Hóa học 12 - Chuyên đề Hóa vô cơ

doc31 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hóa học 12 - Chuyên đề Hóa vô cơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1. Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối: AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3, AgNO3. Hãy cho biết:
a/ Trường hợp nào xảy ra phản ứng? Vai trò các chất tham gia.
b/ Viết phương trình phản ứng dưới dạng ion thu gọn.
Bài 2. Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3, được FeSO4 và CuSO4. Cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO4 được FeSO4 và Cu.
a/ Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn.
b/ So sánh tính khử của các kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại trong những phản ứng hóa học trên.
Bài 3. Có các trường hợp sau:
a/ Dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
b/ Bột Cu có lẫn tạp chất là bột Sn, Zn và Pb. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản để loại bỏ những tạp chất. Giải thích và viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
Bài 4. Giới thiệu phương pháp hóa học làm sạch một loại thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì. Giải thích và viết phương trình phản ứng dạng ion thu gọn, cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.
Nếu bạc có lẫn tạp chất là những kim loại nói trên, bằng những phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất? Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.
Bài 5. Cho biết khối lượng lá Zn sẽ thay đổi thế nào, sau khi ngâm lá Zn vào các dung dịch:
a/ CuSO4; b/ CdCl2; c/AgNO3; d/ NiSO4
Biết rằng Zn2+ có tính oxi hóa yếu hơn Cd2+
Giải thích cho câu trả lời và viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn.
Bài 6. Đồng kim loại có lẫn một ít bạc kim loại. Hãy trình bày hai phương pháp điều chế đồng (II) nitrat tinh khiết từ mẫu kim loại đồng nói trên.Viết các phương trình phản ứng đã dùng.
Bài 7. Một tấm nhỏ platin bên ngoài được phủ bằng một lớp kim loại M có hóa trị 2. Nếu ngâm tấm kim loại này trong dung dịch Cu(NO3)2 dư cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy khối lượng của tấm kim loại tăng thêm 0,8g. Nếu ngâm tấm kim loại ban đầu trong dung dịch Hg(NO3)2 dư cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy khối lượng của tấm kim loại tăng thêm 3,54g. Biết rằng tất cả những kim loại sinh ra đều bám trên tấm platin(Hg = 201)
Xác định tên và khối lượng kim loại M được phủ trên tấm platin.
Bài 8. Một tấm nhỏ platin bên ngoài được phủ bằng một lớp kim loại M. Ngâm tấm kim loại này trong dung dịch Cu(NO3)2 dư cho đến khi phản ứng kết thúc thì khối lượng của tấm platin tăng thêm 0,16g. Lấy tấm kim loại ra khỏi dung dịch Cu(NO3)2 và ngâm tiếp vào dung dịch Hg(NO3)2 dư cho đến khi phản ứng kết thúc thì khối lượng của tấm kim loại tăng thêm 2,74g nữa. Biết kim loại M có hóa trị 2 và toàn lượng kim loại sinh ra được bám trên tấm platin.
Xác định tên và khối lượng kim loại M được phủ trên tấm platin.
Bài 9. Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau, có khả năng tạo ra hợp chất hóa trị 2. Một lá được ngâm vào dung dịch Pb(NO3)2 và một lá được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại ngâm trong muối chì tăng 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm9,6%. Biết rằng trong 2 phản ứng trên, lượng kim loại bị hòa tan là bằng nhau.
Xác định tên của lá kim loại đã dùng.
Bài 10. Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng như nhau, hóa trị 2. Một được nhúng vào dung dịch Cd(NO3)2 và một được nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, nhận thấy khối lượng lá kim loại được nhúng trong dung dịch Cd(NO3)2 tăng 0,47%. Còn lá kim loại kia tăng 1,42%. Biết lượng kim loại tham gia 2 phản ứng là bằng nhau.
Xác định tên của lá kim loại đã dùng.
Bài 11. Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có chứa 2,24g ion kim loại điện tích 2+ có trong thành phần của muối sunfat. Sau phản ứng, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94g. Xác định công thức hóa học của muối sunfat đã dùng.
Bài 12. Cho một lượng hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư, khuấy kỹ một thời gian cho đến khi phản ứng kết thúc. Sau phản ứng, khối lượng kim loại có trong bình là 54 gam. Mặt khác, cũng cho một lượng hỗn hợp bột các kim loại như trên vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kỹ cho đến khi phản ứng kết thúc, được chất rắn có khối lượng lớn hơn lượng hỗn hợp bột các kim loại đã dùng là 0,5gam.
a/ Tính khối lượng hỗn hợp bột các kim loại đã dùng.
b/ Tính thành phần phần trăm của mỗi kim loại có trong hỗn hợp
Bài 1. So sánh tính chất hóa học của kim loại và ion kim loại trong những cặp oxi hóa - khử sau và dẫn ra phương trình phản ứng dạng ion thu gọn để minh họa:
Fe2+/Fe, Ag+/Ag, Cu2+/Cu, Pb2+/Pb
Bài 2.Cho biết:
a/ Tính chất oxi hóa-khử của các kim loại và ion kim loại biến đổi thế nào theo dãy điện hóa của các kim loại.
b/ Chiều phản ứng của các cặp oxi hóa-khử trong dãy điện hóa. Dẫn phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn để minh họa.
Bài 3. Có những phản ứng hóa học nào xảy ra khi cho a mol Zn vào dung dịch có chứa b mol AgNO3 và c mol Cu(NO3)2?
Bài 4. Cho biết các cặp oxi hóa khử sau:
Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+
- Tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự Fe2+. Cu2+, Fe3+.
- Tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe2+
a/ Fe có khả năng tan được trong dung dịch FeCl3 và trong dung dịch CuCl2 không? Giải thích và viết phương trình phản ứng dạng ion thu gọn, nếu có.
b/ Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 và trong dung dịch FeCl2 không? Giải thích và viết phương trình phản ứng dạng ion thu gọn, nếu có.
Bài 5. Cho hỗn hợp A gồm bột các kim loại Mg và Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, lắc đều cho đến khi phản ứng xong thì thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối.
Cho biết hỗn hợp rắn C gồm những kim loại nào và dung dịch D gồm những muối nào? Giải thích và viết các phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion thu gọn.
Bài 6. Có các kim loại: Cu, Fe, Na, Ag và các hợp chất: H2O, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3. Có thể tiến hành những thí nghiệm nào để so sánh được tính khử của những kim loại nói trên và tính oxi hóa của các hợp chất? Viết các phường trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm.
Bài 7. Dung dịch A có chứa đồng thời 3 muối: KNO3, Cu(NO3)2 và AgNO3 có nồng độ lần lượt là 0,1M; 0,2M và 0,3M. Lấy 3,25g bột Zn cho vào 200ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng kết thúc. Phản ứng xong, người ta thu được hỗn hợp kim loại M và dung dịch B có thể tích bằng dung dịch A đã dùng. Hãy cho biết:
a/ Khối lượng của hỗn hợp kim loại M thu được 
b/ Nồng độ mol/l của từng chất có trong dung dịch B
Bài 8. Cho 1,12g bột Fe và 0,24g bột Mg tác dụng với 250ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Khối lượng kim loại có trong bình sau phản ứng là 1,88g.
Tính nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 trước phản ứng.
Bài 9. Hòa tan 58g muối CuSO4. 5H2O trong nước, được 500ml dung dịch.
a/ Xác định nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 đã pha chế.
b/ Cho dần dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày các hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết tên chất oxi hóa và chất khử.
c/ Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu gam?
Bài 1. Trình bày sơ đồ điện phân và viết phương trình điện phân cho các trường hợp sau đây (điện cực trơ):
a/ Điện phân KCl nóng chảy và điện phân dung dịch KCl (có màng ngăn)
b/ Điện phân dung dịch KNO3 và điện phân dung dịch KOH.
Bài 2. Những dung dịch nào sau đây có thể xảy ra sự điện phân: NaCl,C12H22O11, CuSO4, CH2 - CHOH - CH2OH, NaNO3, H2SO4? Nếu có, hãy viết sơ đồ và phương trình điện phân.
Bài 3. Có một dung dịch chứa anion NO-3 và các cation kim loại có cùng nồng độ mol/l: Cu2+, Ag+, Pb2+. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của những ion kim loại này trên bề mặt catốt.
Bài 4. Các quá trình oxi hóa và khử ở các điện cực có giống nhau không, khi điện phân các dung dịch muối sau:
a/ Hg(NO3)2 và AgNO3
b/ Ca(NO3)2 và Na2SO4
c/ CuSO4 và CuCl2
Minh họa sự khẳng định này bằng cách viết sơ đồ và phương trình điện phân.
Bài 5. Các quá trình oxi hóa và khử xảy ra ở các điện cực có giống nhau không, nếu ta điện phân dung dịch NiSO4 với:
a/ Các điện cực trơ (Pt)
b/ Các điện cực tan (Ni)
Viết sơ đồ điện phân đối với mỗi trường hợp.
Bài 6. Điện phân có màng ngăn 150ml dung dịch BaCl2. Khí thoát ra ở anot có thể tích là 112ml (đktc). Dung dịch còn lại trong bình điện phân sau khi đã được trung hòa bằng HNO3 đã phản ứng vừa đủ với 20g dung dịch AgNO317%.
a/ Viết phương trình điện phân và các phản ứng hóa học đã xảy ra.
b/ Tính nồng độ mol/l của dung dịch BaCl2 trước khi điện phân.
Bài 7. Sau một thời gian điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, nhận thấy khối lượng của dung dịch giảm 8g. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 50ml dung dịch H2S nồng độ 1M.
Xác định nồng độ mol/l và nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 trước khi điện phân. Biết dung dịch CuSO4 ban đầu có khối lượng riêng là 1,25g/ml.
Bài 8. Điện phân 200ml dung dịch muối nitrat kim loại M hóa trị 1 điện cực trơ cho đến khi trên bề mặt catốt xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân, phải dùng 250ml dung dịch NaOH 0,8M.
Mặt khác, nếu ngâm một thanh Zn có khối lượng 50g vào 200ml dung dịch muối nitrat kim loại nói trên, phản ứng xong khối lượng thanh Zn tăng thêm 30,2% so với khối lượng ban đầu.
a/ Tính nồng độ mol/l của dung dịch muối nitrat trước điện phân.
b/ Tìm công thức hóa học của muối nitrat kim loại M.
Bài 9. Điện phân dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút, thu được 0,432g Ag ở catốt. Sau đó, để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 25ml dung dịch NaCl 0,4M.
a/ Viết phương trình điện phân và phản ứng hóa học đã xảy ra.
b/ Tính cường độ dòng điện đã dùng
c/ Khối lượng AgNO3 có trong dung dịch ban đầu
Bài 10. Điện phân 400ml dung dịch chứa 2 muối là KCl và CuCl2 với các điện cực trơ và màng ngăn cho đến khi ở anốt thoát ra 3,36l khí (đktc) thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân cần 100ml dung dịch HNO3 1M. Dung dịch sau khi trung hòa tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, sinh ra 2,87g kết tủa trắng.
Tính nồng độ mol/l của mỗi muối có trong dung dịch trước điện phân.
Bài 11. Điện phân hoàn toàn 200ml một dung dịch có hòa tan Cu(NO3) và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A, thời gian điện phân là 2 giờ, nhận thấy khối lượng của catốt tăng thêm 3,44g.
Xác định nồng độ mol/l của mỗi muối trong dung dịch ban đầu.
Bài 12. Điện phân 100ml một dung dịch có hòa tan NaCl và HCl (điện cực trơ), sau một thời gian điện phân ở catốt sinh ra 0,0448 lít khí (đktc). Trung hòa dung dịch sau điện phân cần 30ml dung dịch NaOH 0,015M. Cho dung dịch sau trung hòa tác dụng với 40ml dung dịch AgNO3 0,1M. Lượng AgNO3 dư tác dụng vừa đủ với 10ml dung dịch NaCl 0,28M.
a/ Viết sơ đồ điện phân, phương trình điện phân và các phản ứng hóa học xảy ra.
b/ Xác định nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch trước điện phân.
c/ Phải điện phân với cường độ dòng điện 0,15A trong thời gian bao lâu để thu được lượng sản phẩm như đã nói ở trên?
Bài 13. Trong 100ml dung dịch có hòa tan 13,5g CuCl2 và 14,9g KCl.
a/ Điện phân dung dịch trên có màng ngăn xốp với điện cực trơ. Trình bày các quá trình điện phân có thể xảy ra bằng cách viết sơ đồ và phương trình điện phân.
b/ Cho biết các chất còn lại trong dung dịch sau điện phân, nếu cường độ dòng điện là 5,1A và thời gian điện phân là 2 giờ.
c/ Xác định nồng độ mol/l các chất trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân được pha loãng cho đủ 100ml.
Bài 14. Điện phân 200ml dung dịch AgNO3 0,4M với điện cực trơ, trong thời gian 4 giờ, cường độ dòng điện là 0,402A.
a/ Tính lượng Ag thu được sau khi điện phân.
b/ Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch sau điện phân. Coi thể tích dung dịch sau điện phân thay đổi không đáng kể.
Bài 1. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích khi thực hiện những thí nghiệm sau:
- Ngâm một viên Zn tinh khiết trong dung dịch HCl
- Ngâm một viên Zn tinh khiết trong dung dịch HCl và thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
- Ngâm hỗn hợp các kim loại tinh khiết Zn và Cu trong dung dịch HCl.
Bài 2. Một hợp kim có cấu tạo bằng những tinh thể hỗn hợp Cu, Zn để trong không khí ẩm. Hãy cho biết hợp kim bị ăn mòn hóa học hay điện hóa học? Vì sao? Trình bày cơ chế của sự ăn mòn nay.
Bài 3. Giải thích vì sao người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng cách gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu (phần vỏ ngâm dưới nước biển). Trình bày có chế của sự ăn mòn sẽ xảy ra.
Bài 4. Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện ly:
a/ Al - Fe; 	b/ Cu – Fe;	 	c/Fe - Sn
Cho biết kim loại nào trong mỗi cặp sẽ bị ăn mòn điện hóa? Giải thích và trình bày cơ chế của sự ăn mòn trong mỗi cặp.
Bài 5. Hàn một vật bằng Fe với một vật bằng Cu bằng hỗn hợp kim Sn (thiếc). Dự đoán những hiện tượng nào có thể xảy ra khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm. Giải thích và trình bày cơ chế ăn mòn.
Bài 6. Có 3 vật bằng sắt, mỗi vật được mạ bằng kim loại khác nhau là kẽm, thiếc, niken. Sự ăn mòn sẽ xảy ra như thế nào nếu trên bề mặt của chúng có những vết sây sát tới lớp sắt bên trong, khi chúng tiếp xúc lâu ngày với không khí ẩm? Giải thích và trình bày cơ chế ăn mòn đối với mỗi vật.
Bài 7. Giả sử có một dây phơi quần áo ba đoạn dây kim loại được nối trực tiếp với nhau là nhôm, thép và đồng. Sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy ra ở những chỗ nối giữa các đoạn dây kim loại? Giải thích?
Bài 1. Chỉ có nước và khí cacbonic làm thế nào phân biệt được 5 chất rắn màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, CaCO3, BaSO4. Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
Bài 2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
Na2CO3
NaCl
NaOH
NaClO
Na
NaHCO3
NaCO3
1
4
5
2
3
6
7
8
Na
Bài 3. Cho vài giọt dung dịch quỳ tím vào các dung dịch: NH4Cl, Na2SO4, NaHCO3, Na2CO3. Cho biết màu quỳ tím sẽ thay đổi thế nào? Giải thích.
Bài 4. Trong dung dịch A có mặt những ion: Na+, NH+4, Cl-, SO42-, CO32-.
a/ Có thể hòa tan hỗn hợp những muối trung tính nào để có được dung dịch A như đã nói ở trên?
b/ Cần dùng những phản ứng hóa học nào để có thể nhận biết được các ion trong dung dịch A? Viết phương trình phản ứng.
Bài 5. Có 4 ống nghiệm được ghi số 1, 2, 3, 4. Mỗi ống đựng riêng biệt một dung dịch sau: Na2CO3, CaCl2, HCl, NaOH. Biết rằng 1 tác dụng với 3 có kết tủa, 3 tác dụng với 4 có khí bay ra.
Hãy cho biết ống nào đựng dung dịch gì? Viết phương trình phản ứng.
Bài 6. Viết phương trình phản ứng điều chế trực tiếp NaOH từ những chất: Na, Na2CO3, NaCl. Phương pháp nào được áp dụng điều chế NaOH trong công nghiệp?
Bài 7. Nêu những sản phẩm giống nhau và khác nhau trong sự điện phân:
a/ NaCl nóng chảy và dung dịch NaCl (có màng ngăn xốp)
b/ NaOH nóng chảy và dung dịch NaOH
Viết sơ đồ điện phân và phương trình điện phân.
Bài 8. Một hỗn hợp gồm 3 muối: KNO3. KClO3 và KMnO4. Nung nóng 8,64g hỗn hợp này người ta thu được 1232 ml khí oxi. Nếu cho một lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư người ta thu được 2464ml khí clo. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp muối.
Bài 9. Cho một dung dịch có hòa tan 13,6g AgNO3 tác dụng với một dung dịch có hòa tan 2 muối 4,661(g) NaCl và KCl, thu được 9,471g kết tủa và dung dịch A. Ngâm một lá Cu nhỏ trong dung dịch A cho đến khi kết thúc phản ứng. Xác định:
a/ Khối lượng từng muối clorua trong hỗn hợp
b/Khối lượng lá Cu sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu?
Bài 10. Nung nóng 36,4g hỗn hợp gồm NaCl, NaHCO3 và NH4HCO3 cho đến khi khối lượng không đổi, người ta thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng 22,3g. Cho hỗn hợp rắn này tác dụng với dung dịch HCl dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch. Cô cạn dung dịch, được chất rắn.
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tên và khối lượng chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch?
c/ Khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp muối ban đầu?
Bài 11. Hỗn hợp A gồm: NaOH, Na2CO3 và Na2SO4. Lấy 1g A hòa tan vào nước rồi thêm dung dịch BaCl2 cho đến dư, thu được kết tủa B và dung dịch C. Thêm dần dần dung dịch HCl vào dung dịch C cho đến khi được dung dịch trung tính, cần dùng 24ml dung dịch HCl 0,25M. Mặt khác 2g A tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra được 0,224 lít khí (đktc).
a/ Xác định thành phần phần trăm từng chất trong hỗn hợp A.
b/ Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M phản ứng vừa đủ với 0,5gA.
c/ Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M tác dụng với kết tủa B.
Bài 12. Điện phân dung dịch NaOH với cường độ 10A trong thời gian 268 giờ. Sau điện phân, còn lại 100g dung dịch NaOH 24%.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH trước điện phân.
Bài 13. Một loại thủy tinh pha lê có thành phần: 7,132% Na; 32,093% Pb, còn lại là Si và O.
a/ Tìm công thức hóa học của loại thủy tinh pha lê này dưới dạng oxit kép, trong đó Pb có hóa trị 2.
b/ Người ta điều chế loại thủy tinh pha lê này bằng cách nấu nóng chảy các chất: Na2CO3, Pb3O4 và SiO2. Tính số gam mỗi chất nói trên để có thể điều chế được 1000g thủy tinh pha lê.
Bài 1. Từ 2 chất là CaCO3 và dung dịch HCl hãy điều chế không ít hơn 11 chất mới, trong đó có 4 đơn chất. Viết các phương trình phản ứng điều chế chúng.
Bài 2. Từ các nguyên liệu chính là NaCl, CaCO3, H2O, không khí và chất xúc tác hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các chất sau:
a/ Na2CO3; b/ NH4NO3; c/ NH4HCO3; d/ NaOH
Bài 3. Trong một dung dịch có chứa những ion: Na+; SO42-, SO32- và CO32-. Thực hiện những phản ứng hóa học nào để nhận biết từng loại ion có trong dung dịch? Viết phương trình phản ứng.
Bài 4. a/ Viết đầy đủ các phương trình phản ứng
Cu + HNO3(đặc) khí A
MnO2 + HCl (dd) đ khí B
NaHSO3 + H2SO4 đ Khí C
Ba(HCO3)2 + HNO3 đ Khí D
b/ Cho khí A tác dụng với H2O; khí B tác dụng với bột Fe nóng, khí C tác dụng với dung dịch KMnO4 và khí D tác dụng với dung dịch Ca(OH)2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
c/ Cho riêng từng khí tác dụng với dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 5. Cho sơ đồ biến hóa
CaCO3
A C E CaCO3
P Q R CaCO3
Cho biết các chất: A, B, C, D, E, F, P, Q, R, X, Y, Z là những chất nào? Viết các phương trình phản ứng thực hiện những biến hóa hóa học trong sơ đồ.
Bài 6. Vẽ đồ thị biểu diễn số mol CaCO3 kết tủa phụ thuộc vào số mol CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2: dung dịch Ca(OH)2 chứa a mol Ca(OH)2, số mol CO2 lần lượt là 0; 0,25a; 0,5a; 1a; 1,25a; 1,5a; 2a.
Dựa vào đồ thị hãy cho biết số mol CO2 đã tác dụng với Ca(OH)2 để tạo ra 0,75a mol CaCO3.
Bài 7. a/ Cho a mol CO2 tác dụng với b mol Ba(OH)2. Cho biết:
- Trường hợp nào có kết tủa, trường hợp nào không có kết tủa?
(Xét khi dung dịch ở nhiệt độ thấp và ở nhiệt độ cao). Giải thích và dẫn ra các phương trình phản ứng.
- Nếu thay dung dịch Ba(OH)2 bằng các dung dịch Ca(OH)2 và NaOH có hiện tượng gì khác không?
b/Bằng phương pháp nào có thể phân biệt được các chất: Na2CO3, MgCO3, BaCO3? Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 8. Có 4 ống nghiệm đựng riêng biệt các dung dịch: Ba(OH)2, H2SO4, Na2CO3, ZnSO4. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết từng dung dịch trên với điều kiện là không được dùng thêm hóa chất nào khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 9. Có 5 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch: HCl, HNO3, Ca(OH)2, NaOH, NH3. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình phản ứng.
Bài 10. a/ Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O. Hãy tự chọn 2 chất dùng làm thuốc thử để nhận biết chất rắn đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình phản ứng.
b/ Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2, MgCl2. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 11. Phải lấy tỉ lệ khối lượng CaCO3 và MgCO3 như thế nào để khi nung hỗn hợp này ở nhiệt độ cao (trên 10000C) đến khi khối lượng không đổi, được hỗn hợp chất rắn mới có khối lượng bằng 1/2 khối lượng các chất ban đầu.
Bài 12. Cho 10 lít hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 (đktc) đi qua 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được 1g kết tủa. Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 13. Hỗn hợp rắn A gồm có Ca, CaO và CaCO3 được đựng trong bình kín không có không khí. Nung bình ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng chất rắn không đổi. Dẫn toàn lượng khí sinh ra đi vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M. Sau phản ứng, người ta thu được 2g kết tủa.
Mặt khác, nếu cho hỗn hợp rắn A tác dụng với nước thì thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch B. Để trung hòa dung dịch B cần 110ml dung dịch HCl 2M.
Xác định khối lượng của hỗn hợp rắn A.
Bài 14. Có 8,84 g hỗn hợp rắn gồm BaCl2 và một muối clorua kim loại kiềm. Chia hỗn hợp rắn thành 2 phần bằng nhau:
Hòa tan phần 1 vào nước, sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được 8,61g kết tủa.
Nấu nóng chảy phần 2 rồi điện phân, thu được chất khí thoát ra ở anốt và kim loại nóng chảy ở catôt.
a/ Xác định thể tích chất khí thu được ở anôt và khối lượng kim loại nóng chảy thu được ở catôt sau điện phân.
b/ Xác định công thức hóa học của muối clorua kim loại kiềm.
Bài 15. Cho 11,2g CaO tác dụng với nước, được dung dịch A.
a/ Nếu cho lượng khí CO2 đi vào dung dịch A, sau khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 2,5g kết tủa. Xác định thể tích CO2 đã tham gia phản ứng (đktc)
b/ Nếu cho 28,1g hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 trong đó có a gam MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, dẫn toàn lượng khí sinh ra đi vào dung dịch A thì thu được kết tủa D. Hãy cho biết:
- Giá trị của a (gam) để thu được kết tủa D nhiều nhất.
- Giá trị của a (gam) để thu được lượng kết tủa D ít nhất.
Bài 16. Thế nào là nước cứng? Viết công thức hóa học của những muối có thể có trong các loại nước cứng sau:
a/ Nước cứng tạm thời
b/ Nước cứng vĩnh cửu
Bài 17. Trình bày nguyên tắc và giới thiệu các phương pháp hóa học làm mềm các loại nước cứng và viết các phương trình phản ứng.
Bài 18. Có những chất: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl. Chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời? Giải thích và viết các phương trình phản ứng minh họa.
Bài 19. Có 3 cốc đựng: nước mưa, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu. Hãy nhận biết nước đựng trong mỗi cốc bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 20. Trong một cốc nước có chứa 0,01mol Na+; 0,02mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO-3 và 0,02 mol Cl-.
a/ Cho biết nước trong cốc là nước cứng tạm thời hay nước cứng vĩnh cửu? Giải thích.
b/ Đun sôi nước nói trên một thời gian. Cho biết số mol các ion sẽ là bao nhiêu? Loại nước cứng sau khi đun có thay đổi không?
c/ Có thể dùng hóa chất nào để làm mềm nước cứng ban đầu? Viết các phương trình phản ứng.
Bài 21. Cần dùng bao nhiêu gam sôđa để làm mềm một lượng nước, biết lượng canxi sunfat có trong nước cứng là 6.10-5 mol?
Bài 22. Biết lượng tan của muối canxi sunfat ở 200C là 1,06g/l. Tìm nồng độ của ion canxi (mg/l) trong dung dịch này.
Bài 23. Tính tổng nồng độ (theo mg/l) của các ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước tự nhiên. Biết rằng trong nước này có chứa đồng thời các muối: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và CaSO4 với khối lượng tương ứng là 121,5mg/l; 11,9mg/l và 54,4mg/l.
Bài 1. Kim loại Al có thể khử N+5 của HNO3 thành N+4, N+2, N0, N-3
Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ các điều kiện của phản ứng.
Bài 2. Không được dùng những vật bằng nhôm để đựng những dung dịch: KOH, Na2CO3, HCl, HgCl2, CuSO4, HNO3 loẵng. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 3. Có 4 kim loại: Na, Ca, Fe và Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học và dẫn ra những phản ứng hóa học đã dùng.
Bài 4. Có hỗn hợp hai kim loại: Al và Mg.
a/ 1,41 gam hỗn hợp kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra 1,568 lít khí (đktc).
b/ Ngâm 0,705 gam hỗn hợp kim loại trên trong dung dịch CuCl2 dư. Phản ứng xong, được chất rắn mới. Hãy xác định khối lượng chất rắn.
Bài 5. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong môi trường không có không khí. Trộn đều hỗn hợp sau phản ứng rồi chia làm hai phần. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 59g. Cho mỗi phần tác dụng với dung dịch NaOH dư, người ta thu được 40,32 và 60,48 lít H2 (đktc). Biết hiệu suất của các phản ứng là 100%.
a/ Tính khối lượng của mỗi phần
b/ Tính khối lượng các chất đã tham gia phản ứng nhiệt nhôm
Bài 6. a/ Cho hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng bằng 78,05% khối lượng hỗn hợp A. Nếu thêm 2,7g Al vào hỗn hợp A thì thành phần của Al trong hỗn hợp A sẽ là 36%.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A ban đầu.
b/ Khi nung nóng hỗn hợp B cũng gồm 2 chất là Al và Fe2O3 trong môi trường kín, thu được hỗn hợp C. Khi cho hỗn hợp C tan trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2,24 lít khí (đktc).
Nếu ngâm hỗn hợp C trong dung dịch NaOH dư thì khối lượng chất rắn không tan là 8,8g.
Xác định thành phần định tính và thành phần định lượng các chất trong hỗn hợp B và C.
Bài 7. A là dung dịch CuSO4. Để chuyển toàn bộ lượng SO42- trong 20g dung dịch A thành hợp chất kết tủa, cần 26ml dung dịch BaCl2 0,02M.
a/ Tính nồng độ

File đính kèm:

  • doccac chuyen de 12 cu phan vo co.doc