một diện tích gọi là xen canh.
c. Chủ động được tưới, tiêu mới có thể tăng vụ.
d. Xen canh hợp lí thực chất là tăng thêm một vụ.
e. Tăng vụ đồng thời tăng sâu, bệnh hại.
Đáp án: c,d
Hết kiểm tra tiết 1
--------------------------------------***--------------------------------------
Kiểm tra tiết 2

File đính kèm:

  • docKT 1 Tiet HK1.doc