Hớng dẫn chấm thi thử đại học lần thứ 3 môn ngữ văn – khối d
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hớng dẫn chấm thi thử đại học lần thứ 3 môn ngữ văn – khối d, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ 3 Môn Ngữ văn – Khối D Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) YÊU CẦU CHUNG: 1. Kiến thức rõ ràng, chính xác 2. Nắm vững phương pháp làm bài. Phân bố thời gian hợp lý ở ba câu. Văn viết trôi chảy, mạch lạc YÊU CẦU CỤ THỂ: CÂU Ý NỘI DUNG CẦN NÊU ĐIỂM I Giải thích ngắn gọn ý nghĩa lời đề từ vở kịch Vũ Như Tô của Ngyễn Huy Tưởng 2 1 Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn lớn trong nền VHVN hiện đại. Vũ Như Tô là vở kịch nổi tiếng của ông 0,25 2 Giải thích: - Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của tác giả: lẽ phải thuộc về ai à Câu hỏi này không dễ trả lời bởi nó đặt ra mầu thuẫn khó giải quuyết dứt khoát, ổn thỏa được. Đó là mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và nhân dân, giữa cái Đẹp và cái thiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt. - “Bệnh Đan Thiềm”: Đan Thiềm là cung nữ có tình yêu với cái đẹp, sự trân trọng quý mến người có tàià Bệnh Đan Thiềm là cách nói ẩn dụ thể hiện tình yêu đối với cái đẹp, sự quý mến người tài. 0,5 0,5 3 Câu nói đã thể hiện thái độ băn khoăn của nhà văn và tình yêu, sự trân trọng của ông đối với cái đẹp cũng như số phận của người nghệ sĩ có tài năng, khát vọng nhưng không có điều kiện để thi thố tài năng, thực hiện khát vọng của mình àĐây là chủ đề tư tưởng của tác phẩm 0,75 II Bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa câu nói: “Thành công là một người thầy tồi. Nó khiến những người thông minh cho rằng họ không thể thất bại”. 3,0 1 Dẫn dắt nêu vấn đề 0,25 2 Giải thích ý nghĩa câu nói: - Thành công: Là khi con người đạt được một mục đích nào đó đặt ra trong cuộc sống của mình - Người thầy tồi: Là người không giúp ta có sự nhận thức và định hướng đúng đắn trong cuộc sống và công 0,75 việc - Câu nói khẳng định nếu con người thỏa mãn, chủ quan với thành công mình gặt hái được thì họ sẽ không có mục tiêu phấn đấu vươn lên àDễ rơi vào thất bại. 3 Bình luận: Khẳng định tính đúng đắn c ủa câu nói: - Con đường đến với thành công không phải bao giờ cũng bằng phẳng mà nó đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực học hỏi, cố gắng - Nếu thỏa mãn với thành công mình gặt hái được, con người sẽ cho rằng mình không bao giờ thất bại, vì vậy họ sẽ không chịu cố gắng vươn lên. Bởi thế, sau thành công có thể sẽ là thất bại 1,0 4 Bài học rút ra cho bản thân: Không thỏa mãn với thành công, ảo tưởng về khả năng của mình. Phải luôn ghi nhớ: biết mình biết ta trăm trận trăm thắng, biết rút ra bài học kinh nghiệm sau mỗi thành công hay thất bại… 1,0 IIIa Phân tích những thành công nghệ thuật của Nguyễn Thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. 1 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề 0,5 2 Phân tích những thành công nghệ thuật của Nguyễn Thi: - Tạo dựng tình huống truyện một cách tự nhiên (Việt bị thương nặng, lạc đơn vị nằm lại giữa rừng, trong dòng hồi ức đứt nối, Việt nhớ về những thành viên trong gia đình) àTình huống này vừa làm cho câu chuyện diễn ra một cách chân thực, hợp lý, tự nhiên, linh hoạt vừa khắc họa rõ tính cách nhân vật - Truyện được trần thuật ở ngôi thứ 3 nhưng lại đặt điểm nhìn vào nhân vật à Hình thức trần thuật theo lối nửa trực tiếp này vừa phản ánh được hiện thực khách quan vừa đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật Qua đó tác giả giúp ta nhận thấy vai trò quan trong của gia đình trong đời sống của mỗi con người (gia đình là nơi con người hương về, nơi tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho họ...) => Điều này đã tạo nên chất hiện thực - trữ tình đậm đà cho tác phẩm - Khắc họa tính cách nhân vật và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật sắc sảo. - Ngôn ngữ kể chuyện hóm hỉnh, tự nhiên, mang đậm sắc thái Nam Bộ. 1,0 1,0 1,0 1,0 3 Những thành công nghệ thuật trên đã giúp tác giả phản ánh được hiện thực cuộc sống chiến đấu của nhân dân miền Nam 0,5 và vẻ đẹp tâm hồn của họ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại --> Góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. IIIb Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính được thể hiện trong đoạn thơ : Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc….Sông Mã gầm lên khúc độc hành 5,0 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề 0,5 2 - Hình tượng người lính là hình tượng trung tâm trong thơ ca VN thời kỳ chống Pháp. Nếu chân dung của họ trong tho Tố Hữu, Chính Hữu…mang đậm chất hiện thực thì hình tượng người lính trong đoạn thơ trên lại hiện lên với nét đẹp lãng mạn mang đậm chất bi tráng. - Ngoại hình người lính tiều tụy xác xơ nhưng vẫn toát lên nét kiêu hùng, mạnh mẽ (đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm) - Tâm hồn họ vẫn giữ được nét hào hoa, đa tình, lãng mạn của những thư sinh mặc áo lính (mộng, mơ…) - Lý tưởng, quyết tâm dứt khoát, mạnh mẽ (chẳng tiếc đời xanh) - Sự hi sinh cao cả, bi hùng (áo bào, về đất, sông Mã gầm lên…) 0,5 0,75 1,0 0,75 1,0 3 Với bút pháp lãng mạn, âm điệu thơ trầm hùng tác giả đã dựng lên chân dung đoàn binh Tây tiến với nét đẹp kiêu hùng, hào hoa, mang đậm chất bi tráng… 0,5 LƯU Ý: - Các ý trên chỉ đạt điểm tối ta khi HS đáp ứng được yêu cầu về mặt trình bày, diễn đạt. - HS có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách, miễn là đáp ứng những yêu cầu trên. Khuyến khích những bài viết có phát hiện mới mẻ, sáng tạo, hợp lí.
File đính kèm:
- de va HDC thi thu DH dot 3 khoi D truong chuyen LQDQuang Tri.pdf