Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi huyện Lớp 8 Năm học 2012-2013 Môn Ngữ Văn

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi huyện Lớp 8 Năm học 2012-2013 Môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O H­íng dÉn chÊm THI hSG huyÖn líp 8 
 CÈM XUY£N N¡M HäC 2012- 2013
 Môn: Ngữ văn 
..............................................................................................
Câu 1: (5 điểm)
	Ý 1: Học sinh phải nêu được thế nào là nghệ thuật chân chính? (1.5 điểm)
	- Là nghệ thuật được kết tinh bằng con đường lao động miệt mài, kiên trì, bền bỉ thấm đẫm bao giọt mồ hôi thầm lặng, thậm chí bằng cả máu và nước mắt ...
	- Là nghệ thuật đầy tính thẩm mỹ bắt nguồn từ máu thịt cuộc sống, chân thực, giản dị, không phải là thứ "nghệ thuật vị nghệ thuật", không tô vẽ bằng những ảo ảnh phù phiếm: "không phải là ánh trăng lừa dối"...
	- Những tác phẩm nghệ thuật trên các lĩnh vực như: văn học, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh... không phải ra đời với mục đích kiếm tình sự nổi tiếng cho người sáng tác. Mà đó là những "đứa con tinh thần" hướng đến con người, phục vụ cho hạnh phúc cao cả của con người, luôn thấm đẫm giá trị hiện thực, giá trị nhân văn... 
	Ý 2: Sức mạnh kỳ diệu của nghệ thuật chân chính trong tác phẩm: "Chiếc lá cuối cùng" (O Hen-ri) (3.5 điểm)
	Sức mạnh kỳ diệu ấy được kết tinh qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng, bức vẽ của cụ Bơ men:
	- Là người họa sĩ tâm huyết, có niềm đam mê hội họa cháy bỏng suốt cuộc đời, cụ Bơ-men ao ước vẽ được kiệt tác. Thế nhưng vì cuộc sống mưu sinh, tấm vải trên giá vẽ của cụ mấy chục năm vẫn trống trơn, chờ đợi một tác phẩm đích thực...
	- Trước cảnh ngộ thương tâm của Giôn-xy, cụ đã gồng mình vẽ chiếc lá cuối cùng bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến trong đêm bão tuyết dữ dội với một trình độ kỹ xảo, điêu luyện ngay cả con mắt nhà nghề tinh tế của hai cô họa sĩ cũng không nhận ra...
	- Chỉ là một chiếc lá dũng cảm, nhỏ bé nhưng chính nó đã cứu sống một con người. Bức vẽ ấy kéo cô họa sĩ tội nghiệp đã tuyệt vọng, bó tay đầu hàng số phận khi sự sống tắt lịm trong trái tim yếu đuốit thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Không chỉ vậy, còn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, lòng lạc quan yêu đời cùng đam mê hội họa cho cô. Có sức mạnh nào kỳ diệu, tuyệt vời hơn tác phẩm nghệ thuật ấy...
	- Cuối cùng, người họa sĩ già đã trút hơi thở cuối cùng bởi chính căn bệnh Giôn-xy mắc phải. Cụ đã đánh đổi cả mạng sống của mình trong sự ra đi thanh thản, sự hy sinh thầm lặng, cao cả. Trên hành trình vươn tới đỉnh cao nghệ thuật chân chính, nhiều khi con người phải đánh đổi đầy ý nghĩa bằng chính sinh mạng của mình... 
	-> Mãi mãi bức vẽ của cụ Bơ-men thấm đẫm cảm hứng nhân đạo, nhân văn cao cả; là bài ca bất diệt, đẹp đẽ cho nghệ thuật vị nhân sinh, hướng đến con người, đến "chân, thiện, mỹ"....
Câu 2: (7 điểm)
Yêu cầu chung: 
Đây là kiểu đề mở đòi hỏi học sinh phải biết bày tỏ cách đánh giá, suy nghĩ, nhận thức của mình về quan niệm sống. Cụ thể ở đây chính là cởi tró cho bản thân thoát khỏi sự hận thù, ám ảnh nỗi đau và đón nhận cuộc sống với lòng vị tha, nhân ái. Học sinh phải biết lập luận chặt chẽ rõ ràng, bố cục hài hòa, ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu chính xác đồng thời phải viết cô đọng, tránh lan man, dài dòng (khoảng 600 từ)…
Dàn ý, biểu điểm:
A.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích nguyên câu danh ngôn vào (1 điểm)
B. Thân bài: (5 điểm)
1. Giải thích câu danh ngôn: (1 điểm)
 Câu danh ngôn hàm nghĩa ẩn dụ tinh tế, đậm chất triết lý đưa ra hai cách sống đối lập: một bên nếu con người luôn giữ trong mình nỗi đau, sự thù hận, thì giống như ban đêm nằm ngủ trên chiếc gối chỉa đầy gia nhọn có nghĩa nỗi đau luôn bủa vây, đè nặng, chất chứa trong lòng, luôn bị dằn vặt, ám ảnh, dày vò, day dứt lương tâm không bao giờ thanh thản. Ngược lại người nào cởi bỏ hết tất cả, sống vị tha nhân hậu thì hạnh phúc sẽ mỉm cười, tâm hồn họ thanh thản, họ cảm nhận cuộc sống êm đềm, ngọt ngào giống như ngủ trên chiếc gối phủ đầy những cánh hồng thơm ngát, mềm mại... 
 2. Bàn luận về câu danh ngôn: (3 điểm)
	Tâm đắc câu danh ngôn, đồng tình với quan niệm sống đề cao lòng vị tha, thấm thía về ý nghĩa sâu sắc của lòng vị tha…(lấy dẫn chứng trong cuộc sống, hoặc trong văn học chứng minh)…
	- Thực tế cho thấy những kẻ lòng dạ hẹp hòi, bảo thủ hoặc yếu đuối thiếu bản lĩnh, hoặc tàn nhẫn, lạnh lùng... họ luôn ám ảnh với những khổ đau mình vấp phải trên đường đời, thậm chí dày vò tội lỗi mang theo cả hận thù dẫn đến những hành vi trái lương tâm... Những kẻ đó là những kẻ tự hủy hoại bản thân. Họ không bao giờ tìm thấy nụ cười, luôn gánh chịu sự coi thường, khinh rẻ, có khi là cả sự căm ghét, khinh bỉ, phỉ nhổ của mọi người. Họ luôn bị bao vây bởi thứ bóng tối u ám trong tâm hồn không lối thoát...
	- Còn những người giàu lòng trắc ẩn, có trái tim nhân hậu, có lòng vị tha, độ lượng thì họ luôn thấy thanh thản, luôn tìm được niềm vui và ý nghĩa cuộc đời. Chính sự vị tha như ánh sáng mặt trời ấm áp xua tan màn đêm u ám tăm tối của sự thù hận. Vị tha nhiều khi cảm hóa được những kẻ độc ác đưa chúng trở về với đích thực con người. Bởi sự trả thù cao thượng nhất chính là sự vị tha. (VD: trong tác phẩm: "những người khốn khổ", Giăng văn Giăng với lòng vị tha đã cảm hóa được tên chó săn Gia ve độc ác)...Tuy nhiên ta chỉ tha thứ cho những ai biết nhận ra lỗi lầm và hối cải
	- Nếu không có vị tha, xã hội sẽ trở nên tăm tối. Vị tha đưa con người xích lại gần nhau hơn; sưởi ấm bao cuộc đời. Vị tha làm cho xã hội tốt đẹp ấm áp tình người hơn. Ở đó không còn sự hận thù, không còn những bóng đen ám ảnh... 
3. Nhận thức, suy nghĩ của bản thân (1 điểm)
	- Bản thân phải biết phân biệt rõ đâu là vị tha, đâu là sự nhu nhược, dễ dãi...
	- Tránh xa những ám ảnh day dứt, thù hận...
	- Phải học biết cách vị tha đối với người thân, bạn bè...
C.Kết bài: Khái quát, nâng cao (1 điểm)
	Câu danh ngôn sâu sắc như một chân lý khuyên mỗi chúng ta biết giải phóng chính mình thoát khỏi nỗi đau, sự dày vò day đứt từ đó tôn vinh đề cao lòng vị tha, độ lượng. Vị tha chính là cẩm nang giúp con người tìm được niềm vui niềm hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống…
Lưu ý: Vì đây là đề mở rất tôn trọng ý kiến riêng của các em nên dàn ý trên chỉ là định hướng, giám khảo không được quá phụ thuộc vào đáp án mà phải linh hoạt trong khi chấm, khuyến khích những bài viết lập luận có sức thuyết phục. 
Câu 3: (8.0 điểm)
 Yêu cầu chung: Học sinh phải xác định đúng yêu cầu đề ra: chứng minh ý kiến qua việc phân tích nhân vật dưới dạng xâu chuỗi, cụ thể: vẻ đẹp của Lão Hạc và Chị Dậu trong truyện ngắn: "Lão Hạc" (Nam Cao), đoạn trích: "Tức nước vỡ bờ" cùng những hiểu biết về tác phẩm: "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố). Bố cục bài viết phải hài hòa, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc… lập luận chặt chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu chính xác. Bài làm phải đảm bảo các ý theo định hướng dàn ý sau:
 Dàn ý, biểu điểm:
A.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích nguyên lời của nhà văn Nguyễn Minh Châu vào (1 điểm)
B. Thân bài: (6 điểm)
1. Giải thích câu nói: (1 điểm)
	Nhà văn Nguyễn minh Châu gửi gắm thông điệp qua câu nói hàm nghĩa ẩn dụ: đề cao thiên chức nhiệm vụ của các nhà văn, nhà thơ chân chính. Bên cạnh yêu thương bênh vực con người, tố cáo lên án xã hội chà đạp những số phận bất hạnh, nhà văn là người tâm huyết, đam mê, trăn trở đi tìm, khám phá những vẻ đẹp: “ hạt ngọc” ẩn chứa trong thẳm sâu tâm hồn con người mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Nhiều khi vẻ đẹp ấy bị chìm khuất đằng sau vỏ bọc bên ngoài có vẻ tầm thường hay bị vùi dập trong kiếp sống ê chề tủi nhục không lối thoát. Từ đó người cầm bút đưa những vẻ đẹp đó lên trang viết của mình với niềm tin yêu mãnh liệt, chan chứa, thấm đẫm niềm cảm phục, ngưỡng mộ… 
1. Chứng minh: (4.5 điểm)
 Ý 1: Nêu qua số phận bi thảm của người nông dân trong hai tác phẩm: hai nhà văn Ngô Tất tố và Nam Cao đã tái hiện sinh động hình ảnh người nông dân với trong xã hội thực dân nửa phong kiến với số phận thương tâm, bị dồn vào ngõ cụt:
 + Lão Hạc vợ mất sớm, không đủ tiền cưới vợ cho con trai, con lão bỏ nhà đi biệt tích trong sự dằn vặt của lão. Cuộc sống trôi đi trong cô quạnh, nghèo đói, lão phải xót xa dày vò tội lỗi khi bán con chó kỷ vật của con trai. Để rồi cuối cùng người nông dân khốn khổ ấy phải quằn quại vật vã đau đớn trong cái chết tự tử bằng bả chó...
 + Chị Dậu phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp sưu, phải đứt ruột đau đớn tột cùng bán đứa con ngây thơ, hiếu thảo cho Nghị Quế với giá rẻ mạt. Thế nhưng chế độ thuế tàn bạo đã không buông tha chị. Anh Dậu bị hành hạ, đánh đập không thương tiếc trong sự hách dịch, tàn bạo của tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trải qua bao thử thách, sóng gió cuối cùng "Chị chạy ra ngoài trời. Trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị"...
Ý 2: Vẻ đẹp ngời sáng của hai nhân vật
 - Cả hai nhân vật đều là những người nông dân mộc mạc, chân chất, lam lũ, tảo tần, chịu thương chịu khó làm lụng cật lực...
 - Là những con người hồn hậu, chan chứa tình cảm, sống nhân nghĩa, thủy chung son sắt. Đặc biệt luôn yêu thương gia đình, người thân trong gia đình; sống chan hòa đầm ấm với làng xóm; thận chí yêu thương cả loài vật như con chó...
 - Là những con người giàu lòng tự trọng, có khí tiết thanh cao, luôn ý thức về phẩm giá của mình: Lão Hạc thà chết chứ không ngửa tay xin sự cưu mang của mọi người; trước khi chết vẫn gửi tiền lại để làng xóm lo đám tang của mình... Chị Dậu sẵn sàng vứt toẹt cả nắm bạc trước cặp mắt tròn xoe sửng sốt của tên quan phủ để giữ tròn nhân phẩm của người phụ nữ..
 - Đó là những con người hy sinh thầm lặng cao quý, luôn gánh chịu bao thiệt thòi mất mát về mình vì hạnh phúc của những người thân yêu...
 - Ngoài ra chị Dậu còn là người thông minh, sắc sảo. Trong chị có sức mạnh tiềm tàng, kỳ diệu với sự phản kháng quyết liệt khi bị chà đạp. Bằng tình yêu thương chồng, ngọn lửa căm phẫn ngùn ngụt cháy, chị đã đánh cho tên cai lệ và người nhà ký trưởng ngã nhào thảm hại....
*Liên hệ hình ảnh, vẻ đẹp của người nông dân trong văn học phê phán vv... (0.5 điểm)
B. Kết bài: (1 điểm) Khái quát, nâng cao:
	- Viết về lão Hạc và chị Dậu, hai nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố đã dành cho họ cả trái tim ấm nóng tình yêu thương: bệnh vực, lên tiếng tố cáo xã hội đòi quyền sống cho họ. Đặc biệt ngợi ca, tôn vinh, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp ngời sáng của họ với giá trị hiện thực, nhân đạo, nhân văn sâu sắc...
	- Khẳng định câu nói tinh tế sâu sắc của nhà văn Nguyễn Mình Châu. Câu nói ấy trở thành chân lý, đề cao thiên chức của người cầm bút chân chính; giúp người nghệ sĩ hướng đến mục đích cao cả: "Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở con người" (Nguyễn Văn Siêu)...
 
Lưu ý: Dàn ý trên chỉ là định hướng, có thể học sinh chứng minh, phân tích riêng lẻ từng nhân vật. Tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm, khuyến khích những bài viết biết cách làm đề xâu chuỗi.
…………… Hết………….


	











	 

File đính kèm:

  • docDap an HSG Van 8 nam hoc 20122013(1).doc