Hệ thống câu hỏi và bài tập môn: ngữ văn lớp 6

doc14 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 10812 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi và bài tập môn: ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ: Trường THCS Cao Kỳ.	
 
 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 

Chủ đề: Truyện dân gian; Từ vựng; Các kiểu văn bản (Miêu tả,tự sự).
Mức độ: Nhận biết
 Câu 1: 
Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “Cái bọc trăm trứng ” là gì?
 A: Giải thích sự ra đời của dân tộc Việt Nam
 B: Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang 
 C: Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc 
 D: Mọi người, mọi dân tộcViệt Nam phải thương yêu nhau như anh em 
 Đáp án : D
Câu 2 :
 Thế nào gọi là từ đơn và từ phức ? từ phức còn được tạo ra bằng cách nào? Tên gọi của nó ?
 Đáp án :
 
 - Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn . (0.5 đ)
 - Từ gồm hai tiếng gọi là từ phức . ( 0.5 đ)
 - Những từ phức được tạo ra bằng cách ghét các tiếng có quan hệ với nhau 
 Về nghĩa được gọi là từ ghét. (0.5 đ)
 - Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.(0.5đ)
 Câu 3 : 
Giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp, với 
 phương thức biểu đạt là gì?
 Đáp án :
 - Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm
 Mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng, 
 kĩ xảo nghề nghiệp. (1đ)
 - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có 
 Liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện 
 Mục đích giao tiếp . (1đ)
 - Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương 
 ứng : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính 
 công vụ . Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. (1 đ)
Câu 4: 
 Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng
 A: Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành 
 Tráng sĩ diệt giặc Ân.
 B:Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược 
 C: Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc .
 D: Ngay từ buổi đầu dựng nước cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm 
Đáp án :
 D: Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại 
 xâm để bảo vệ non sông đất nước .

Câu 5: 
Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
Vũ khí hiện đại để giết giặc.
Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
 D. Tình làng nghĩa xóm.
 Đáp án: B (0.5 đ)

 Câu 6: 
 Lý do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt ?
 A: Tiếng Việt chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác .
 B: Do có một thời gian dài nước ngoài đô hộ, áp bức .
 C: Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển .
 D: Nhằm làm phong phú vốn tiếng Việt .
Đáp án: C (0.5 đ)

Câu 7: 
Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
Hùng Vương kén rể.
Hùng Vương không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
Thủy Tinh không lấy được Mỵ Nương làm vợ.
Đáp án: D (0.5 đ)

Câu 8: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Đáp án: D (0.5 đ)

 Câu 9: Khoanh tròn vào chữ cái đầu, câu trả lời đúng
Truyền thuyết “ Sự tích hồ gươm” ra đời vào thời điểm lịch sử nào?
Trước khi quân Minh xâm lược nước ta (1407)
Trong thời kỳ kháng chiến chống giặc Minh(1407 – 1427)
Sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
Sau khi Lê lợi rời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long.
Câu 10: Hãy trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái ở trước câu trả lời đúng nhất.
 Trong các câu sau, ở câu nào từ “ăn” được sử dụng với nghĩa gốc?
A. Mặt hàng này đang ăn khách.
B. Hai chiếc tầu lớn đang ăn than.
C. Cả nhà đang ăn cơm.
D. Chị ấy rất ăn ảnh.
Đáp án: C
Mức độ: Thông hiểu
 Câu 1: 
 Ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên là gì?
 
 - Đáp án : Nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nghĩa đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt cổ.(2đ)

Câu 2: 
 Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy.

Đáp án :
 
 - Truyện nhằm giải thích nguồn gốc sự vật (0.5đ)
 - Đề cao nghề nông, đề cao lao động mà nhân vật chính là Lang Liêu . 
 Chàng hiện lên như một người anh hùng với đầy đủ tài năng, phẩm chất 
 Của người lao động . (1đ)
 - Truyện đề cao và bênh vực kẻ yếu.(0.5 đ)

 Câu 3: Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt 
 Thời kì vua hùng dựng nước?
 A: Chống giặc ngoại xâm
 B: Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên
 C: Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá 

- Đáp án :
 : C: Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá
Câu 4: 
Thế nào là từ mượn? Nguyên tắc mượn từ là gì ?

Đáp án :
Từ mượn (hay còn gọi là từ vay mượn ) là những từ của một ngôn ngữ được nhập vào một ngôn ngữ khác và được bản ngữ hoá . (0.5 đ)
Khi dùng phải được cải tại để sao cho có hình thức ngữ âm , đặc điểm ngữ pháp phù hợp với hệ thống ngữ âm, ngữ pháp ngôn ngữ vay mượn . (0.5 đ)
Từ mượn là một cách làm giàu tiếng Vịêt . Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc , không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện. (0.5 đ) 

 Câu 5: Hình ảnh nào là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em về Thánh Gióng 
 “ ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng ”?

 Đáp án :
 Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nội dung hay về nghệ thuật (Sự vươn vai của Gióng) ngựa phun lửa tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc Người Ngựa bay về trời . (0.5 đ)
Nêu lí do : + Sự lớn mạnh của Gióng (0.5 đ)
 + Sự đoàn kết một lòng chống xân lăng (0.5 đ)
- Gióng là hình tượng tiêu biểu cao đẹp của người anh hùng đánh giặc cứu nước đầu tiên . (0.5 đ)
- Sức mạnh của Gióng cũng chính là sức mạnh của cả dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước . (0.5 đ)
- Thể hiện ước mơ của nhân dân muốn có một người anh hùng phi thường ,
đứng ra bảo vệ, chống giặc ngoại xâm. (0.5đ)

 Câu 6: 
 Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự .Em hãy trình bày các chi tiết liên quan đến sự ra đời của Gióng?

.Đáp án:
-Kể về sự ra đời của Gióng phải kể đến các chi tiết sau:
+Hai vợ chồng ông lão muốn có con.(1/4 đ)
+Bà vợ ướm thử vào vết chân lạ.(1/4 đ)
+Bà vợ thô thai 12 tháng thì sinh con.(1/4 đ)
+Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.(1/4 đ)
Câu7: 
Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
-Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ.(0,5 đ)
-Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên của người Việt cổ.(0,5 đ)
-Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.(0,5 đ)
-Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao.(0,5 đ)

Câu 8: Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ?
 -Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ... ) mà từ biểu thị. (1đ)
- Có hai cách chính để giải thích nghĩa của từ:
 + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. ( 0,5 đ)
 + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. ( 0,5 đ) 

Câu 9: Sự việc trong văn tự sự có đặc điểm gì?
 Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm có thể, do nhân vật cô thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả...(1 điểm).
Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (1 điểm)

Câu 10: Nêu những đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự?
 Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. (0,5 điểm)
Trong văn tự sự có nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. (1 điểm)
Nhân vật được thể hiện qua các mặt:Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...(0,5 điểm)
Mức độ: Vận dụng thấp
Câu1: 
Viết một đoạn văn từ 6 đến 7 câu kể lại việc chống bão lụt mà em từng chứng kiến từ thực tế hoặc qua đài, tivi.

Đáp án: 
- Viết một đoạn văn có cấu trúc rõ ràng: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn (0.5 đ)
- Nội dung đoạn văn đảm bảo một số ý sau: (1.5 đ)
+ Em đã được chứng kiến cảnh bão lụt xảy ra ở đâu?
+ Sự phá hoại của thiên tai đã đưa tới hậu quả như thế nào?
+ Cuộc chiến đấu chống bão lụt của nhân dân cả nước diễn ra như thế nào?
+ Những biểu hiện ủng hộ chia sẻ của nhân dân cả nước.
+ Suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai và công việc phòng chống thiên tai.

Câu 2: Xác định từ trong câu sau?
a. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
b. Học tập tốt, lao động tốt.

 Đáp án: Yêu / Tổ quốc, / yêu / đồng bào (0.75 đ)
 học tập / tốt, / lao động / tốt. (0.75 đ)
+ Từ đơn là: yêu, tốt. (0.5 điểm)
+ Từ phức là: Tổ quốc, đồng bào, học tập, lao động. (0.5 đ)

Câu 3 : Em hãy giải thích hai tiếng “Đồng bào”, chi tiết nào trong truyện “Con Rồng Cháu Tiên” làm căn cứ để em giải thích hai tiếng này?

Đáp án: 
Giải thích hai tiếng “Đồng bào”: cùng trong một bọc(Đồng:cùng; bào: bọc) (1 đ)
Chi tiết làm căn cứ: Mẹ Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con.(1 đ) 
Câu 4: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của dân tộc?

Đáp án:
 Hình tượng Thánh Gióng biểu tượng cho lòng yêu nước sức mạnh phi thường và tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc.(1 đ)

Câu 5: Tự sự là gì? Truyền thuyết Thánh Gióng là một văn bản tự sự.Vì sao?

Đáp án:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.(0.5 đ)
Văn bản Thánh Gióng là văn bản tự sự vì kể người, kể việc có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc.(0.5 đ)

thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. (0,5 điểm)
Trong văn tự sự có nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. (1 điểm)
Nhân vật được thể hiện qua các mặt:Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...(0,5 điểm)

Câu 6: Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn?
Đáp án: 
Câu chủ đề là câu nêu ý chính của đoạn (0.5 đ)
Viết đoạn văn có bố cục, nội dung rõ ràng (1 đ)
Xác định được câu chủ đề (0.5 đ)

Câu 7: Tại sao trước khi chính thức viết bài văn tự sự cần phải lập dàn bài?

Đáp án: Dàn bài của bài văn tự sự giúp chúng ta viết bài văn đầy đủ ý, có trình tự, chặt chẽ, hợp lý (1 đ) 

Câu 8: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ nhiều nghĩa? gạch chân dưới các từ ấy
 Đáp án:
 Vậy là mùa xuân đã đến. Đất trời như khoác thêm một chiếc áo mới. Cây cối như xanh hơn với những mần non mơn mởn.Bầu trời cũng trong và cao hơn.Nhìn qua khung cửa nhỏ em thấy mở ra trước mắt một cảnh đẹp diệu kì. Khóm hồng nhung đang khoe những cánh hồng rực rỡ. Xa xa, một đàn bướm vàng đang đi tìm nhụy. Trên vòm cây bưởi, lũ chim sâu đang líu lo cất tiếng hót...
+ 1 ngạch đậm là từ nhiều nghĩa.
+ 1 ngạch là từ láy.

Câu 9: 
Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác?
Có một bạn còn đang bàng quang với lớp.
Ngày mai, chìng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.

Thay từ bàng quang bằng từ bàng quan.
Thay từ thăm quan bằng từ tham quan.

Câu 10: 
Đóng vai nhân vật em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần thứ nhất và thứ hai?

Đáp án.
Một hôm, tôi và cha tôi đang làm ruộng bỗng có một viên quan hỏi:
Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Tôi liền nhanh miệng hỏi lại:
Thế ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?
Viên quan đành lắc đầu chịu thua.
 Thế rồi một ngày nọ, làng tôi nhận được lệnh vua ban cho ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp hẹn năm sau đẻ thành chín con. Tôi liền ra lệnh cho thịt hai con và đồ xôi ăn mừng sau đó cùng cha vào cung để vua tự nói ra sự vô lý của mình. Vua nghe nói đành chịu trí thông minh của tôi.
Mức độ: Vận dụng cao 
Câu 1: 
 Đóng vai nhân vật em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần ba ?

Đáp án.
Một hôm, tôi và cha đang ăn cơm ở công quán thì có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ với lệnh bắt tôi phải làm thành ba mâm cỗ thức ăn. Tôi liền bảo cha lấy cho một chiếc kim may yêu cầu đức vua rèn cho một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói từ đó phục hẳn.

 Câu 2: Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nhgĩ về một nhân vật em thích trong các truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học. 

 Đáp án: Học sinh viết đoạn văn nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật dân gian đảm bảo tính lô gic, mạch lạc, lời văn biểu cảm, có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả. ( 2đ)

Câu 3: Tóm tắt các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
 Đáp án:
 + Vua Hùng kén rể.
 + Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
 + Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
 + Sơn Tinh đến trước được vợ.
 + Thuỷ Tinh tức giận đánh Sơn Tinh.
 + Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 + Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.

Câu 4: Hãy viết hai lời giới thiệu trong đó có sử dụng ngôi kể thứ nhất và thứ ba?
Đáp án:
Tôi rất chăm học nên kì thi học sinh giỏi vừa qua, tôi đạt giải nhất môn toán của Tỉnh.
 Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên được thầy cô và bè bạn quý mến.
 
 
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các danh từ mà em đã học.
Đoạn văn mẫu: Người ta kể lại rằng,ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ em đều mất sớm. Nhà nghèo không có tiền mua bút. Em phải lấy que, chấm tay xuống nước để vẽ. Vì vậy, em tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, cá giống hệt và em được Thần thưởng cho cây bút bằng vàng sáng lấp lánh.
 
Chủ đề: Truyện hiện đại,thơ hiện đại Viêt Nam;Các biên pháp tu từ;Văn miêu tả, hành chính công vụ.
Mức độ: Nhận biết 
 Câu 1. 
H. Dòng nào đưới đây nhận xét đúng về những nhân vật trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?
A. Nhân vật vốn là người mang lốt vật
B. Nhân vật được tả thực
C. Nhân vật được gắn cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy và quan hệ như con người.
D. Nhân vật biểu tượng cho đạo đức luân lí.

Đáp án: C
Câu 2. 
H. Nhận xét nào chưa chính xác về đặc điểm vai trò của văn miêu tả?
A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người
B. Làm hiện ra trước mắt đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người
C. Bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người viết
D. Bộc lộ rõ tâm trạng của người và vật được miêu tả.

Đáp án: D
Câu3 .
H. Muốn miêu tả ta cần phải làm gì?

Đáp án: Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Câu 4. 
H. Ở miền Bắc thường phát âm không đúng những phụ âm nào?

Đáp án: Ở miền Bắc thường phát âm không đúng những phụ âm: tr/ ch; s /x; r /d /g; l /n.
Câu 5.
H. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

Đáp án: Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. 
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Câu 6. 
H. Em hãy nêu bố cục bài văn tả người?

Đáp án: Bài văn tả người có bố cục 3 phần:
	Mở bài: giới thiệu người được tả
	Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,…)
	Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
Câu 7. 
H. Ẩn dụ là gì? Nêu các kiểu ẩn dụ?

Đáp án:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
Có 4 kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 
Câu 8. 
H. Hãy nêu thể loại và nội dung của đề bài: Em hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai trong dịp têt đến xuân về?

Đáp án:
- Thể loại: Văn miêu tả (tả cảnh)
- Nội dung: Cây đào hoặc cây mai ngày tết. 
Câu 9. 
H. Hãy nêu các kiểu hoán dụ thường gặp?

Đáp án: Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Câu 10. 
H. Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là?

 Đáp án: Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là như sau:
Câu định nghĩa;
Câu giới thiệu;
Câu miêu tả;
Câu đánh giá.

Câu 1. (Thông hiểu) 
H. Thế nào là phó từ?

Đáp án: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Câu 2.
H. Qua đoạn trích “Sông nước Cà Mau”, em hiểu gì về cảnh sông nước và con người nơi đây?

Đáp án:
- Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
- Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo.

Câu 3. 
H. Thế nào là so sánh?

Đáp án: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 4. 
H. Có mấy kiểu so sánh?

Đáp án: Có hai kiểu so sánh:
So sánh ngang bằng;
 So sánh không ngang bằng.

Câu 5. 
H. Khi nghe thầy giáo nói: “Hôm nay là buổi học cuối cùng của các con”, Phrăng đã có những biểu hiện cụ thể thế nào?

 Đáp án:
Choáng váng.
Tự giận mình vì những buổi trốn học
Thấy sách như người bạn cố tri
Nghĩ đến thầy giáo quên cả những lúc thầy phạt
Hiểu được nguyên nhân của những điều khác lạ.

Câu 6.
 H. Qua quan sát của anh đội viên Bác có hình dáng, tư thế như thế nào?

Đáp án: Qua quan sát của anh đội viên Bác có hình dáng, tư thế như sau: Ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt thì trầm ngâm, Bác có mái tóc bạc, Bác ngồi đinh ninh.

Câu 7. 
H. Em hãy nêu tầm quan trọng của giờ luyện nói?

Đáp án: Rèn kỹ năng nói trước đông người về văn miêu tả.

Câu 8. 
H. Năm khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” của Tố Hữu cho em cảm nhận gì về hình ảnh của Lượm?

Đáp án: Lượm là một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê công tác kháng chiến, thật đáng mến, đáng yêu.

Câu 9. 
H. Thế nào là thành phần chính của câu?	

 Đáp án: Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. 

Câu 10. 
H. Nội dung khái quát của văn bản “Lòng yêu nước” là gì?

Đáp án: Bài văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xô Viết

Mức độ: Vận dụng thấp
Câu 1 :
Viết một đoạn văn miêu tả cảnh ngày tết Trung thu : 

Đáp án:Đoạn văn có những từ ngữ tả cảnh vật đặc trưng của Tết Trung thu như :
Rằm tháng tám,ánh trăng,đèn ông sao,phá cỗ...
Biết trình bày các sự việc theo một trình tự hợp lý 

 
Câu 2: 
Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng tả con đường thân quen từ nhà em đến trường vào một buổi sáng khi em đi học

 Đáp án:
-Yêu cầu:Tả theo dúng trình tự từ nhà đến trường có các từ thân quen,em đi học,buổi sáng…
-Yêu cầu khi tả phải tỏ rõ em dã thuộc từng đăc điểm cuả con đường và con đường ghi dấu nhiều kỷ niệm của em
-Các từ ngữ buổi sáng xác định rõ thời điểm và tình huống tả con đườngvào một thời gian cụ thể

Câu 3. 
H. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả Kiều Phương?

Đáp án:
	Hình dáng nhỏ nhắn, thanh mảnh, mặt lọ lem như mặt mèo, mắt sang, mặt lúc nào cũng tươi như hoa, răng khểnh trông thật đáng yêu.
	Tính cách hồn nhiên, nhân hậu, độ lượng trước những biểu hiện bực bội thiếu than thiện của người anh; có tài năng hội họa từ nhỏ, được phát hiện và phát triển, có sự thành công lớn.
 
Câu 4. 
H. Nêu tình cảm của em dành cho nhân vật người anh và nhân vật người em trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”?

Đáp án: Tình cảm dành cho nhân vật người anh: Thông cảm và trân trọng trước sự biết hối lỗi và biết vươn lên trở thành người tốt của nhân vật người anh.
	Tình cảm dành cho nhân vật người em: Khâm phục, yêu quý vì có tài năng và tấm lòng. 

Câu 5. 
H. Truyện “Buổi học cuối cùng” để laị cho em suy nghĩ gì về việc học tiếng mẹ đẻ và việc học tiếng nước ngoài?

Đáp án:
	Học tiếng mẹ đẻ để giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
	Học tiếng nước ngoài để mở rộng hiểu biết.
 
Câu 6. 
H. Hãy nêu những nét nổi bật của nghệ thuật bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?

Đáp án:
- Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm
- Lựa chọn sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.


Câu 7:
-Vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”

 Đáp án-Bốn câu thơ mang tính khái quát cao.qua những câu thơ này hình ảnh Bác Hồ hiện lên cao cả mà gần gũi.Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ .
 Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh ”đã cắt nghĩa lý do Bác không ngủ rất đơn giản nhưng lại hết sức chính xác :Đó là cái thương tình vĩ đại ,cái thường tình của một bậc”đại nhân,đại trí ;đại dũng”
-Không ngủ là chuyện thường tình trong cuộc đời của Bác.Cả cuộc đời Người luôn dành cho dân,cho nước. 


Câu 8. 
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả Nguyễn Tuân? Em học tập những gì từ nghệ thuật miêu tả của tác giả?

Đáp án:
- Cách miêu tả: Theo một trình tự hợp lý.
- Hình ảnh đưa ra vừa thực, vừa giàu liên tưởng, sự liên tưởng giàu trí tuệ.
àMẫu mực về cách sáng tạo hình ảnh, thấm đượm tình cảm, cảm xúc của con người.

 
Câu 9. 
H. Nếu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì phần thân bài em sẽ tả theo trình tự nào?

Đáp án: Trình tự miêu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi: Tả kết hợp với trình tự thời gian và không gian:
	Trống ra chơi: Học sinh các lớp ùa ra.
	Cảnh học sinh chơi: Góc sân bên phải, bên trái, ở khu vực giữa sân.
	Trống vào lớp: Học sinh vào lớp.
 
Câu 10: 
 Viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn để nêu những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam.

 Đáp án: Đoạn văn từ 5-7 câu có câu văn được viết theo cấu trúc của câu trần thuật đơn có một nòng cốt chủ -vị

Mức độ: Vận dụng cao
Câu 1: 
 Câu văn”Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.”có ý nghĩa gì?

 Đáp án: -Câu văn này có ý nghĩa rất quan trọng vì:Nó nêu lên được tinh thần cơ bản của bài văn.Nó cho thây, Tổ quốc là lẽ sống cao nhất của mỗi người .Mất Tổ quốc thì tất cả đều vô nghĩa 
Tổ quốc là niềm tự hào và tình yêu cao đẹp nhất của mỗi một con người chân chính.
Nó thức tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi con người phải làm sao để Tổ quốc mãi trường tồn. 
 

Câu 2. 
H. Những tác phẩm truyện kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về đất nước và con người Việt Nam ?

Đáp án:
- Truyện kí đã học giúp ta hình dung cảm nhận nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nướcvà cuộc sống con người ở nhiều vùng, nhiều miền, cảnh sông nước miền cực nam, cảnh sông Thu Bồn ở miền Trung, đến vẻ đẹp rực rỡ của đảo Cô Tô, thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim
- Thấy được hình ảnh của con người và cuộc sống lao động hăng say và tâm hồn trong sáng


Câu 3.
H. Khi tạo lập văn bản, khi nói, viết ta cần sử dụng câu như thế nào?

Đáp án:
- Viết ta thường dùng câu đầy đủ thành phần
- Khi nói ta có thể sử dụng câu tỉnh lược.
 

Câu 4. Viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là?

 Đáp án:Viết đoạn văn và xác định rõ đâu là câu trần thuật đơn có từ là
Ví dụ: Nam là người bạn thân nhất của em.Bạn Nam học rất giỏi.Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc,là Cháu ngoan Bác Hồ.Em rất thán phục bạn và hứa sẽ cố gắng học giỏi như bạn Nam.
 -Nam là người bạn thân nhất của em.(Câu giới thiệu)
-Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là cháu ngoan Bác Hồ.(Câu miêu tả)
 

Câu 5. 
H. Tìm điểm giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại, hiện đại?

Đáp án: Điểm giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại, hiện đại là:
- Cùng có cốt truyện, nhân vật chi tiết lời kể, tả;
- Dùng văn tự sự, miêu tả biểu cảm thể hiện nội dung;
- Sử dụng những chi tiết làm nổi bật tính cách nhân vật;
- Có lời kể của tác giả và lời kể của nhân vật.




 
 

File đính kèm:

  • doche thong cau hoi Ngu van 6.doc
Đề thi liên quan