Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngữ văn 12 (chương trình chuẩn)

doc80 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngữ văn 12 (chương trình chuẩn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Nguyễn thi kha






Hướng dẫn ôn tập tN
THpt
Môn Ngữ Văn
(Chương trình chuẩn)

	















Năm học 2008- 2009


 	

A- văn 

Khái quát về văn học Việt Nam
	từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX
I- Mức độ cần đạt
- Nắm được quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 và1975 đến hết thế kỉ XX.
- Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống, phát triển của lịch sử dân tộc. 
- Hiểu được thành tựu của văn học từ 1945 đến năm 1975 qua từng giai đoạn và đặc điểm của nó 
- Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX
- Nắm được cách giới thiệu, khả năng tổng hợp khái quát về văn học Việt Nam
II- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1- Kiến thức
	- Quá trìng phát triển và thành tựu chủ yếu của văn học 1945- 1975
	- Đặc điểm cơ bản của văn học
	- Văn học từ 1975 đến hết thế kỉ XX
	- Kết hợp giữa lịch sử khi giới thiệu, khả năng tổng hợp khái quát văn học
2- Kĩ năng:
 	- Nắm được cách giới thiệu giai đoạn văn học và khả năng tổng hợp phân tích
III- Hướng dẫn thực hiện
	1-Tìm hiểu chung
	- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hoá
	+ Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp 
	+ Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ
	+ Mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội 
	+ Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển
	+ Điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước như Trung Quốc, Liên Xô, Cu Ba, Cộng hoà dân chủ Đức, Bắc Triều Tiên
	2- Đọc- hiểu
a- Nội dung
- Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu
	+ Từ 1945 đến 1954
 Văn học gắn bó với cách mạng, phản ánh sức mạnh nhân dân cùng với phẩm chất của họ: yêu nước, căm thù giặc, tình đồng chí đồng đội, tự hào dân tộc, tin tưởng vào tương lai kháng chién nhất định thắng lợi (“Đất nước đứng lên”, “Truyện Tây Bắc”, “Con trâu”, “Vùng mỏ”, “Xung kích”, “Kí sự Cao Lạng”). Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tìm tòi, cách tân thơ ca, Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn anh hùng. Kịch “Bắc Sơn”, “Những người ở lại”, “Chị Hoà”. Lí luận phê bình nổi lên với “Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, “Nhận đường”, “Mờy vấn đề nghệ thuật”, tranh luận về thơ ở Việt Bắc, nói chuyện thơ ca kháng chiến và quyền sống con người trong “Truyện Kiều” của Hoài Thanh...tất cả đều làm nổi bật quê hương đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh bộ đội, em bé liên lạc, chị phụ nữ trong đoàn dân công...
	+ Từ năm 1955 đến năm 1964
 Văn học có hai nhiệm vụ phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đáu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Văn học tập trung ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Cảm hứng của văn học là ca ngợi những đổi thay của đất nước bằng xu hướng lãng mạn tràn đầy niềm vui và lạc quan. Nhiều tác phẩm thể hiẹn tình cảm sâu đậm với miền Nam. Văn xuôi có các phẩm tiêu biểu: Cái sân gạch, vụ lúa chiêm, mùa lạc, sông Đà, mười năm...
 Thơ tập trung thể hiện sự hoà hợp giữa cái chung và cái riêng, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, cuộc sống mới, con người mới, nỗi đau chia cắt đất nước, nhớ thương miền Nam gắn liền với khát vọng giải phóng. Đó là những tác phẩm: Gió lộng, ánh sáng và phù sa, Riêng chung, Trời mỗi ngày mỗi sáng, Đất nở hoa, Tiếng sóng, Bài thơ Hắc Hải, Những cánh buồm. Đặc biệt những tập thơ phản ánh giai đoạn cuối cuộc kháng chiến: Mắu và hoa, Hoa ngày thường chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đường ra mặt trận, Vầng trăng quầng lửa, ánh trăng, Bừp lửa, Hoa dọc chiến hào, Góc sân và khoảng trời...
 Kịch phát triển mạnh. Chú ý các vở Một Đảng viên, Ngọn lửa, Nổi gió, Chị Nhàn. Giai đoạn quyết liệt có các vở: Đại đội trưởng của tôi, Đôi mắt
 	+ Từ năm 1965 đến năm 1975
 Văn học miền Bắc và văn học vùng giải phóng miền Nam tập trung, huy động tổng lực vào cuộc chiến đấu, khai thác đề tài chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết đánh giặc, có đời sống hài hoà giữa chung và riêng nhưng bao giờ cũng để cái chung trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả). Đó là những tác phẩm: Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình, Rừng xà nu, Hòn đất, Chiếc lược ngà, Cửu Long cuộn sóng, Mẫn và tôi, Trở về làng, Kí của Nguyễn Tuân, Vùng trời, Dờu chân người lính, Cửa sông, Những người từ trong rừng ra, Chiến sĩ, Khi có một mặt trời, Bão biển...
 Thơ văn những năm chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, biểu dương lực lượng, thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của cả hai miền đất nước
 	+ Văn học vùng tạm bị chiếm ở miền Nam
 Chủ yếu là văn học chống phá cách mạng và đồi trụy. Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng phản động còn có văn học tiến bộ. Tiêu biểu là những tác giả: Vũ Hạnh, Vũ Bằng, Sơn Nam, Lí Chánh Trung, Lí Văn Sâm, Võ Hồng...
 	 - Những đặc điểm cơ bản
	+ Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. Ra đời trong suốt ba thập kỉ, phản ánh cuộc đụng đầu lịch sử của dân tộc ta với hai đế quốc to là Pháp và Mĩ, nền văn học thống nhất, lấy mục đíchphục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, cổ vũ chiến đấu, phản ánh sự đổi đời của nhân dân, thức tỉnh tinh thần giác ngộ cách mạng của nhân dân. Văn học hướng về nhân dân nên có tinh thần dân tộc. Chú ý các tác phẩm: Đôi mắt, Nhận đường...Các nhà văn, nhà thơ hình thành cho người đọc quan niệm mới mẻ “Đất nước này là đất nước của nhân dân”. Nền văn học hướng về đại chúng. Quần chúng vừa là đối tượng sáng tác, vừa là đối tượng thưởng thức. Quần chúng là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác.Văn học phản ánh sự đổi đời của nhân dân, thức tỉnh tinh thần giác ngộ của nhân dân. Nhân dân làm ra lịch sử. Hình thức diễn đạt mang tính nhân dân
	 + Văn học tập trung vào hai đề tài tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Vấn đề đặt ra cho dân tộc lúc này là sống hay là chết, độc lập hay nô lệ. Miền Bắc phải xây dựng chủ nghĩa xã hội để chi viện cho miền Nam. Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một, phải được đặt lên hàng đầu. 
	+ Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Khuynh hướng sử thi đòi hỏi tác phẩm văn học tái hiện những mốc lịch sử quan trọng của đất nước, xây dựng được nhân vật mang cốt cách cộng đồng, ngôn ngữ mang đậm phong cách sử thi thể hiện anh hùng ca, giầu tính ước lệ. Cảm hứng lãng mạn hướng về tương lai với niềm vui chiến thắng 
	- Thành tựu và hạn chế chung của văn học 1945-1975
	 + Những đóng góp về tư tưởng. Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. “Đất nước là mắu xương của mình”. Chứng minh bằng bằng thơ của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm...Những đóng góp về tư tưởng còn biểu hiện bằng truyền thống nhân đạo. Tấm lòng của người cầm bút chia sẻ, khẳng định phẩm chất con người, lên án hành vi vô nhân đạo. Chứng minh bằng những tác phẩm diễn tả nỗi đau khổ của nhân dân trong xã hội cũ, phát hiện ở họ những phẩm chất tốt đẹp có khả năng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng: “Vợ nhặt”, “Vợ chồng A Phủ”...trong chiến đấu họ phát huy cao độ của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng: “Rừng xà nu”, “Những đứa con trong gia đình”... 
	 + Những đóng góp về nghệ thuật (Thể loại, phẩm chất thẩm mĩ, phong cách nghệ thuật, tác phẩm dài nhiều tập, lí luận phê bình). Ngệ thuật làm nên cái đẹp. Đáng chú ý là hình ảnh bà mẹ, người chiến sĩ anh hùng, cô thanh niên xung phong, em bé liên lạc. Hướng về cội nguồn cũng là nét đẹp. 
	 + Hạn chế 
Văn học thể hiện con người , cuộc sống đơn giản, xuôi chiều, nhiều khi phiến diện công thức. Nói nhiều thuận lợi hơn là khó khăn. Ta thường thắng, địch thua. Về nghệ thuật bị hạ thấp, chỉ thiên về nội dung. Phong cách riêng, cá tính sáng tạo chưa được phát huy, nhà văn không có điều kiện chọn đề tài. Lí luận phê bình nghiêng nhiều về tư tưởng chính trị mà coi nhẹ khám phá nghệ thuật. 
	- Văn học từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
Ngay sau đại hội Đảng lần thứ sáu, các nhà văn hiểu không thể viết như cũ. Nguyễn Huy Thiệp, Trần Thuỳ Mai, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều, Bảo Ninh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh...
 Con người nhìn nhận ở góc độ cá nhân, chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội: tác phẩm Tướng về hưu, Cỏ lau, Chút phận của đời, Trung tướng giữa đời thường...
	b- Nghệ thuật
	- Bài giới thiệu kết hợp giữa lịch sử và văn học
	- Dẫn chứng phong phú 
	- Kết hợp phân tích khái quát
	c- ý nghĩa
- Văn học phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị, góp phần làm giầu nền văn học dân tộc
– Nền văn học xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của nhân loại trong công cuộc chống chủ nghĩa đế quốc.
3- Hướng dẫn tự học
	- Nêu đặc điểm của văn học từ 1945 đến năm 2000 và phân tích các đặc điểm ấy
- Thành tựu văn học 1945- 1975 và hạn chế của nó 


Tuyên ngôn độc lập
 Hồ Chí Minh 
	a- Tác giả
I- Mức độ cần đạt
	- Hiểu được quan điểm sáng tác, những nét khái quát về sự nghiệp văn học, đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
	- Biết vận dụng hiệu quả những kiến thức đã học về Hồ Chí Minh vào Đọc- hiểu văn thơ của Người
II- Trọng Tâm kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
 - Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật
- Sự nghiệp văn học
- Phong cách nghệ thuật
- Cách giới thiệu về tác giả văn học, phân tích khái quát
	2- Kĩ năng
	 - Nám vững kiến thức, vận dụng vào Đọc- hiểu thơ , văn của Bác. 
III- Hướng dẫn thực hiện
Tìm hiểu chung
- Giới thiệu tiểu sử Hồ Chí Minh (SGK)
	2- Đọc- hiểu
	a- Nội dung
	 - Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật
	+ Văn chương phải có tính chiến đấu
 Vì sao, được biểu hiện như thế nào?
	Văn chương của Bác thể hiện cái nhìn và mối quan hệ của người chiến sĩ cộng sản chân chính, luôn phấn đấu vì mục đích cao cả, giải phóng dân tộc giành độc lập tự do. Văn chương có tính chiến đấu. Tính chiến đấu kiên cường cũng là truyền thống của dân tộc. Bác đã phát huy truyền thống đó. Chứng minh bằng bức thư Bác gửi cho các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951: “Văn hoá nghệ thuật cũng là mặt trận. Anh chị em là người chiến sĩ trên mặt trân ấy”
	+ Văn học phải có tính chân thật và dân tộc
Vì sao, biểu hiện như thế nào? 
	Phản ánh hiện thực là một quy luật của văn học nghệ thuật. Người đọc luôn có xu hướng liên hệ với cuộc sống nên văn học phải có tính chân thật. Giáo dục tư tưởng tình cảm và cái đẹp, văn chương phải xuất phát từ sự chân thật, mang đặc điểm dân tộc. Con người không chấp nhận sự giả dối. Tính chân thật và dân tộc là thước đo của mọi sáng tác văn chương. 
	+ Văn chương phải có tính mục đích
 Vì sao, biểu hiện như thế nào? 
	Mọi giá trị văn chương đều hương tới mục đích, trừ những sáng tác theo chủ nghĩa không tưởng. Trước khi đặt bút viết Bác đặt ra những câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng sáng tác), Viết để làm gì? (mục đích sáng tác), viết về cái gì? (nội dung sáng tác), viết như thế nào? (phương pháp sáng tác). 
	- Sự nghiệp văn học
	+ Văn chính luận
 Do nhu cầu về hoạt động cách mạng, Bác viết nhiều văn chính luận (bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, kí tên Nguyễn ái Quốc, vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân đối với dân các nước thuộc địa. Các tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê- nin, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước
 Những áng văn chính luận của Bác viết ra không chỉ bằng trí tuệ sáng suốt, sắc sảo mà bằng cả tấm lòng yêu ghét phân minh, của trái tim vĩ đại, được biểu hiện qua hệ thống ngôn ngữchặt chẽ, hàm súc. 
 + Truyện và kí
 Những truyện bác viết bằng tiếng Pháp: Pa- ri, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Đồng tâm nhất trí, Vi hành, Những trò lố hay Va- ren và Phan Bội Châu
 Nội dung truyện kí đều tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến và tay sai đối với các nước thuộc địa. Đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước cách mạng. 
 + Thơ ca
 Tập thơ: Nhật kí trong tù, thơ Hồ Chí Minh. Nhật kí trong tù (1942- 1943) bao gồm 134 bài thơ, phần lớn là những bài tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán. Bác làm chủ yếu bốn tháng đầu. Nhật kí trong tù là bức chân dung tự hoạ về con người của Hồ Chủ tịch. Mọt con người có dũng khí lớn, trí tuệ lớn, tâm hồn lớn. Con người luôn khao khát tự do, nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, xúc động trước đau đớn của con người. Bác nhìn thẳng vào mâu thuẫn xã hội thối nát, tạo ra tiếng cười đầy trí tuệ. Nghệ thuật thơ Nhật kí trong tù rất đa dạng phong phú, kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa giản dị và thâm trầm sâu sắc. 
 Tập thơ Hồ Chí Minh bao gồm những bài thơ viết bằng chữ Hán và cảm hứng trữ tình tiếng Việt. Một số bài viết trước năm 1945 (Tức cảnh Bắc Bó, Bắc Bó hùng vĩ), còn lại Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những bài thơ chữ Hán mang mằu sắc cổ điển, hiện đại. Những bài thơ cảm hứng trữ tình tiếng Việt mục đích tuyên truyền. 
 Trước , sau trong thơ Người nỏi bật nhân vật trữ tình, lúc nào cũng ưu tư da diết mang nặng “Nỗi nước nhà” mà phong độ vẫn ung dung, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn làm chủ tình thế, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng mặc dù còn nhiều thử thách gian nan. 
 + Phong cách nghệ thuật
 Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc dáo đa dạng mà thống nhất. Văn chính luận tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, giầu tính chiến đấu, hình ảnh, cảm xúc. Giọng văn đa dạng, khi hùng hồn đanh thép, khiôn tồn, lặng lẽ thấu lí đạt tình. Truyện và kí kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại, giầu trí tưởng tượng, tạo ra tình huống độc đáo, viết bằng tiếng Pháp, tình tiết đều có trên đất Pháp, một số nước châu Phi, Mĩ la tinh, ngôn ngữ rất hóm hỉnh hài hước. Nghệ thuật Thơ ca chia làm hai loại. Thơ nghệ thuật là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại (ngôn ngữ giản dị, hàm súc, tứ thơ độc đáo, thể thơ tứ tuyệt hoặc bát cú, nhân vật trữ tình thường là một ẩn sĩ, một tao du mặc khách giầu tình cảm với thiên nhiên, ung dung, thanh thản. Bút pháp cổ điển chỉ gợi mà không tả, thậm chí nói về chuyện này mà người ta nghĩ về một chuyện khác. Hiện đại là thuật ngữ để chỉ hình tượng trong thơ luôn hướng về sự sống, ắnh sáng và tương lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là một chiến sĩ. Người chiến sĩ biết tìm đến hình thức diễn đạt của thơ ca cổ điển)
 b- Nghệ thuật
 - Thuyết minh, giới thiệu về tác giả văn học
 - Tổng hợp và phân tích khái quát 
 c- ý nghĩa
 Thơ văn Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là phương tiện gắn bó với sự nghiệp cách mạng của người. Thơ văn của người có vị trí quan trọng tronglịch sử, tinh thần dân tộc. Thơ văn của Bác thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng và tâm hồn của Người. Đó là con người yêu nước, thương người, trong gian khổ vẫn lạc quan ung dung, tự tại, thắng không kiêu, bại không nản, luôn luôn mài sắc ý chí chiến đấu. 
Hướng dãn tự học
- Suy nghĩ của anh (chị) qua lời nhận định sau: “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là
loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà cố khép lại trong đường nétđể cho người đọc tự thưởng thức cái phần ý ở ngoài lời” (Rô- giê- Đờ- nuy, Pháp)
- “Thơ Bác đã dành cho thiên nhiên một địa vị danh dự” (Đặng Thai Mai) 

 B- Tuyên ngôn độc lập
 (Văn bản)
 Hồ Chí Minh
I- mức độ cần đạt
- Thấy được Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử lớn, thể hiện tư tưởng, tình cảm của Bác với dân tộc, và nhân loại
- Nắm được ý chí mạnh mẽ, khẳng định quyền độc lập dân tộc của nước Việt Nam trước thế giới
- Hiểu được cách dùng từ, văn giầu hình ảnh, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể.
II- trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1- Kiến thức
	- Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
	- Bác vạch tội để tranh luận ngầm với thực dân Pháp, phủ định mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất nước ta, tuyên bố độc lập
	- Quyết tâm giữ gìn độc lập tự do của dân tộc
	 - Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận hùng hồn, tạo sức thuyết phục. 
2- Kĩ năng 
	Đọc hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại (phát hiện ra luận điểm, luận cứ, dùng từ ngữ, hình ảnh, giọng văn) 
III- Hướng dẫn thực hiện
Tìm hiểu 
- Hoàn cảnh ra đời và mục đích bản tuyên ngôn 
Ngày 26/08/1945 tại số 48 phố Hàng Ngang- Hà Nội, Người đã soạn Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Mục đích khẳng định quyền độc lập, thể hiện lập trường nhân đạonguyện vọng hoà bình, quyết tâm bảo vệ tự do. Bản tuyên ngôn thực sự là cuộc đấu lí, tranh luận với thực dân Pháp
- Bố cục: 
	+ Phần 1 (từ đầu đến “Không ai có thể chối cãi được”) Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
+ Phần 2 (Từ “Thế mà” đến “Dân chủ Cộng hòa”) : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và ngầm tranh luận với thực dân Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất nước ta
+ Phần 3 (còn lại) : Tuyên bố độc lập, khẳng định ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Đọc- hiểu
a- Nội dung
- Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
Người đã trích dẫn bản tuyên ngôn của nước Mĩ: “Tất cả mọi người...hạnh phúc”. Từ quyền lợi của con người Bác nâng lên quyền lợi của dân tộc. Bác đã đóng góp vào tư tưởng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ nửa sau thế kỉ XX. Bác trích dẫn bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra...quyền lợi”. Bác đã xoáy sâu vào quyền bình đẳng của con người. Con người hiểu theo nghĩa không phân biệt chủng tộc, màu da, tổ quốc. Đó là con người nhân loại. Chọn lời hai bản tuyên ngôn vì đây là cơ sở pháp lí tiến bộ nhất thời đại ngày nay (chú ý những từ:lẽ phải, chân lí, bất hủ). Bác nhấn mạnh quyền lợi con người, đấu tranh cho quyền lợi, hạnh phúc của con người, của cả loài người. Bác đã đặt cách mạng nước ta ngang hàng với hai cuộc cách mạng, là một bộ phận của cách mạng thế giới, cùng một lúc thực hiện hai yêu cầu cơ bản độc lập dân tộc, tự do mưu cầu hạnh phúc , bình đẳng cho con người. 
- Vạch tội thực dân Pháp và tranh luận ngầm với chúng, phủ định mọi quyền lợi của
chúng trên đất nước Việt Nam
 Hai từ: “Thế mà” phủ nhận hoàn toàn thái độ của tực dân Pháp. Bản tuyên ngôn đưa ra những chứng cứ, thực chất Bác vạch tội thực dânPháp, tranh luận ngầm với chúng. Pháp kể công khai hoá, Bác vạch tội chúng trên các mặt chính trị, kinh tế. Pháp kể công bảo hộ, Bác lên án chúng trong năm năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Pháp nhân danh Đồng minh, Bác vạch rõ Pháp đã “đầu hàng, “bỏ chạy”, thậm chí Việt Minh kêu gọi Pháp để liên minh chống Nhật, Pháp không đáp ứng còn khủng bố Việt Minh. Bác tuyên bố thoát li với Pháp và xoá mọi quyền lợi của Pháp trên đất nước Việt Nam. Người tuyên bố độc lập 
- Bác tuyên ngôn, khẳng định quyết tâm của dân tộc 
Bác trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền...dộc lập ấy”. Bác vừa khẳng định vừa công khai tuyên bố. Lời Người như chân lí. Bác thể hiện quyết tâm của dân tộc, vừa đông viên, kêu gọi đồng bào cả nước đồng lòng để giữ gìn độc lập tự do đã giành được. 
 b- Nghệ thuật 
- Bản tuyên ngôn có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo lập luận giàu sức thuyết phục, dẫn chứng xác thực.
- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
- Giọng điệu biến hóa, linh hoạt phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng. 
 	c- ý nghĩa
 Bản tuyên ngôn không chỉ là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là tác phẩm văn học có giá trị nhiều mặt 
3- Hướng dẫn tự học 
 Chứng minh tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực

Nguyễn Đình chiểu, ngôI sao sáng 
trong văn nghệ của dân tộc
	 	Phạm Văn Đồng
I- mức độ cần đạt
- Nắm được nội dung sâu sắc mà tác giả đặt ra trong bài viết
- Thấy được cách nêu vấn đề độc đáo
- Cảm nhận được giọng văn hùng hồn, giầu biểu cảm
II- trọng tâm kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
- Cách nhìn mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là bài ca bất hủ về cuộc kháng
chiến chống Pháp
- Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến rộng rãi trong
dân gian, nhất là miền Nam
- Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng, nêu cao tác dụng
của văn học nghệ thuật, vai trò người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá
	- Nắm được nghệ thuật lập luận, văn giầu hình tượng, truyền cảm
Kĩ năng 
Biết phát hiện ra luận điểm, luận cứ và nội dung cụ thể
III- Hướng dẫn thực hiện
	1- Tìm hiểu chung
	- Vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng (SGK)
	- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác
 Bài viết đăng trên Tạp chí văn học số 7- 1963, nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ngày 3 tháng 7 năm 1888. Đặc biệt năm 1963, tình hình miền Nam có biến động lớn, lực lượng giải phóng đang trưởng thành. Phong trào thi đua ấp Bắc giết giặc lập công, học sinh, sinh viên kết hợp với nông dân xuống đường đấu tranh. mĩ tăng cường đưa quân vào miền Nam. Nhiều nhà sư đã tự thiêu để phản đối. Mục đích viết bài này để kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hoá, điều chỉnh cách nhìn về tác giả Nguyễn Đình Chiểu để khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của ông, khôi phục giá trị Lục Vân Tiên, khơi dậy lòng yêu nước thương nòi của dân tộc
	- Bố cục
 Bài viết chia làm ba đoạn
	- Đoạn một từ đầu đến: “Một trăm năm”, cách nêu vấn đề 
	- Đoạn hai tiếp đó đến: “Còn vì văn hay của Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước, thơ văn phản ánh phong trào kháng Pháp, “Lục Vân Tiên” là tác phẩm có giá trị) 
	- Đoạn ba còn lại, nêu cao vai trò của văn học với cuộc sống, con người 
 	2- Đọc- hiểu
	a- Nội dung
	- Cách nhìn mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu
 So sánh liên tưởng như “Vì sao có ánh sáng khác thường. Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng”. Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu là văn chương đích thực, câu thơ chưa thật chuốt, thật mượt. Đừng vì thế mà hạ thấp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: “Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên” và hiểu về Lục Vân Tiên cũng khá thiên lệch về nội dung và văn, còn rất ít hiểu biết về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng về phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp khi chúng xâm lược bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm”. Cách nhìn mới mẻ của Phạm Văn đồng, chỉ ra định hướng tìm hiểu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vừa phê phán những người chưa hiểu Nguyễn Đình Chiểu, vừa khẳng định giá trị thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu, Đây là cách vào đề vừa mới mẻ, vừa sâu sắc, thể hiện phương pháp khoa học của Phạm Văn Đồng
	- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước vĩ đại
 Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng PháP oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau và suốt hai mươi năm trời (tái hiện một thời đau thương và khổ nhục, nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta.Ca ngợi những người anh hùng tận trung với nước, những người liệt sĩ trọn nghĩa với dân- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Điếu Trương Định, Phan Tòng, Văn tế trận vong lục tỉnh). Trong văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn có đoá hoa, hòn ngọc rất đẹp (Xúc cảnh)
	- Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất 
 Ca ngợi chính nghĩa, đạo đức quý trọng ở đòi (Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh, Tiểu Đồng), những người trọng nghĩa, khổ cực, gian nguy vẫn quyết phấn đấu vì nghĩa lớn. Văn chương Lục Vân Tiên là chuyện kể, chuyện nói nôm na dễ truyền bá trong dân gian. 
	- Đời sống và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu nêu cao tác dụng của văn học nghệ thuật và vai trò của người cầm bút
 Đây là phần kết của bài viết. Tác giả rút ra bài học sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, khẳng định vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng. 	
 	b- Về nghệ thuật :
- Nghệ thuật lập luận của bài viết: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh.
	c- ý nghĩa 
Phạm Văn Đồng muốn khẳng định: cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là bài học cho hôm qua mà cho cả hôm nay.
3- Hướng dẫn tự học 
 	 Chứng minh thơ văn Thầy Đồ Chiểu là bài ca bất hủ về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của đồng bào Nam Bộ


Mấy ý nghĩ về thơ
Nguyễn Đình Thi
I- mức độ cần đạt
- Hiểu được đặc trưng của thơ (hình ảnh, tư tưởng, tính chân thật, ngôn ngữ thơ)
- Nắm được ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ các loại hình kí, kịch, truyện. 
- Học cách lập luận chặt chẽ, văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc. 
II-trọng tâm kiến thức, kĩ năng 
1- Kiến thức
- Đặc trưng của thơ (hình ảnh, tư tưởng và tính chân thật, ngôn ngữ) 
- Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ các loại hình kí, kịch, truyện 
- Lập luận chặt chẽ, văn giầu cảm xúc, hình ảnh 
 2- Kĩ năng
 - Biết nhận ra cách lập luận (luận điểm, luận cứ)
- Học cách viết giầu cảm xúc và hình ảnh
- So sánh với bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh
III- Hướng dẫn thực hiện
Tìm hiểu chung
- Vài nét về Nguyễn Đình Thi (SGK)
- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác
 2- Đọc- hiểu
	a- Nội dung
- Đặc trưng của thơ
 Đầu mối của thơ là tâm hồn con người (luận điểm)
 Lí lẽ kết hợp với dẫn chứng 
Trời xanh hôm nay nên thơ hay tâm hồn ta muố

File đính kèm:

  • docon thi tot nghiep 12 moi.doc