Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 8 - Kỳ thi khảo sát chất lượng đầu năm Năm học 2013-2014

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 8 - Kỳ thi khảo sát chất lượng đầu năm Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học 2013 – 2014

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG
 - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.
 - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
 - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
 - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
 - Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,5.
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
 Câu 1 (3.0 điểm): 
 Chỉ ra được cụm C-V làm thành phần câu và làm thành phần trong cụm từ:
 a. “ Ca Huế trên sông Hương” đã giúp chúng ta hiểu thêm về các làn điệu dân ca và âm 
 
 C V	
 nhạc cung đình Huế.
 => 0.5 điểm ( chỉ đúng mỗi bộ phận trong cụm C-V cho 0.25 điểm).
 => Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ -> 0.5 điểm
b. Cách mạng tháng Tám thành công // đã tạo nên một bước phát triển mới cho tiếng 
 C V
Việt của chúng ta.
=> 0.5 điểm ( chỉ đúng mỗi bộ phận trong cụm C-V cho 0.25 điểm).
=> Cụm C-V làm CN -> 0.5 điểm
c. Câu chuyện mà mọi người quan tâm // vẫn chưa có hồi kết.
 C V
=>0.5 điểm ( chỉ đúng mỗi bộ phận trong cụm C-V cho 0.25 điểm).
=> Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ => 0.5 điểm.
Câu 2 (3.0 điểm):
1. Xác định được:
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Mùa xuân của tôi => 0.5 điểm;
- Tác giả: Vũ Bằng => 0.5 điểm.
2. Viết được đoạn văn đảm bảo yêu cầu sau đây: 
a. Đáp án:
a1. Về kiến thức: 
Trình bày được suy nghĩ của bản thân về đoạn văn của Vũ Bằng. Thí sinh có thể có những suy nghĩ khác nhau nhưng nội dung của sự suy nghĩ phải được khơi dậy từ đoạn văn đã cho. Sau đây là một số gợi ý:
- Nhấn mạnh tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm cao đẹp, tự nhiên của con người. Đó là một tình cảm có ý nghĩa nhân văn.
- Tình yêu mùa xuân của tác giả Vũ Bằng.
- Phép điệp ngữ góp phần diễn tả cảm xúc phong phú, dạt dào của nhà văn.
a2. Về kỹ năng: 
* Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
* Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
b. Biểu điểm: 
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 2.0 điểm
- Triển khai được luận điểm nhưng khả năng lập luận còn hạn chế => 1.5 điểm
- Nội dung đoạn văn sơ sài, còn mắc lỗi nhiều về kỹ năng => 1.0 điểm
Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện thể hiện suy nghĩ riêng nhưng giàu tính thuyết phục và biết đặt đoạn văn trong mối quan hệ với chỉnh thể nghệ thuật của cả văn bản Mùa xuân của tôi để trình bày.
Nếu thí sinh trình bày cảm nhận chung về văn bản nhưng vẫn có nội dung đề cập đến đoạn văn đã cho và định hướng cảm nhận đúng thì cho không quá 1/2 số điểm của câu.
Câu 3 ( 4.0 điểm):
1. Đáp án: 
Cần bảo đảm những yêu cầu sau:
a. Về kiến thức: 
 + Phải trình bày được những suy nghĩ, cảm xúc chân thành, những ấn tượng sâu đậm của người làm bài đối với đối tượng biểu cảm: về một người thân. Những suy nghĩ, cảm xúc, ấn tượng của người viết có thể được khơi dậy từ đối tượng biểu cảm ( có thể là việc làm, lời nói, tình cảm, cách sống...). Những suy nghĩ, cảm xúc của người viết đối với đối tượng biểu cảm có thể là nỗi nhớ, tình thương, sự ân hận, niềm hi vọng...
 + Suy nghĩ, cảm xúc của người viết cần phải biết bám sát các đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ . 
 + Suy nghĩ, cảm xúc có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp ( thông qua miêu tả, tự sự).
 + Biết lựa chọn các cách lập ý phù hợp để biểu lộ được suy nghĩ, tình cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm.
 b. Về kỹ năng: 
 + Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy; hành văn trong sáng.
 + Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
 2. Biểu điểm: 
 + Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm
 + Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế => 3.0 điểm. 
 + Đảm bảo được một số yêu cầu về kiến thức nhưng còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả...=> 2.0 điểm
 + Nội dung bài viết sơ sài=> 1.0 điểm.
 ............................................. hết ...........................................................................

File đính kèm:

  • docDap an_ KSCL dau nam_Van 8_2013-2014.doc
Đề thi liên quan