Học liệu mở - Ngữ văn 8 - Năm học 2012-2013

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học liệu mở - Ngữ văn 8 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học liệu mở - Ngữ văn 8 - Năm học 2012-2013
 GV: Nguyễn Thị Kim Hiến

Chủ đề của văn bản " Tôi đi học" là gì?
Khổ thơ sau đây (Trong bài văn tựu trường của Huy Cận) gợi cho em nhớ đến câu văn nào trong văn bản" Tôi đi học" của Thanh Tịnh, vì sao?
 Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ
Tim run run trăm tình cảm rụt rè;
Tuổi mười lăm gấp sách lại đứng nghe
Lòng mới nở giữa tay đời ấm áp.
3. Những câu văn dưới đây đã thể hiện được sự thống nhất về chủ đề của văn bản chưa?
Vì sao? 
 Sáng nay mẹ đã đi công tác. Hoa Quỳnh nở đêm qua. Lớp tổ chức đi tham quan. cô giáo trả bài Tập làm văn. Con mèo vằn lại về sau mấy ngày bị lạc.
4. Thử đặt tên cho bài thơ dưới đây. Giải thích tại sao em lại chọn tên đó.
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá thành mây
em che cho mẹ suốt nagỳ bóng râm. ( Thanh Hào)
5. Văn bản " Trong lòng mẹ" gợi cho em hiểu điều gì?
6. Hãy kể tóm tắt chương truyện " Trong lòng mẹ"
7. So sánh nhân vật Hồng trong cảnh đối thoại với bà cô và cảnh gặp mẹ.
8. Qua đoạn trích em hiểu gì về nỗi đau và tình cảm đẹp đẽ của mẹ bé Hồng.
9. Những suy nghĩ của em sau khi đọc chương truyện Trong lòng mẹ ( của Nguyên Hồng) và Cuộc chia tay của những con búp bê ( của Khánh Hoài)
10. Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng " mặt" trong câu: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
11. Tìm các từ thuộc trường từ vựng " phong cảnh đất nước" trong đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát 
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước của chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
 ( Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
12. Tóm tắt đoạn trích " Tức nước vỡ bờ".
13. Thàng ngữ " Tức nước vỡ bờ". được dùng đặt tên cho văn bản có ý nghĩa gì?
14.Trong tình thế nguy ngập, bọn tay sai đến nhà thúc sưu, chị Dậu phải làm gì?
15. Hãy tóm tắt diễn biến tâm trạng của chị Dậu.
16. Có bạn cho rawngf: nếu cai lệ chỉ đánh chị Dậu mà không định trói anh Dậu ra đình thì việc chị Dậu đánh lại cai lệ đã chẳng xảy ra.
 Ý kiến của em thế nào?
17. Câu nói của chị Dậu ở cuối đoạn: Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... có ý nghĩa gì?
18.Tứcnước vỡ bờ ( của Ngô Tất Tố) và Lão Hạc ( của Nam Cao) không chỉ phản ánh cuộc sống cơ cực của người nông dân trước cách mạng Thánh Tám 1945 mà còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của họ.
 a. để làm rõ nhận xét trên thì phần Thân bài sẽ trình bày mấy đoạn văn?
 b. Mỗi đoạn văn chứa luận điểm nào?
 họn một trong những luận điểm em vừa xác định, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh theo cách diễn dịch.
19. Tóm tắt văn bản " Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao.
20.Đọc câu văn: Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! 
 ? Câu nói đó đã thể hiện tính cách và tâm trạng gì của lão Hạc? Có người cho rằng ý nghĩ đó đã ám ảnh lão Hạc đến khi chết. Em có đồng ý với nhận xét đó không, vì sao?
21. Lão Hạc chọn cái chết thật dữ dội, đau đớn nhưng " Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu..."
 Điều đó gợi cho em có suy nghĩ gì?
22. Viết hai đoạn văn ngắn, mỗi đoạn 6 câu, chú ý sử dụng liên kết đạon.
 - Nội dung đoạn 1: Nói về chị Dậu chăm sóc chồng
 - Nội dung đoạn 2: Nói về sự phản kháng của chị Dậu để bảo vệ chồng.
23. Tự chọn nội dung , viết một đoạn văn có sử dụng biệt ngữ của học sinh.
24.Tóm tắt đoạn trích " Cô bé bán diêm"
25. Khi quẹt que diêm, cô bé được hửng cái ấm ápcủa ngọnmlửa từ lò sưởi toả ra. Còn khi diêm tắt, cô bé phải chịu hai lần lạnh lẽo, buốt giá". Theo em, lời bình trên có đúng với mộng tưởng làn thứ nhất của cô bé bán diêm không? Vì sao.
26. Có ý kiến cho rằng: Cô bé bán diêm ngày càng đắm chìm vào thế giới mộng tưởng". ý kiến của em như thế nào?
27. Chi tiết " Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời" giữ vai trò gì trong truyện?
28. Lời của cô bé bán diêm trong đoạn trích sau đây gợi cho em cảm xúc gì?
 Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất đi như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Tghượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà! Chắc Người không từ chối đâu.
29. " Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉn cười. em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa."
 a. Miêu tả cái chết như vậy, tác giả đã dùng phép tu từ nào?
 b. Em hiểu gì về tình cảm của tác giả trong câu văn?
30. Chọn trợ từ ( thì, ngay ( ngay cả), đúng (đúng là), cả, những, mà) thích hợp với mỗi chỗ trống.
 - /................/ là trợ từ để nhấn mạnh sắc thái không bình thường.
 - /................/ là trợ từ để nhấn mạnh sắc thái khẳng định, bao hàm.
 - /................/ là trợ từ để nhấn mạnh sắc thái không bình thường về số lượng.
 - /................/ là trợ từ để nhấn mạnh sắc thái không bình thường.
 - /................/ là trợ từ để nhấn mạnh sự không bình thường.
 - /................/ là trợ từ có ý nghĩa khẳng định quan hệ hoặc chủ đề.



File đính kèm:

  • doccau hoi ngu van 8Hoc ki I.doc