Hướng dẫn giải bài tập – lý thuyết khó đề thi thử đại học lần 1 – 2014 – trung học phổ thông Đoàn Thượng

pdf13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập – lý thuyết khó đề thi thử đại học lần 1 – 2014 – trung học phổ thông Đoàn Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP – LÝ THUYẾT KHÓ 
 ĐỀ THI THỬ ĐH LẦN 1 – 2014 – THPT ĐOÀN THƯỢNG 
 MÃ ĐỀ: 132 
 NHỮNG MỤC CHÍNH 
I. HƯỚNG DẪN LÀM LÝ THUYẾT ............................................................................................ 1 
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP .................................................................................................. 7 
 1. BÀI TẬP SINH HỌC PHÂN TỬ ........................................................................................... 7 
 2. BÀI TẬP SINH HỌC TẾ BÀO .............................................................................................. 9 
 3. BÀI TẬP TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN ......................................... 9 
III. LIÊN HỆ ................................................................................................................................. 13 
I. HƯỚNG DẪN LÀM LÝ THUYẾT 
Câu 1. ADN có chức năng 
A. cấu trúc nên màng tế bào và các bào quan. 
B. lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. 
C. cấu trúc nên enzim, hoocmon và kháng thể. 
D. cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật. 
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến lặp đoạn ? 
A. Đột biến lặp đoạn dẫn đến làm tăng cường hoặc giảm bớt mức độ biểu hiện của tính trạng. 
B. Đột biến lặp đoạn làm tăng vật chất di truyền và làm thay đổi hình thái của NST. 
C. Đột biến lặp đoạn không làm thay đổi vị trí gen nhưng làm thay đổi nhóm gen liên kết 
trên NST. 
D. Đột biến lặp đoạn do trao đổi đoạn không cân giữa hai crômatit của cặp NST kép tương đồng. 
Câu 5. Ý nghĩa thực tiễn của qui luật phân li độc lập là 
A. cho thấy sự sinh sản hữu tính là bước tiến hoá quan trọng của sinh giới. 
B. chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết. 
C. tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp cho chọn giống. 
 1 
D. giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối. 
Câu 7. Người ta dựa vào dạng đột biến nào để xác định vị trí của gen trên NST ? 
A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn. 
Câu 8. Điều kiện nghiệm đúng định luật phân li của Menđen là 
A. tính trạng trội là trội hoàn toàn. B. quá trình giảm phân xảy ra bình thường. 
C. số lượng cá thể đem lai phải lớn. D. cá thể đem lai phải thuần chủng. 
Câu 9. Bộ ba mã mở đầu ở trên mARN có trình tự tương ứng trên mạch mã gốc của gen là 
A. 3’ TAX 5’. B. 3’ AUG 5’. C. 3’ ATX 5’. D. 5’ TAX 3’. 
Chú ý: Mạch gốc của DNA có chiều 3’ → 5’. Mã mở đầu của mRNA là 5’ AUG 3’ nên theo 
NTBS ta có mạch DNA gốc 3’ TAX 5’ 
Câu 12. Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi 
A. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. 
B. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. 
C. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc. 
D. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. 
Tham khảo hình cơ chế của OPERON LAC: 
Câu 15. Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng gì ? 
 2 
A. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào. 
B. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể. 
C. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định từ nhân ra tế bào chất. 
D. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 
Câu 16. Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một cặp NST kép tương đồng là 
nguyên nhân dẫn đến: 
A. Hoán vị gen. B. Đột biến thể lệch bội. 
C. Đột biến đảo đoạn NST. D. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST. 
Câu 18. Điều nào sau đây là không đúng về quy luật hoán vị gen: 
A. Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp. 
B. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen. 
C. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ. 
D. Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%. 
Câu 21. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực sợi nhiễm sắc của NST có 
đường kính là 
A. 300 nm B. 300 A0 C. 700 nm D. 110 A0 
Tham khảo hình: 
 3 
Nên học kĩ phần này thường mấy đề thi thử những năm gần đây hay cho tính toán liên quan đến 
phần hình này. 
Câu 22. Cho lai hai dòng lúa mì: P ♂AaBB × ♀Aabb. Biết hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm 
sắc thể tương đồng khác nhau. Nhận định không đúng là 
A. nếu đột biến xảy ra trong giảm phân con lai 3n có kiểu gen là AaaBBb, AAaBbb, AaaBbb. 
B. nếu trong giảm phân cặp Aa của cây ♂ không phân li, cây ♀ không bị đột biến, kết quả 
thụ tinh tạo ra thể lệch bội 2n + 1: AAAbb, AaaBb. 
C. con lai tự đa bội 4n có kiểu gen AAAABBbb và AaaaBBbb. 
D. nếu trong giảm phân cặp Aa của cây ♂ không phân li, cây ♀ không bị đột biến, kết quả thụ 
tinh tạo ra thể lệch bội 2n + 1 : AaaBb. 
Câu 26. Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về quá trình dịch mã ? 
A. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến 
ribôxôm để bắt đầu dịch mã. 
B. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để 
chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo. → vì riboxom đã bị tách thành 2 tiểu phần 
C. Ở tế bào nhân sơ, sau khi qúa trình dịch mã kết thúc, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi 
pôlipeptit. 
D. Tất cả các prôtêin sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các 
cấu trúc bậc cao hơn để trở thành Prôtêin có hoạt tính sinh học. 
Câu 27. Có một số phép lai và kết quả phép lai ở loài hoa loa kèn như sau: 
♀ Loa kèn xanh × ♂ Loa kèn vàng → F1 toàn loa kèn xanh 
♀ Loa kèn vàng × ♂ Loa kèn xanh → F1 toàn loa kèn vàng 
Sự khác nhau cơ bản giữa hai phép lai dẫn đến kết quả khác nhau: 
A. Hợp tử phát triển từ noãn cây nào thì mang đặc điểm của cây ấy. 
B. Tính trạng của bố là tính trạng lặn. 
C. Do chọn cây bố mẹ khác nhau. 
D. Tính trạng loa kèn vàng là trội không hoàn toàn. 
Câu 28. Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên NST 
số 2, người ta thu được kết quả sau 
Dòng 1: ABCDEFGH Dòng 2: ABCGFDEH Dòng 3: ABFGCDEH Dòng 4: ABFEDCGH 
Nếu dòng 1 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật 
tự là: 
 4 
 A. 1 → 2 → 3→ 4 B. 1 → 4 → 3 → 2 C. 1 → 3 → 4 → 2 D. 1 → 2 → 4 → 3 
Phương pháp: Nhìn vào các dòng và tìm lần lượt các dòng có đột biến đảo đoạn NST gần nhất 
với dòng trước đó. 
Câu 29. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng 
A. Mức phản ứng không được di truyền. B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. 
C. Mức phản ứng do kiểu gen quy định. D. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. 
Câu 31. Ở lúa Đại mạch sự gia tăng hoạt tính enzim amilaza là do đột biến 
A. mất đoạn NST. B. đảo đoạn NST. C. lặp đoạn NST . D. chuyển đoạn NST. 
Câu 32. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN mới 
liên tục là 
A. mạch đơn có chiều 3’ → 5’. B. mạch đơn có chiều 5’ → 3’. 
C. một mạch đơn ADN bất kì. D. trên cả hai mạch đơn. 
Chú ý: Tham khảo chú ý câu 9. 
Câu 33. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hậu quả của đột biến gen ? 
A. Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường. 
B. Phần lớn đột biến điểm thường không được di truyền lại cho thế hệ sau. 
C. Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến. 
D. Phần lớn đột biến điểm thường vô hại. 
Câu 35. Trong trường hợp rối loạn phân bào I của giảm phân, các loại giao tử được tạo ra từ cơ 
thể mang kiểu gen XA Xa là 
A. XA và Xa. B. XA Xa và 0. C. XA XA, Xa Xa và 0. D. Xa Xa và 0. 
Chú ý: Tương Tự câu 22. 
Câu 36. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeaza bám vào: 
A. Vùng 3’ của mạch mã gốc và di chuyển từ mã mở đầu đến mã kết thúc. 
B. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc. 
C. Mã mở đầu và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc. 
D. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc. 
Tham khảo hình sau về cơ chế quá trình phiên mã: 
 5 
Câu 41. Enzim ADN pôlimeraza có vai trò gì trong quá trình nhân đôi ? 
A. Tháo xoắn phân tử ADN. 
B. Nối các đoạn okazaki để tạo nên một mạch đơn hoàn chỉnh. 
C. Lắp ghép các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung vào mạch đang tổng hợp. 
D. Phá vỡ các liên kết hiđrô giữa 2 mạch của ADN. 
Câu 43. Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do 
A. Tất cả các cặp NST không phân li trong phân bào. 
B. Tất cả các cặp NST không phân li trong nguyên phân. 
C. Một hoặc một số cặp NST không phân li trong giảm phân. 
D. Một hoặc một số cặp NST không phân li trong phân bào. 
Câu 44. Điểm giống nhau giữa đột biến gen trong tế bào chất và đột biến gen trong nhân là 
A. phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cá thể, không xác định. 
B. không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng. 
C. đều xảy ra trên ADN trong nhân tế bào. 
D. phát sinh trên ADN dạng vòng. 
Câu 46. Giống dưa hấu tam bội không có đặc điểm nào sau đây ? 
A. Quả to, ngọt hơn dưa hấu lưỡng bội. 
B. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh. 
C. Chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. 
D. Quả nhiều hạt, kích thước hạt lớn.→ Đây là dưa hấu 2n. 
 6 
Câu 48. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền ? 
A. Một axitamin có thể được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba. 
B. Có một số bộ ba không mã hoá axitamin. 
C. Có một bộ ba khởi đầu. 
D. Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.→ Mã bộ ba có tính đặc hiệu. 
Câu 49. Nội dung nào sau đây là sai: 
A. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính . 
B. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử. 
C. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên 
liệu cho quá trình tiến hoá. 
D. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biệu hiện ra ngay kiểu hình và gọi là 
thể đột biến.→ Điều này chưa chắc vì chỉ có ở trạng thái đồng hợp thì đột biến gen mới có thể 
biểu hiện ra kiểu hình nếu ở trạng thái dị hợp thì vẫn ở trong trạng thái tìm ẩn trong KG của cá 
thể chưa thể biểu hiện ra kiểu hình. 
Câu 50. Sự mềm dẻ kiểu hình có nghĩa là 
A. tính trạng có mức phản ứng rộng. 
B. sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen. 
C. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường 
khác nhau. 
D. một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định. 
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP 
1. BÀI TẬP SINH HỌC PHÂN TỬ 
Câu 2. Một gen có chiều dài 0,408 micrômet và có A = 900, sau khi đột biến chiều dài của gen 
vẫn không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô của gen là 2703. Loại đột biến đã phát sinh là. 
A. thay thế 3 cặp A-T bằng 3 cặp G-X . B. thêm một cặp nuclêôtit. 
C. thay thế một cặp nuclêôtit. D. mất một cặp nuclêôtit . 
Ta có N = 2400 = 2A + 2G = 2.900 + 2G → G = X = 300 → Hbđ = 2A + 3G = 2700 
Sau khi bị đột biến chiều dài của gen không thay đổi → số Nu. không thay đổi 
Mà Hs = 2703 = Hbđ + 3 → Tăng 3 LKH2. Vậy đột biến này đã thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp 
G - X. 
Câu 6. Gen có chiều dài 2550A0 và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T. Số 
lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao 4 lần là: 
 7 
A. A =T = 5265 và G = X = 6000 B. A =T = 5265 và G = X = 6015 
C. A =T = 5250 và G = X = 6000 D. A =T = 5250 và G = X = 6015 
Ban đầu: N = 1500 = 2A + 2G mà 2A + 3G = 1900 → 
Đột biến thêm một cặp A – T nên A = T = 351 và G = X = 400 
Vậy qua 4 lần tự sao ta áp dụng công thức: số nu loại (X) . ( 2k – 1 ) 
Trong đó X là A, T, G, X. Nhưng vì A = T, G = X nên ta chỉ cần tính A và G đã có thể suy ra đáp 
án. k là số lần tự sao của gen. 
Câu 11. Xét cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp NST tường đồng. Mỗi gen đều có 60 vòng 
xoắn. Gen B chứa 35% Ađênin, gen b có 4 loại đơn phân bằng nhau. Cho hai cây có cùng kiểu 
gen nói trên giao phấn, trong số các hợp tử F1 xuất hiện loại hợp tử chứa 1080 Guanin. Kiểu gen 
của loại hợp tử trên là: 
A. Bbb B. BBb C. Bbbb D. BBbb 
Ta có N = 1200. 
Xét gen B: có chứa 35% A = 420 = T → G = X = 180, xét gen b A = T = G = X = 300 
Theo đề F1 chứa 1080 G = 180 + 300.3 → Đáp án C 
Câu 19. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường để tạo 
trứng, theo lí thuyết số loại trứng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu? 
A. 1 B. 8 C. 16 D. 2 
Dù kiểu gen có như thế nào thì một tế bào sinh trứng cũng chỉ có thể tạo ra được tối đa duy nhất 
một loại trứng. 
Câu 37. Một gen có 150 chu kì xoắn và G = 600. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, cần môi 
trường nội bào cung cấp số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại là 
A. T = A = 6300; G = X = 4200. B. A = T = 4200; G = X = 6300. 
C. A = T = 1200; G = X = 1800. D. A = T = 1200; G = X = 1800. 
Ta có N = 150.20 = 3000 = 2A + 2G = 2.A + 2.600 → G = X = 900 
Áp dụng công thức câu , suy ra đáp án. 
Câu 47. Trên phân tử ARN thông tin có ba loại ribônucleôtit A ; G; X thì số loại bộ ba mã sao 
trên phân tử ARN thông tin đó là: 
A. 8 loại B. 9 loại C. 18 loại D. 27 loại 
Số loại bộ ba mã sao trên phân tử mRNA = 33 = 27 
 8 
2. BÀI TẬP SINH HỌC TẾ BÀO 
Câu 17. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂AaBb × ♀AaBB. Giả sử trong quá trình 
giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li 
trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo 
lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa 
bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội ? 
A. 12 và 4. B. 8 và 12. C. 9 và 6. D. 6 và 8. 
Xét ở cá thể đực được ngoài 4 loại giao tử bình thường ( AB, Ab, aB, ab ) còn có thể các loại 
giao tử lệch bội AaB, Aab, B và b. 
Xét ở các thể cá ta được các loại giao tử AB và aB. 
Vậy có sự tổ hợp của giao tử bình thường với giao tử bình thường được 6 loại hợp tử lưỡng bội 
và sự tổ hợp của giao tử bình thường và giao tử không bình thường được hợp tử lệch bội là 8. 
( Nếu không thể nhẫm các em có thể tự mình thực hiện viết hợp tử dự vào các loại giao tử trên sẽ 
được đáp án ). 
Câu 23. Một loài có 2n = 24. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra các 
tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 7200 mạch pôlinuclêôtit mới. 
Số lần nguyên phân của các tế bào là : 
A. 5 lần B. 6 lần C. 4 lần D. 8 lần 
 k
Theo đề ta có: 24.10.( 2 – 1 ) = 7200 → k = 4. 
 2
Câu 30. Ở một loài thực vật ( 2n = 22 ), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. 
Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, 
người ta đếm được trong các tế bào con có 368 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào ? 
A. Thể không. B. Thể bốn. C. Thể ba. D. Thể một. 
Sau 3 đợt nguyên phân liên tiếp thì có 23 = 8 tế bào 
Mà ở kì giữa của nguyên phân, số NST trong mỗi tế bào là 4n → Số NST lưỡng bội của hợp tử 
sẽ là 8.4n = 368 → 2n = 23 = 2n + 1 
3. BÀI TẬP TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN 
Câu 3. Ở đậu Hà Lan, khi lai giữa đậu hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh được F1 đồng loạt 
hạt vàng, F2 thu được tỉ lệ 3 hạt vàng và 1 hạt xanh. Cho F2 tự thụ phấn thu được F3 . Xác suất 
 4 4
để chọn ngẫu nhiên được một cây hạt vàng là dị hợp tử ở F3 là bao nhiêu? 
A. 40% B. 25% C. 66,67% D. 62,5% 
Vì P thuần chủng nên F2 sẽ là 1AA : 2Aa : 1aa. F2 tự thụ tức: AA x AA → 100% AA, 
 9 
2( Aa x Aa )→ 2AA : 4Aa : 2aa, aa x aa → 100% aa 
Vậy tỉ lệ cây hạt vàng dị hợp tử là 4 
 .100  40%
 10
Câu 10. Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; 
gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây có kiểu 
gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn đời con thu được 3600 cây, trong đó có 144 cây có kiểu 
hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số 
bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là bao nhiêu? 
A. 756 cây. B. 826 cây. C. 576 cây. D. 628 cây. 
Tròn – chin muộn ( aabb ) = 4% → dài – chin muộn ( A – bb) = 25% - 5% = 21% 
Vậy nên số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chin muộn là 21%.3600 = 756. 
Câu 13. Cho biết các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe 
cho thế hệ sau với kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn với tỉ lệ 
A. 27 . B. 27 . C. 27 . D. 81 . 
 128 64 256 256
Phân tích riêng từng cặp alen: vì tất cả từng cặp alen đều là dị hợp nên suy ra đều cho ra F1 
dạng 3 1 . 
 T  : tt
 4 4
Số kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn là: 3 
 3
Theo đề có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn nên ta có:  3  1 27 
   . 
  4  4 256
→ Số kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn sẽ là 3. 27 81 
 
 256 256
Câu 14. Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai 
AaBbDD x aaBbDd thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp về một cặp gen 
chiếm tỉ lệ 
A. 50% B. 87,5% C. 12,5% D. 37,5% 
Ta có Aa x aa → Aa : aa, Bb x Bb → 1BB : 2Bb : 1bb, DD x Dd → DD : Dd 
Vậy tỉ lệ KG đồng hợp về một cặp gen = 50% - 1 2 1 = 37,5% 
 . .
 2 4 2
Câu 24. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả 
vàng. Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được 
 10 
các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả 
đỏ và 108 cây quả vàng. 
Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả 
năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là: 
A. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa. B. 1 AAA : 5 AAa : 1Aaa : 5 aaa. 
C. 5 AAA : 1AAa : 5 Aaa : 1 aaa. D. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. 
Lập tỉ lệ ở F2 ta thu được tỉ lệ gần xấp xỉ: 11 : 1 = 2.6 → P: AAaa x Aa → D 
Câu 25. Giao phấn giữa hai cây ( P ) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% 
cây hoa màu đỏ . Cho F1 tự thụ phấn , được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 
7 cây hoa màu trắng . Chọn ngẫu nhiên hai cây có màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho 
biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu 
gen đồng hợp lặn ở F3 là 
A. 1 B. 1 C. 1 D. 1 
 16 36 256 81
 2 2
Theo đề ta có tỉ lệ: 9 : 7 → Tương tác bổ sung 9 + 7 = 16 = 2 .2 nên F1: AaBb 
Xác suất cây màu đỏ có KG dị hợp về 2 cặp gen trong 9 cây đỏ là 22 4 
 
 9 9
F2 x F2 → F3 aabb = 1 → xác suất xuất hiện cây màu trắng có KG đồng hợp lặn: 
 16
 2
 4  1 1 . 
  . 
 9  16 81
Câu 34. Ở cà chua gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng . Cho 
lai hai cây tứ bội P: AAaa x AAaa, biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả 
năng thụ tinh bình thường thu được F1 1080 cây, tính theo lí thuyết cây tứ bội dị hợp quả đỏ là: 
A. 1020 B. 840 C. 540 D. 30 
Theo đề ta có: ( 1 4 1→AAaa = 1 11 4 4 14 1 1 1
 AA : Aa : aa)(. AA. : . Aa : aa)
 6 6 6 6 66 6 6 66 6 2 6
Câu 38. Ở người, Bệnh Phenylkêtô niệu và bệnh bạch tạng là hai bệnh do đột biến gen lặn trên 
các NST thường khác nhau. Một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả hai cặp gen quy định hai bệnh 
trên. Biết quá trình giảm phân hình thành giao tử ở bố và mẹ không xảy ra đột biến, xác suất sinh 
con đầu lòng mắc một trong hai bệnh trên là 
A. 1 B. 1 C. 3 D. 1 
 2 4 8 8
 11 
Theo đề ta có: AaBb x AaBb → A-bb + aaB- = 3 3 3 
  
 16 16 8
Câu 39. Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây 
(1) AAaaBBbb x AAAABBBb (2) AaaaBBBB x AaaaBBbb 
(3) AAAaBBbb x Aaaabbbb (4) AAaaBBbb x AAaabbbb 
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình 
thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li 
theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là 
A. (2) và (3) B. (1) và (3) C. (2) và (4) D. (1) và (2). 
Thực hiện tách theo gen để dễ dàng xét, sau đây ví dụ trường hợp 2 các trường hợp còn lại các 
em tự thử. 
 (2) P: ( Aaaa x Aaaa ) x ( BBBB x BBbb ) 
 → (Aa x Aa)(aa:aa) x ( BB x BB)(BB:bb)→ (1:2:1)(1:4:1) → thỏa mãn ycbt 
Câu 40. Cho biết không xảy ra đột biến, Tính theo lí thuyết, xác suất sinh con mang 3 alen trội 
của một cặp vợ chồng có kiểu gen AaBBDdEe × AaBbddEe là 
A. 15 B. 30 C. 20 D. 28 
 64 64 64 64
Xét KG : AaEe x AaEe. 
Xác suất có 4 alen trội , 3 alen trội , 2 alen trội , 1 alen trội , 0 alen trội lần lượt là 
 1 1 1 1 1
C 4 . ,C 3. ,C 2 . ,C1. ,C 0 . .
 4 16 4 16 4 16 4 16 4 16
Xét KG: BBDd x Bbdd → ( BB x Bb).( Dd x dd )→  1 1  1 1 
  BB : Bb  Dd : dd 
  2 2  2 2 
→ 1 1 . Xác suất có 13 alen trội là 1 , 2 alen 1trội là 2 , 1 alen 
 BBDd : BBdd : BbDd : Bbdd
 4 4 4 4 4 4
trội là 1 
 4
Theo ycbt → 1 1 2 . 1 1 1 15
 .C 0 .  .C1.  .C 2 . 
 4 4 16 4 4 16 4 4 16 64
Câu 42. Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định 
lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy 
định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P: AB Ab 
 X D X d x X dY
 ab aB
 12 
thu được F1 Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 
1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với 
tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ 
A. 17% B. 8,5% C. 2% D. 10% 
 D d d
Xét mắt đen ở gen D nằm trên NST giới tính X ta có X X x X Y → 1 
 X d X d
 4
Vậy ta có aabb . 1 = 1% → aabb =4% → ab = 0,1 or ab = 0,4 → f = 20% 
 4
 D
Ycbt → AabbX - = ( 0,4Ab + 0,4aa + 0,1 Ab + 0,1aa ) . 1 = 8,5%. 
 2
Câu 45. Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt 
mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5 cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm với cây thấp 
nhất được F1 có chiều cao trung bình, sau đó cho F giao phấn. Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm 
cây có chiều cao trung bình ở F1: 
A. 180 cm và 126 B. 185 cm và 108 
 256 256
C. 185 cm và 63 D. 185 cm và 121 
 256 256
Theo đề: P: AABBCCDDEE x aabbccddee → AaBbCcDdEe = 210 – 5.5 = 185cm 
Mặt khác trội : lặn = 0,5 : 0,5 
Tỉ lệ nhóm cây trung bình ( 5 trội): 63. 
 0,510.C 5 
 10 256
III. LIÊN HỆ 
Gmail: taitan296@gmail.com 
Yahoo chat: biotai296@yahoo.com.vn 
 13 

File đính kèm:

  • pdfLoi giai chi tiet de thi thu sinh hoc lan 1 2014 doan thuong.pdf
Đề thi liên quan