Hệ thống kiến thức học kì I : môn sinh học 8

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống kiến thức học kì I : môn sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỆ THỐNG KIẾN THỨC HỌC KÌ I : MÔN SINH HỌC 8
I/-Chương I: Khái quát về cơ thể người:
1-Cấu tạo cơ thể:
- Vị trí cuả con người trong tự nhiên ( bài mở đầu)
 - Cấu tạo của các phần cơ thể
 - Cấu tạo các cơ quan trong từng hệ cơ quan và chức năng của từng hệ cơ quan
 2-Tế bào:
 - Cấu tạo của các tế bào(gồm: màng, tế bào chất và nhân à là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.)
 - Chức năng của các bộ phận trong tế bào
 - Thành phần hóa học và hoạt động sống của tế bào
 3-Mô:
 - Khái niệm về mô(tập hợp các tb chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau à tham gia cấu tạo nên các cơ quan.)
 - Cấu tạo và chức năng của từng loại mô : 
* Mô biểu bì:+ Biểu bì chủ yếu là tế bào bb,các tế bào sếp sít nhau thường phủ ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng, thực quản, khí quản, miệng.+ Biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết.•Mô liên kết: gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền. Mô liên kết có ở tất cả các mô để liên kết các mô lại với nhau.+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng .•Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
- cấu tạo : 
a/ Mô cơ vân là phần chủ yếu của cơ thể, màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ (bắp cơ thường bám vào hai đầu xương, dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
b/ Mô cơ trơn là những tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu. Trong tế bào cơ trơn có chất tế bào, một nhân hình que và nhiềutơ cơ xếp dọc theo chiều dài tế bào, có màu nhạt, co rút chậm hơn cơ vân. Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
c/ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.
- Chức năng:+ Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).+ Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.+ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.•Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.
 4-Phản xạ:
- Khái niệm phản xạ ; ví dụ.
 - Cấu tạo và chức năng của nơron( 2 chức năng)
* - So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ:
+Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da, ...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến, ...). Một cung phản xạ thường bao gồm 3 loại nơ-ron: hướng tâm, trung gian và li tâm.
+Vòng phản xạ Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát đi xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng.Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược báo về TW thần kinh
 II/-Chương II: Vận động:
1-Bộ xương:
 - Các phần chính của bộ xương – phân biệt các loại xương và khớp xương
- X. đầu gồm : x. sọ, x. mặt
- X. thân gồm : cột sống và lồng ngực
- X. chi gồm : chân, tay.
* Khớp xương : là nơi hai hay nhiều đầu xương khớp với nhau, có 3 loại khớp: 
- Thành phần hóa học và tính chất của xương
* Thành phần hữu cơ ( cốt giao) làm xương có tính đàn hồi, thành phần vô cơ( Ca, P) làm xương cứng chắc là trụ cột cho cơ thể.
* Ghi nhớ 2 thí nghiệm ngâm xương đùi ếch trong HCl và đốt xương trên lửa để giải thích thực tế. 
 2-Cấu tạo và tính chất của xương:
 - Cấu tạo xương dài( thân và 2 đầu), xương ngắn, xương dẹt
 - Sự to( nhờ các tế bào màng xương phân chia) và dài ra của xương( nhờ 2 đĩa sụn tăng trưởng)
 3-Cấu tạo và tính chất của cơ:
 - Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ
 - Ý nghĩa hoạt động co cơ
 4-Hoạt động của cơ:
 - Công của cơ
 - Sự mỏi cơ : nguyên nhân ( thiếu oxi, năng lượng và tích tụ axit lăctic), biện pháp chống mỏi cơ (hít thở sâu, xoa bóp ngoài da, uống nước đường, luyện tập TT, lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí)
 5-Sự tiến hóa của hệ vận động – vệ sinh hệ vận động:
 - Sự tiến hóa của bộ xương người thích nghi tư thế đứng thẳng : 
+ cột sống cong 4 chỗ
+ xương bàn chân hình vòm
+ Lồng ngực phát triển sang 2 bên
+ xương chậu rộng
+ xương gót lớn phát triển về sau
 - Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú
+ Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp phát triển.
+ Cơ vận động phát triển dặc biệt cơ vận động ngón tay cái.
+ Cơ vận động lưỡi phát triển
+ cơ mặt phân hóa biểu thị tình cảm.
* So sánh bộ xương người và xương thú: SGK
III/Chương III: Tuần hoàn:
 1 Máu và môi trường trong cơ thể
- Thành phần cấu tạo của máu: 2 thành phần
- Chức năng của huyết tương( duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông đễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất dd các chất thải)
- Môi trường trong cơ thể : máu, nước mô và bạch huyết.
- Chức năng của máu : 
+ Hồng cầu vận chuyển oxi và các chất dd đến tb và vc chất thải, khí cácbonic từ tế bào ra ngoài.
+ Điều hòa nhiệt độ và bảo vệ cơ thể
+ Điều hòa liên lạc các cơ quan qua con đường thể dịch.
 2Bạch cầu và miễn dịch:
 - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
 - Khái niệm miễn dịch – các loại miễn dịch
 3Đông máu và nguyên tắc truyền máu:
 - Khái niệm về sự đông máu, cơ chế, ý nghĩa .
 - Các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
 4Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết:
 Vẽ hình: sự lưu thông của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nhỏ
 - Chức năng của mỗi vòng tuần hoàn
 - Sự lưu thông bạch huyết
* Vai trò của hệ tuần hoàn : thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
 5Tim và mạch máu:
 - Cấu tạo của tim: có bốn ngăn: -2 tâm nhĩ
 -2 tâm thất
 - Có hai nửa không thông nhau: + Nửa phải chứa máu đỏ thẩm
 + Nửa trái chúa máu đỏ tươi 
- Có van tim giúp máu lưu thông theo một chiều
- Chu kì co dãn của tim: mỗi kì có 3 pha: ( pha thất co 0,4s; pha nhĩ co 0,1s;pha dãn chung 0,4s)
- Cấu tạo mạch máu: - Động mạch
 - Tĩnh mạch	so sánh
 - Mao mạch
 6Vận chuyển máu qua hệ mạch – Vệ sinh hệ tuần hoàn:
 - Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
 - Vệ sinh hệ tuần hoàn: - Bảo vệ hệ tim mạch
 - Rèn luyện hệ tim mạch
IV/-Chương IV: Hô hấp:
 1-Hô hấp và các cơ quan hô hấp:
 - Khái niệm hô hấp
 - Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp
 - 3 giai đoạn của hô hấp.
 2- Hoạt động hô hấp:
 - Sự thở : có ý nghĩa đối với hô hấp là : giúp thông khí ở phổi tạo điều kiện cho TĐK diễn ra liên tục.
 - Đường dẫn khí có cấu tạo phù hợp với chức năng bảo vệ phổi. 
 - Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào: theo cơ chế khuếch tán
 3-Vệ sinh hô hấp:
 - Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại(kể tên các tác nhân có hại)
 - Luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
* hô hấp ở người và thỏ :
+ giống nhau: đều gồm 3 giai đoạn : thông khí ở phổi , TĐK ở phổi và TĐK ở tb; sự TĐK ở phổi và tb theo cơ chế khuyếch tán.
+ Khác nhau : Sự thông khí ở phổi của thỏ chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực bị ép. Ở người do nhiều cơ phối hợp với lồng ngực dãn nởvề 2 bên.
* Chú ý cơ chế TĐK ở phổi và tế bào.
V/-Chương V: Tiêu hóa:
 1-Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa:
 - Sự tiêu hóa thức ăn
 - Các cơ quan tiêu hóa
 - Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non( sự biến đổi lí học và hóa học)
+ Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng.
 - Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải phân
 - Con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng và vai trò của gan( tiết mật nhũ tương giọt lipit, khử độc, điều hòa nồng độ các chất dinh dữỡng.
+ Giải thích câu : “ nhai kĩ no lâu” theo nghĩa đen.
 2-Vệ sinh hệ tiêu hóa: 
 - Bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân gây hại
 - Sự tiêu hóa có hiệu quả
VI/-Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng:
 1-Trao đổi chất:
 - Trao dổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài ( cấp cơ thể : là sự TĐC giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết với môi trường ngoài)
 - Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong( cấp tế bào : là sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong)
 - Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào :
+ TĐC cấp cơ thể tạo điều kiện cho TĐC cấp tb. Không có TĐC cấp cơ thể thì không có TĐC cấp tb
+TĐC cấp tb giúp từng tb tồn tại phát triển trên cơ sở đó TĐC cấp cơ thể hoạt động.
 Gắn bó mật thiết không thể tách rời.
 2-Chuyển hóa:
 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm 2 quá trinh : đồng hóa và dị hóa.
 - Khác nhau: 
* Đồng hóa : tổng hợp các chất, tích lũy năng lượng
*Dị hóa : phân giải các chất và giải phóng năng lượng.
 - Giống nhau : đều xảy ra trong tế bào.
* Mối quan hệ :
+ Sản phẩm của quá trình đồng hóa là nguyên liệu của quá trình dị hóa.
+ Năng lượng tích lũy ở quá trình đồng hóa sẽ được giải phóng tạo năng lượng trong quá trình dị hóa đồng thời cung cấp trở lại cho quá trình dị hóa.

File đính kèm:

  • docon tap sinh hoc 8 ki 1.doc