Hướng dẫn ôn tập chuẩn bị bài viết số 1- Nghị luận xã hội

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập chuẩn bị bài viết số 1- Nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết bài Làm văn số 1 NLXH tuần 1 

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
 CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 1- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Kết quả cần đạt:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và HK II ở lớp 10.
- Viết được bài NLXH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT.
2. Để làm tốt bài viết số 1, học sinh cần:
a. Ôn lại kiến thức đã học ở HK II lớp 10 về văn nghị luận:
- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Lập luận trong văn nghị luận.
- Các thao tác nghị luận.
b. Xem kĩ SGK- trang 14,15
- Hướng dẫn chung.
- Một số đề tham khảo.
- Gợi ý cách làm bài.
3. Đề tham khảo
“ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”
Viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của anh (chị) về câu nói trên. 
Gợi ý cách làm bài:
a. Tìm hiểu kĩ đề để xác định được:
- Cần phát biểu ý kiến về vấn đề gì?
- Phát biểu về ý kiến đó ở tư cách nào? Bài làm là tiếng nói của ai?
- Phát biểu ý kiến đó với ai và để làm gì?
b. Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp.
Ví dụ:
- Đối tượng được hướng đến trong câu nói này là của ai?
- Vì sao “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”? 
- Niềm vui đó được biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Ý thức của mỗi cá nhân trước niềm vui ấy?...
c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý:
- Bố cục bài văn
- Dùng từ chuẩn xác.
- Không mắc lỗi chính tả.
- Câu đúng ngữ pháp.
BÀI VIẾT SỐ 1
ĐỀ:
 “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” 
Ý kiến của anh (chị) về câu nói trên 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Kĩ năng:
- Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận...
- Trình bày ý rõ ràng, mạch lạc, nêu được những suy nghĩ riêng của bản thân. 
II. Các ý chính: 
1. Quan niệm về niềm vui trong cuộc sống. 
2. Niềm vui được đến trường của HS: 
a. Được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. 
b. Được sống trong một môi trường thân thiện với thầy, cô, bạn bè .
c. Được rèn luyện, hoàn thiện nhân cách .
d. Được mang lại niềm vui cho nhiều người khác. 
3. Những suy nghĩ sai lệch về việc đến trường của những học sinh chưa nhận thức đúng về học tập. 
4. Sự bất hạnh của những người không được đến trường. 
5. Khẳng định niềm vui, niềm hạnh phúc lớn, ý nghĩa cuộc sống khi được đến trường. 
6. Những hành động tích cực của bản thân để niềm vui đến trường ngày càng được nhân lên.

File đính kèm:

  • docBai lam van so 1 lop 11 NLXH.doc