Hệ thống câu hỏi môn Sinh 6 học kỳ I năm học 2011 - 2012

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi môn Sinh 6 học kỳ I năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng THCS K× S¬n
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN SINH 6
Học kỳ I. Năm học 2011- 2012
-------------
A. Trắc nghiệm:
I. Nhận biết:
Câu 1: Cấu trúc nào làm cho tế bào thực vật có hình dạng nhất định?
A. Vách tế bào.
B. Màng sinh chất.
C. Lục lạp.
D. Nhân.
Câu 2: Để nhận biết thực vật có hoa dựa vào đặc điểm
A. Cơ quan sinh sản là hoa.
B. Cơ quan sinh sản là noãn và hạt.
C. Vòng gỗ hàng năm.
D. Cơ quan sinh sản là rễ, thân, lá.
Câu 3: Nhóm toàn là cây có rễ chùm là:
A. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu.
B. Cây tre, cây lúa, cây táo, cây tỏi.
C. Cây mía, cây cà chua, cây nhãn, cây xoài.
D. Cây hành, cây tỏi, cây lúa, cây ngô.
Câu 4: Nhóm toàn là cây thân gỗ:
A. Cây lúa, cây xoài, cây mận, cây mít.
B. Cây cam, cây bưởi, cây dừa, cây mận.
C. Cây nhãn, cây khế, cây xoài, cây phượng.
D. Cây cau, cây ngô, cây táo, cây tre.
Câu 5: Cấu tạo của thân trưởng thành tính từ ngoài vào như sau:
A. Vỏ, tầng sinh vỏ, thịt vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ.
B. Thịt vỏ, tầng sinh vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ.
C. Tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ, mạch rây, mạch gỗ.
D. Thịt vỏ, tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.
Câu 6: Nhóm toàn là cây có hoa:
A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.
B. Cây táo, cây mít, cây rêu, cây cà chua.
C. Cây bưởi, cây rau bợ, cây dương xỉ, cây cải.
D. Cây dừa, cây hành, cây thông, cây bèo tây.
II. Thông hiểu:
Câu 1: Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa như thế nào đối với cây?
A. Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
B. Cây lớn lên.
C. Cây ra hoa kết quả.
D. Hạt nẩy mầm rồi lớn lên thành cây trưởng thành.
Câu 2: Thân dài ra do đâu?
A. Chồi ngọn.
B. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
C. Sự lớn lên của tế bào.
D. Phần gốc sát với rễ.
Câu 3: Cấu tạo trong của phiến lá gồm:
A. Thịt lá, ruột, vỏ.
B. Bó mạch, gân chính, gân phụ.
C. Biểu bì, thịt lá, gân lá, lỗ khí.
D. Biểu bì, thịt lá, gân lá.
Câu 4: Thân to ra do đâu?
A. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
B. Do trụ giữa.
C. Cả vỏ và trụ giữa.
D. Do phần vỏ.
Câu 5: Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: lông hút, mạch rây, vỏ, mạch gỗ, biểu bì
- Nước và muối khoáng hòa tan trong đất, được hấp thụ chuyển qua  tới 
- Rễ mang các  có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.
Câu 6: Vai trò của miền hút là gì?
A. Giúp rễ hút nước.
B. Giúp rễ hút muối khoáng hòa tan.
C. Bảo vệ và che chở cho đầu rễ.
D. Giúp rễ hút nước và muối khoáng hòa tan.
III. Vận dụng:
Câu 1: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Tên lá cây
Kiểu xếp lá trên cây
Mọc cách
Mọc đối
Mọc vòng
Lá cây dâu
Lá cây dây huỳnh
Lá cây sơ ri
Lá cây mồng tơi
Câu 2: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Tên cây
Lá đơn
Lá kép
Kiểu gân lá
Cây lúa
Cây phượng
Cây dừa
Cây hoa hồng
Câu 3: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Tên cây
Kiểu rễ
Dạng thân
Cây cải
Cây lúa
Cây dừa
Cây xoài
Câu 4: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Tên cây
Có hoa
Không có hoa
Cây 1 năm
Cây lâu năm
Cây ngô
Cây nhãn
Cây rêu
Cây cải
Câu 5: Cây sinh trưởng tốt năng suất cao trong điều kiện nào dưới đây về nước
A. Thiếu nước.
B. Tưới đủ nước đúng lúc.
C. Tưới đủ nước không đúng lúc.
D. Thừa nước.
Câu 6: Cây có thân mọng nước thường gặp ở:
A. Nơi ngập nước.
B. Nơi nghèo chất dinh dưỡng.
C. Nơi nhiều chất dinh dưỡng.
D. Nơi khô hạn.
Câu 7: Trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày vì:
A. Độ ẩm không khí tăng cao ảnh hưởng đến quang hợp.
B. Nhiệt độ không khí tăng cao ảnh hưởng đến quang hợp.
C. Cây thiếu nước ảnh hưởng đến quang hợp.
D. Cây thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp.
Câu 8: Tập hợp những cây nào dưới đây có thể trồng bằng cách chiết cành?
A. Cây rau muống, cây rau lang, cây chuối.
B. Cây bưởi, cây mận, cây quít.
C. Cây sắn, cây dừa, cây đậu Hà Lan.
D. Cây hoa giấy, cây chanh, cây rau má.
B. Tự luận:
I. Nhận biết:
Câu 1: Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
Câu 2: Hãy kể tên một số cây có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà em biết?
Câu 3: Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
II. Thông hiểu:
Câu 1: Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn những cây nào thì tỉa cành, cho ví dụ?
Câu 2: Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt. Tại sao?
Câu 3: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
III. Vận dụng:
Câu 1: So sánh cấu tạo trong thân non và rễ?
Câu 2: Hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng?
Câu 3: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.
Câu 4: Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào?
ĐÁP ÁN:
A. Trắc nghiệm:
I. Nhận biết: 1A; 2A; 3D; 4C; 5A; 6A
II. Thông hiểu: 1A; 2B; 3D; 4A; 6D
Câu 5: lông hút, vỏ, mạch gỗ, lông hút.
III. Vận dụng: 
Câu 1: 
- Lá cây dâu: Mọc cách.
- Lá cây dây huỳnh: Mọc vòng.
- Lá cây sơ ri: Mọc đối.
- Lá cây mồng tơi: Mọc cách.
Câu 2:
- Cây lúa: Lá đơn, gân song song.
- Cây phượng: Lá kép, gân hình mạng.
- Cây dừa: Lá đơn, gân song song.
- Cây hoa hồng: Lá kép, gân hình mạng.
Câu 3: 
- Cây cải: rễ cọc, thân cỏ.
- Cây lúa: rễ chùm, thân cỏ.
- Cây dừa: rễ chùm, thân cột.
- Cây xoài: rễ cọc, thân gỗ.
Câu 4: 
- Cây ngô: có hoa, cây 1 năm.
- Cây nhãn: có hoa, cây lâu năm.
- Cây rêu: không có hoa, cây 1 năm.
- Cây cải: có hoa, cây 1 năm.
5B; 6D; 7D; 8B.
B. Tự luận:
I. Nhận biết:
Câu 1:
- Lá biến thành gai, 	chức năng: giảm bớt sự thoát hơi nước.
- Lá vảy, 	chức năng: che chở cho đầu của thân rễ.
- Lá bắt mồi, 	chức năng: bắt và tiêu hóa mồi.
- Tua cuốn, tay móc, 	chức năng: giúp cây leo lên.
- Lá dự trữ, 	chức năng: dự trữ chất dinh dưỡng.	
Câu 2: Cây sinh sản bằng thân bò: rau má.
Cây sinh sản bằng lá: lá thuốc bỏng.
Câu 3: Thân củ, thân rễ chứa chất dự trữ.
 Thân mọng nước: dự trữ nước.
II. Thông hiểu:
Câu 1: Để tăng năng suất cây trồng – cây bấm ngọn thân cỏ, thân leo, tỉa cành: thân gỗ.Thí dụ: mồng tơi, mướp, bí, bấm ngọn, tỉa cành xấu, sau: bưởi, cam, quít.
Câu 2: Người ta thường chọn phần ròng vì phần ròng rắn chắc.
Câu 3: Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa vì ban đêm cây hô hấp sẽ lấy hết khí Oxi trong phòng làm cho ta bị ngạt thở.
III. Vận dụng:
Câu 1: 
Ø Giống nhau:
- Đều được cấu tạo từ tế bào.
- Đều có hai phần: vỏ và trụ giữa.
¨ Vỏ: biểu bì, thịt vỏ.
¨ Trụ giữa: bó mạch, ruột.
Ø Khác nhau:
Thân non
- Biểu bì: tế bào trong suốt, không có lông hút.
- Thịt vỏ: 1 số tế bào chứa chất diệp lục.
- Bó mạch: xếp thành vòng, mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong.
Rễ
- Biểu bì: có lông hút, không trong suốt.
- Thịt vỏ: tế bào không có chất diệp lục.
- Bó mạch: xếp xen kẽ.
Câu 2: 
Dác
- Lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài.
- Không rắn chắc.
Ròng
- Lớp gỗ màu thẫm ở phía trong
- Rắn chắc.
Câu 3: Mô tả qua 5 bước dựa vào SGK trang 54.
Câu 4: Mô tả qua 4 bước dựa vào SGK trang 46.

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi HKI20112012Sinh 6.doc