Hình tượng người lính trong Tây tiến
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng người lính trong Tây tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hinh tuong nguoi linh trong "Tay tien" Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm nhưng ký ức về một thời hào hùng của dân tộc vẫn nguyên vẹn trong mỗi người dân Việt Nam. Thời mà cả dân tộc theo tiếng gọi của non sông đứng lên họp thành một đội quân oai hùng bảo vệ Tổ quốc. Trong đoàn quân ấy có những người lính Tây tiến, như bao chiến sĩ khác họ ra đi mang trong mình một lý tưởng chiến đấu “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Cho dù quá khứ có cách xa 30 năm, 50 năm hay lâu hơn nữa nhưng ấn tượng về những con người một thời “ra đi đầu không ngoảnh lại” những đoàn “quân xanh màu lá dữ oai hùm” vẫn sống mãi trong lòng nhân dân, trong lòng bạn đọc. “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Hai câu thơ xác định rõ hai khoảng không gian khác nhau. Không gian thực tại và không gian hồi tưởng. Tuy nhiên chỉ có độc giả mới hiểu rõ điều đó, còn đối với nhà thơ: khi ông nói “xa rồi” là khi những hình ảnh của một thời ký ức chưa xa bỗng đâu ập tới mang ông ra khỏi thế giới hiện tại, để rồi tâm hồn thơ bay bổng, để Quang Dũng nhớ lại, chơi vơi trong khoảng không ký ức của một thời “Tây tiến” mà chính nhà thơ cũng góp mặt. Trong bài thơ, Quang Dũng khắc họa một thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, kì vĩ với thác gầm, hổ dữ, cồn mây heo hút… tất cả là những gian khổ mà đoàn quân Tây tiến gặp phải trên bước đường hành quân. Trên cái nền thiên nhiên dữ dội ấy đoàn quân hiện lên như một dấu vết nhỏ bé nhưng lại rất nổi bật, đối chọi với thiên nhiên. Chính sự tương phản đó càng làm tăng thêm khí phách anh hùng của đoàn quân cách mạng mà kẻ thù cũng như gian khổ không thể khuất phục nổi. Để miêu tả những con người đi vào lịch sử của dân tộc Quang Dũng viết: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Những người lính qua miêu tả của nhà thơ thật lạ lùng, có lẽ trong nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay chỉ mới thấy đây là đoàn quân không có tóc đầu tiên. Thực ra đó chính là sự thực đến mức trần trụi của đoàn quân Tây tiến thuở ấy, những cơn sốt rét rừng quái ác, những con suối gội đầu rụng tóc, rửa chân rụng lông đã khiến cho những chiến binh Tây tiến có bề ngoài thật khác thường. Ta thấy rõ sự hiện diện của gian khổ khốc liệt nhưng điều đặc biệt ở đây là những gian khổ khốc liệt đó đã được ẩn giấu vào bên trong, còn cái hiện ra ngoài lại rất lãng mạn. “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” Câu thơ tạo nên sự đối lập, bên ngoài thì xanh như tàu lá, trụi trọc đầu nhưng bên trong lại rất đỗi oai hùng, oai phong như hùm thiêng. Một điều lý thú là cái sự “không mọc tóc” của tráng sỹ Tây tiến ta thấy cứ như thể là không thèm có tóc vậy. Nhớ đến những chiến binh ta nghĩ ngay đến những chiến công của họ, nhưng ấn tượng đọng lại trong độc giả về đoàn quân Tây tiến có lẽ lại chính là hình ảnh thú vị này. Quang Dũng không hề che giấu gian khổ, thiếu thốn ghê gớm mà các chiến sĩ phải chịu đựng. Chỉ có điều rằng cái nhìn lãng mạn của nhà thơ đã thấy họ không có vẻ gì của sự ốm yếu, ngược lại chứa đựng một sức mạnh phi thường. Hình tượng người lính vì thế mang dáng vẻ anh hùng kiểu chinh phu một đi không trở lại: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Một thời các anh đã suy nghĩ vậy sao ? một lý tưởng tưởng như giản đơn nhưng để làm được nó cần phải có một tầm vóc thật lớn lao. Cảm hứng thơ bừng lên hào hùng, “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” thể hiện sự quên mình đầy nghĩa khí của một thế hệ thanh niên “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” họ đã sống một phương châm thật giản gì nhưng cao cả vô cùng. Không chỉ bắt gặp những hùng binh Tây tiến kiêu hùng, oai phong lẫm liệt ta còn bắt gặp những tâm hồn mộng mơ: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Đã có thời những câu thơ này bị phê phán là thiếu sức chiến đấu mà đi gợi một thứ tình cảm uỷ mị xa rời cuộc chiến. Nhưng rất may những điều đó không tồn tại được lâu. Con người luôn có một cuộc sống nội tâm hết sức đa dạng, những người lính Tây tiến cũng vậy, các anh dạy cho ta hiểu và nhắc cho ta nhớ rằng không phải người lính cầm súng ra sa trường là chỉ biết đánh đấm, tâm hồn khô cằn sắt đá. Giữa núi rừng Tây Bắc các anh vẫn mộng mơ, vẫn nhớ đến một “dáng kiều thơm”, hình ảnh làm dịu bớt đi nỗi mệt nhọc sau chặng đường hành quân vất vả. Song song với một tâm hồn lãng mạn là chí giết giặc lập công vẫn thường trực. Ở các anh là sự hội tụ của hào hoa lãng mạn và nghĩa khí anh hùng, là hình ảnh thời gian không thể xoá nhoà, ở các anh có hình mẫu cho chúng ta nhớ và học tập. Trên chặng đường các anh đi luôn bị đói rét bệnh tật rình rập, thêm nữa là những nấm mồ vô danh nằm rải rác nơi biên cương: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” Thế nhưng tất cả những gian nan đó các anh đều vượt lên một cách kiêu hãnh đầy khí thế, khí thế đó còn được các anh giữ vẹn nguyên cho đến khi các anh chết. Cái chết – ba lần trong bài thơ Quang Dũng nhắc đến cái chết thì ba lần cái chết được miêu tả rất nhẹ nhàng và giản dị như suy nghĩ của chiến binh Tây tiến (bỏ quên đời, về đất, hồn về). Thực tại về nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lý tưởng vì Tổ quốc của người lính Tây tiến. Sự thật bi thảm về những người lính Tây tiến gục ngã bên đường vì kiệt sức, vì đói rét bệnh tật (hơn là vì chết trận) không có quan tài chôn cất phải quấn chiếu để khâm liệm qua cái nhìn của nhà thơ đã được bọc trong “tấm áo bào sang trọng” và rồi…. cái bi thương bị át đi bởi tiếng gầm thét của con sông Mã: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Cái chết của các anh thật bi tráng, dòng sông Mã thay mặt đất Mẹ tấu lên bản nhạc hào hùng tiễn đưa linh hồn các anh “về đất” để rồi hoà vào hồn thiêng sông núi. Gần 60 năm đã trôi qua từ ngày bài thơ Tây tiến ra đời, vượt qua thời gian vẫn sống trong lòng người đọc, bởi bài thơ gợi nhớ đến những năm tháng không thể nào quên của dân tộc. Với hình ảnh người lính Tây tiến là “tượng đài bất tử”, chân thực và đẹp đẽ nhất bằng ngôn từ về người chiến sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Bởi vậy cho dù “sông Mã xa rồi, Tây tiến cũng xa rồi nhưng hình ảnh của các chiến binh ngày nào vẫn còn mãi mãi. Nguyên liệu chuẩn bị nà :- 1. 60 gam (3 muỗng xúp) kali nitrat (có bán dưới dạng phân bón tại các quầy cung cấp đồ làm vườn)_ 40 gam (2 muỗng xúp) đường - 2. Một muỗng cà phê bột sođa - 3. 60 gam (3 muỗng xúp) bột màu hữu cơ (có thể tìm thấy ở tiệm giặt quần áo hay quầy đồ chơi thủ công) - 4. Ống các-tông (tốt nhất là cống đựng nước đá (mới sử dụng lần đầu), hoặc bạn cũng có thể dùng lõi giấy vệ sinh, hoặc một phần cắt ra từ ống khăn tắm, hay chính xác hơn là một cuồn giấy ống) - 5. Dây băng - 6. Viết - 7. Kíp nổ pháo hoa (trong vũ khí, đầu pháo, hay trong một cửa hàng đồ chơi, hoặc lấy từ một cái pháo hoa) - 8. Quả bóng vải - 9. Cái xoong @ Cách làm::- 1. Trộn 60 gam kali nitrat với 40 gam đường trong một cái xoong, trên ngọn lửa nóng.1. Tỉ lệ tốt nhất của hai thứ này là 3:2, vì thế, nếu không có cân, bạn có thể sử dụng 3 muỗng xúp cho kali nitrat và 2 muỗng xúp đối với đường (nếu bạn thấy cần phải có sự chính xác cao) - 2. Đường sẽ đổi thành màu nâu đỏ. Khuấy liên tục cho đến khi trông nó giống như bơ đậu phộng. - 3. Lấy hỗn hợp ra khỏi lửa - 4. Trộn vào đó một muỗng đầy bột sođa (tốt nhất là nên dùng muỗng cà phê). Bột sođa có tác dụng làm giảm sự cháy khi quả bom khói được kích nổ. - 5. Thêm ba muỗng xúp đầy bột màu hữu cơ. Màu xanh và cam sẽ cho ra kết quả tốt hơn những màu khác. Trộn hỗn hợp thật kĩ. - 6. Lắp bom khói trong khi hỗn hợp còn nóng và hơi sệt. @ Lắp bom khói: - 1. Đổ hỗn hợp bom khói còn nóng vào ống các-tông. - 2. Ghim một cây viết hoặc viết chì vào giữa hỗn hợp (Không nhất thiết phải ghim sâu đến tận đáy, mà nên làm sao để cây viết có thể đứng vững được trong hỗn hợp). Bạn cũng có thể dùng một vật khác để thay thế, nhưng hình trụ sẽ hoạt động ổn hơn. - 3. Để cho hỗn hợp cứng lại (mất khoảng một giờ) - 4. Lấy cây viết ra. - 5. Nhét vào đó kíp nổ của pháo hoa. Bọc thêm một mảnh bóng vải để nhét chặt kíp nổ vào bên trong quả bom khói. Phải chắc chắn rằng kíp nổ vẫn còn nhô ra ở ngoài ống để bạn có thể đốt nó. 6. Quấn quả bom khói lại bằng dây băng. Buộc chặt ở phía trên và phía dưới của ống. Nhưng phải chừa lại những chỗ đã khoét và không cần quấn ở kíp nổ. - 6. Nào, bây giờ….Chạy ra ngoài và đốt quả bom khói của bạn đi!(Cái này tui kiếm trên 1 4r khác=> chưa thử lần nào<= ) Trích dẫn (0)
File đính kèm:
- tay tienqQUANG DUNG.doc