Học liệu mở Ngữ văn 8 - Học kì II - Năm học 2012-2013

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học liệu mở Ngữ văn 8 - Học kì II - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 

Học liệu mở Ngữ văn 8 - Học kì II - Năm học 2012-2013
 GV: Nguyễn Thị Kim Hiến
1.Phương thức biểu đạt của bài thơ nhớ rừng là gì?
A. Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
B. Nghị luận kết hợp với miêun tả.
C. Tự sự kết hợp với biểu cảm.
D. Tự sự kết hợp với miêu tả.
 Một bạn học sinh đã chép hai câu đầu của bài thơ "Nhớ rừng" như sau:
 Ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
2.Chép như vậy sai ở điểm nào? Em hãy chép lại cho đúng nguyên bản.
3. So sánh từ chép sai với từ đúng nguyên bản và phân tích để thấy rõ cái hay trong việc dùng từ của Thế Lữ.
4. Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm của con hổ. Theo em nhện xét ấy có đúng không? Vì sao.
 Mở đầu bài thơ Ông Đồ là" Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già" và kết thúc bài thơ là " Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa" 
5. Đó là kiểu kết thúc gi?
6. Vị trí của từ lại trong hai lần xuất hiện nói trên dã thay đổi. Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?
7. Trong bài thơ, ông đồ đã được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau. Hãy liệt kê các cách gọi đó, cho biết ý nghĩa và gá trị biểu cảm của mỗi cách gọi đó.
8. Có người nói khôt thơ dưới đây đã diễn tả cực điểm nỗi buồn của ông đồ. Ý kiến của em thế nào ( Trình bày bằng một đoạn văn)
Ông Đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi teen giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
9. Viết lại đoạn văn hội thoại dưới đây cho đúng
 Ai đưa con đến đay. Thưa thầy bố con đưa đến ạ. Tên con là gì. Thưa thầy, tên con là Lu-i pa-xtơ ạ. Con muốn đi học à. Thưa thầy vâng. Bao giờ con đi học được. Thưa thầy, ngay bây giờ ạ.
10. Trong các câu nghi vấn sau , câu nào đặt ra những khả năng khác nhau ch người trả lời?
A. Các em đã làm bài làm đúng không?
B. Chúng ta có nên đi tham quan vào tuần này không?
C. Hay là chúng ta đi xem phim?
D. Chúng ta đi xem phim hay xem kịch?
 Đọc Khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

11.Có mấy hình ảnh so sánh?
12. Đó là những câu thơ tả con thuyền nhưng lại thấy hiện lên cả con người làng chài. Nhận xét đó có đúng không. Vì sao?
13. Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ được nhắc đến mấy lần. Hãy chép lại các câu thơ đó.
14. Chép lại khổ thở đầu của bài thơ " Quê hương" và trình bày cảm nhận của em 
 ( Bằng một đoạn văn )
15. Chép lại khổ thở cuối của bài thơ " Quê hương" và trình bày cảm nhận của em 
 ( Bằng một đoạn văn )
16. Chép lại khổ thở đầu của bài thơ " Khi con tu hú" và trình bày cảm nhận của em 
 ( Bằng một đoạn văn )
17. Chép lại khổ thở cuối của bài thơ " Khi con tu hú" và trình bày cảm nhận của em 
 ( Bằng một đoạn văn )
 18.Xác định nội dung của các câu nghi vấn trong đoạn thơ sau:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
19. Đoạn văn giớ thiệu cách làm món Bánh bột ngô sau đây mắc lỗi gì? Hãy chữa lại.
 Đun sữa bo0f tươi cho sôi, bắc ra, rắc bột ngô, đường vào trộn đều, cho thêm mỡ nước, trứng gà đánh bông. lấy ra để nguội, cắt thành miếng. Xoa mỡ vào khuôn, đổ bột vào, đem nướng chín. Bánh dẻo, có lỗ tổ ông, mùi thơm, ăn dẻo.
20. Hãy đọc và so sánh bài thơ dưới đây với bài "Tức cảnh Pác Bó" về đè tài, hình ảnh, cảm hứng thơ để lấy tư thế ung dung, lạc quan của bBác ttrong hoàn cảnh sống gian khổ ở Pác Bó.
 Pác bó hùng vĩ
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là.
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
 ( 2-1941)
21.Điền các từ, cụm từ: mệnh lệnh, chúc tụng, kêu gọi, yêu cầu, mời mọc, thúc dục, khuyên răn vào cột A cho phù hợp vớp cột B

A- Nội dung câu cầu khiến
 B- Từ thường dùng

yêu cầu, mời, xin mời, cho phép, đề nghị...

hãy, chớ, đừng, không nên, không được, cấm, phải...

hãy, cứ...

nào, đi...

chúc, ước gì, tiến lên...
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
 - Thằng kia! ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu1 Mau!
 Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống pản và lăn đùng ra không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
 - Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
 ( Ngô Tất Tố - Tắt đèn)
22. Tìm các câu cầu khiến trong đoạn văn.
23. Những câu cầu khiến đó là lời của ai.
24. Qua những câu cầu khiiến ttrong đoạn văn ta hiểu gì tính cách của nhân vật ( người nói)
Đọc đoạn văn sau: Nhưng có ai ngờ, trong cái không có ấy lại hàm ngụ cái có. Bởi vì còn có trái tim biết đồng cảm cái đẹp của người tù. Không rượu, không hoa ư? Mà cũng bấp chấp. Vì có saođâu? Ta có thể ngắm trăng suông mà vẫn cứ đẹp! Ai chặn mắt ta ngắm ánh trăng trong? AI ngăn lòng ta xôn xao trước đêm đẹp?
25. Đó là lời bình của giáo sư Lê Trí Viễn về bài thơ nào, ai là tác giả.
26. Nhũng câu ngi vấn trong đạon văn nhừm diễn tả điều gì?
 Câu nghi vấn
 Mục đích nói
Không rượu, không hoa ư?

NHưng ai cấm lòng ta có đủ?

Vì có sao đâu?

Ai chặn mắt ta ngắm ánh trăng trong?

Ai ngăn lòng ta xôn xao ttrước đêm đẹp?

27. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
28. Giới thiệu về một loài hoa được dùng trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
29. Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.
30. Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập hoặc một thí nghiệm.

File đính kèm:

  • doccau hoi hoc lieu mo hoc ki I20122013.doc
Đề thi liên quan