Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 6 - Kỳ thi khảo sát chất lượng đầu năm Năm học 2013-2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 6 - Kỳ thi khảo sát chất lượng đầu năm Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học 2013 – 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. - Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,5. Câu 1 ( 3.0 điểm): Chỉ ra bộ phận chủ ngữ và vị ngữ và xá đinh được câu ghép: - Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. CN VN => 0.5 điểm ( mỗi bộ phận đúng : 0.25 điểm) - Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành thạo, người thì lấy nước và bắt CN1 VN1 CN2 VN2 đầu thổi cơm. => 1.0 điểm ( mỗi bộ phận đúng : 0.25 điểm) - Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. CN VN => 0.5 điểm ( mỗi bộ phận đúng : 0.25 điểm) - Câu ghép là câu : Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành thạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. => 1.0 điểm Câu 2 (3.0 điểm): a. Xác định được: - Đoạn thơ trích trong bài thơ Hạt gạo làng ta => 0.5 điểm; - Tác giả: Trần Đăng Khoa =>0.5 điểm. b. Đáp án: Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề ra: b1: Về kiến thức: Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: + Là đoạn thơ diễn tả cảm xúc của nhà thơ về nỗi vất vả, gian lao của người nông dân khi làm ra hạt gạo. + Tình cảm, thái độ của nhà thơ: Thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ… với nỗi vất vả của người nông dân. b2. Về kỹ năng: - Có kỹ năng xác định yêu cầu của đề, biết làm một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về đoạn thơ đã cho. - Viết được đoạn văn với bố cục hợp lý. - Biết đặt đoạn thơ trong mối quan hệ với chỉnh thể bài thơ để trình bày. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. c. Biểu điểm: - Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 2.0 điểm. - Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn hạn chế về kỹ năng => 1.5 điểm. - Đoạn văn còn sơ sài => 1.0 điểm Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Lưu ý: - Trân trọng và khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, có tố chất. - Nếu thí sinh viết chung chung về Hạt gạo làng ta nhưng trong đó vẫn đề cập đến nội dung khổ thơ đã cho thì cho không quá 1/ 2 số điểm của câu. Câu 3 (4.0 điểm): Đáp án: Cần bảo đảm những yêu cầu sau: a. Về kiến thức: - Xác định được đối tượng cần tả: Cơn mưa rào mùa hạ - Biết quan sát, lựa chọn chi tiết miêu tả ( hình ảnh, âm thanh, màu sắc… ). - Xác định được trình tự miêu tả hợp lý, biết lựa chọn từ ngữ giàu giá trị gợi tả, gợi cảm và sử dụng các biện pháp nghệ thuật một cách hợp lý khi tả. - Thể hiện được tình cảm, thái độ của người viết đối với đối tượng được tả. b. Về kỹ năng: + Viết được bài văn miêu tả với bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng. + Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: + Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm + Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng còn có một số hạn chế về kỹ năng => 3.0 điểm. + Bài viết nội dung còn đơn giản, còn mắc lỗi về kỹ năng làm bài => 2.0 điểm. + Bài viết còn sơ sài => 1.0 điểm. Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định một cách phù hợp. ……………………………Hết……………………………………………………..
File đính kèm:
- Dap an_Van lop 6_ KSCL _ dau nam_ 2013-2014-1.doc