Hướng dẫn ôn tập môn văn lớp 12 học kỳ 1 chương trình chuẩn

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập môn văn lớp 12 học kỳ 1 chương trình chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN VĂN LỚP 12
HỌC KỲ I
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Tổ Ngữ Văn – Trường TH Phan Chu Trinh

I. Văn học Việt Nam:
Bài Khái quát:
Bài Khái quát văn học Việt Nam, học sinh cần lưu ý những thành tựu văn học qua các thời kỳ phát triển và một vài đặc điểm chung.
Bài Khái quát về tác gia (Hồ Chí Minh, Tố Hữu) cần phải nắm chắc quan điểm sáng tác và về phong cách nghệ thuật của tácgiả.
Đọc văn: 
a. Một số vấn đề chung: 
Nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời các tác phẩm trong chương trình học kỳ I.
Thuộc lòng những đoạn thơ tiêu biểu.
Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
Biết tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm; từ đó rút ra những nét chung của chúng; đồng thời thấy được sự độc đáo của từng tác phẩm trong nhóm tác phẩm.
 
b. Một số vấn đề cụ thể:
- Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh): cần làm rõ sự tài tình trong cách tổ chức kết cấu và sắp xếp các luận điểm, tính chất đanh thép và hùng hồn… để làm nổi bật tính chất mẫu mực của tác phẩm, với tư cách là một áng văn chính luận. Từ đó, cũng cần thấy được giá trị to lớn, lâu dài của tác phẩm (giá trị văn học và giá trị lịch sử) và đặc điểm văn phong chính luận của Hồ Chí Minh. 
- 	Tây Tiến (Quang Dũng), cần cảm nhận và phân tích được vẻ đẹp vừa dữ dội, hoang sơ, vừa hùng vĩ, mỹ lệ của núi rừng vùng Tây Bắc qua hoài niệm của tác giả và nhất là cảm nhận, phân tích làm bật được vẻ đẹp của người lính Tây Tiến vừa tinh tế, hào hoa, dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ (cảm hứng bi tráng, lãng mạn). 
- Đất nước (Nguyễn Đình Thi), cần thấy rõ mạch cảm xúc của bài thơ, hiểu được nét riêng đặc sắc trong cảm xúc về đất nước của nhà thơ, đồng thời cũng cần thấy được dấu ấn tinh thần của thời đại trong cảm nhận về đất nước của tác giả. 
- Việt Bắc (Tố Hữu) chính là khúc hát ân tình sâu nặng, thủy chung của người kháng chiến đối với căn cứ địa của cách mạng và kháng chiến, đối với nhân dân, với quê hương, đất nước (thể hiện qua nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc, những kỷ niệm về cuộc kháng chiến anh hùng). Nội dung ấy được diễn tả thành công bằng thể thơ lục bát truyền thống, tạo được âm hưởng vừa nhất quán, vừa biến hóa đa dạng, với giọng điệu ngọt ngào, thương mến…
-	Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) bộc lộ tình cảm hướng về nhân dân và đất nước, với những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng là về với cội nguồn của sáng tạo thơ ca. Đồng thời cũng cần thấy được sự thành công của tác giả trong sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú bất ngờ, xúc cảm gắn với suy tưởng.
- Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) bộc lộ tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, Nhân dân là người tạo dựng nên Đất nước, là người gánh chịu những gian lao, làm nên chiến cơng vĩ đại mà hết sức thầm lặng, vơ danh…Bài thơ viết theo thể thơ tự do, các dịng thơ cũng như mạch xúc cảm và sự khai triển ý thơ khá thoải mái, tự do, tuy vẫn cĩ một trình tự kết cấu cĩ lí. Nhiều liên tưởng dựa trên các câu ca dao, các mơ típ thần thoại, truyện cổ tích và những tri thức về địa lý, phong tục, tập quán… Bài thơ cĩ sự thống nhất của cảm xúc và suy nghĩ, tạo ra một giọng thơ vừa tha thiết lại vừa trang nhiêm, trầm lắng, xúc cảm cĩ lúc dồn dập nhưng thường thì nén vào suy tư và các hình tượng như những biểu tượng quen thuộc mà lại cĩ sức gợi liên tưởng mới mẻ.
-	Sóng (Xuân Quỳnh) cần cảm nhận và hiểu được hình tượng sóng bao trùm bài thơ và các khía cạnh cùng biến thái của nó. Từ đó, thấy được vẻ đẹp của tâm hồn phụ nữ luôn khao khát, chân thành, nồng hậu và dám bày tỏ khát vọng trong tình yêu. Đồng thời, cần thấy được thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc cấu tứ, xây dựng hình ảnh và nhịp điệu. 
- Đàn ghi ta của Lov-ca (Thanh Thảo), hiểu được nghệ thuật thơ đặc sắc của Thanh Thảo ( biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa … ảnh hưởng của khuynh hướng siêu thực tượng trưng: chuyển đổi cảm giác…). Từ đó thấy được sự đồng cảm thương tiếc sâu sắc của tác giả đối với hình tượng Lov-ca, người nghệ sĩ yêu tự do, khát vọng cách tân nghệ thuật.
II. Thực hành:
Tăng cường thực hành các nội dung tiếng Việt, gắn với các văn bản, tác phẩm trong phần đọc văn và gắn với các tình huống giao tiếp. Cần vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức và kỹ năng tiếng Việt.
Thông qua thực hành để nâng cao hiểu biết về loại văn bản nghị luận, rèn luyện kỹ năng tạo lập và phát triển luận điểm, kỹ năng lập luận, kỹ năng kết hợp các thao tác khác nhau… để hoàn thiện bài viết.


File đính kèm:

  • docHuong dan on tap hoc ky I lop 12 nam hoc 20082009.doc