Hệ thống câu hỏi và bài tập môn: Vật lý lớp 6

docx12 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi và bài tập môn: Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS CAO KỲ
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
MÔN: VẬT LÝ , LỚP: 6
Chương I: CƠ HỌC
Mức độ: Nhận biết
Câu 1: Một bạn dùng thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất là 1cm, để đo chiều rộng lớp họăc. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 5 m.	B. 50 dm.	C. 500 cm.	D. 500,0 cm.
Đáp án: C. 500 cm.
Câu 2: Chiều dài một chiếc bàn học sinh 2 chỗ ngồi là bao nhiêu?
A. 50 m.	B. 10 cm.	C. 5 km.	D. 1,2 m.
Đáp án: D. 1,2 m.
Câu 3: Chiều rộng của cuốn sách vật lý lớp 6 là:
A. 1 m.	B. 2 cm.	C. 17,0 cm.	D. 0,5 cm.
Đáp án: C. 17,0 cm.
Câu 4: Chọn đáp án có từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Khi đo độ dài cần đặt sao cho một đầu của vật.vạch số 0 của thước.
A. Ngang bằng với.	B. Vuông góc với.
C. Thụt vào so với.	D. Lệch với.
Đáp án: A. Ngang bằng với.
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất:
Khi đo độ dài cần đặt thước.......độ dài cần đo.
A. Góc tù.	B. Xiên góc.	C. Dọc theo.	D. Vuông góc.
Đáp án: C. Dọc theo.
Câu 6: Độ chia nhỏ nhất của thước là?
A. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
B. Giá trị nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Giá trị ghi cuối cùng trên thước.
D. Cả ba đáp án trên.
Đáp án: D. Cả ba đáp án trên.
Câu 7: Khi đo độ dài người ta dùng dụng cụ gì?
A. Bình chia độ.	B. Thước đo độ dài.
C. Nhiệt kế.	D. Cân.
Đáp án: B. Thước đo độ dài.
Câu 8: 1cm bằng bao nhiêu mm?
A. 1 000 mm.	B. 10 mm.	C. 100 mm.	D. 1/10 mm.
Đáp án: B. 10 mm.
Câu 9: 5m thì bằng bao nhiêu cm?
A. 50 cm.	B. 1/5 cm.	C. 1/50 cm.	D. 500 cm.
Đáp án: D. 500 cm.
Câu 10: Khi đo độ dài cần chọn thước có thích hợp.
A. Độ chia nhỏ nhất.	B. Độ chia.
C. Vạch chia.	D. Độ dài.
Đáp án: A. Độ chia nhỏ nhất.
Mức độ: Thông hiểu
Câu 1: Em hãy nêu kể tên những dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
Đáp án
Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích
Thường được dùng để đong xăng, dầu, nước mắm, bia...
Các loại bình chia độ
Thường được dùng để đo thể tích chất lỏng trong các phòng thí nghiệm
Xi lanh, bơm tiêm
Thường được dùng để đo thể tích nhỏ như thuốc tiêm..
Câu 2: Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án A,B,C, D trả lời câu hỏi sau:
 Trong các số liệu sau đây, số liệu nào cho biết khối lượng của hàng hóa ?
	A. Trên thành một chiếc ca có ghi 2 lít.
	B. Trên vỏ của một hộp thuốc tây có ghi 500 viên nén.
	C. Trên vỏ của túi đường có ghi 5kg.
	D. Trên vỏ của một cái thước cuộn có ghi 30m.
Đáp án
C. Trên vỏ của túi đường có ghi 5kg.
Câu 3: Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
	Hai lực như thế nào được gọi là hai lực cân bằng?
	A. Hai lực đó cùng phương, ngược chiều.	
B. Hai lực đó mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều
	C. Chỉ có hai lực đó tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên.
	D. Hai lực đó mạnh bằng nhau.
Đáp án
B. Hai lực đó mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều
Câu 4 : Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau Một học sinh đá vào một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?
	A. Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động.
	B. Quả bóng chỉ biến dạng.
	C. Quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
	D. Quả bóng vẫn đứng yên
Đáp án
C. Quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
Câu 5: Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
 Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là kết quả của trọng lực:
A. Nam châm hút được chiếc đinh sắt.	 B. Một quả táo rơi từ cây xuống đất.
C. Quyển sách nằm trên mặt bàn.	 D. Vật nặng treo vào đầu lò xo làm lò xo giãn ra.
Đáp án
A. Nam châm hút được chiếc đinh sắt.	
Câu 6: Lực nào dưới đay là lực đàn hồi:
A..Trọng lực của một quả nặng 
B.Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
C.Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
D.Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với bảng
Đáp án
C.Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
Câu 7 : Muốn đo khối lượng riêng của một hòn bi kim loại ta cần dùng những dụng cụ gì ?Hãy chọn câu trả lời đúng .
A.Chỉ cần dùng một cái cân.
B.Chỉ cần dùng một cái lực kế .
C.Chỉ cần dùng một bình chia độ.
D.Cần dùng một cái cân và một bình chia độ .
Đáp án
D.Cần dùng một cái cân và một bình chia độ
Câu 8: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20 kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng một lực nào trong số các lực sau đây?
F< 20 N
F= 20 N
20 N< F < 200N
F = 200 N
Đáp án
F = 200N
Câu 9 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
a/ Đòn bảy luôn có.... và có......... tác dụng nào đó.
b/ Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi......
Đáp án
a/ Điểm tựa:
Các lực:
b/ Về lực:
Câu 10 : Trong các câu sau đây câu nào không đúng?
A.Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
D. Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
Câu 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
Ròng rọc cố định
Ròng rọc động
Mặt phẳng nghiêng
Đòn bẩy.
Đáp án
Câu 1- chọn B.
Câu 2- chọn A
Mức độ : Vận dụng thấp
Câu 1 : Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng bàn học của em?
A.Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm. 	
B.Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 1 cm.
C.Thước dây có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm.	
D.Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 5 mm.
Đáp án: 
A.Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.
Câu 2 : Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ. Thể tích của nước trong bình là
	A. 22 ml
30 ml
10 ml
20 ml
0 ml
40 ml
	B. 23 ml 
	C. 24 ml
	D. 25 ml
Đáp án: 
C. 24 ml
Câu 3 : Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là
A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3
Đáp án: 
B. 27cm3
Câu 4 : Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 95cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là :
A. 250cm3	B. 346cm3 	C. 95cm3	D. 155cm3
Đáp án: 
D. 155cm3
Câu 5: Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống :
a/ Một ôtô tải có khối lượng 2,8tấn sẽ nặng ..niutơn .
b/15 quyển vở giống nhau có trọng lượng là 45 niutơn.Mỗi quyển vở sẽ có khối lượng là.gam.
c/Một hòn gạch có khối lượng là 160g.Một đống gạch có 1000 viên sẽ có trọng lượng là..niutơn.
Đáp án
a/28000.. 
b/0,3... 
c/160. 
Câu 6 : Một hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg.Hòn gạch có thể tích 1200cm3.Mỗi lỗ có thể tích là 180 cm3.Tính khói lưpựng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
Đáp án
Thể tích của phần viên gạch để tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng là
1200 cm3 – 2.180 cm3 = 800 cm3 = 0,0008 m3 0,5đ
Khối lượng riêng của viên gạch là :
áp dụng CT : D = m/V 
 D =1,6/0,0008 = 2000kg/m3. 0,75đ
Trọng lượng riêng của viên gạch là :
áp dụng công thức : d = 10.D = 2000.10 = 20000 N/m3 0,5đ
 Vậy Khối lượng riêng của viên gạch là : 2000kg/m3.
 Trọng lượng riêng của viên gạch là : 20000 N/m3 0,25đ
Câu 7: Biết 10 lít cát nặng 15 kg.
a/Tính thể tích của 1 tấn cát
b/Tính trọng lượng của một đống cát 3m3 .
Đáp án
Đổi 10 lít = 0,01 m3 1 tấn = 1000kg.
Khối lưọng riêng của cát là : D = m/V = 15/0,01 = 1500 kg/m3 
 a/Thể tích của một tấn cát là :
ta có : D = m/V suy ra V = m/D = 1000/1500 = 2/3 m3 
b/Khối lượng của đống cát 3m3 là :
Ta có : D = m/V suy ra m = D.V = 1500 . 3 = 4500 kg. 
Trọng lượng của đống cát là:
P = 10.m = 4500.10 = 45000N 
Câu 8: Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a/ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực.....................
trọng lượng của vật, ( lớn hơn/nhỏ hơn/ bằng).
b/ Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng................... ( càng tăng/ càng giảm/ không thay đổi)
c /Mặt phẳng nghiêng...........thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng tăng. ( càng dốc thoai thoải/ càng dốc đứng).
Đáp án
a/ Nhỏ hơn. 
b/ Càng giảm. 
c/ Càng dốc đứng 
Câu 9: Hãy tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống cho các câu sau:
Dụng cụ đo độ dài là...(1)...đơn vị đo độ dài là..(2)..viết tắt là.(3)..
Dụng cụ đo khối lợng là(4)..đơn vị đo khối lợng là..(5).viết tắt là..(6)..
Dụng cụ đo lực là.(7)..đơn vị đo lực là..(8). Viết tắt là.(9)..
Dụng cụ chính để đo khối lượng riêng của một chất là..(10)..đơn vị đo khối lượng riêng là..(11)..viết tắt là.(12)..
Dụng cụ chính để đo trọng lượng riêng của một chất là..(13). đơn vi đo trọng lượng riêng là..(14)..viết tắt là..(15)..
Đáp án
1): (1) thước (2) mét (3) m
2) : (4) cân (5) Kilôgam (6) Kg
3) : (7) lực kế (8) niu tơn (9) N
4) : (10) Cân, bình chia độ (11) ki lô gam trên mét khối 
 (12) Kg/m3
 5) : (13) Lực kế,bình chia độ (14) Niu tơn trên mét khối
 ( 15) N/m3
Câu 10 : Điền từ thích hợp vào chõ trống:
OoC là nhiệt độ của nước đá ( 1)  Nhiệt độ này ứng với ( 2) ..trong nhiệt giai Farenhai.
Đáp án
 (1) đang tan ; ( 2) 32 o F 
Mức độ: Vận dụng cao
Câu 1 : Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 95cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là :
A. 250cm3	B. 346cm3 	C. 95cm3	D. 155cm3
Đáp án: 
D. 155cm3
Câu 2: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào? 
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực. 
B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực. 
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực. 
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
Đáp án:
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
Câu 3 : Một quả cân có khối lượng 500g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu ?
A. 500N	B. 50N	C. 5N	D. 5000N
Đáp án: 
C. 5N
Câu 4 : Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là 
	A. 0,45N	 	B. 4,5N 	C. 45N 	D. 4500N
Đáp án: 
B. 4,5N
Câu 5: Tại sao nói: sắt nặng hơn nhôm?
A. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.
B. Vì khối lượng (trọng lượng) của sắt lớn hơn khối lượng (trọng lượng) của nhôm.
C. Vì khối lượng của sắt lớn hơn khối lượng của nhôm.
D. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.
Đáp án: 
A. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.
NGƯỜI BIÊN SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ma Thị Kim Nhung
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Âu Thị Lành

File đính kèm:

  • docxngan hang cau hoi.docx
Đề thi liên quan