Hướng dẫn chấm môn ngữ văn lớp 8 – kiểm tra học kì I năm học 2012-2013

pdf1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm môn ngữ văn lớp 8 – kiểm tra học kì I năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 – KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2012-2013 
 
Câu Nội dung Điểm 
1 
 - Chiếc lá được vẽ rất giống: “Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá 
hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thật. 
0,50 
 - Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết thật sự là một kiệt tác, vì nó 
đem lại sự sống cho Gôn-xi. 
0,25 
- Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu mà được vẽ bằng cả tình 
thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. 
0,25 
2 
- Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão đi 
đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”. 
0.50 
- Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. Lão mang tiền dành dụm 
được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. 
0,50 
- Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy. 0,25 
- Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. 0,25 
- Lão Hạc chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư 
và ông giáo. 
0,50 
Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết diễn đạt mạch lạc và đủ các chi tiết trên. 
3 
a) Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được. Khi thay như vậy nghĩa của câu 
cơ bản không thay đổi, vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm theo chứ không 
thuộc phần nghĩa cơ bản của câu. 
0,50 
b) Nếu viết lại Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì không thể thay dấu hai 
chấm bằng dấu ngoặc đơn được, vì trong câu này vế “ Động khô và Động nước” không 
thể coi là thuộc phần chú thích. 
0,50 
4 
“cứ”: nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán. 0,50 
“cả”: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường. 0,50 
5 
1. Yêu cầu chung: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần xác định đúng yêu cầu 
cơ bản sau: 
- Dạng bài: Tự sự. 
- Nội dung: Kể về một con vật nuôi “có nghĩa, có tình”. 
- Kỹ năng: Viết bài văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm; diễn đạt lưu loát, hành 
văn trong sáng… 
2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm của học sinh cần đạt những ý cơ bản sau: 
a. Mở bài: HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần giới thiệu được 
“nhân vật” chính của câu chuyện là con vật nuôi “có nghĩa, có tình”. Đó là con vật gì? 
0,50 
b. Thân bài: Kể câu chuyện chứng tỏ con vật ấy có nghĩa, có tình. 
- Câu chuyện xảy ra lúc nào? Ở đâu? Như thế nào? 
- Giới thiệu hình dáng và tính cách của con vật (miêu tả ). 
- Những biểu hiện “có nghĩa, có tình” của con vật. 
- Những suy nghĩ của bản thân người kể về con vật ấy (biểu cảm) 
 
1,00 
1,00 
1,00 
1,00 
c. Kết bài: Từ câu chuyện về con vật rút ra bài học về cuộc sống, về tình nghĩa giữa con 
người với với con vật, con người với con người… 
0,50 
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm thực hiện tốt tất cả các yêu cầu trên. 
 - Nếu viết chung chung, không bám vào văn bản thì điểm tối đa là 2,50 điểm cho toàn bài. 
 
Điểm làm tròn đến 0,5đ (Ví dụ: 7,25đ = 7,5đ; 7,5đ = 7,5đ; 7,75đ = 8,0đ) 
 
 
 
 

File đính kèm:

  • pdfDap an V8 HKI 12 13.pdf