Hướng dẫn chấm thi học kỳ II Năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn 10

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi học kỳ II Năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
(Đề chính thức)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Ngữ Văn 10

(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Dưới đây là một số định hướng, giám khảo chấm thi linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, tránh đếm ý cho điểm. Khuyến khích các bài viết sáng tạo, có kĩ năng tốt.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5.
II. Hướng dẫn chấm chi tiết

Câu
Ý
Nội dung
Điểm

I

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi (1,5 điểm)


1
Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước.
0,5

2
Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình cho đất nước.
1,0
II

Trình bày suy nghĩ về trường học thân thiện (2,5 điểm)


1
Mở bài (0,5 điểm)



- Dẫn dắt nêu vấn đề: trường học thân thiện là môi trường tốt giúp học sinh hoc tập và hoàn thiện nhân cách, vai trò của trường học thân thiện.
0,5

2
Thân bài (1,5 điểm)



- Giải thích: thế nào là trường học thân thiện
- Trình bày thực trạng môi trường học tập và rèn luyện của trường học hiện nay.
- Giải pháp để xây dựng trường học thân thiện.
0,5
0,5

0,5

3
Kết bài (0,5 điểm)



- Liên hệ thực tế bản thân, hành động cụ thể xây dựng ngôi trường mình đang học ngày càng tốt hơn.
0,5
III

Vẻ đẹp hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (4,0 điểm)


1
Mở bài (0,5 điểm)



- Giới thiệu đoạn trích Chí khí anh hùng.
- Khái quát về nhân vật Từ Hải (trong đoạn trích,với cuộc đời Kiều)
0,5

2
Thân bài (3,0 điểm)



- Từ Hải là người anh hùng có lí tưởng làm nên sự nghiệp lớn.
+ Hình ảnh người anh hùng hiện lên kì vĩ, lớn lao với hình ảnh "thanh gươm yên ngựa" và được so sánh với chim bằng (loại chim huyền thoại được dùng để so sánh với chí lớn của nam nhi)...+ Khát vọng, chí khí lớn lao của người anh hùng được thể hiện qua bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ: "động lòng bốn phương", "trời bể mênh mang","bốn bể"... Sự nghiệp lớn mà Từ Hải khao khát là: “Bao giờ m­êi vạn tinh binh /Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường” (Câu thơ có cả âm thanh, hình ảnh, sắc màu cụ thể hóa uớc vọng lớn lao của Từ Hải). 
- Không chỉ ý thức rõ ràng về tài năng, lí tưởng của mình mà Từ Hải còn quyết tâm thực hiện lí tưởng đó.+ Từ đã vượt qua những níu kéo của tình cảm cá nhân riêng tư, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. 
+ Từ Hải tin vào tài năng, sức mạnh của bản thân, tin vào tương lai tươi sáng: "Bằng nay bốn bể không nhà" nhưng sẽ có ngày nắm trong tay "mười vạn tinh binh", và ngày đó sẽ không xa "Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì"
+ Hệ thống từ ngữ thể hiện sự quyết tâm cao độ của Từ Hải: "thoắt", "thẳng rong", "quyết lời", "dứt áo ra đi".- Tóm lại: Với khuynh hướng lí tưởng hóa, Nguyễn Du đã xây dựng nên hình tượng người anh hùng Từ Hải với phẩm chất và chí khí phi thường. Từ Hải chính là ước mơ công lí trong Truyện Kiều.

0,5


0,5






0,5

0,5



0,5

0,5



3
Kết bài (0,5 điểm)



Khẳng định giá trị đoạn thơ và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du
0,5
IV.a

Chỉ ra biện pháp tu từ và nªu tác dụng (2,0 điểm)


1
Biện pháp tu từ: phép điệp “mình”
1,0

2
Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng nỗi niềm của Thúy Kiều khi sống ở lầu xanh. Đó là nỗi cô đơn, sự tự ý thức về nhân phẩm và nỗi thương thân xót phận của nàng Kiều.
1,0
IV.b

Chỉ ra biện pháp tu từ và nªu tác dụng (2,0 điểm)


1
Biện pháp tu từ: phép điệp “gượng”.
1,0

2
Tác dụng: Diễn tả tâm trạng đau buồn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh cô đơn, lẻ loi: Càng gắng gượng càng tuyệt vọng, tái tê.
1,0

(Hết)

File đính kèm:

  • docDap an Ngu van 10 HK2 2010 2011.doc