Hội thi giáo viên giỏi, năm học 2013 - 2014 môn: Năng lực sư phạm - Mã đề thi 132

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội thi giáo viên giỏi, năm học 2013 - 2014 môn: Năng lực sư phạm - Mã đề thi 132, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI , NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NĂNG LỰC SƯ PHẠM
Thời gian làm bài: 60 phút
ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC
Đề kiểm tra có 04 trang
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
A - TRẮC NGHIỆM: Thời gian làm bài 45’ (8,0 điểm)
Câu 1: Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo hiện nay là ai?
A. Nguyễn Thiện Nhân	B. Bành Tiến Long	C. Phạm Vũ Luận	D. Đặng Huỳnh Mai
Câu 2: Theo Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT), thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở trong năm học là:
A. 9 tháng	B. 38 tuần	C. 40 tuần	D. 42 tuần
Câu 3: Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Những trường hợp được phép dạy thêm ngoài nhà trường.
A. Dạy thêm đối với học sinh tiểu học.
B. Dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
C. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
D. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp dân lập.
Câu 4: Học sinh A gian lận trong học tập, kiểm tra, thi. Căn cứ vào Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT học sinh A được xếp Hạnh kiểm loại gì?
A. Tốt	B. Trung bình	C. Khá	D. Yếu
Câu 5: Theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông hiện hành quy định số cột kiểm tra thường xuyên trong mỗi học kỳ:
A. Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;
B. Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 3 lần.
C. Môn học có 2 trở xuống tiết/tuần: Ít nhất 2 lần;
D. Môn học có 1 tiết/tuần: Ít nhất 1 lần;
Câu 6: Theo công văn số 399/HD-PGD&ĐT ngày 23/8/2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành, nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục bậc THCS năm học 2013-2014 gồm:
A. 3 nhiệm vụ	B. 4 nhiệm vụ	C. 5 nhiệm vụ	D. 6 nhiệm vụ
Câu 7: Theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện hành việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo:
A. 3 loại	B. 4 loại	C. 5 loại	D. 6 loại
Câu 8: Giáo dục toàn diện cho thế hệ sau, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải bồi dưỡng trên các mặt?
A. Đức, Trí, Thể, Công	B. Đức, Trí, Mỹ, Hành	C. Đức, Trí, Thể, Hành	D. Đức, Trí, Thể, Mỹ
Câu 9: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng Tốt nghiệp bậc THCS do ai kí?
A. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo	B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
C. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo	D. Hiệu trưởng trường THCS
Câu 10: Khi vào sổ gọi tên ghi điểm, giáo viên bộ môn phải thực hiện:
A. Ghi đúng, ghi đủ các cột điểm kiểm tra bộ môn mình phụ trách vào cột quy định; vào bảng tổng hợp, từng học kỳ, cả năm; sửa điểm đúng theo quy định.
B. Ghi đúng, ghi đủ các cột điểm kiểm tra; vào điểm tổng hợp từng học kỳ, cả năm; sửa chữa điểm sai đúng quy định.
C. Ghi đúng, ghi đủ điểm các cột điểm kiểm tra vào các cột theo quy định.
D. Ý kiến khác.
Câu 11: Học sinh A có điểm số như sau thì được xếp loại học lực gì?
Toán
Lý
Hóa
Sinh
Văn
Sử
Địa
CD
Anh
CN
MT
ÂN
TD
8.0
8.5
8.6
9.5
6.5
9.0
8.9
8.6
8.1
8.3
Đ
Đ
CĐ
A. Trung bình	B. Yếu	C. Khá	D. Giỏi
Câu 12: Trong bài kiểm tra trắc nghiệm của bạn có một số câu hỏi. Bạn đã trả lời sai 10 câu hỏi. kết quả thang điểm của bạn chỉ đạt 60%. Vậy trong bài kiểm tra trắc nghiệm của bạn có tất cả bao nhiêu câu hỏi?
A. 15 câu.	B. 20 câu.	C. 25 câu.	D. 30 câu.
Câu 13: Người giáo viên thực hiện công tác giáo dục học sinh thông qua:
A. Lời nói, cử chỉ, điệu bộ của mình trong quá trình lên lớp.
B. Toàn bộ nhân cách của mình.
C. Sách giáo khoa, ĐDDH và lời nói.
D. Toàn bộ sách giáo khoa, tài liệu, giáo án.
Câu 14: Theo quy định chuyên môn, giáo viên hết tập sự phải thực hiện:
A. Dự giờ giáo viên khác ít nhất 3 tiết/tháng.	B. Dự giờ giáo viên khác ít nhất 5 tiết/tháng.
C. Dự giờ giáo viên khác ít nhất 2 tiết/tháng.	D. Dự giờ giáo viên khác ít nhất 4 tiết/tháng.
Câu 15: Nếu học sinh thôi học, giáo viên phải thực hiện trong sổ gọi tên ghi điểm:
A. Ghi nghỉ ngang tên học sinh đó.	B. Dồn danh sách lại.
C. Dùng viết gạch ngang họ và tên học sinh.	D. Dùng viết đỏ gạch ngang họ và tên học sinh.
Câu 16: Điều kiện giáo viên dạy giỏi dự thi cấp tỉnh:
A. Đạt cấp tỉnh 1 lần.	B. Đạt cấp huyện 2 lần trong 4 năm trước liền kề.
C. Đạt cấp huyện 2 lần.	D. Đạt cấp huyện 1 lần cấp tỉnh 1 lần.
Câu 17: Điều lệ trường trung học hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên bộ môn có mấy nhiệm vụ:
A. 8 nhiệm vụ	B. 6 nhiệm vụ	C. 7 nhiệm vụ	D. 5 nhiệm vụ
Câu 18: Bốn nhóm quyền cơ bản của Công ước quốc tế về “ Quyền trẻ em” của Liên hiệp quốc là:
A. Quyền được vui chơi – Quyền được học tập – Quyền được chăm sóc – Quyền được bảo vệ.
B. Quyền được vui chơi – Quyền được học tập – Quyền được khiếu lại – Quyền được tham gia.
C. Quyền được tham gia – Quyền được yêu cầu – Quyền được tự do phát triển kinh tế - Quyền được học tập.
D. Quyền được sống còn – Quyền được bảo vệ - Quyền được phát triển – Quyền được tham gia.
Câu 19: Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ thêm giờ đối với nhà giáo:
A. Thông tư 60/2008/TTLT ngày 9/9/2008	B. Thông tư 50/2008/TTLT ngày 9/9/2008
C. Thông tư 70/2008/TTLT ngày 9/9/2008	D. Thông tư 07/2013/TTLT ngày 8/3/2013
Câu 20: Trong sổ gọi tên ghi điểm từ trang 4 - 13 trên góc trái có dòng chữ “Tổng số học sinh của lớp: . ..” giáo viên ghi vào đó:
A. Số lượng theo danh sách đầu năm.	B. Số lượng học sinh còn học đến tháng hiện tại.
C. Số lượng như danh sánh đã ghi tương ứng.	D. Ý kiến khác.
Câu 21: Khoản 2, Điều 70 Luật Giáo dục luật số 38/2005/QH11 ban hành trong kì họp thứ 7 Quốc hội khóa XI và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Luật số 44/2009/QH12 quy định 4 tiêu chuẩn: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn về đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe, yêu cầu nghề nghiệp; Lý lịch bản thân rõ ràng. Đây là 4 tiêu chuẩn đối với:
A. Hiệu trưởng	B. Phó Hiệu trưởng	C. Giáo viên	D. Nhân viên
Câu 22: Trong sổ gọi tên ghi điểm ở phần III, mục 3 có 5 nhiệm vụ: (Ghi điểm từng môn học theo đúng quy định; ký và ghi rõ họ tên ở trang bìa phụ; ghi đầy đủ phần sơ yếu lý lịch của học sinh; tính điểm trung bình các môn học kỳ và điểm trung bình các môn cả năm của học sinh trong sổ; xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh theo quy định, ghi đầy đủ vào các bảng tổng hợp, học kỳ, cả năm; kiểm tra, nhắc nhở việc giáo nhận sổ, bảo quản và ghi sổ của lớp) đó là nhiệm vụ của:
A. Giáo viên	B. Giáo viên chủ nhiệm
C. Ban giám hiệu.	D. Văn thư
Câu 23: Hiểu biết do khả năng suy luận phán đoán mà có. Đó là:
A. Nhận thức	B. Kiến thức	C. Tri thức	D. Học thức
Câu 24: Điều lệ trường trung học hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nếu một học sinh có lí do chính đáng thì giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá:
A. 3 ngày liên tục	B. 7 ngày liên tục	C. 1 ngày	D. 2 ngày liên tục
Câu 25: Điều lệ trường trung học hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định số học sinh ở mỗi lớp có không quá:
A. 40 học sinh	B. 30 học sinh	C. 45 học sinh	D. 35 học sinh
Câu 26: Theo quy định về chuyên môn trong năm học 2013 – 2014, đề kiểm tra học kì được thực hiện đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và theo 3 mức độ:
A. nhận biết 40 % ; thông hiểu và vận dụng 60 %
B. nhận biết 50 % ; thông hiểu và vận dụng 50 %
C. nhận biết 30 % ; thông hiểu và vận dụng 70 %
D. nhận biết 70 % ; thông hiểu và vận dụng 30 %
Câu 27: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông theo quy định có mấy tiêu chuẩn, mấy tiêu chí?
A. 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí	B. 7 tiêu chuẩn, 26 tiêu chí
C. 5 tiêu chuẩn, 23 tiêu chí	D. 4 tiêu chuẩn, 20 tiêu chí
Câu 28: Mục tiêu của phát triển giáo dục là gì?
A. Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.
B. Phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh.
C. Mở rộng qui mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
D. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Câu 29: Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành năm nào?
A. Năm 2008	B. Năm 2007	C. Năm 2006	D. Năm 2009
Câu 30: Theo điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi, điều kiện giáo viên dự thi vòng huyện là:
A. Giáo viên hết thời gian tập sự	B. Giáo viên dạy liên tục từ 3 năm trở lên.
C. Giáo viên không bị kỷ luật.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 31: Quan điểm nào dưới đây được chọn làm định hướng cơ bản trong việc biên soạn chương trình thay sách ở bậc trung học cơ sở:
A. Quan điểm dạy học tích hợp.
B. Quan điểm dạy học tích hợp và giao tiếp.
C. Quan điểm dạy học giao tiếp.
D. Quan điểm đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Câu 32: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông theo:
A. Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009
B. Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009
C. Thông tư số 35/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009
D. Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009
Câu 33: Huyện Châu Thành chúng ta hiện nay có bao nhiêu xã, thị trấn?
A. 14	B. 13	C. 15	D. 12
Câu 34: Theo Điều lệ trường trung học hiện hành, Hội đồng tư vấn trong nhà trường do ai thành lập?
A. Công đoàn thành lập.	B. Hiệu trưởng thành lập.
C. Hội cha mẹ HS thành lập.	D. Điều lệ nhà trường quy định
Câu 35: Mục tiêu của giáo dục bậc THCS hiện nay là:
A. Bậc Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học phổ thông.
B. Bậc Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất.
C. Bậc Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và các kỹ năng căn bản để học sinh tiếp tục học Trung học phổ thông và học Trung cấp nghề.
D. Bậc Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học phổ thông.
Câu 36: Theo quy chế hiện hành, học sinh A bị kỷ luật hình thức nào thì sẽ bị ghi vào học bạ?
A. Từ hình thức khiển trách trước hội đồng trường trở lên.
B. Từ hình thức cảnh cáo trước toàn trường trở lên.
C. Tất cả các hình thức kỉ luật.
D. Từ hình thức đuổi học 1 tuần trở lên.
Câu 37: Giai đoạn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là:
A. Giai đoạn 2005-2010	B. Giai đoạn 2006-2011
C. Giai đoạn 2007-2012	D. Giai đoạn 2008-2013
Câu 38: Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam nằm trên địa bàn huyện nào của tỉnh Tây Ninh:
A. Châu Thành.	B. Tân Biên	C. Trảng Bàng.	D. Tân Châu.
Câu 39: Khi ghi nơi sinh của học sinh trong học bạ, giáo viên phải ghi:
A. tỉnh	B. huyện, tỉnh.	C. xã, huyện, tỉnh.	D. ấp, xã, huyện, tỉnh.
Câu 40: Khi sửa điểm trong học bạ và sổ gọi tên ghi điểm, giáo viên phải thực hiện:
A. Sửa chồng lên điểm đã ghi trước đó.
B. Dùng viết đỏ gạch chéo từ dưới lên trên điểm cũ ghi điểm mới phía trên bên phải vị trí ghi điểm cũ.
C. Dùng viết gạch ngang điểm cũ ghi điểm mới phía trên bên trái vị trí ghi điểm cũ.
D. Dùng viết đỏ gạch ngang điểm cũ ghi điểm mới phía trên bên phải vị trí ghi điểm cũ.
B - TỰ LUẬN: Thời gian làm bài 15’ (2,0 điểm)
Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường, BGH yêu cầu GVCN đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để GV trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. 
Vào địa vị của người GVCN này, bạn sẽ chọn tình huống xử lý nào? Vì sao?
A. Bạn im lặng không nói gì vì đó là chuyện của gia đình giáo dục con cái. Và đó cũng là một bài học cho cậu học sinh phạm lỗi.
B. Bạn bỏ về vì cho rằng gia đình phụ huynh học sinh đã không tôn trọng giáo viên
C. Bạn can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời dùng những lời lẽ giải thích cho vị phụ huynh học sinh đó hiểu không phải là cách giáo dục hay và yêu cầu gia đình cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục em.
B-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN TRÁC NGHIỆM VÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TỰ LUẬN
A - TRẮC NGHIỆM:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
D
B
D
A
C
B
D
A
A
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
C
B
C
D
B
C
D
D
B
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
C
B
A
A
C
A
A
D
A
B
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
D
A
C
B
C
B
D
B
C
D
B - TỰ LUẬN: (Quý thầy cô tham khảo Module 39 trong phần BDTX cho GV THCS của Bộ GDĐT)
Đáp án: C 
Giải thích:
 Đứng trước tình huống khó xử này, bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng kìm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý:
+ Trước hết bạn tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị PHHS đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng
+ Sau khi vị phụ huynh học sinh bình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng cới mở. Bạn giải thích cho vị phụ học sinh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh nhất là khi chúng phạm lỗi.
Chính vì vậy chỉ có sự nhẹ nhàng ân cần nhưng tuyệt đối nghiêm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến chúng nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi. Sự điềm tĩnh, khéo léo và tình thương yêu trách nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để bạn xử lý thành công tình huống này

File đính kèm:

  • docDe DA kiem tra NLSP GVG huyen 20132014.doc
Đề thi liên quan